Giới hạn đề tài Như đã nói ở trên địa danh Đông Nam Bộ là một đề tài khá rộng nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên các Tỉnh và Thành phố: Bình Dương Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Na
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP.HCM, tháng 5/2002
Trang 4BAN CHỦ NHIỆM KHOA KÝ DUYỆT
Luận văn được bảo vệ lúc…… giờ… ngày…… tháng… năm 2002
Tại Hội đồng Thẩm định Luận văn Tốt nghiệp Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 4
MỤC LỤC 5
GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 8
LỜI NÓI ĐẦU 9
PHẦN MỘT : TỔNG QUAN 5
CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
1.1 Lý do chọn đề tài 6
1.2 Mục tiêu đề tài 7
1.3 Nội dung của đề tài 7
1.4 Giới hạn đề tài 7
1.5 Lược sử đề tài: 7
1.5.1 Trên thế giới 7
1.5.2 Ở Việt Nam: 8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 Phương pháp luận 11
2.1.1 Cơ sở khoa học về địa danh: 11
2.1.1.1.Khái niệm: 11
2.1.1.2 Nguồn gốc: 11
2.1.1.3 Phân loại địa danh: 16
2.1.2 Quan điểm nghiên cứu: 18
2.1.2.1 Quan điểm địa lý: 18
2.1.2.2 Quan điểm lịch sử và khảo cổ học: 18
2.1.2.3 Quan điểm ngôn ngữ: 18
Trang 6
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 18
2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu: 18
2.2.3 Phương pháp tổng hợp: 18
2.2.4 Phương pháp bản đồ: 19
2.2.5 Phương pháp lập phiếu: 19
2.3 Các bước tiến hành 19
PHẦN HAI : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 21
3.1 Đặc điểm tự nhiên 21
3.2 Đặc điểm môi trường nhân văn 25
CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI NGUỒN GỐC PHÁT SINH ĐỊA DANH 38
4.1 Số lượng địa danh 38
4.2 Phân loại địa danh: 39
4.2.1 Địa danh tự nhiên: 41
4.2.2 Địa danh nhân văn: 43
4.2.3 Địa danh du lịch: 46
4.3 Nguồn gốc phát sinh địa danh 47
4.3.1 Địa danh có nguồn gốc Hán Việt: 47
4.3.2 Địa danh có nguồn gốc Khơ-me: 49
4.3.3 Địa danh có nguồn gốc Pháp: 51
4.3.4 Địa danh thuần Việt: 51
CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ 53
5.1 Đặc điểm chung 53
5.1.1 Về mặt cấu tạo 53
5.1.2 Nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Đông Nam Bộ: 54
5.1.3 Đặc điểm về mặt phản ánh hiện thức: 55
5.1.4 Đặc điểm về mặt chuyển biến: 59
Trang 7
5.2 Các phương thức đặt tên cho địa danh 62
5.2.1 Phương thức tự do: 62
5.2.2 Phương thức chuyển hóa: 64
5.2.3 Phương thức vay mượn: 66
5.3 Đặc điểm địa danh ĐNB so với các vùng khác 67
5.3.1 Đặc điểm địa danh tự nhiên ĐNB so với các vùng khác: 67
5.3.2 Đặc điểm của địa danh hành chính ở Đông Nam Bộ so với vùng khác 68
5.3.3 Đặc điểm địa danh chỉ công trình xây dựng ở ĐNB so với các vùng khác 69
5.3.4 Phân vùng địa danh 70
PHẦN BA: KẾT LUẬN 72
PHỤ LỤC 75
PHỤ LỤC 1: GIẢI THÍCH VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐỊA DANH 75
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ 98
Bảng 2.1 Địa danh tự nhiên 98
Bảng 3: Địa danh nhân văn Đông Nam Bộ 127
Bảng 3.1 Địa danh hành chính 127
Bảng 3.2 Địa danh vùng 147
Bảng 3.3 Địa danh các công trình xây dựng 186
Bảng 3.4 Địa danh du lịch – tôn giáo 203
Bảng 3.5 Địa danh mang tên người – cây cỏ, cầm thú 211
Bảng 3.6 Địa danh mang tên một số thành tố chung 222
TÀI LIỆU THAM KHẢO 227
PHỤ LỤC 3: ẢNH MÀU 156
Trang 9
LỜI NÓI ĐẦU
Địa danh ngày nay đã trở thành một khoa học độc lập, nhưng nó cũng rất phức tạp và mới mẻ nên sự hiểu biết về địa danh ở nước ta chưa nhiều nhất là ở ĐNB một vùng đất giàu tiềm năng và đang được khai lợi trên nhiều lĩnh vực trong đó có du lịch Tìm hiểu địa danh có tác dụng rất tích cực trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lí Xuất phát từ nhu cầu của bản thân và vai trò của địa danh trong việc dạy học nên tôi đã chọn đề tài "Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ" để làm luận văn tốt nghiệp đại học Đồng thời cũng
để cung cấp cho các bạn đọc và giáo viên địa lí một số thông tin về địa danh ĐNB Để quá trình dạy học địa lí ngày càng sinh động và thu hút sự chú ý học tập môn địa của học sinh ngày càng nhiều hơn
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như trình độ nghiên cứu khoa học của bản thân còn ít kinh nghiệm nên chắc chắn khóa luận còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn, chào thân ái./ SVTH: NGUYỄN CÔNG TRIỀU
Trang 10SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 5
PHẦN MỘT
TỔNG QUAN
Trang 11SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 6
CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ LƯỢC
SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Đông Nam bộ là vùng đất đang được khai lợi, có hiệu quả và là vùng giàu có nhất nước ta hiện nay Đây là một vùng đất có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sự cư trú của nhiều dân tộc và nhiều nền văn hóa Đông - Tây - Kim - Cổ Chính điều này đã tạo cho Đông Nam Bộ một nét đặc sắc về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và được thể hiện trên mọi lĩnh vực trong đó có địa danh
Ngày nay, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Văn hóa - Chính trị - Kinh tế lớn nhất của vùng và là đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước
Xuất phát từ sở thích đi du lịch của bản thân, đồng thời là một giáo viên Địa lý đứng trên bục giảng trong tương lai nên không thể không biết tới điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa của đất nước mình để làm tư liệu bổ sung cho bài giảng của mình ngày càng trở nên phong phú và sinh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình học tập Mà để biết được cùng một lúc nhiều lĩnh vực như vậy thì chỉ có thể tìm hiểu về địa danh và đây cũng chính là lí do mà tôi chọn để tài thuộc chuyên đề địa danh học Nhưng do thời gian có hạn nên tôi chỉ chọn đề tài "Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ", để làm khóa luận cử nhân đại học Khi tiến hành nghiên cứu đề tài là cơ hội để chúng tôi rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tổng hợp tài liệu xử lý tài liệu, và củng cố các kiến thức đã được các thầy cô trang bị trong quá trình học chuyên ngành địa lý tại trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
Quá trình thực hiện đề tài là điều kiện để chúng tôi tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy Thạc sĩ Trần Văn Thành và sự giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm Khoa Địa Lý cùng toàn thể Thầy
Cô trong khoa
Trang 12SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 7
1.3 Nội dung của đề tài
Để đạt được những mục tiêu nói trên đề tài cần phải được thực hiện theo các nội dung sau:
- Đặc điểm môi trường tự nhiên và nhân văn Đông Nam Bộ
- Thống kê, phân loại, nguồn gốc phát sinh địa danh Đông Nam Bộ để từ đó sắp xếp lại theo hệ thống nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu
- Đặc điểm chung địa danh Đông Nam Bộ
- Đặc điểm địa danh du lịch Đông Nam Bộ
- Đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ so với các vùng khác
1.4 Giới hạn đề tài
Như đã nói ở trên địa danh Đông Nam Bộ là một đề tài khá rộng nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên các Tỉnh và Thành phố: Bình Dương Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận và TP.Hồ Chí Minh và dừng lại ở mức độ thống kê, phân loại những địa danh tiêu biểu và rút ra những đặc điểm của địa danh Đông Nam Bộ
1.5 Lược sử đề tài:
1.5.1 Trên thế giới
Địa danh học là một khoa học thuộc nhiều ngành nghiên cứu: ngôn ngữ học, lịch sử
học, địa lý học khoa học này đã có từ lâu đời nhưng nó nằm rải
Trang 13SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 8
rác trong các lĩnh vực khác nhau Cho mãi tới đầu thế kỷ XIX nó mới trở thành một ngành khoa học độc lập ở các nước Tây Âu Ngày nay đã rất phát triển; và có rất nhiều chuyên khoa
