A Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng
2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền
2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền
Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền ứng trước ( toàn bộ )
Diễn giải quy trình
(1) Người xuất khẩu đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng (hợp đồng ngoại thương một bản chính, một bản sao, giấy phép nhập khẩu nếu có).
(2) Nhân viên ngân hàng sau khi kiểm tra hồ sơ của nhà nhập khẩu thì thực hiện chuyển tiền bằng điện (TT) hoặc bằng thư (MT) cho ngân hàng đại lý của mình tại nước ngoài, đồng thời thông báo cho nhà nhập khẩu biết lệnh chuyển tiền của họ đã được chấp nhận (2b).
(3) Ngân hàng dịch vụ đại lý báo có cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký.
Lưu ý: Điều kiện thanh toán của hợp đồng ngoại thương phải thể hiện: người nhập khẩu ứng trước một phần hoặc toàn phần trị giá của hợp đồng ngoại thương.
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán:
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (ngân hàng dịch vụ): đóng vai trò là người trung gian bằng cách ghi có tài khoản người xuất khẩu.
Người xuất khẩu: sau khi nhận được tiền thì tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu.
MT ; TT
Ngân hàng dịch vụ Ngân hàng bên NK
Xuất khẩu Nhập khẩu
(2a)
(3) (1) (2b)
Sơ đồ 2.4: Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm
Diễn giải quy trình:
(1) Sau khi thoả thuận ký kết hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá cho người nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh ( bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu ( trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó.
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán:
Người xuất khẩu: thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu, sao đó chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu, sau đó chờ người nhập khẩu trả tiền hàng.
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (ngân hàng đại lý): đóng vai trò là người trung gian và là người kết thúc quy trình chuyển tiền bằng cách ghi có tài khoản người xuất khẩu, sau khi nhận được chuyển tiền từ phía ngân hàng chuyển tiền và quy trình chuyển tiền xem như kết thúc.
2.3.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
• ứ (toàn bộ)
Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro.
MT ; TT
Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển tiền
Xuất khẩu Nhập khẩu
(4)
(5) (2) (3)
• ả sau, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng mới nhận được tiền nên cần phải chú ý đến:
- Khả năng tài chính và uy tín của nhà nhập khẩu.
Nhà xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền cho những giao dịch mua bán có giá trị nhỏ. Nhà xuất khẩu chỉ nên chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi mà nhà nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với mình, có uy tín lâu dài trong nhiều năm.
- Bên cạnh đó nhà xuất khẩu cũng cần chú ý rằng nước nhập khẩu không thuộc danh sách cấm vận của Mỹ, nếu đồng tiền thanh toán là USD.
- Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T/T trả sau thì nhà xuất khẩu nên quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm, cần quy định rõ về điều khoản áp dụng trong hợp đồng để dễ giải quyết tranh chấp.
- Khi chấp nhận việc thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều phải chú ý tới luật lệ của nước mình và nước người bán, nếu nước người mua không cho áp dụng phương thức chuyển tiền thì có thể người xuất khẩu sẽ mất đi lô hàng và không nhận được tiền.
2.3.3 Những công việc ngân hàng cần làm
Bước 1: TTV nhận lệnh chuyển tiền và kiểm tra điều kiện thực hiện lệnh chuyển tiền trên mẫu điện MT100/MT103.
Bước 2: Thực hiện lệnh chuyển tiền:
Phòng mã của ngân hàng nhận điện chuyển tiền (hiện nay TT được sử dụng là chủ yếu) từ ngân hàng nước ngoài, sau khi kiểm mã, nếu đúng thì chuyển điện cho phòng nghiệp vụ của ngân hàng. TTV căn cứ vào chỉ thị trả tiền trong bức điện, tiến hành ghi bút toán:
- Nợ - ngân hàng nước ngoài - Có – cho công ty xuất khẩu
Bút toán được lập thành 4 liên, trong đó có liên giao cho nhà xuất khẩu để báo tiền về.
