• Đối với doanh nghiệp
Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp.
• Đối với ngân hàng
Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.
Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.
Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh, ngân hàng tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng thêm khách hàng và lợi nhuận.
• Đối với nền kinh tế
Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Nó có vai trò như một chất xúc tác làm điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết.
Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài. Nguồn vốn này thường được tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị trường.
Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu nội dung ở chương một chúng ta có thể rút ra những kết luận chung như sau:
Thứ nhất:Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.
Thứ hai:Phương thức thanh toán quốc tế gồm: phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán ghi sổ.
Thứ ba: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng với người thụ hưởng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Khách hàng khi Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với người thụ hưởng.
Các kiến thức cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế đã trình bày ở chương 1 sẽ làm cơ sở phân tích nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG A Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng
2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu
2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu 2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu 2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu 2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu
Diễn giải quy trình:
Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng nhờ thu thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu chuyển hối phiếu cho ngân hàng thu hộ và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán.
Bước 5: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra, tiến hành trả tiền/ ký chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng.
Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng nhờ thu.
Bước 7: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền, hoặc gửi hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người xuất khẩu.
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanh toán:
(3)
Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ
Xuất khẩu Nhập khẩu
(6)
(2) (7) (5) (4)
Người xuất khẩu: sau khi tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu thì ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng nhờ thu thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (ngân hàng nhờ thu): đóng vai trò là người thu hộ tiền cho người xuất khẩu.
2.1.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
+ Giao hàng theo đúng hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận. + Lập bộ chứng từ và hối phiếu đòi tiền.
+ Làm công văn gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền.
+ Khi có kết quả, ngân hàng sẽ báo cho nhà xuất khẩu biết. • Trường hợp nhờ thu bị từ chối:
+ Nếu bị từ chối một phần thì Ngân hàng báo cho công ty xuất khẩu biết để có ý kiến trả lời cho khách nước ngoài.
+ Nếu bị từ chối toàn phần thì nhận lại bộ chứng từ từ ngân hàng nước ngoài và giao lại cho công ty xuất khẩu.
• Trường hợp bị từ chối thanh toán hợp lý, có khi người xuất khẩu phải chịu luôn cả chi phí và lệ phí của ngân hàng đại lý.
• Trường hợp nhờ thu bằng điện (TT), người xuất khẩu phải chịu thêm cả chi phí điện tín.
• Trường hợp người nhập khẩu từ chối thanh toán và không nhận hàng thì cách giải quyết về lô hàng bị từ chối này có thể là:
+ Giảm giá hàng để bán cho người nhập khẩu, nếu như hàng bị từ chối vì có chất lượng thấp hơn chất lượng đã ký kết trong hợp đồng, hoặc giao hàng chậm nên không phục vụ kịp thời cho thời vụ tiêu thụ.
+ Nhờ ngân hàng bán hộ cho người khác.
+ Chuyển số hàng hoá về nước người xuất khẩu nếu là hàng quý có giá trị cao.
+ Bán đấu giá công khai nếu là hàng cồng kềnh, có giá trị thấp, chi phí vận chuyển cao, lưu kho chiếm chỗ nhiều… nên chi phí lớn.
• Vấn đề kháng nghị việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu.
Theo tập quán hiện nay, người xuất khẩu phải giành quyền kháng nghị cho ngân hàng nhận uỷ thác khi bị người mua từ chối thanh toán. Ngân hàng nhận uỷ
thác phải làm thư kháng nghị kịp thời nhằm tranh thủ điều kiện đủ để tố tụng. Tất cả những chi phí có liên quan đến tố tụng đều do bên thua kiện chịu.
Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu :
Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo qui tắc thống nhất về nhờ thu URC (Uniform Rule for Collection) Theo URC 522 để tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu bên xuất khẩu phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction ) gửi cho ngân hàng uỷ thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui định URC được dẫn chiếu. Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa Ngân hàng với bên nhờ thu .