về địa danh: sổ tay địa danh được công bố ở Liên Xô, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX và đã trở thành một ngành khoa học rất hiện đại
1.5.2 Ở Việt Nam:
Cũng như địa danh học thế giới, địa danh học Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu đời, song mức độ phát triển lại rất chậm chạp Cho tới nay, ngành khoa học này vẫn chưa khẳng định và chưa đạt tới trình độ hiện đại Quá trình nghiên cứu về địa danh Việt Nam phụ thuộc vào các mục đích với những trình độ khác nhau Xưa kia, để phục vụ cho công cuộc xâm lược và thống trị nhân dân ta, triều đình phong kiến phương Bắc đã nghiên cứu địa danh Việt Nam và ghi lại trong các sử sách và tài liệu cổ như: Tiền Hán thư Địa lý chí, Tần thư Địa
lý chí, Đường thư Địa lý chí, Thủy kinh của Tam Khâm (đời Hán), Thông điển của Đỗ Hữu (đời Đường), Thái Bình Hoàn Vũ ký của Nhạc sử (đời Tống), Cũng để phục vụ cho mục đích xâm lược và bóc lột thuộc địa, chủ nghĩa thực dân Pháp đã đưa vào nhiều chuyên gia nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam trong đó có địa danh (Etudes sur les Coutumes et langes des Lôlô et des La Quả của A Bonifacy (1908), Matériaux pour l'Étude
de la langue T'eng của H.Maspéro (1955), Notes de Géographic linguistique austroasiatique của A.G Haudricourt (1966) )
Các tác giả nước ta bắt đầu nghiên cứu địa danh từ thời kỳ độc lập tự chủ, nhất là từ đời Lê, như Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi (1435), Lịch triều hiến chương loại chí (Mục Dư Địa chí) của Phan Huy Chú (1821); một số tác phẩm đã bắt đầu đi sâu và có tính chất chuyên môn hơn như: Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ, Phương Đình - Dư Địa Chí của Nguyễn Siêu (1900), Sử Học Bi Khảo, Địa Lý Khảo Thượng, Hạ của Đặng Xuân Bảng
Ngày nay, địa danh học ở nước ta đã phát triển hơn trên cơ sở khoa học hiện đại Tuy vậy, vẫn chưa có một tác phẩm nào thật hoàn thiện Đây mới chỉ là tài liệu trong các bài báo, tạp chí rời rạc như: Việc tìm sử liệu trong Ngôn Ngữ Dân Tộc (1967), Nước Văn Lang Qua Tài Liệu Ngôn Ngữ (1969) của Hoàng Thị Châu; Những Thay Đổi Về Địa Lý Hành Chính Trong Thời Pháp Thuộc (1972) của Vũ Văn Tỉnh, Phương Pháp Vận Dụng Địa Danh Học Trong Nghiên Cứu Địa Lý Học, Lịch Sử Cổ Đại Việt Nam (1984) của Đinh Văn
Trang 14SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 9
Nhật, Bàn về tên làng Việt Nam (1982) của Thái Hoàng và nhất là công trình Thử bàn về địa
danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm
- Cuốn Địa Danh ở Thành phố Hồ Chí Minh (1991) của Lê Trung Hoa, Địa Danh
Việt Nam (1993) của Nguyễn Văn Âu, Sổ Tay Địa Danh Việt Nam (1996) của Đinh Xuân
Vịnh, Địa Danh Văn Hóa Việt Nam (1996) của Bùi Thiết, các công trình này cũng chỉ là
nghiên cứu địa danh học nói chung Gần đây hơn, trong cuốn Non Nước Việt Nam (1998)
của Tổng cục du lịch: Sổ Tay Địa Danh Việt Nam (1998) của Nguyễn Dược - Trung Hải
các tác giả này đã bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu địa danh, song phần lớn đều tản mạn hoặc chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định mà chưa đi sâu vào việc giải thích nguồn gốc đặt tên và phân loại địa danh một cách quy mô có hệ thống
• Cuốn Địa Danh ở Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa dày 189 trang, khổ
14,5 x 20,5cm là một chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở Việt Nam được công bố
• Cuốn Sổ Tay Về Địa Danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh là một phần chọn lọc của
địa lý Việt Nam văn hiến, cuốn sách đã tập hợp rất nhiều nguồn tư liệu trong thời gian rất dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau Trong cuốn sách này đã nêu lên khá đầy đủ các địa danh và cũng đã giải thích nguồn gốc, nêu vị trí của một số địa danh nhất định
• Địa Danh Văn Hóa Việt Nam của Bùi Thiết, cuốn sách muốn giới thiệu với bạn đọc trước hết là bạn trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam giàu đẹp - những hiểu biết cần có về nền văn hóa lịch sử đất nước dưới hình thức của một công trình có tính chất từ điển hay cuốn sách giới thiệu 1 số địa danh văn hóa lịch sử Việt Nam kể từ khi con người sinh sống trên lãnh thổ nước ta cho đến hiện tại nhằm cung cấp cho bạn đọc toàn bộ khám phá - khai quật khảo cổ học được tiến hành từ xưa đến nay đã được công bố trong tất cả các ấn phẩm khoa học hay trên các phương tiện thông tin đại chúng
• Sổ Tay Địa Danh Đồng Bằng Sông Cửu Long của Nguyễn Dược -Trung Hải, nội dung của sách với mục đích cung cấp cho giáo viên địa lý và học sinh một tài liệu tra cứu ngắn gọn để xác định một cách nhanh chóng vị trí các địa danh trên bản đồ phù hợp với nội dung của bộ sách giáo khoa địa lý Các địa danh được soạn để đưa vào sách là
Trang 15SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 10
những địa danh tối cần thiết, dùng trong nhà trường phổ thông có trong sách giáo khoa địa lý; trên báo chí và trên phương tiện thông tin đại chúng Ở đây tác giả cũng lựa chọn một số địa danh đặc biệt cần ghi nhớ có giá trị về mặt lịch sử và du lịch
• Non Nước Việt Nam: nội dung của cuốn sách rất đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh của nền văn hóa truyền thống và trải ra trên cả nước
Và gần đây nhất là Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học 2001 của Nguyễn Thị Thu Cúc:
"Bước đầu tìm hiểu địa danh đồng bằng Sông Cửu Long", do thầy Trần Văn Thành hướng dẫn Thế nhưng vẫn chưa có một tác giả nào nghiên cứu về đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ
và đây cũng chính là một trong những lý do mà tôi chọn đề tài này
Trang 16SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Địa phương: một số địa danh cụ thể lại được xác định theo nguyên tắc một địa danh
có sẵn ở địa phương, chẳng hạn như ở Tây Ninh có địa danh Gò Dầu, khi nhân dân vào sinh sống đông đúc mới đặt tên là huyện Gò Dầu, đồi Hang Dơi, sông Đồng Nai (Đồng Nai), sông Sài Gòn (TP.HCM), Hòn Vung (Vũng Tàu), kênh Trảng Bàng (Tây Ninh)
- Hình dạng: một vài địa danh lại được xác định bằng hình dạng của đối tượng địa lý như: hòn Bảy cạnh (Vũng Tàu), hòn Vung (Vũng Tàu) sông Lòng Tàu (TP.HCM), sông Ngã
Ba (TP.HCM), sông Ngã Bảy (TP.HCM), kinh Ruột Ngựa (TP.HCM)
Trang 17SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 12
- Kích thước : Địa danh cũng có thể đặt tên theo kích thước khi so sánh với nhau hoặc theo chiều rộng, dài, hay diện tích kinh Sáu Thước (TP.HCM), cù lao Bảy Mẫu (TP.HCM), hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ (VT), đảo Đá Lớn, đảo Đá Nhỏ (BT), bãi Cát Nhỏ, bãi Cát Lớn (VT), sông Bé
- Màu sắc: địa danh cũng được gọi theo màu sắc của nó: sông Nước Trong (Đồng Nai), suối Cam (BP), đồi Đất Đỏ (VT), đồi Đỏ (NT), đồi Đất Đen (BT), suối Nước Đục (TN), suối Vàng (TN)
- Mùi vị: có những địa danh được xác định theo mùi vị như: suối Chua (VT), suối Nước Ngọt (NT), kinh Nước Mặn (TPHCM)
- Âm thanh: cũng có địa danh được đặt tên theo âm thanh của nó: suối Lồ Ồ
- Đặc sản: một vài địa danh cũng được đặt tên theo đặc sản trong vùng: rạch Bèo, rạch
Gò Xoài, rạch Nho, rạch Sỏi, suối Tre, bàu Năn, bến Ngõ, kinh Cá Lóc, kinh Lò Vôi, đồi Cỏ
Chỉ, bãi Chà Là, hồ Núi Le
- Thứ tự: trong điều kiện phức tạp, địa danh có thể được sắp xếp theo một trật tự nhất định như kinh TN1, TN2, TN3 bãi Trước, bãi Sau, bệnh viện 175, rạch Ngã Tư,
- Vị trí: địa danh cũng thường được đặt tên theo vị trí của nó so với địa danh khác trong vùng: rạch Ấp Tiền, rạch Ấp Thượng,
- Phương hướng: có những địa danh được đặt tên theo phương hướng chung: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kinh Tây, kinh Đông
