Đặc điểm môi trường nhân văn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 30 - 43)

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

3.2. Đặc điểm môi trường nhân văn

- Đến năm 1997, dân số ở Đông Nam Bộ là 11,4 triệu người, tỉ suất tăng tự nhiên khoảng 2,1%. Song ở vùng này, có sự gia tăng cơ học cao. Đó là do sức hút đối với dòng nhập cƣ tới các đô thị nói riêng và của cả vùng nói chung. Nhờ có tiềm năng to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là trong những năm gần đây, Đông Nam Bộ trở thành vùng có sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với Nam Bộ, mà cả với các vùng khác. Gia tăng cơ học diễn biến phức tạp và

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 26 theo chiều hướng ngày càng tăng. Chỉ riêng trong 2 năm 1992 và 1993, tăng cơ học của toàn vùng từ 0,61% lên 0,74%, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh từ 1,06% (1992) lên 1,75% (1993). Có thể thực tế biến động cơ học còn lớn hơn nữa, bởi số cƣ trú không có hộ khẩu khá đông (chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh con số này khoảng 80 vạn). Do đó, mức tăng cơ học hàng năm bình quân có thể khoảng 2 - 2,4%.

Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ. Tỉ lệ dân số dưới và trên độ tuổi lao động thấp hơn so với cả nước, còn tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hơn.

Cơ cấu dân số theo 3 nhóm tuổi ở Đông Nam Bộ năm 1997

Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1. Tổng số 100 100 100

-Từ 0-14 tuổi 37.1 33.4 37.3

- Từ 15 - 59 tuổi 55.6 57.4 55.1

- Từ 60 tuổi trở lên 6.3 9.2 7.6

2. Tỉ lệ phụ thuộc 0.76 0.74 0.81

Tỉ lệ nữ là 51,98%, cao hơn mức trung bình của toàn quốc (51,48%). Tỉ lệ này đặc biệt cao ở Thành phố Hồ Chí Minh (53,21%), các tỉnh còn lại dao động ở mức 50,4% - 52%.

Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 6 tuổi trở lên ở Đông Nam Bộ là 88,82%, trong đó các địa phương có tỉ lệ này cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu (93,77%). Thành phố Hồ Chí Minh (90,1%)...

3.2.2. Sự phân bố dân cƣ và quá trình đô thị hóa:

Mật độ dân số của Đông Nam bộ là 327 người/km2, song dân cư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh và thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về mật độ (2.334 người/km2). Tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu (359 người/km2) Đồng Nai (320 người/km2), Bình Dương (234 người/km2), Tây Ninh (228 người/km2), Ninh Thuận (139 người/km2), Bình Thuận (116 người/km2) Bình Phước (78 người/km2). Có thể thấy rằng, dân số tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng ven biển và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 27 Đông Nam Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa tương đối cao. Năm 1997, tính chung cả nước, dân số thành thị là 20,5%. Trong khi ở các vùng khác, con số này dao động ở mức trên dưới 20% (như vùng núi và trung du Bắc bộ 13,5%; đồng bằng sông Hồng 18,1%; Bắc Trung bộ 12%; duyên hải miền Trung 24%; Tây Nguyên 19,2%; đồng bằng sông Cửu Long 15,5%) thì Đông Nam Bộ lên tới 43,7%. Hiện nay, riêng ở 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉ lệ nhân khẩu đô thị đạt trên 51% với tốc độ gia tăng là 4 - 6%/năm. Trong những năm tới, không gian đô thị sẽ gắn liền với các khu công nghiệp và đƣợc mở rộng ra các huyện ngoại thành về phía Nam và phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra sẽ mở rộng thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu; tiến hành nâng cấp thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Bà Rịa, thị xã Xuân Lộc thành những thành phố cỡ từ 10 - 25 vạn dân; xây dựng thành phố Mỹ Xuân gắn với các khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp điện chạy bằng khí cỡ 50 vạn dân; nâng cấp tất cả các thị trấn hiện nay và xây dựng các điểm đô thị mới. Nhƣ vậy, quy mô và mật độ dân số đô thị của vùng sẽ tăng nhanh trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

3.2.3. Lao động và việc làm:

Lực lƣợng lao động tại chỗ khá dồi dào. Mặt khác, số lao động lại có kỹ thuật, nhạy bén với những tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính năng động cao với nền sản xuất hàng hóa và đã quen với việc kinh doanh trên thị trường. Đây là tiềm năng quý giá để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực của Đông Nam Bộ.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất:

Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Đông Nam Bộ tương đối tốt, thuận lợi cho quá trình phân công lại lao động theo lãnh thổ. Ba cực phát triển chính của vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu.

