Một số loại bảo lãnh khác

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (Trang 57)

Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, ngoài các loại bảo lãnh cơ bản ở trên, còn có một số nghiệp vụ bảo lãnh khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất nhập khẩu như sau:

Bảo lãnh nhận hàng ( Shipping Guarantee/ Delivery Guarantee)

Trong thương mại quốc tế, khi đi nhận hàng, người nhập khẩu phải xuất trình chứng từ hàng hoá. Trong trường hợp hàng về trước chứng từ, người nhập khẩu không thể trì hoãn việc nhận hàng vì có thể vi phạm hợp đồng, hoặc ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh của mình. Do vậy, người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành một bảo lãnh để có thể nhận hàng mà không có vận đơn gốc.

Để được ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng, người nhập khẩu phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng cơ sở. Nếu người nhập khẩu có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng thì mức ký quỹ này có thể được điều chỉnh giảm đi.

Bảo lãnh hải quan (Custom Guarantee)

Trong thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế, có rất nhiều trường hợp hàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia nào đó nhưng không phải vì mục đích kinh doanh mà là phục vụ cho nhu cầu triển lãm, tham dự hội chợ trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ được tái xuất. Những hàng hoá này không phải nộp bất kì một

khoản thuế nhập khẩu nào. Trong trường hợp này, Hải quan của nước mà hàng hoá được tạm nhập này sẽ yêu cầu người nhập khẩu phải có một bảo lãnh đảm bảo rằng nếu sau khi hết hạn đăng ký triển lãm, hội chợ mà người nhập khẩu không tái xuất hàng hoá thì Hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh này và xem đó như một khoản tiền nộp thuế nhập khẩu.

Bảo lãnh hối phiếu (Draft Guarantee)

Bảo lãnh hối phiếu là cam kết của ngân hàng bảo lãnh cho người thụ hưởng nếu đến hạn thanh toán mà người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã quy định trên hối phiếu đó.

Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “good as aval” vào mặt trước và mặt sau của tờ hối phiếu và ngân hàng bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu.

Xác nhận bảo lãnh (Confirm Guarantee)

Là một bảo lãnh ngân hàng do một ngân hàng (ngân hàng xác nhận) phát hành cho người thụ hưởng để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng được xác nhận). Trong trường hợp ngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.

Sơ đồ 1.11: Quy trình xác nhận bảo lãnh

Trong đó:

Diễn giải quy trình

(1) Hợp đồng gốc ký kết giữa người xin bảo lãnh và người thụ huởng bảo lãnh .

(2) Người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng hưởng.

(3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Nếu hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bảo lãnh sẽ bồi thường cho người thụ hưởng.

(4) Ngân hàng bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng.

(5) Ngân hàng xác nhận phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng.

Trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng xác nhận sẽ bồi thường cho người thụ hưởng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (Trang 57)