- Tên người: địa danh có khi cũng được đặt theo tên của những người có công với địa phương, hay nổi tiếng ở địa phương: núi Bà Đen, núi Bà Rá, suối Bà Et, suối Bà Son
- Lịch sử: một số địa danh được đặt tên theo một số sự kiện lịch sử: hố Bom, địa đạo
Củ Chi, Tua Hai (ngọn lửa Đồng Khởi)
- Truyền thuyết: có một số địa danh đặt tên theo một số truyền thuyết nào đó: núi Bà Đen, núi Bà Rá là truyền thuyết của dân tộc Khơ-me
- Đặc điểm chung: cũng có những địa danh tên của nó thường mang tính chất chung chung: suối Bến Rộng, suối Ngang, suối Nước Đỗ, suối Rạng Đông, bàu Trăn, suối Lạnh
Trang 18SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 13
* Địa danh Kinh tế - Xã hội: Nếu như nguyên tắc đặt tên địa danh tự nhiên khá phong phú và đa dạng thì nguyên tắc đặt tên địa danh kinh tế xã hội cũng không kém phần phức tạp
và được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Địa phương: một số địa danh được đặt tên theo tên của một địa danh có sẵn ở địa phương: phường Bến Nghé, phường Cầu Ông Lãnh, thị trấn Hóc Môn, thị trấn Đồng Xoài, thị xã Tây Ninh, huyện Bến Cầu
- Đặc sản: địa danh cũng được đặt theo tên các đặc sản ở địa phương như: Vũng Tàu, huyện Bến Cát, xã Tóc Tiên, thị xã Đồng Xoài
- Tình cảm, nguyện vọng: có những địa danh được đặt tên theo tình cảm nguyện vọng của nhân dân: chợ An Đông, quận Bình Thạnh, phường An Phú, phường Phú Mỹ, huyện Bình Chánh, phường Hòa Bình, huyện Vĩnh Cửu
- Tên người: một số địa danh được đặt theo tên người như: đường Hai Bà Trưng, chợ
Bà Chiểu, chợ Cầu Ông Lãnh, đường Nguyễn Tất Thành (Loại địa danh mang tên người thường bắt gặp ở tên đường, tên chợ là nhiều nhất)
- Lịch sử: có những địa danh được đặt tên theo các sự kiện lịch sử: cầu Thị Nghè, xã Bình Giã, Kỳ Hòa
- Tôn giáo: cũng có địa danh mang tính chất tôn giáo: xóm Chùa, xã An Tịnh, dốc Chùa, tòa thánh Cao Đài, Thích Ca Phật Đài (VT), Niết Bàn tịnh xá, khu Bùi Phát
- Thứ tự: cũng có địa danh được xác định theo thứ tự: phường 1, phường 2, quận 1, quận 2, xã Tân Thới Nhì, xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM)
- Một số địa danh được xác định theo phương hướng như xã Tân Thạnh Đông, xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi)
- Vị trí: địa danh có khi được xác định theo khu vực xã Nghĩa Trung, xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn
Trang 19SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 14
- Đặc điểm chung: một số địa danh được xác định theo đặc điểm xã hội của địa phương, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, xã Lâm Sơn, ngã ba Dầu Giây, Mười Tám Thôn Vườn Trầu
- Kế thừa: cũng có địa danh mang tính chất kế thừa một địa danh nào đó ở nơi khác:
xã Hòa Bình (nhân dân ở vùng Hòa Bình chuyển vào rồi lấy tên là xã Hòa Bình) xã Thái Bình (huyện Châu Thành) chủ yếu là dân Thái Bình sinh sống)
- Nghề nghiệp: cũng có những địa danh được đặt theo tên của những nghề truyền thống, hoặc phổ biến ở địa phương: làng gốm sứ, làng sơn mài Tương Bình Hiệp
b Sự biến đổi địa danh:
Địa danh ở một nơi thường biểu thị cho đặc điểm từng địa phương nên bao giờ nó cũng mang theo tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc; do đó địa danh thườns được giữ lại khá bền vững trong tâm tư tình cảm của nhân dân địa phương, tức là có tính bảo lưu mạnh
mẽ Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những địa danh có sự biến đổi theo một số hình thức, để nắm được sự biến đổi của địa danh chúng ta cần phải biết các nguyên tắc biến đổi địa danh
- Sự phát triển ngôn ngữ, văn tự:
Dân tộc ta có một lịch sử phát triển lâu dài, phù hợp với quá trình này, ngôn ngữ văn
tự cũng thay đổi theo, ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn Trong quá trình này, một số phụ âm không còn dùng nữa như: D trong cầu Dỏ Khế, nhum trong rạch Nhum là "loại cây giống cau mà lớn và có nhiều gai"
Đồng thời một số nguyên âm cũng trở nên ít dùng hay không tồn tại nữa như: ơi trong địa danh An Quới, oe trong địa danh Bàu Hòe, ue trong địa danh Bà Què
Đặc biệt một số từ cổ cũng thay đổi và gần như không còn sử dụng nữa như: hộ trong địa danh vùng đất hộ ở quận 1, lũy trong địa danh đường Bờ Lũy (Tân Bình), lũy Ông Dần, lũy Ông Công v.v
- Cải cách hành chính trong lịch sử: trong quá trình phát triển của dân tộc nước ta nói riêng cũng như toàn bộ dân tộc thế giới nói chung thì đều có xu hướng tiến hóa Do đó các triều đại sau thường muốn tiến hành cải cách lại xã hội cũ cho phù hợp với điều kiện lịch sử đương
Trang 20SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 15
thời nên địa danh cũng có sự thay đổi tên: thành phố Hồ Chí Minh trước đây là Sài Gòn (1698) vào thời Nguyễn Ánh thì Sài Gòn lại là phủ Gia Định Đồng Nai trước đây là Nông Nại đến 1698 Nguyễn Hữu Cảnh lập xứ Đồng Nai, sau đó lại đổi thành tỉnh Biên Hòa và đến ngày nay thì lại trở về tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên trong quá trình thay tên như vậy thì thường
có sự thay đổi về diện tích (tỉnh Biên Hòa xưa có diện tích bằng 17.751 km2
mà tỉnh Đồng Nai ngày nay thì diện tích bằng 5.864 km2) Bình Dương là tên mới của tỉnh Thủ Dầu Một xưa, sau 1975 lại sát nhập 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long thành tỉnh Sông Bé Đến năm 1996 lại được tách ra thành Bình Dương và Bình Phước ngày nay
Như trên đã nêu thì sự biến đổi địa danh có thể chỉ là sự thay đổi tên gọi đơn thuần: bàu Hòe hay trước gọi là bàu Què, nhưng cũng có khi thay đổi tên gọi thì thay đổi cả về diện tích và cũng có khi tên địa danh mới đã thoát khỏi tên địa danh cũ: Sông Bé chia thành Bình Dương, Bình Phước
- Húy: Húy là sự kiêng kỵ, không được nói tên Vua Chúa đương thời, quan lại ở địa phương; do đó mỗi thời đại, mỗi địa phương phải thay đổi địa danh thích hợp (địa phương nào có địa danh trùng tên thì phải thay đổi) chẳng hạn như: Quý Đức → Quới Đước, Phong Đức → Phong Đước, bến đò Long Cảnh → Long Kiểng (cảnh là hoàng tử con trai vua Gia Long)
- Nguyện vọng ý chí của nhân dân:
Nhân dân ở một vùng nào đó bao giờ cũng gắn bó với địa phương mình tự hào về mảnh đất mình sinh ra và tồn tại nên thường mong muốn cho địa phương mình tốt đẹp sung sướng và thường có nguyện vọng đổi tên hay đặt cho địa phương mình một cái tên phù hợp theo ý muốn chẳng hạn như phường An Phú (Q2) là muốn cho phường mình an bình và giàu
có, xã Tân Phú (TN) xã Thái Bình (TN) , An Bình, chợ An Đông (muốn cho chợ luôn An Bình và Đông Đúc), xã Vĩnh Cửu (ĐN) muốn cho xã mình luôn luôn thanh bình và tồn tại vĩnh cửu
- Tính kế thừa:
Đông Nam Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc và qua lịch sử cho thấy Đông Nam
Bộ là vùng đất người Việt và các dân tộc khác chính thức khai
Trang 21SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 16
phá trên dưới 300 năm nên khi dân tộc này đến địa phương của dân tộc khác sinh sống thường tiếp thu di sản văn hóa cổ, nên địa danh mới thường kế thừa địa danh cũ Trong trường hợp này một danh từ chung của dân tộc này thường trở thành danh từ riêng của dân tộc khác, hay thậm chí danh từ chung của dân tộc ở giai đoạn sau ví dụ như: suối Gia Oi, sông Gia Trấp, xã DakLua, xã Tà Lài (ĐN), xã Hắc Dịch (VT), xã La Dạ, xã Đak Ơ, xã Đakia
2.1.1.3 Phân loại địa danh:
Phân loại địa danh là sự phân chia địa danh thành các kiểu, nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính cơ bản về địa lý cũng như về ngôn ngữ và lịch sử Phân loại địa danh giúp cho việc nghiên cứu đạt kết quả cao, đồng thời cũng để giúp cho việc sử dụng được thuận tiện hơn Do việc phân loại địa danh có tác dụng như trên nên trong quá trình nghiên cứu nhiều tác giả cũng đã tiến hành phân loại địa danh, nhưng gần đây nhất Nguyễn Văn Âu cho ra một