Nội dung chỉ thị nhờ thu gồm có :
♦ Chi tiết về ngân hàng gởi nhờ thu : Tên địa chỉ, điện tín , swift, số điện thoại, số fax và số tham chiếu chứng từ.
♦ Chi tiết về người ủy nhiệm: tên,địa chỉ, điện tín , swift…. ♦ Chi tiết về người trả tiền: Tên, địa chỉ, điện tín , swift…. ♦ Số tiền và loại tiền nhờ thu.
♦ Danh mục chứng từ, số lượng từng loại chứng từ đính kèm . ♦ Phí nhờ thu.
♦ Lãi suất, kỳ hạn, cơ sở tính lãi.
♦ Phương thức thanh toán và hình thức thông báo trả tiền.
♦ Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận hoặc sự mâu thuẫn giữa các chỉ thị.
2.1.3 Những công việc ngân hàng cần làm 2.1.3.1 Nhận và kiểm tra chứng từ 2.1.3.1 Nhận và kiểm tra chứng từ 2.1.3.1 Nhận và kiểm tra chứng từ
Khi khách hàng xuất trình bộ hồ sơ yêu cầu nhờ thu gồm: Thư yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuất; bộ chứng từ ( bao gồm bản gốc và bản sao để lưu lại tại NHNT). TTV (thanh toán viên) thực hiện:
- Kiểm tra các chi tiết trên Thư yêu cầu nhờ thu của khách hàng.
- Kiểm tra loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ kê trên Thư yêu cầu nhờ thu trước khi ký nhận.
- Đăng ký giao dịch ghi số tham chiếu giao dịch vừa đăng ký lên hồ sơ.
2.1.3.2 Gửi chứng từ nhờ thu
- TTV lập Thư nhờ thu kèm chứng từ gửi NHTH nêu rõ:
Yêu cầu NHTH điện xác nhận gửi NHNT khi được chứng từ nhờ thu.
Trường hợp nhờ thu thanh toán từng phần với các kỳ hạn khác nhau, trên Thư nhờ thu phải ghi rõ: tổng số tiền nhờ thu, số tiền nhờ thu thanh toán ngay, các số tiền nhờ thu thanh toán có kỳ hạn.
Trường hợp gửi chứng từ đòi tiền theo nhờ thu DP có kỳ hạn, nêu rõ tỷ lệ lãi phạt và cách tính lãi phạt chậm thanh toán.
- Thu phí nhờ thu theo quy định, NHNT sẽ thu phí Người gửi nhờ thu trong trường hợp không thu được phí do Người trả tiền nhờ thu chịu.
- Hạch toán nhập ngoại bảng trị giá chứng từ gửi nhờ thu.
- Toàn bộ giao dịch bao gồm: Thư gửi chứng từ, bút toán hạch toán, điện và các chứng từ liên quan phải được CTQ duyệt trước khi gửi đi. Thư gửi chứng từ phải có đầy đủ chữ ký theo quy định hiện hành của NHNT về mẫu chữ ký được uỷ quyền.
- Gửi chứng từ cho NHTH bằng thư đảm bảo hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Lập và lưu hồ sơ nhờ thu gồm 01 thư gửi chứng từ, 01 bản sao hoá đơn, điện và các chứng từ liên quan nếu có.
2.1.3.3 Theo dõi ngân hàng thu hộ thanh toán nhờ thu
TTV có trách nhiệm theo dõi bộ chứng từ gửi đi nhờ thu. • Trường hợp ngân hàng thu hộ từ chối thanh toán.
- TTV thông báo ngay cho khách hàng và yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ. Căn cứ công văn trả lời của khách hàng, TTV lập ngay điện trình CTQ duyệt gửi Ngân hàng thu hộ.
- Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho khách hàng, nếu không nhận được ý kiến về việc xử lý bộ chứng từ đó, NHNT yêu cầu NHTH gửi trả lại chứng từ. Khi nhận được chứng từ, TTV thực hiện huỷ hồ sơ nhờ thu, giao lại chứng từ cho khách hàng.
