Đặc điểm về mặt chuyển biến

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ

5.1.4. Đặc điểm về mặt chuyển biến

1. Chuyển biến về mặt nội dung:

 Chuyển biến trong nội bộ một loại địa danh:

+ Địa danh hành chính: Trong quá trình sử dụng địa danh hành chính có thể chỉ nhiều đơn vị hành chính khác nhau: chẳng hạn nhƣ 1698 địa danh Tân Bình là huyện đến 1807 đổi thành phủ, đến ngày 11/5/1894 đổi thành Tỉnh, đến 1955 đổi thành Quận.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 60 + Địa danh chỉ địa hình: Gành Hào (CG- TP. HCM) vốn là tên của một cái gành, ở gần đó có hai con rạch nên cũng đƣợc lấy tên là rạch Gành Hào Lớn, rạch Gành Hào Bé...

+ Trong địa danh chỉ vùng: vùng Bàn Cờ ban đầu chỉ cả vùng vườn Chuối và bàn Cờ nhưng hiện nay không còn chỉ vùng vườn chuối nữa.

+ Trong địa danh chỉ công trình xây dựng: Ông Lãnh là tên một chiếc cầu ở quận 1 về sau trở thành tên một cái chợ (chợ Cầu Ông Lãnh).

Địa danh này chuyển sang loại địa danh kia:

+ Địa danh hành chính chuyển sang các loại địa danh khác. Hiện tượng này khá phổ biến ở giai đoạn sau của quá trình hình thành hệ thống địa danh ở một vùng.

- Địa danh hành chính chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: quận Thủ Đức chuyển sang chợ Thủ Đức; Tỉnh Tây Ninh chuyển sang thị xã Tây Ninh; quận Tân Bình chuyển sang chợ Tân Bình; Tỉnh Đồng Nai chuyển sang cầu Đồng Nai...

- Địa danh hành chính chuyển sang địa danh vùng: thôn Tân Định (1807) chuyển sang vùng Tân Định; thôn Bình Hòa chuyển sang vùng Bình Hòa...

- Địa danh hành chính chuyển sang địa danh chỉ địa hình: tỉnh Tây Ninh chuyển sang kinh Tây Ninh 1, Tây Ninh 2,...

+ Địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển sang loại địa danh khác:

- Tên công trình xây dựng chuyển thành tên địa hình: cầu An Hạ chuyển sang rạch Cầu An Hạ; cầu Diễn chuyển sang rạch Cầu Diễn (BD); cầu Bông chuyển sang rạch Cầu Bông...

- Tên công trình xây dựng chuyển sang tên vùng: cầu Tre chuyển sang vùng cầu Tre;

cầu Đồng Nai chuyển sang vùng Cầu Đồng Nai (ĐN); ngã năm Chuồng Chó chuyển sang khu Ngã Năm Chuồng Chó,....

+ Địa danh chỉ địa hình chuyển sang các loại khác: hiện tƣợng này rất phổ biến ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành địa danh của một vùng.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 61 - Tên địa hình thành tên công trình xây dựng: sông Sài Gòn chuyển thành cầu Sài Gòn; sông Đồng Nai chuyển thành cầu Đồng Nai;

- Tên địa hình thành địa danh hành chính: sông Đồng Nai chuyển thành tỉnh Đồng Nai; gò Vấp (tên gò) chuyển thành quận Gò Vấp; rạch Bến Nghé chuyển thành phường Bến Nghé.

- Tên địa hình thành địa danh vùng: bƣng Sáu Xã chuyển thành vùng Bƣng Sáu Xã;

bàu Sen chuyên thành vùng Bàu Sen, giồng Ông Tố chuyển thành vùng Giồng Ông Tố,...

+ Địa danh vùng chuyển sang các loại địa danh khác:

- Tên vùng thành tên công trình xây dựng nhƣ vùng Bảy Hiền thành ngã Tƣ Bảy Hiển, vùng Thanh Điền (TN) thành cầu Thanh Điền.

- Tên vùng thành địa danh hàng chính: vùng Bàu Sen thành xã Bàu Sen (Long Khánh - ĐN), vùng Bến Củi thành xã Bến Củi (Dương Minh Châu - TN), vùng Bưng Riềng thành xã Bƣng Riềng (Xuyên Mộc - VT).

- Tên vùng thành tên địa hình: vùng Bà Lua thành sông Bà Lua (BD), vùng Bến Lức thành sông Bến Lức (TP. HCM).

Địa danh chuyển thành vật danh:

Sài Gòn chuyển thành báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Phụ Nữ Sài Gòn; xóm Nước Đen chuyển thành phim Xóm Nước Đen.

2. Chuyển biến về mặt hình thức:

Có hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ gây ra đặc điểm này.

 Hệ thống phương ngữ ĐNB. Có một số đặc điểm như phát âm lẫn lộn một nửa số phụ âm đầu, 3/4 số vần, 1/3 số thanh của tiếng việt chuẩn. Do đó ở ĐNB có khá nhiều địa danh bị phát âm chệch chuẩn nến dẫn đến việc ghi chép cũng không chính xác: hàng Sanh viết sai thành hàng Xanh (Sanh là loại cây lớn nhánh có tua, thuộc loại cây da nhƣng lá nhỏ).

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 62

 Đồng thời 1/3 lịch sử của ĐNB gắn liền với người Pháp. Trong thời gian đó có rất nhiều sách báo, văn thư, bản đồ do người Pháp in ấn nhưng do họ ghi chép theo cách phát âm chệch chuẩn của người địa phương hoặc do vốn tiếng Việt của họ ít ỏi, nên khi viết họ bỏ dấu chữ và dấu câu. Vì vậy khá nhiều địa danh bị sai lạc và còn ảnh hưởng đến ngày hôm nay cũng nhƣ mai sau.

 Bên cạnh đó địa danh còn chịu tác động của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa của tiếng Việt chẳng hạn nhƣ kênh Cổ Hủ thành kênh Tàu Hủ, bến Lứt thành bến Lức (ranh giới giữa Long An và Tp. HCM). Ngoài ra, còn do tục kiêng húy của người xưa: Tân Cảnh thành Tân Kiểng (cảnh tên hoàng tử con trai vua Gia Long).

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)