hệ thống phân loại địa danh tương đối ngắn gọn và dễ thực hiện nhất (vào năm 1993) với 3 cấp chủ yếu:
a Loại địa danh:
Ở cấp này, địa danh được phân theo các đối tượng chính của địa lý học, bao gồm môi trường tự nhiên cũng như về hoạt động xã hội của con người Theo cấp này có 2 loại địa danh là:
- Địa danh tự nhiên: bao gồm các đối tượng địa lý tự nhiên như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, núi Bà Đen, núi Bà Rá
- Địa danh kinh tế xã hội: bao gồm các điểm sinh hoạt của con người như: phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM; huyện Dĩ An, Bình Dương
b Kiểu địa danh:
Là sự phân hóa tiếp theo của loại địa danh một cách cụ thể hơn Theo cách này, các loại địa danh được phân hóa thành 7 kiểu khác nhau:
- Thủy văn: là tên gọi các đối tượng nước trong tự nhiên như sông Vàm Cỏ Đông, hồ Trị An, kinh Thị Nghè, suối Bông Nho
- Sơn văn: là tên gọi các dạng địa hình dương khác nhau như núi Cà Công, hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo
Lâm văn: là tên gọi các kiểu rừng rú tự nhiên khác nhau như rừng Nam Cát Tiên, rừng Đước (Cần Giờ TPHCM), rừng Tánh Linh (BT)
Trang 22SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 17
- Làng xã: là tên các đơn vị hành chánh cơ bản trong tổ chức xã hội của con người như: làng Gốm sứ, thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương
- Huyện thị: là tên các đơn vị hành chính cấp cao hơn như: huyện Châu Thanh (TN),
- Đầm, hồ: các đối tượng nước đọng trên bề mặt đất như: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng
- Đồi núi: là các dạng địa hình dương trên bề mặt đất như: Bình Đức 1, Asai (Ninh Thuận), Bà Rá (BP), Bao Quan (VT),
- Hải đảo: là dạng địa hình trên bề mặt biển như đảo Phú Quý (BT), hòn Bảy Cạnh, hòn Trứng Lớn, hòn Trứng Nhỏ, Côn Đảo (VT)
- Rừng rú: là tên gọi các loại rừng rú như rừng Nam Cát Tiên, rừng Đước (Cần Giờ TPHCM)
- Truông trảng: là tên gọi các loại rừng cây bụi nhỏ như Trảng Bàng, Trảng Tranh
- Làng, xã: là tên gọi các quần cư cơ bản của nhân dân như: làng Gốm Sứ (BD), xã Long Giao (Long Khánh - ĐN)
- Quận huyện: là đơn vị quần cư trung gian giữa cấp cơ sở làng xã bên dưới với cấp tỉnh, TP bên trên như huyện Tuy Phong, quận Bình Thạnh
- Tỉnh: là đơn vị cấp hành chính lớn hơn nữa trong một nước Bình Thuận, Bình Phước
- Thành phố: là đơn vị hành chính tương đương với các tỉnh song hoạt động kinh tế chủ yếu là thương nghiệp, công nghiệp, dịch vụ: TP.HCM,
- Quốc gia : hiện nay là nước CHXHCN Việt Nam
Trang 23SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 18
2.1.2 Quan điểm nghiên cứu:
2.1.2.1 Quan điểm địa lý:
Địa danh là tên gọi của các đối tượng địa lý nên trong quá trình nghiên cứu chúng ta cần phải có các phương pháp nghiên cứu, các quan điểm, và các tài liệu của địa lý: chẳng hạn như phương pháp bản đồ, phương pháp tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa
2.1.2.2 Quan điểm lịch sử và khảo cổ học:
Như trên, đã nói địa danh thường thể hiện tâm tư tình cảm của nhân dân nên có tính bảo lưu cao, chính vì vậy nên khi nghiên cứu địa danh chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều tài liệu khảo cổ học, lịch sử
2.1.2.3 Quan điểm ngôn ngữ:
Địa danh là danh từ hoặc ngữ dùng để chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà những đối tượng này có sự tồn tại từ giai đoạn này, thời kỳ này sang giai đoạn và thời
kỳ khác Mà mỗi ngày thì ngôn ngữ càng phát triển nên những danh từ hoặc ngữ đó cũng ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn, nên trong quá trình nghiên cứu địa danh chúng ta cần phải sử dụng các tài liệu ngôn ngữ để biết được sự biến đổi và ngày càng hoàn thiện của địa danh Chẳng hạn như địa danh Sài Gòn nếu không có quan điểm ngôn ngữ thì không thể giải thích được
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Chúng tôi tìm nguồn dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ trước đến nay để làm cơ sở ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu
Trang 24SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 19
dựa vào những gì có sẵn trong tay, thừa kế rút ra những gì cần thiết và quan trọng cho đề tài, sắp xếp lại theo tuần tự các chương mục theo đề tài, nhằm đảm bảo tính khoa học, mạch lạc, súc tích cho khóa luận Bên cạnh đó, trong khi tiến hành làm khóa luận chúng ta sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê số liệu, trên cơ sở những thống kê thu thập được chúng tôi tiến hành phân loại địa danh và so sánh địa danh Đông Nam Bộ với các vùng khác trong khu vực Khi tiến hành phân loại địa danh chúng tôi đã sử dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Văn
Âu và chỉ tiêu phân loại của Lê Trung Hoa
2.2.4 Phương pháp bản đồ:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống của địa lý học Từ các bản đồ thể hiện các yếu tố đơn tính (địa hình, thổ nhưỡng) đến các bản đồ tổng hợp như: bản đồ du lịch Đông Nam Bộ tỷ lệ 1/50000, bản đồ địa hình ĐNB tỉ lệ 1/500000 để thống kê và xác định vị trí các địa danh
2.2.5 Phương pháp lập phiếu:
Trong quá trình nghiên cứu, để tiện việc phân loại giải thích địa danh chúng tôi đã tiến hành lập phiếu Nhờ phiếu địa danh mà việc sắp xếp phân loại địa danh được dễ dàng hơn Mỗi một địa danh được ghi vào một phiếu riêng Ngoài ra, trên mỗi phiếu đều có ghi vị trí, giải thích và mô tả ngắn gọn về địa danh đó
2.3 Các bước tiến hành
Trong thời gian tiến hành làm khóa luận, chúng tôi đã trải qua các bước như sau:
- Bước 1: Soạn thảo đề cương sơ lược và thông qua giáo viên hướng dẫn
- Bước 2: Tiến hành sưu tầm tài liệu thư mục tham khảo, sao chép các tài liệu có liên quan đến đề tài và lập đề cương chi tiết thông qua thầy hướng dẫn
- Bước 3: Xử lý tài liệu thô và viết nháp
- Bước 4: Viết thật hoàn chỉnh khóa luận
Sau khi thông qua bảng viết nháp cho thầy hướng dẫn sửa chữa bổ sung chúng tôi tiến hành xử lý tính toán, đánh trên máy vi tính, lập tài liệu tham khảo, in ấn Đây là giai đoạn sau cùng của quá trình làm khóa luận
Trang 25SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 20
PHẦN HAI
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 26SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 21
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí:
Đông Nam Bộ bao gồm 7 tỉnh và 1 thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích 34.904,2 km2, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên của cả nước
- Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long vùng có tiềm năng lớn về nông nghiệp: Lương thực, thực phẩm và cây ăn quả
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển, giàu tài nguyên: hải sản, dầu mỏ, khí đốt và là nơi duy nhất khai thác dầu mỏ của nước ta hiện nay
- Phía Bắc tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tiềm năng lớn
về cây công nghiệp, rừng, bô xít và thủy điện
- Phía Tây tiếp giáp với Campuchia
Qua đó ta thấy vị trí địa lý của Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông và giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường sông, biển và hàng không
3.1.2 Địa chất và địa hình:
ĐôngNam bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng sông Cửu Long Xưa kia nơi đây là đồng bằng do sông bồi đắp phù sa lên trên nền đá gốc sa diệp thạch Trung sinh đại của sụt võng Nam bộ Trong
kỷ Đệ tứ, khu vực phía đông của đồng bằng bị lôi cuốn vào vận động nâng lên của khu núi cực Nam trung bộ lên tới độ cao 100m, độ cao của các quả đồi thấp chạy ven dải đồng bằng duyên hải Việt Nam, trong khi đó phần còn lại bị sụt sâu xuống, hình thành một vịnh biển trong đó nổi lên một số đảo nhỏ Đồng thời với vận động nâng lên ở sơn khối cực Nam Trung