2.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền 2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền
Sơ đồ 2.5 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền
Diễn giải quy trình
(1) Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở nước người xuất khẩu ký một bản ghi nhớ ( memorandum), đồng thời thực hiện ký quỹ ( pledged amount) 100% trị giá cảu thương vụ để lập tài khoản ký thác ( trust account).
Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở để ngân hàng dịch vụ trả tiền theo chỉ thị của người nhập khẩu khi thực hiện thanh toán bằng phương thức CAD. Nội dung chính của bản ghi nhớ:
- Nhà nhập khẩu cam kết ký quỹ đủ 100% trị giá của thương vụ.
- Các chứng từ mà người người xuất khẩu phải xuất trình khi lĩnh tiền ở ngân hàng.
- Thời hạn thanh toán.
- Mức phí dịch vụ mà ngân hàng được hưởng và ai phải trả phí này ( thường nhà xuất khẩu trả).
(2) Ngân hàng báo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động.
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập khẩu ( representative of buyer) tại nước người xuất khẩu.
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu đã yêu cầu để rút tiền.
(5) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất khẩu từ tài khoản tín thác của nhà nhập khẩu.
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện của nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác.
(2) (4) Giao hàng hoá (3) Xuất khẩu Nhập khẩu Ngân hàng (1) (6) Gửi bộ chứng từ hàng hoá (5)
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán:
Người xuất khẩu: khi ngân hàng báo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thì tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu đến ngân hàng xuất trình bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu đã yêu cầu để rút tiền.
Ngân hàng ở nước nhà xuất khẩu: đóng vai trò là người nhận được tiền ký quỹ từ nhà nhập khẩu thì thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng.
2.4.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện nhà nhập khẩu ( representative of buyer) tại nước người xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu đã yêu cầu để rút tiền.
• Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức CAD
- Thư xác nhận (letter confirmation) đã giao hàng do người mua có đại diện ở nước xuất khẩu cấp.
- Bản copy của vận đơn và hoá đơn thương mại có xác nhận của người mua có địa diện ở nước xuất khẩu.
- Vận đơn gốc (original bill of lading): 3 bản chính - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Giấy chứng nhận số lượng, trong lượng (Certificate of quantity/weight). - Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality).
• Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức trả tiền ngay sau khi giao hàng cho kho ngoại quan (COD – Cash on delivery).
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam,
ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số
dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp
đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá
giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế
đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).
- Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo
quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan hải quan.
- Thư xác nhận (letter confirmation) đã giao hàng do người mua có đại diện ở nước xuất khẩu cấp.
- 3 bản chính chứng từ received for shipment bill có xác nhận của đại diện người mua ở nước xuất khẩu.
- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) gồm 3 bản chính có xác nhận của đại diện người mua ở nước xuất khẩu.
- Biên bản nhận hàng của kho ngoại quan trên đó có xác nhận và chữ ký của đại diện người mua ở nước xuất khẩu.
- Thư yêu cầu chuyển tiền của người mua.
Trong trường hợp bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thì nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị khác hoặc yêu cầu hãng tàu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trả lại bên nước xuất khẩu.
2.4.3 Những công việc ngân hàng cần làm
Nhận phí khi làm trung gian thanh toán.
Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế
Tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất theo yêu cầu trong bản ghi nhớ nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu
Ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ 2.5.1 Quy trình thanh toán ghi sổ
Sơ đồ 2.6: Quy trình thanh toán ghi sổ
Diễn giải quy trình:
(1)Người xuất khẩu giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(2)Người xuất khẩu gởi giấy báo nợ cho người nhập khẩu.
(3)Người nhập khẩu đến Ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền để trả cho người xuất khẩu.
(4)Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền trả cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng dịch vụ người xuất khẩu.
(5)Ngân hàng báo có cho người xuất khẩu.
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán:
Người xuất khẩu: giao hàng, gửi chứng từ, giấy báo nợ cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng ở nước nhà xuất khẩu: đóng vai trò là người nhận chuyển tiền từ người nhập khẩu sang người xuất khẩu.
2.5.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
Người xuất khẩu giao hàng cùng với gửi chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
Người xuất khẩu gởi giấy báo nợ cho người nhập khẩu. Lưu ý khi áp dụng phương thức ghi sổ:
- Phải quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản.