Đến năm 1999, hệ thống đô thị của vùng với 4 thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Phan Thiết (mới đƣợc nâng lên thành phố tháng 10/1999); 4 thị xã là Phan Rang - Tháp Chàm, Tây Ninh, Thủ Dầu Một Bà Rịa và 41 thị trấn.

Thành phố Hồ Chí Minh với số dân 4,9 triệu người, mật độ 1.388 người/km2 (1997) là thành phố lớn nhất cả nước. Hàng năm, thành phố tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp đứng đầu toàn quốc. Cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho việc tổ chức các mối liên hệ kinh tế - xã hội (bao gồm cảng, sân bay,

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 28 mạng lưới đường sá, thông tin liên lạc vào loại tốt nhất trong cả nước) và đã gắn kết các khu công nghiệp với nhau. Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa có điều kiện cùng chung sử dụng kết cấu hạ tầng, quan hệ nguyên liệu, kỹ thuật, thị trường như một lãnh thổ công nghiệp thống nhất.

Ở đây sẽ hình thành và phát triển một số khu công nghiệp (KCN) tại khu vực ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè theo hướng vừa phát triển các ngành công nghiệp vừa từng bước chuyển các nhà máy độc hại, chiếm nhiều diện tích, sử dụng nhiều vật tƣ từ các quận nội thành ra bên ngoài. Việc phát triển các KCN gắn liền với - việc hình thành các điểm dân cư đô thị mới trong tương lai như: KCN Hiệp Phước - Nhà Bè với đô thị Phú Xuân - Mương Chuối (100.000 người diện tích xây dựng 1.500 ha); KCN Phú Mỹ - Nhà Bè với đô thị Cầu Xăng (50.000 người, diện tích xây dựng 800 ha); KCN Tân Tạo - Bình Chánh với khu đô thị - thị trấn An Lạc; KCN Tân Phú Trung - Củ Chi với khu đô thị Nhị Xuân (120.000 người, diện tích xây dựng 1.500 ha); KCN Tây Bắc với thị trấn Củ Chi (dân số thị trấn Củ Chi sẽ lên 100.000 người); KCN Tân Quy - Củ Chi gắn với đô thị mới Tân Quý (16.000 người); KCN Tân Thới Hiệp - Hóc Môn với đô thị Tân Phú Hiệp -Thanh Lộc - An Phú Đông (120.000 người, diện tích xây dựng 2000 ha); KCN Cát Lái - Thủ Đức với đô thị mới Bình Trƣng - Phú Hữu; KCN Bắc Thủ Đức với đô thị Linh Trung - Linh Xuân; KCN kỹ thuật cao với đô thị mới - Nam Xa Lộ Hà Nội v.v...

Thành phố và KCN Biên Hòa là đầu mối giao thông trên bộ của Đông Nam Bộ. Ở đây có KCN Biên Hòa và một số cụm công nghiệp khác. Biên Hòa có lợi thế về đất xây dựng và hậu phương nông nghiệp, lại phong phú về nguyên liệu công nghiệp. Nơi đây còn có sân bay quân sự với 2 đường băng tương đối hiện đại, trong tương lai có thể khôi phục, nâng cấp thành sân bay quốc tế (quốc phòng và dân dụng).

Ngoài thành phố Biên Hòa, trên trục quốc lộ 51, thị trấn Trảng Bom (huyện Thống Nhất) sẽ gắn với KCN Hố Nai, KCN Sông Mây. Dự báo dân số của đô thị này sẽ lên tới 200.000 người vào năm 2010.

Gia Rây và Xuân Lộc là 2 đô thị nằm giữa vùng nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến nhƣ cao su, cà phê, điều, mía... Số dân của hai đô thị này có thể lên tới 100.000 - 120.000 người.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 29 Dọc theo tuyến hành lang đường 51, trong tương lai sẽ phát triển hàng loạt các KCN kéo theo nó là các đô thị mới:

- KCN Tam Phước (Sông Buông) sẽ gắn với đô thị mới ở phía Nam KCN. Hiện tại nơi đây còn là khu vực trống, nhưng trong tương lai dân số có thể lên tới 50.000 - 70.000 người.

- KCN An Phước sẽ kết hợp với thị trấn Long Thành và khu đô thị mới Tam Phước (Sông Buông). Dự báo dân số đô thị Long Thành khoảng 100.000 người.

- Thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) nằm ở giao điểm của hai hành lang (hành lang đường 51 nối Biên Hòa với Vũng Tàu và hành lang Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu). Thành phố này dự kiến sẽ là thành phố phức hợp công nghiệp, nghiên cứu công nghệ đào tạo du lịch thương mại. Nơi đây tập trung chủ yếu là công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, cơ khí, công nghiệp kỹ thuật cao, dệt, nhuộm, điện, điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp... Tại đây cũng dự kiến bố trí một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ gắn liền với hoạt động công nghiệp có kỹ thuật cao.

- Thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu là điểm sôi động của hoạt động dịch vụ khai thác dầu khí và đặc biệt là du lịch của vùng và cả Nam bộ. Nơi đây còn có lợi thế là vùng đất nối liền đƣợc nối tiếp với thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền trên biển rộng lớn, phong phú về tài nguyên khoáng sản, thủy sản và thuận lợi về giao thông hàng hải quốc tế. Bà Rịa Vũng Tàu còn có khoảng 150 km bờ biển cùng với vịnh Gềnh Rái và sông Thị Vải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển nước sâu và phát triển dịch vụ hàng hải.

- Thị xã Thủ Dầu Một đƣợc nâng cấp trở thành thành phố quy mô 300 -350 nghìn dân, gắn với nhiều KCN tập trung ở Bình Dương. Thành phố này có tác dụng giảm bớt áp lực tập trung dân số quá lớn vào Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ sở hậu cần phục vụ dân cƣ và lao động làm việc tại KCN ở Nam Sông Bé.

- Thị xã Đồng Xoài của Bình Phước nằm ở giao điểm giữa quốc lộ 14 từ Tây Nguyên xuống với quốc lộ 13 về Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, từ giao điểm này sẽ xây dựng con đường mới; chạy dọc biên giới với Campuchia qua Tây Ninh và kéo dài đến An Giang, Kiên Giang. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và an ninh

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 30 quốc phòng. Ngoài ra sẽ hình thành nhiều đô thị quy mô dân số khoảng 5-10 vạn người như:

các thị xã Bình Long, Lộc Ninh, các thị trấn Lái Thiêu, Lai Khê, Bến Cát, thị trấn Dĩ An, Búng, Hóa An, Bình An... gắn với việc phát triển các KCN ở khu vực này.

- Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Thuận, cửa ngõ ra biển gần nhất của Nam Tây Nguyên. Thị xã có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, là vùng trồng nho tập trung lớn nhất ở nước ta. Trong tương lai, khu vực đô thị dọc quốc lộ 27 sẽ gắn Phan Rang -Tháp Chàm với Đà Lạt và các điểm Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Sơn, An Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.

- Nằm ở cực Nam Trung bộ, thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bình Thuận, đồng thời cũng là cửa ngõ của Nam Tây Nguyên thông qua quốc lộ 28 (đường tỉnh lộ 724 và đường liên tỉnh 8 cũ), con đường chiến lược nối 3 quốc lộ 1; 20 và 14; nối Phan Thiết và Di Linh, Bảo Lộc. Thành phố Phan Thiết là một trong những trung tâm khai thác, chế biến hải sản lớn của nước ta. Cùng với các điểm đô thị Tân Thuận, Hàm Thuận, Mũi Né, Hàm Nhơn, Hàm Thuận Bắc; khu vực này sẽ hình thành cụm đô thị có quan hệ mật thiết với nhau.

- Thị xã Tây Ninh ở phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và trên đường qua cửa khẩu Xa Mát giao điểm giữa quốc lộ 13 và 22, là đô thị trong vành đai của Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 100 km). Trong tương lai, thị xã Tây Ninh cùng với Bến cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hòa Thành, Tân Biên tạo thành cụm đô thị quan trọng nối Đông Nam Bộ với Campuchia.

- Tương tự như Tây Ninh, chuỗi đô thị Chơn Thành - Bình Long - Lộc Ninh có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Campuchia ở phía Bắc, cũng nhƣ có ý nghĩa chiến lƣợc về kinh tế và quốc phòng. Các ngành công nghiệp ở cụm đô thị này chủ yếu là công nghiệp chế biến.

Đông Nam bộ có hệ thống giao thông khá thuận lợi so với các vùng khác và dễ dàng giao lưu trong nội vùng cũng như liên vùng và quốc tế.

Hệ thống giao thông này bao gồm tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không cùng với các bến xe, bến tàu, ga xe lửa

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 31 sân bay, tạo thành mạng lưới quy tụ tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm của vùng. Đây là tiền đề để tạo nên sự giao lưu trong vùng, liên vùng và quốc tế.

Mạng lưới đường bộ của Đồng Nam Bộ với tổng chiều dài 11.286 km, trong đó có 1.606 km quốc lộ, 1.127 km tỉnh lộ, 4.185 km đường liên xã và 817 km đường đô thị. Trong vùng có nhiều đầu mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Quan trọng nhất là quốc lộ 1, quốc lộ 22 đi Campuchia; quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên và qua Lào, quốc lộ 20 đi Đà Lạt; quốc lộ 51 nối liền Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Gò Công, Mỹ Tho và nối liền với đồng bằng sông Cửu Long.

Trong vùng chỉ có 2 tuyến đường sắt, quy tụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài chỉ chiếm 10% tổng chiều dài đường sắt của cả nước.