bộ và sơn khối Tây Campuchia, với sự sụt võng bù trừ giữa hai sơn khối đó, các hoạt động
phun trào bazan cũng xảy ra dung nham bazan phủ lên trên lớp đất phù sa cổ tạo thành những vùng đất đồi gò
Trang 27SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 22
lượn sóng Phía Nam của vùng có độ cao trung bình từ 20 - 200m, độ dốc phổ biến không quá
150, rải rác xuất hiện một số ngọn núi trẻ, độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600m Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sự tập trung hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải, cấp nước, cấp điện
3.1.3 Khí hậu:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Đặc biệt có sự phân hóa sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa
So với Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có lượng mưa tương đối dồi dào Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000mm Nhìn chung, đây là nơi có khí hậu tương đối điều hòa Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai; không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế Khí hậu như vậy thuận lợi cho cây trồng Tuy nhiên do sự phân hóa mưa sâu sắc theo mùa nên mùa khô lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất gặp khó khăn
3.1.4 Thủy văn:
Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba ở Việt Nam Lưu vực sông bao trùm gần hết diện tích các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một phần Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và cả Bà Rịa Vũng Tàu Hàng năm lượng nước đổ ra biển khoảng 40,6 tỉ m3
trong đó phát sinh tại chỗ là 36,6 tỉ m3 Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, tương ứng khoảng 183 tỉ m3 Trong vùng có hai hồ chứa nước lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích khoảng 3,6 tỉ m3 Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3 Như vậy tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỉ m3
đủ khả năng cung cấp nước cho vùng, kể cả cho phát triển công nghiệp
Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng nằm sâu trong lòng đất (từ 50 - 200m), phân bố tập trung ở khu vực Biên Hòa - Long An và TP.HCM
Tiềm năng thủy điện của vùng có tổng công suất khoảng 2.713 MW khả năng cung cấp điện hàng năm gần 10 tỉ KWh
Trang 28SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 23
3.1.5 Thổ nhưỡng:
Tổng quỹ đất tự nhiên của Đông Nam Bộ có 3.490,42 nghìn ha, được chia thành 12 nhóm Quan trọng nhất là 3 nhóm đất có diện tích lớn và chất lượng tốt (đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ) Trong quỹ đất này, có khoảng 27,1% đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, 39,6% vào lâm nghiệp, 3,8% đất chuyên dùng, 2,8% đất thổ cư Đất chưa sử dụng còn khoảng 26,1%, trong đó diện tích có khả năng sử dụng trong nông nghiệp còn khá lớn Trong tổng diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, mới huy động được khoảng 65 - 70%, trong đó 10% cho cây công nghiệp dài ngày Nhìn chung, đất ở Đông Nam bộ phần lớn không thuận lợi cho sản xuất lương thực (nhất là lúa nước), mà chủ yếu thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày Phần phía Đông của vùng thuận lợi cho xây dựng cơ bản và cho phát triển công nghiệp Phía Tây và Nam ít thuận lợi, đặc biệt trên các triền đất ngập mặn, khả năng chịu tải kém
Nhìn chung so với cả nước, đây là vùng có mức độ sử dụng đất khá cao Tỉ lệ đất chưa sử dụng chỉ còn 26,7% (trong khi đó cả nước là 42,98%) Tỉ lệ sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và thổ cư ở mức khá cao so với tỉ lệ chung của cả nước Điều đó nói lên trình độ phát triển khá mạnh và mức độ thu hút khá lớn tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống
3.1.6 Sinh vật:
Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Thuận (hơn 434 nghìn ha), Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha), Ninh Thuận (154 nghìn ha) Các tỉnh khác chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (6700 ha)
Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước (15,2 nghìn ha), Bình Thuận (14 nghìn ha), Bà Rịa Vũng Tàu (14,3 nghìn ha), các tỉnh khác có số rừng trồng ít hơn nhiều
Rừng Đông Nam Bộ chủ yếu cung cấp gỗ dân dụng và củi đốt cho Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, nguyên liệu cho Liên hiệp Giấy Đồng Nai Ở vùng này
có một phần vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng Do đó, việc giữ gìn vốn rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Nó giúp cho vùng này không bị mất nước ở các
hồ chứa giữ được
Trang 29SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 24
mực nước ngầm Việc bảo vệ rừng có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của các vùng chuyên canh cây công nghiệp
3.1.7 Khoáng sản:
Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn Các mỏ lớn chủ yếu là khoáng sản không kim loại Các mỏ nhiên liệu và kim loại thường là mỏ nhỏ Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa cả nước là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485
- 500 tỉ m3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí Dự kiến đến năm 2010 có thể khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn dầu (quy đổi) Nguồn bô xít ở vùng cũng tương đối lớn Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như sét, gạch ngói, sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh
Trừ nước khoáng chưa xác định chính xác được trữ lượng, nhìn chung, giá trị kinh tế của khoáng sản ở Đông Nam Bộ là đáng kể Đây là tiềm năng trong lòng đất đã, đang và sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng
Trên đất liền, giá trị của các loại khoáng sản có thể được xếp thứ tự như sau:
+ Đá ốp lát chiếm tỉ trọng lớn nhất (67% tổng giá trị các loại khoáng sản), hiện đang được khai thác phục vụ việc xây dựng các công trình và đường sá ở trong vùng
+ Sau đó là sét gạch ngói ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai) Các mỏ ở Bình Phước, Tây Ninh là các mỏ lớn có chất lượng tốt
+ Tiếp theo là cát thủy tinh (3%), có giá trị về xuất khẩu Mỏ cát thủy tinh Bình Châu
ở Bà Rịa Vũng Tàu không những cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thủy tinh Biên Hòa, mà còn xuất khẩu với số lượng lớn
+ Tiếp đến là cao lanh với trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn, chất lượng tốt Các mỏ cao lanh tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước và đang được khai thác cho công nghiệp sứ gốm Tiếp đó là titan tập trung ở ven biển, điều kiện khai thác dễ dàng, có cảng Vũng Tàu Thành phố Hồ Chí Minh nên thuận lợi cho xuất khẩu Kế đó là puzơlan, khoáng sản quan trọng trong công nghiệp sản xuất xi măng ở miền Nam Nguyên liệu này rất cần cho nhà máy xi măng Hà Tiên
Trang 30SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 25
Cuối cùng là cuội sỏi với quy mô không lớn, nhưng đang được khai thác mạnh mẽ để phục vụ việc xây dựng
3.1.8 Thủy sản:
Đông Nam Bộ có tiềm năng thủy sản khá lớn gồm các nguồn lợi hải sản, thủy sản nước lợ và nước ngọt Vùng này lại còn có bờ biển khá dài Riêng đoạn bờ biển của bốn tỉnh miền Đông cũ khoảng 100 km, cộng thêm của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận 250 km, tạo nên bờ biển kéo dài từ vịnh Cam Ranh tới cửa Soài Rạp
Vùng biển Ninh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta, có trữ lượng cá khoảng 690 - 704 nghìn tấn (chiếm 40% trữ lượng của vùng biển phía Nam) Khả năng khai thác 400 nghìn tấn Những năm gần đây chỉ mới khai thác khoảng
200 nghìn tấn Hệ thống vũng, vịnh, đảo nhỏ ven bờ thuận tiện cho việc tránh gió và là cơ sở hậu phương cho khai thác thủy sản Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản khoảng 11,7 nghìn ha