NH dịch vụ XK NH dịch vụ NK Xuất khẩu Nhập khẩu 4 5 3 2 1
- Thống nhất phương thức chuyển tiền
- Giá hàng hoá trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá bán hàng trả tiền ngay
- Quy định rõ ràng định kỳ thanh toán:
o X ngày kể từ ngày giao hàng đối với từng chuyến hàng.
o Theo mốc thời gian của niên lịch.
– Cách giải quyết khi người mua thanh toán chậm (có phạt trả chậm không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào?)
– Cách giải quyết nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của người xuất khẩu và số tiền nhận nợ của người nhập khẩu.
2.5.3 Những công việc ngân hàng cần làm
Ngân hàng dịch vụ nhà xuất khẩu đóng vai trò là người thực hiện khâu chuyển tiền theo khi nhận được tiền của người nhập khẩu từ ngân hàng dịch vụ bên nhập khẩu sẽ tiến hành gởi tiền cho người xuất khẩu.
B Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng 2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu 2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu
2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu Sơ đồ 2.7: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu
Diễn giải quy trình:
Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng nhờ thu thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu chuyển hối phiếu cho ngân hàng thu hộ và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán.
Bước 5: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra, tiến hành trả tiền/ ký chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng.
Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng nhờ thu.
Bước 7: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền, hoặc gửi hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người xuất khẩu.
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán:
Người nhập khẩu: thanh toán tiền cho người xuất khẩu dựa vào giấy báo nhờ thu.
Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (ngân hàng thu hộ): thực hiện thu tiền theo các chỉ thị trong lệnh nhờ thu.
(3)
Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ
Xuất khẩu Nhập khẩu
(6)
(2) (7) (5) (4)
2.1.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm
- Nhận giấy báo hàng nhập uỷ thác thu từ ngân hàng ( qua giấy này nhà nhập khẩu biết bộ chứng từ đã về tới ngân hàng; loại hình thanh toán: D/A hay D/P; loại tiền và số tiền…)
- Nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán: • Nhờ thu thanh toán ngay D/P:
Sau khi nhận được giấy báo hàng nhập uỷ thác thu từ ngân hàng, nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán và nhận bộ chứng từ, nhà nhập khẩu phải ký vào giấy báo yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình thanh toán cho người xuất khẩu
• Nhờ thu trả chậm D/A:
Nếu công ty chấp nhận thanh toán và muốn nhận bộ chứng từ, công ty phải thực hiện đủ hai việc: ký chấp nhận vào mẫu thông báo D/A do ngân hàng gửi cho, và ký hậu chấp nhận thanh toán vào hối phiếu do người bán gửi tới ( kèm theo bộ chứng từ ).
2.1.3 Những công việc ngân hàng cần làm 2.1.3.1 Tiếp nhận và thông báo nhờ thu
Khi nhận được chứng từ nhờ thu, TTV tiến hành:
- Kiểm tra tên, địa chỉ của Ngân hàng thu hộ. - Kiểm tra tên, địa chỉ của Người trả tiền nhờ thu.
- Kiểm tra số lượng của từng loại chứng từ so với liệt kê chứng từ trên Thư nhờ thu và số tiền trên Thư nhờ thu. Nếu chứng từ bị thiếu hoặc số tiền không khớp đúng, phải điện thông báo ngay cho Ngân hàng nhờ thu.
- Kiểm tra chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu trên Thư nhờ thu. - Đăng ký giao dịch ghi số tham chiếu cho giao dịch.
- NHNT từ chối thu hộ trong các trường hợp sau:
o Nhờ thu D/A bộ chứng từ có vận đơn theo lệnh của NHNT, trừ trường hợp NHNT tuyên bố NHNT miễn trách khi ký hậu vận đơn
o Người trả tiền nhờ thu không có giao dịch tài khoản tại NHNT TTV lập thông báo gửi khách hàng
Thông báo nhờ thu được in thành 3 bản, 2 bản gửi Người trả tiền nhờ thu, 1