Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (Trang 50)

Trong thanh toán quốc tế tuỳ theo phương thức thanh toán quốc tế doanh nghiệp XNK lựa chọn mà trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngân hàng sẽ khác nhau.

Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa của người mua, và nhận tiền trên danh nghĩa của người bán.

Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do bên bán gửi đến và hành động với vai trò đại lý của người bán. Ngoại trừ vai trò là đại lý, chức năng

giám sát, trong cả hai phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào.

Tuy nhiên, trong phương thức tín dụng chứng từ thì ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng cũng ngày càng cao. Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngay khi phát hành L/C thì ngân hàng đã tạo ra một cam kết thanh toán với người hưởng lợi dựa trên uy tín của Ngân hàng có trác nhiệm thực hiện thực hiện việc kiểm tra các chứng từ hàng hoá xem có đúng với yêu cầu của thư tín dụng chưa, đảm bảo nội dung của chúng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia.

Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên NK thanh toán tiền hàng cho bên XK, đảm bảo cho bên XK nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho bên NK nhận được số lượng hàng hoá có chất lượng tương ứng với số tiền mà họ đã phải thanh toán. Nói cách khác, theo phương thức này, ngân hàng sẽ làm trung gian để can thiệp cam kết người mua ( thông qua tài khoản của họ ) trả tiền cho người bán để đổi lại được nhận chứng từ thể hiện bằng hàng hoá.

1.4 Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng 1.4.1 Khái niệm bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)