Tuyến đường sắt Thống Nhất, chạy song song với đường số 1 là tuyến đường quan trọng nhất trong hệ thống vận tải theo hướng Bắc - Nam của vùng. Nó có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và quốc phòng trong mối liên hệ liên vùng (đã có).

Tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh song song với đường 13 để đến Lộc Ninh, nối trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng với khu vực trồng cao su quan trọng của Đông Nam Bộ (tương lai).

Trong vùng có nhiều cảng. Cảng Sài Gòn nằm giữa Thành phố Hồ Chí Minh gồm một hệ thống bến cảng, dọc sông Sài Gòn trên hợp điểm giao thông quan trọng của vùng. Đồng thời đây cũng là hợp điểm quan trọng nhất của phần Nam bán đảo Đông Dương để ra biển.

Cảng đƣợc hình thành cách đây ba thế kỉ với tên Bến Nghé. Nhờ vị trí thuận lợi, nó đã trở thành thương cảng lớn nhất không chỉ của nước ta, mà của cả Đông Dương, ở đây có nhiều bến cảng thương mại (cũ và mới), cảng dầu cảng cá và cả cảng quân sự. Đồng thời, đây cũng là đầu mối cảng sông quan trọng trong hệ thống đường sông Đồng Nai và Cửu Long.

Các bến cảng có nhiều phương tiện thuận lợi để bốc, dỡ hàng, kho chứa, kể cả kho chứa dầu Nhà Bè, bể chứa và đường ống dẫn. Cạnh bến cảng còn có ụ tàu và nhà máy sửa chữa tàu biển.

Cảng nằm trên điểm hội tụ của đường sông, đường sắt, đường ôtô đường ống. Có ba đường vào cảng: sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp và sông Sài Gòn. Lạch sông nào cũng có khả năng cho các tàu trọng tải 3 - 4 vạn tấn cập bến.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 32 Từ cảng này, hàng xuất là nông, lâm, hải sản, khoáng vật liệu và cả sản phẩm công nghiệp; còn hàng nhập là nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị máy móc, một số hàng công nghiệp, phân bón.

Từ đây, có nhiều tuyến đường biển nối với các vùng khác trong nước như Sài Gòn - Bến Thủy, Sài Gòn - Cần Thơ, Sài Gòn - Rạch Giá, Sài Gòn - Hà Tiên và quan trọng nhất là Sài Gòn - Hải Phòng.

Cảng Sài Gòn cũng là một trong những cảng ở nước ta có nhiều mối liên hệ kinh tế với nước ngoài thông qua các tuyến đường biển quốc tế: Sài Gòn -Hong Kong (930 hải lý), Sài Gòn - Singapore, Sài Gòn - Băng Cốc, Sài Gòn - Côngpông Chàm, Sài Gòn - Tokyo.v.v..

Cảng Sài Gòn có năng lực thiết kế 10 triệu tấn năm (hiện đã khai thác hết công suất), tiếp nhận được tàu có trọng tải 15.000 - 20.000 tấn. Từ cảng Sài Gòn bằng đường sông, tàu, xà lan 200 - 1000 tấn có thể đi đến hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và sang tới Phnôm Pênh.

Hệ thống cảng Vũng Tàu gồm cảng dịch vụ dầu khí và cảng hàng hóa. Năng lực thiết kế 1 triệu tấn/năm (hiện khai thác đƣợc 0,5 triệu tấn/năm), có khả năng tiếp nhận tàu 15.000 tấn.

Hệ thống cảng sông ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa có năng lực khoảng 1 triệu tấn/năm. Cùng với hệ thống cảng, ở đây còn có đội tàu viễn dương gồm 33 tàu với tổng trọng tải 177.600 DWT.

Ngành hàng không trong vùng chỉ mới phát triển sau thế chiến thứ hai. Trước thế chiến thứ hai mới có một số ít máy bay đi lại giữa Pháp và Sài Gòn, giữa Sài Gòn và Hà Nội.

Đến những năm 60 của thế kỉ XX, do nhu cầu mở rộng chiến tranh, Mỹ ngụy đã mở rộng các sân bay cũ và xây dựng thêm một số sân bay mới. Trong số này có các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Trà Nóc, mà các loại máy bay hạng nặng có thể cất và hạ cánh đƣợc.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta tiến hành khôi phục và phát triển hệ thống giao thông hàng không, nhằm tạo mối liên hệ kinh tế giữa Đông Nam Bộ với các vùng trong nước và quốc tế. Một số tuyến bay quốc tế đã được khôi phục và một số tuyến mới đã được khai trương để mở rộng hơn quan hệ với thế giới bên ngoài.

Trước đây, sân bay Tân Sơn Nhất một trong ba sân bay chiến lược của ngụy quyền ở miền Nam. Sân bay có đường băng với thiết bị hiện đại.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)