3.1.9 Du lịch:
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lí tưởng của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận Ngoài ra, Vũng Tàu còn là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch Trong tương lai, việc phát triển
du lịch, công nghiệp và các ngành du lịch khai thác dầu khí sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế
và cả sự phân hóa lãnh thổ của Đông Nam Bộ Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng
3.2 Đặc điểm môi trường nhân văn
3.2.1 Dân số và sự gia tăng dân số:
- Đến năm 1997, dân số ở Đông Nam Bộ là 11,4 triệu người, tỉ suất tăng tự nhiên khoảng 2,1% Song ở vùng này, có sự gia tăng cơ học cao Đó là do sức hút đối với dòng nhập cư tới các đô thị nói riêng và của cả vùng nói chung Nhờ có tiềm năng to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là trong những năm gần đây, Đông Nam Bộ trở thành vùng có sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với Nam Bộ, mà cả với các vùng khác Gia tăng cơ học diễn biến phức tạp và
Trang 31SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 26
theo chiều hướng ngày càng tăng Chỉ riêng trong 2 năm 1992 và 1993, tăng cơ học của toàn vùng từ 0,61% lên 0,74%, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh từ 1,06% (1992) lên 1,75% (1993) Có thể thực tế biến động cơ học còn lớn hơn nữa, bởi số cư trú không có hộ khẩu khá đông (chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh con số này khoảng 80 vạn) Do đó, mức tăng cơ học hàng năm bình quân có thể khoảng 2 - 2,4%
Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ Tỉ lệ dân số dưới và trên độ tuổi lao động thấp hơn so với cả nước, còn tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hơn
Cơ cấu dân số theo 3 nhóm tuổi ở Đông Nam Bộ năm 1997
Đông Nam Bộ Đồng bằng sông
3.2.2 Sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hóa:
Mật độ dân số của Đông Nam bộ là 327 người/km2, song dân cư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh và thành phố Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về mật độ (2.334 người/km2) Tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu (359 người/km2) Đồng Nai (320 người/km2), Bình Dương (234 người/km2), Tây Ninh (228 người/km2), Ninh Thuận (139 người/km2), Bình Thuận (116 người/km2) Bình Phước (78 người/km2) Có thể thấy rằng, dân số tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng ven biển và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 32SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 27
Đông Nam Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa tương đối cao Năm 1997, tính chung cả nước, dân số thành thị là 20,5% Trong khi ở các vùng khác, con số này dao động ở mức trên dưới 20% (như vùng núi và trung du Bắc bộ 13,5%; đồng bằng sông Hồng 18,1%; Bắc Trung
bộ 12%; duyên hải miền Trung 24%; Tây Nguyên 19,2%; đồng bằng sông Cửu Long 15,5%) thì Đông Nam Bộ lên tới 43,7% Hiện nay, riêng ở 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉ lệ nhân khẩu đô thị đạt trên 51% với tốc độ gia tăng là 4 - 6%/năm Trong những năm tới, không gian đô thị sẽ gắn liền với các khu công nghiệp và được mở rộng ra các huyện ngoại thành về phía Nam và phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra sẽ mở rộng thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu; tiến hành nâng cấp thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Bà Rịa, thị xã Xuân Lộc thành những thành phố cỡ từ 10 - 25 vạn dân; xây dựng thành phố Mỹ Xuân gắn với các khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp điện chạy bằng khí cỡ 50 vạn dân; nâng cấp tất cả các thị trấn hiện nay và xây dựng các điểm đô thị mới Như vậy, quy mô và mật độ dân
số đô thị của vùng sẽ tăng nhanh trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
3.2.3 Lao động và việc làm:
Lực lượng lao động tại chỗ khá dồi dào Mặt khác, số lao động lại có kỹ thuật, nhạy bén với những tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính năng động cao với nền sản xuất hàng hóa và đã quen với việc kinh doanh trên thị trường Đây là tiềm năng quý giá để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực của Đông Nam Bộ
3.2.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất:
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Đông Nam Bộ tương đối tốt, thuận lợi cho quá trình phân công lại lao động theo lãnh thổ Ba cực phát triển chính của vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu
Đến năm 1999, hệ thống đô thị của vùng với 4 thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Phan Thiết (mới được nâng lên thành phố tháng 10/1999); 4 thị xã là Phan Rang - Tháp Chàm, Tây Ninh, Thủ Dầu Một Bà Rịa và 41 thị trấn
Thành phố Hồ Chí Minh với số dân 4,9 triệu người, mật độ 1.388 người/km2
(1997) là thành phố lớn nhất cả nước Hàng năm, thành phố tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp đứng đầu toàn quốc Cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho việc tổ chức các mối liên hệ kinh tế - xã hội (bao gồm cảng, sân bay,
Trang 33SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 28
mạng lưới đường sá, thông tin liên lạc vào loại tốt nhất trong cả nước) và đã gắn kết các khu công nghiệp với nhau Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa có điều kiện cùng chung
sử dụng kết cấu hạ tầng, quan hệ nguyên liệu, kỹ thuật, thị trường như một lãnh thổ công nghiệp thống nhất
Ở đây sẽ hình thành và phát triển một số khu công nghiệp (KCN) tại khu vực ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè theo hướng vừa phát triển các ngành công nghiệp vừa từng bước chuyển các nhà máy độc hại, chiếm nhiều diện tích, sử dụng nhiều vật tư từ các quận nội thành ra bên ngoài Việc phát triển các KCN gắn liền với -việc hình thành các điểm dân cư đô thị mới trong tương lai như: KCN Hiệp Phước - Nhà Bè với đô thị Phú Xuân - Mương Chuối (100.000 người diện tích xây dựng 1.500 ha); KCN Phú
Mỹ - Nhà Bè với đô thị Cầu Xăng (50.000 người, diện tích xây dựng 800 ha); KCN Tân Tạo
- Bình Chánh với khu đô thị - thị trấn An Lạc; KCN Tân Phú Trung - Củ Chi với khu đô thị Nhị Xuân (120.000 người, diện tích xây dựng 1.500 ha); KCN Tây Bắc với thị trấn Củ Chi (dân số thị trấn Củ Chi sẽ lên 100.000 người); KCN Tân Quy - Củ Chi gắn với đô thị mới Tân Quý (16.000 người); KCN Tân Thới Hiệp - Hóc Môn với đô thị Tân Phú Hiệp -Thanh Lộc - An Phú Đông (120.000 người, diện tích xây dựng 2000 ha); KCN Cát Lái - Thủ Đức với đô thị mới Bình Trưng - Phú Hữu; KCN Bắc Thủ Đức với đô thị Linh Trung - Linh Xuân; KCN kỹ thuật cao với đô thị mới - Nam Xa Lộ Hà Nội v.v
Thành phố và KCN Biên Hòa là đầu mối giao thông trên bộ của Đông Nam Bộ Ở đây
có KCN Biên Hòa và một số cụm công nghiệp khác Biên Hòa có lợi thế về đất xây dựng và hậu phương nông nghiệp, lại phong phú về nguyên liệu công nghiệp Nơi đây còn có sân bay quân sự với 2 đường băng tương đối hiện đại, trong tương lai có thể khôi phục, nâng cấp thành sân bay quốc tế (quốc phòng và dân dụng)
Ngoài thành phố Biên Hòa, trên trục quốc lộ 51, thị trấn Trảng Bom (huyện Thống Nhất) sẽ gắn với KCN Hố Nai, KCN Sông Mây Dự báo dân số của đô thị này sẽ lên tới 200.000 người vào năm 2010
Gia Rây và Xuân Lộc là 2 đô thị nằm giữa vùng nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến như cao su, cà phê, điều, mía Số dân của hai đô thị này có thể lên tới 100.000 - 120.000 người
Trang 34SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 29
Dọc theo tuyến hành lang đường 51, trong tương lai sẽ phát triển hàng loạt các KCN kéo theo nó là các đô thị mới:
- KCN Tam Phước (Sông Buông) sẽ gắn với đô thị mới ở phía Nam KCN Hiện tại nơi đây còn là khu vực trống, nhưng trong tương lai dân số có thể lên tới 50.000 - 70.000 người
- KCN An Phước sẽ kết hợp với thị trấn Long Thành và khu đô thị mới Tam Phước (Sông Buông) Dự báo dân số đô thị Long Thành khoảng 100.000 người
- Thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) nằm ở giao điểm của hai hành lang (hành lang đường 51 nối Biên Hòa với Vũng Tàu và hành lang Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu) Thành phố này dự kiến sẽ là thành phố phức hợp công nghiệp, nghiên cứu công nghệ đào tạo du lịch thương mại Nơi đây tập trung chủ yếu là công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, cơ khí, công nghiệp kỹ thuật cao, dệt, nhuộm, điện, điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp Tại đây cũng dự kiến bố trí một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ gắn liền với hoạt động công nghiệp có kỹ thuật cao
- Thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu là điểm sôi động của hoạt động dịch vụ khai thác dầu khí và đặc biệt là du lịch của vùng và cả Nam bộ Nơi đây còn có lợi thế là vùng đất nối liền được nối tiếp với thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền trên biển rộng lớn, phong phú về tài nguyên khoáng sản, thủy sản và thuận lợi về giao thông hàng hải quốc tế Bà Rịa Vũng Tàu còn có khoảng 150 km bờ biển cùng với vịnh Gềnh Rái và sông Thị Vải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển nước sâu và phát triển dịch vụ hàng hải
- Thị xã Thủ Dầu Một được nâng cấp trở thành thành phố quy mô 300 -350 nghìn dân, gắn với nhiều KCN tập trung ở Bình Dương Thành phố này có tác dụng giảm bớt áp lực tập trung dân số quá lớn vào Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ sở hậu cần phục vụ dân cư và lao động làm việc tại KCN ở Nam Sông Bé
- Thị xã Đồng Xoài của Bình Phước nằm ở giao điểm giữa quốc lộ 14 từ Tây Nguyên xuống với quốc lộ 13 về Thành phố Hồ Chí Minh Trong tương lai, từ giao điểm này sẽ xây dựng con đường mới; chạy dọc biên giới với Campuchia qua Tây Ninh và kéo dài đến An Giang, Kiên Giang Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và an ninh
Trang 35SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 30
quốc phòng Ngoài ra sẽ hình thành nhiều đô thị quy mô dân số khoảng 5-10 vạn người như: các thị xã Bình Long, Lộc Ninh, các thị trấn Lái Thiêu, Lai Khê, Bến Cát, thị trấn Dĩ An, Búng, Hóa An, Bình An gắn với việc phát triển các KCN ở khu vực này
- Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Thuận, cửa ngõ ra biển gần nhất của Nam Tây Nguyên Thị xã có nhiều tiềm năng
để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, là vùng trồng nho tập trung lớn nhất ở nước
ta Trong tương lai, khu vực đô thị dọc quốc lộ 27 sẽ gắn Phan Rang -Tháp Chàm với Đà Lạt
và các điểm Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Sơn, An Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước
- Nằm ở cực Nam Trung bộ, thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bình Thuận, đồng thời cũng là cửa ngõ của Nam Tây Nguyên thông qua quốc lộ
28 (đường tỉnh lộ 724 và đường liên tỉnh 8 cũ), con đường chiến lược nối 3 quốc lộ 1; 20 và 14; nối Phan Thiết và Di Linh, Bảo Lộc Thành phố Phan Thiết là một trong những trung tâm khai thác, chế biến hải sản lớn của nước ta Cùng với các điểm đô thị Tân Thuận, Hàm Thuận, Mũi Né, Hàm Nhơn, Hàm Thuận Bắc; khu vực này sẽ hình thành cụm đô thị có quan
hệ mật thiết với nhau
- Thị xã Tây Ninh ở phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và trên đường qua cửa khẩu
Xa Mát giao điểm giữa quốc lộ 13 và 22, là đô thị trong vành đai của Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 100 km) Trong tương lai, thị xã Tây Ninh cùng với Bến cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hòa Thành, Tân Biên tạo thành cụm đô thị quan trọng nối Đông Nam Bộ với Campuchia
- Tương tự như Tây Ninh, chuỗi đô thị Chơn Thành - Bình Long - Lộc Ninh có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Campuchia ở phía Bắc, cũng như có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng Các ngành công nghiệp ở cụm đô thị này chủ yếu là công nghiệp chế biến
Đông Nam bộ có hệ thống giao thông khá thuận lợi so với các vùng khác và dễ dàng giao lưu trong nội vùng cũng như liên vùng và quốc tế
Hệ thống giao thông này bao gồm tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không cùng với các bến xe, bến tàu, ga xe lửa
Trang 36SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 31
sân bay, tạo thành mạng lưới quy tụ tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm của vùng Đây là tiền đề để tạo nên sự giao lưu trong vùng, liên vùng và quốc tế
Mạng lưới đường bộ của Đồng Nam Bộ với tổng chiều dài 11.286 km, trong đó có 1.606 km quốc lộ, 1.127 km tỉnh lộ, 4.185 km đường liên xã và 817 km đường đô thị Trong vùng có nhiều đầu mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế Quan trọng nhất
là quốc lộ 1, quốc lộ 22 đi Campuchia; quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên và qua Lào, quốc lộ 20 đi Đà Lạt; quốc lộ 51 nối liền Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Gò Công, Mỹ Tho và nối liền với đồng bằng sông Cửu Long
Trong vùng chỉ có 2 tuyến đường sắt, quy tụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài chỉ chiếm 10% tổng chiều dài đường sắt của cả nước
Tuyến đường sắt Thống Nhất, chạy song song với đường số 1 là tuyến đường quan trọng nhất trong hệ thống vận tải theo hướng Bắc - Nam của vùng Nó có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và quốc phòng trong mối liên hệ liên vùng (đã có)
Tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh song song với đường 13 để đến Lộc Ninh, nối trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng với khu vực trồng cao su quan trọng của Đông Nam Bộ (tương lai)
Trong vùng có nhiều cảng Cảng Sài Gòn nằm giữa Thành phố Hồ Chí Minh gồm một
hệ thống bến cảng, dọc sông Sài Gòn trên hợp điểm giao thông quan trọng của vùng Đồng thời đây cũng là hợp điểm quan trọng nhất của phần Nam bán đảo Đông Dương để ra biển
Cảng được hình thành cách đây ba thế kỉ với tên Bến Nghé Nhờ vị trí thuận lợi, nó đã trở thành thương cảng lớn nhất không chỉ của nước ta, mà của cả Đông Dương, ở đây có nhiều bến cảng thương mại (cũ và mới), cảng dầu cảng cá và cả cảng quân sự Đồng thời, đây cũng là đầu mối cảng sông quan trọng trong hệ thống đường sông Đồng Nai và Cửu Long Các bến cảng có nhiều phương tiện thuận lợi để bốc, dỡ hàng, kho chứa, kể cả kho chứa dầu Nhà Bè, bể chứa và đường ống dẫn Cạnh bến cảng còn có ụ tàu và nhà máy sửa chữa tàu biển
Cảng nằm trên điểm hội tụ của đường sông, đường sắt, đường ôtô đường ống Có ba đường vào cảng: sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp và sông Sài Gòn Lạch sông nào cũng có khả năng cho các tàu trọng tải 3 - 4 vạn tấn cập bến
Trang 37SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 32
Từ cảng này, hàng xuất là nông, lâm, hải sản, khoáng vật liệu và cả sản phẩm công nghiệp; còn hàng nhập là nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị máy móc, một số hàng công nghiệp, phân bón
Từ đây, có nhiều tuyến đường biển nối với các vùng khác trong nước như Sài Gòn - Bến Thủy, Sài Gòn - Cần Thơ, Sài Gòn - Rạch Giá, Sài Gòn - Hà Tiên và quan trọng nhất là Sài Gòn - Hải Phòng
Cảng Sài Gòn cũng là một trong những cảng ở nước ta có nhiều mối liên hệ kinh tế với nước ngoài thông qua các tuyến đường biển quốc tế: Sài Gòn -Hong Kong (930 hải lý), Sài Gòn - Singapore, Sài Gòn - Băng Cốc, Sài Gòn - Côngpông Chàm, Sài Gòn - Tokyo.v.v