• Trường hợp ngân hàng thu hộ chấp nhận thanh toán
- Nhận được SWIFT / Telex có mã từ NHTH chấp nhận thanh toán nhờ thu đối với nhờ thu thanh toán có kỳ hạn, lập Thư theo mẫu gửi khách hàng thông báo về việc NHTH chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn.
- Đối với nhờ thu DP có kỳ hạn, ngày làm việc tiếp theo ngày NHTH phải thanh toán, nếu chưa nhận được Báo Có / thông báo thanh toán lập Điện / Thư tra soát, nội dung nêu rõ: Đề nghị các ông thanh toán lãi trả chậm lãi suất….kể từ
ngày…
- Đối với nhờ thu theo hình thức D/A, nếu bộ chứng từ được chấp nhận thanh toán thì TTV phải theo dõi kịp thời nhắc nhở NHTH chuyển trả tiền đúng hạn.
2.1.3.4 Thanh toán nhờ thu
Định nghĩa:
+ Tài khoản Nostro là tài khoản của ngân hàng A mở tại ngân hàng B nhằm
phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng A, theo cách gọi của ngân
hàng A.
+ Tài khoản Vostro là tài khoản do ngân hàng B mở cho ngân hàng A theo
đề nghị của ngân hàng A, cũng nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng A, nhưng theo cách gọi của ngân hàng B.
Ví dụ như sau:
Ngân hàng A ở Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản USD tại nước Mỹ để phục
vụ cho nghiệp vụ thanh toán bằng đồng USD, ngân hàng A làm thủ tục mở tài
khoản USD tại ngân hàng B tại Mỹ. Tài khoản USD này, theo cách gọi của ngân
hàng A là tài khoản Nostro, còn theo cách gọi của ngân hàng B là tài khoản Vostro.
Thanh toán qua tài khoản Nostro của NHNT:
- Nhận được Báo Có từ TTTT, Bộ phận nghiệp vụ thực hiện thanh toán cho khách hàng.
- Nhận được thông báo thanh toán bằng MT400/MT499/Telex có mã mà không nhận được Báo Có từ TTTT, Bộ phận nghiệp vụ chủ động tra soát với Bộ phận Quản lý tài khoản Nostro để xác định tiền thanh toán đã được ghi Có và còn treo.
Thanh toán qua tài khoản Vostro với NHNT
Nhận được uỷ quyền ghi Nợ tài khoản Vostro của NHTT, Bộ phận nghiệp vụ thực hiện:
+ Liên hệ Bộ phận quản lý tài khoản Vostro để xác nhận số dư trên tài khoản Vostro;
+ Trường hợp tài khoản Vostro không đủ tiền, điện ngay NHTT yêu cầu chuyển tiền thanh toán.
NHTH không thanh toán
NHNT được miễn trách trong trường hợp NHTH đã chấp nhận thanh toán DA nhưng đến hạn không thanh toán. Tuy nhiên, NHNT vẫn tiến hành các thủ tục nghiệp vụ cần thiết để giúp khách hàng như:
+ Tra soát, nhắc NHTH yêu cầu người mua thanh toán theo đúng canh kết, + Thông báo cho khách hàng chi tiết các thông tin nhận được từ NHTH, + Yêu cầu khách hàng làm việc trực tiếp với người mua,
+ Sau 60 ngày kể từ ngày đáo hạn mà bộ chứng từ vẫn chưa được thanh toán, NHNT thông báo cho khách hàng lần cuối để đóng hồ sơ.
2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Diễn giải quy trình:
(1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C.
(2)Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng thông báo.
(7)
(8) (1)
(2) (6)
Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành
Xuất khẩu Nhập khẩu
(5) (3)
(4)
(9) (10)
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C đến cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C và đề nghị tu chỉnh L/C (nếu cần).
(4) Nhà xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng.
(5) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
(6) Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành.
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
– Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc