Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lí:

Đông Nam Bộ bao gồm 7 tỉnh và 1 thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích 34.904,2 km2, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên của cả nước.

- Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long vùng có tiềm năng lớn về nông nghiệp: Lương thực, thực phẩm và cây ăn quả...

- Phía Đông và Đông Nam giáp biển, giàu tài nguyên: hải sản, dầu mỏ, khí đốt và là nơi duy nhất khai thác dầu mỏ của nước ta hiện nay.

- Phía Bắc tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tiềm năng lớn về cây công nghiệp, rừng, bô xít và thủy điện.

- Phía Tây tiếp giáp với Campuchia

Qua đó ta thấy vị trí địa lý của Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông và giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường sông, biển và hàng không.

3.1.2. Địa chất và địa hình:

ĐôngNam bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Xƣa kia nơi đây là đồng bằng do sông bồi đắp phù sa lên trên nền đá gốc sa diệp thạch Trung sinh đại của sụt võng Nam bộ. Trong kỷ Đệ tứ, khu vực phía đông của đồng bằng bị lôi cuốn vào vận động nâng lên của khu núi cực Nam trung bộ lên tới độ cao 100m, độ cao của các quả đồi thấp chạy ven dải đồng bằng duyên hải Việt Nam, trong khi đó phần còn lại bị sụt sâu xuống, hình thành một vịnh biển trong đó nổi lên một số đảo nhỏ. Đồng thời với vận động nâng lên ở sơn khối cực Nam Trung bộ và sơn khối Tây Campuchia, với sự sụt võng bù trừ giữa hai sơn khối đó, các hoạt động phun trào bazan cũng xảy ra dung nham bazan phủ lên trên lớp đất phù sa cổ tạo thành những vùng đất đồi gò

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 22 lƣợn sóng. Phía Nam của vùng có độ cao trung bình từ 20 - 200m, độ dốc phổ biến không quá 150, rải rác xuất hiện một số ngọn núi trẻ, độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600m. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sự tập trung hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải, cấp nước, cấp điện.

3.1.3. Khí hậu:

Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu nhƣ không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hóa sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa.

So với Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có lượng mưa tương đối dồi dào.

Lƣợng mƣa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000mm. Nhìn chung, đây là nơi có khí hậu tương đối điều hòa. Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai; không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế. Khí hậu như vậy thuận lợi cho cây trồng. Tuy nhiên do sự phân hóa mưa sâu sắc theo mùa nên mùa khô lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất gặp khó khăn.

3.1.4. Thủy văn:

Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba ở Việt Nam. Lưu vực sông bao trùm gần hết diện tích các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một phần Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và cả Bà Rịa Vũng Tàu.

Hàng năm lượng nước đổ ra biển khoảng 40,6 tỉ m3 trong đó phát sinh tại chỗ là 36,6 tỉ m3. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, tương ứng khoảng 183 tỉ m3. Trong vùng có hai hồ chứa nước lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích khoảng 3,6 tỉ m3. Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Như vậy tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỉ m3 đủ khả năng cung cấp nước cho vùng, kể cả cho phát triển công nghiệp.

Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng nằm sâu trong lòng đất (từ 50 - 200m), phân bố tập trung ở khu vực Biên Hòa - Long An và TP.HCM.

Tiềm năng thủy điện của vùng có tổng công suất khoảng 2.713 MW khả năng cung cấp điện hàng năm gần 10 tỉ KWh.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 23 3.1.5. Thổ nhưỡng:

Tổng quỹ đất tự nhiên của Đông Nam Bộ có 3.490,42 nghìn ha, đƣợc chia thành 12 nhóm. Quan trọng nhất là 3 nhóm đất có diện tích lớn và chất lƣợng tốt (đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ). Trong quỹ đất này, có khoảng 27,1% đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, 39,6% vào lâm nghiệp, 3,8% đất chuyên dùng, 2,8% đất thổ cƣ. Đất chƣa sử dụng còn khoảng 26,1%, trong đó diện tích có khả năng sử dụng trong nông nghiệp còn khá lớn. Trong tổng diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, mới huy động đƣợc khoảng 65 - 70%, trong đó 10% cho cây công nghiệp dài ngày. Nhìn chung, đất ở Đông Nam bộ phần lớn không thuận lợi cho sản xuất lương thực (nhất là lúa nước), mà chủ yếu thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Phần phía Đông của vùng thuận lợi cho xây dựng cơ bản và cho phát triển công nghiệp.

Phía Tây và Nam ít thuận lợi, đặc biệt trên các triền đất ngập mặn, khả năng chịu tải kém.

Nhìn chung so với cả nước, đây là vùng có mức độ sử dụng đất khá cao. Tỉ lệ đất chưa sử dụng chỉ còn 26,7% (trong khi đó cả nước là 42,98%). Tỉ lệ sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và thổ cư ở mức khá cao so với tỉ lệ chung của cả nước.

Điều đó nói lên trình độ phát triển khá mạnh và mức độ thu hút khá lớn tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống.

3.1.6. Sinh vật:

Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Thuận (hơn 434 nghìn ha), Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha), Ninh Thuận (154 nghìn ha).

Các tỉnh khác chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (6700 ha).

Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước (15,2 nghìn ha), Bình Thuận (14 nghìn ha), Bà Rịa Vũng Tàu (14,3 nghìn ha), các tỉnh khác có số rừng trồng ít hơn nhiều.

Rừng Đông Nam Bộ chủ yếu cung cấp gỗ dân dụng và củi đốt cho Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, nguyên liệu cho Liên hiệp Giấy Đồng Nai. Ở vùng này có một phần vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng. Do đó, việc giữ gìn vốn rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nó giúp cho vùng này không bị mất nước ở các hồ chứa giữ đƣợc

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 24 mực nước ngầm. Việc bảo vệ rừng có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

3.1.7. Khoáng sản:

Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn. Các mỏ lớn chủ yếu là khoáng sản không kim loại. Các mỏ nhiên liệu và kim loại thường là mỏ nhỏ. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa cả nước là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ m3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Dự kiến đến năm 2010 có thể khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn dầu (quy đổi).

Nguồn bô xít ở vùng cũng tương đối lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng nhƣ sét, gạch ngói, sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh...

Trừ nước khoáng chưa xác định chính xác được trữ lượng, nhìn chung, giá trị kinh tế của khoáng sản ở Đông Nam Bộ là đáng kể. Đây là tiềm năng trong lòng đất đã, đang và sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Trên đất liền, giá trị của các loại khoáng sản có thể đƣợc xếp thứ tự nhƣ sau:

+ Đá ốp lát chiếm tỉ trọng lớn nhất (67% tổng giá trị các loại khoáng sản), hiện đang được khai thác phục vụ việc xây dựng các công trình và đường sá ở trong vùng.

+ Sau đó là sét gạch ngói ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai). Các mỏ ở Bình Phước, Tây Ninh là các mỏ lớn có chất lượng tốt.

+ Tiếp theo là cát thủy tinh (3%), có giá trị về xuất khẩu. Mỏ cát thủy tinh Bình Châu ở Bà Rịa Vũng Tàu không những cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thủy tinh Biên Hòa, mà còn xuất khẩu với số lƣợng lớn.

+ Tiếp đến là cao lanh với trữ lƣợng xấp xỉ 130 triệu tấn, chất lƣợng tốt. Các mỏ cao lanh tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước và đang được khai thác cho công nghiệp sứ gốm. Tiếp đó là titan tập trung ở ven biển, điều kiện khai thác dễ dàng, có cảng Vũng Tàu Thành phố Hồ Chí Minh nên thuận lợi cho xuất khẩu. Kế đó là puzơlan, khoáng sản quan trọng trong công nghiệp sản xuất xi măng ở miền Nam. Nguyên liệu này rất cần cho nhà máy xi măng Hà Tiên.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 25 Cuối cùng là cuội sỏi với quy mô không lớn, nhƣng đang đƣợc khai thác mạnh mẽ để phục vụ việc xây dựng.

3.1.8. Thủy sản:

Đông Nam Bộ có tiềm năng thủy sản khá lớn gồm các nguồn lợi hải sản, thủy sản nước lợ và nước ngọt. Vùng này lại còn có bờ biển khá dài. Riêng đoạn bờ biển của bốn tỉnh miền Đông cũ khoảng 100 km, cộng thêm của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận 250 km, tạo nên bờ biển kéo dài từ vịnh Cam Ranh tới cửa Soài Rạp.

Vùng biển Ninh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta, có trữ lượng cá khoảng 690 - 704 nghìn tấn (chiếm 40% trữ lượng của vùng biển phía Nam). Khả năng khai thác 400 nghìn tấn. Những năm gần đây chỉ mới khai thác khoảng 200 nghìn tấn. Hệ thống vũng, vịnh, đảo nhỏ ven bờ thuận tiện cho việc tránh gió và là cơ sở hậu phương cho khai thác thủy sản. Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản khoảng 11,7 nghìn ha.

3.1.9. Du lịch:

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lí tưởng của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu còn là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch. Trong tương lai, việc phát triển du lịch, công nghiệp và các ngành du lịch khai thác dầu khí.... sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cả sự phân hóa lãnh thổ của Đông Nam Bộ. Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)