Cảng Sài Gòn có năng lực thiết kế 10 triệu tấn năm (hiện đã khai thác hết công suất), tiếp nhận được tàu có trọng tải 15.000 - 20.000 tấn Từ cảng Sài Gòn bằng đường sông, tàu,
xà lan 200 - 1000 tấn có thể đi đến hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và sang tới Phnôm Pênh
Hệ thống cảng Vũng Tàu gồm cảng dịch vụ dầu khí và cảng hàng hóa Năng lực thiết
kế 1 triệu tấn/năm (hiện khai thác được 0,5 triệu tấn/năm), có khả năng tiếp nhận tàu 15.000 tấn
Hệ thống cảng sông ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa có năng lực khoảng 1 triệu tấn/năm Cùng với hệ thống cảng, ở đây còn có đội tàu viễn dương gồm 33 tàu với tổng trọng tải 177.600 DWT
Ngành hàng không trong vùng chỉ mới phát triển sau thế chiến thứ hai Trước thế chiến thứ hai mới có một số ít máy bay đi lại giữa Pháp và Sài Gòn, giữa Sài Gòn và Hà Nội Đến những năm 60 của thế kỉ XX, do nhu cầu mở rộng chiến tranh, Mỹ ngụy đã mở rộng các sân bay cũ và xây dựng thêm một số sân bay mới Trong số này có các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Trà Nóc, mà các loại máy bay hạng nặng có thể cất và hạ cánh được
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta tiến hành khôi phục và phát triển
hệ thống giao thông hàng không, nhằm tạo mối liên hệ kinh tế giữa Đông Nam Bộ với các vùng trong nước và quốc tế Một số tuyến bay quốc tế đã được khôi phục và một số tuyến mới đã được khai trương để mở rộng hơn quan hệ với thế giới bên ngoài
Trước đây, sân bay Tân Sơn Nhất một trong ba sân bay chiến lược của ngụy quyền ở miền Nam Sân bay có đường băng với thiết bị hiện đại
Trang 38SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 33
Ngày nay, Tân Sơn Nhất trở thành sân bay quan trọng nhất của Đông Nam Bộ (và của
cả nước) để nối liền Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố trung tâm của vùng: Từ sân bay này có hơn 20 tuyến bay đi các nơi trong nước và quốc tế
Ngoài ra, trong vùng còn có sân bay Vũng Tàu, phục vụ chủ yếu cho dịch vụ ngành dầu khí
3.2.5 Kinh tế - Xã hội:
a Sự phát triển:
Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 11 -12%, trong khi
đó cả nước 8,2% thời kỳ 1991 - 1997) Với mức tăng trưởng như vậy, tỉ trọng GDP của vùng
so với toàn quốc tăng từ 26,2% năm 1990 lên 29,8% năm 1997 GDP bình quân đầu người năm 1997 đạt 7,35 triệu đồng, gấp 2,2 lần mức bình quân của cả nước
Trong thời kỳ 1991 - 1997, cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch đáng kể Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm từ 21,1% năm 1990 xuống 10,9% năm 1997; tỉ trọng côns nghiệp tăng tương ứng từ 37,5% lên 58,9%
b Các ngành kinh tế:
- Công nghiệp:
Là thế mạnh của vùng, sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thường chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất, chiếm 50,4% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng Kế đến là Bà Rịa - Vũng Tàu, khoảng 36%, trong số này gần 90% thuộc về công nghiệp khai thác dầu khí
Cơ cấu ngành công nghiệp ở Đông Nam bộ đã có những thay đổi nhanh chóng Trước giải phóng, ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm Sau năm 1975, nhà nước chú trọng phát triển công nghiệp nặng Các ngành sản xuất công cụ
và thiết bị cũng được đầu tư kỹ thuật và mở rộng sản xuất Các ngành hóa chất, chế biến lâm sản hướng vào việc phục vụ xuất khẩu Hai ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm được đầu tư và phát triển mạnh với cơ sở sản xuất được thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ Do đó, năng lực sản xuất của vùng được nâng cao
Trang 39SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 34
Những ngành có tỉ trọng ưu thế là:
- Nhiên liệu (dầu mỏ) : 28,5%
- Dệt, may mặc : 10,9%
- Hóa chất, phân bón, cao su : 10,2%
Bốn ngành này chiếm trên 77,1% giá trị sản lượng công nghiệp của Đông Nam Bộ Sản phẩm công nghiệp tham gia vào xuất khẩu là dầu mỏ, thực phẩm chế biến, sản phẩm dệt, may, cao su Sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng, hóa chất, phân bón Công nghiệp không chỉ tăng đáng kể về cơ cấu sản phẩm cùng với việc đổi mới công nghệ Sự phát triển công nghiệp những năm gần đây có xu hướng chuyển dịch từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh ra bên ngoài như: Biên Hòa, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi có lợi thế về công nghiệp, thăm dò và khai thác dầu khí Đã manh nha hình thành hành lang công nghiệp với quy mô rộng lớn nối liền thành phố Hồ Chí Minh với Biên Hòa, dọc theo quốc lộ 51 nối liền Biên Hòa với Vũng Tàu, dọc theo quốc lộ 1A từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Tân An, dọc theo quốc lộ 13 từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ Dầu Một
Bên cạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn như khai thác dầu khí, du lịch, còn có hàng loạt các ngành khác như sản xuất hàng tiêu dùng (trong đó có gia công xuất khẩu), hàng
mỹ nghệ, công nghiệp hóa chất (trong đó có công nghiệp cao su), công nghiệp gốm, sứ, công nghiệp thực phẩm
Về điện năng, hiện nay Đông Nam Bộ có nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400 nghìn KW (sau thủy điện Hòa Bình) hoạt động từ năm 1988, thủy điện Thác Mơ 150 nghìn KW trên sông La Ngà Đây là nguồn năng lượng quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh tế và đời sống của Đông Nam Bộ Với việc khánh thành đường điện cao thế 500KV Bắc Nam nguồn năng lượng của vùng đã được cải thiện Tuy vậy, hiện nay nguồn điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
Chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp đứng thứ hai trong vùng sau ngành khai thác dầu khí Do lợi thế về tài nguyên và thị trường, tỉ trọng của nó đạt mức 17-18% giá trị về tài nguyên và thị trường, tỉ trọng của nó đạt mức 17-18% giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ Các sản phẩm đa dạng chất lượng cao, không những phục vụ cho nhu cầu nội vùng, mà còn cho các
Trang 40SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 35
vùng khác và phục vụ xuất khẩu Một số sản phẩm do vùng này chế biến chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng của cả nước như: thuốc lá 74,5%, bia 48,9%, đường mía 24,4%, thủy sản 29,1% v.v
Công nghiệp dệt, da, may mặc là ngành thu hút nhiều lao động nhất Sản phẩm may
và hàng da của Đông Nam Bộ có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với thị trường xuất khẩu Có một số sản phẩm chiếm tỉ trọng khá lớn so với các vùng khác (như vải lụa )
Công nghiệp hóa chất trong vùng tương đối phát triển, chủ yếu là hóa tiêu dùng và phát triển nhất trong cả nước Nhiều sản phẩm công nghiệp hóa chất chiếm tỉ trọng lớn trong
cả nước như: sơn, pin, thuốc chữa bệnh
Ngành công nghiệp cơ khí - điện tử tuy có tỉ trọng không cao, nhưng đã thu hút 10% lực lượng lao động công nghiệp của vùng Đây là ngành thu hút nhiều lao động ở Đông Nam
Bộ Một số sản phẩm thuộc ngành cơ khí, điện tử có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh trên khắp cả nước và chiếm tỉ trọng lớn (như tivi lắp ráp, động cơ diesel, máy công cụ)
c Dịch vụ:
Dịch vụ là ngành kinh tế phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ Về đại thể, ngành dịch vụ đảm bảo không chỉ phục vụ cho nhân dân trong vùng, mà còn cả cho nhu cầu của thị trường Nam Bộ và một phần của cả nước
Nhìn chung, dịch vụ tuy chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ nhưng chưa tưng xứng với vai trò trung tâm, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của vùng và của khu vực Nam Bộ Nhiều ngành quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch v.v còn chiếm tỉ trọng thấp