CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ
5.1.3. Đặc điểm về mặt phản ánh hiện thức
a. Đặc điểm chung:
Những địa danh có nguồn gốc dân gian:
Thường phản ánh rất đậm nét bản chất dân tộc, bản chất văn hóa, truyền thống lịch sử và đặc điểm địa lý của Đông Nam bộ. phần lớn những địa danh có nguồn gốc dân gian là những địa danh chỉ địa hình thiên nhiên (Sông - núi - đồi - gò - xẻo - giồng...) và chỉ các vùng lãnh thổ nhƣ xóm -làng (Xóm củi, xóm Chỉ, làng Gốm, làng Sơn mài - BD). Chúng hầu hết là từ thuần Việt, vốn là tên người, cây cỏ, cầm thú, các địa hình thiên nhiên, công trinh xây dựng: chợ Bà Chiểu, kênh Tàu Hủ, rạch Cá Rô, rạch Cầu Bông, rạch Cá Cúm...
Những địa danh do Chính quyền đặt tên:
Thường ít phản ánh hiện thực của vùng Đông Nam Bộ hơn so với những địa danh có nguồn gốc dân gian. Loại địa danh này chủ yếu là địa danh hành chính và tên đường phố (nhiều nhất ở tp.HCM). Các địa danh hành chính cũ phần lớn là từ Hán Việt, các địa danh hành chính mới chủ yếu là số thứ tự, các số thứ tự hầu nhƣ không phản ánh tính hiện thực:
Phường 1, quận 5, ấp 1, ấp 2... số từ Hán Việt ít ỏi và thường là những từ mang ý nghĩa tốt đẹp, giàu có, yên vui: quận Tân Bình (TP. HCM), xã Lộc An (Tân Thành -Vũng Tàu), thị trấn Tân Phú (Tân Phú - ĐN), xã Phú Mỹ (Thị xã Thủ Dầu Một - BD)
Tên đường phố thường lấy tên các danh nhân hay các sự kiện lịch sử. Tên danh nhân và sự kiện lịch sử có hai loại:
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 56 + Loại gắn bó với cả dân tộc Việt Nam như: đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trƣng, Cách Mạng Tháng 8,... không phản ánh tính hiện thực của ĐNB.
+ Loại gắn bó với ĐNB: đường Trần Phú, Nguyễn Văn Trỗi (TP. HCNM), đường 30/4 (Đ), loại này không phản ánh tính hiện thực của địa danh nhƣng lại mang tính chất hiện thực của ĐNB.
b. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Đông Nam Bộ:
Về mặt lịch sử: địa danh ĐNB đã lưu giữ hàng ngàn tên người hàng trăm tên các biến cố lịch sử và đơn vị hành chính cũ.
+ Về tên người: Có hơn 1.000 địa danh phần lớn là tên của những người đã sống trên vùng đất ĐNB. Riêng địa danh mang từ tố ông ở đầu có 188 địa danh (nhƣ ông Thìn, Tạ - TP.
HCM, ông Kèo - ĐN,...). địa danh mang từ tố bà ở đằng trước có đến 214 địa danh (như Bà Chiểu, Bà Chín - TP. HCM, Bà Tìm - VT, Bà Vinh - TN....) và địa danh mang từ tố thị cũng có 28 địa danh (sông Thị Tính - BD, cầu Thị Nghè - TP. HCM,...). Còn lại là tên các anh hùng, các liệt sĩ dân tộc, các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học... tên các danh nhân này hầu hết được dùng để đặt tên đường phố, tên cầu. Tên danh nhân có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm gắn liền với cả lịch sử dân tộc Việt Nam như Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Hùng Vương...
Nhóm gắn liền với lịch sử ĐNB, nhóm này có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ.
- Tên các nho sĩ sinh hoạt văn hóa: đường Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhâm Tịnh, Lê Quang Định,...
- Tên các nho sĩ yêu nước: đường Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa,...
- Tên các nhà nho anh hùng: đường Nguyễn Trung Trực, Trương Định,...
- Tên các liệt sĩ và anh hùng cách mạng thời chống Pháp: Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành), Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng,...
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 57 - Tên các liệt sĩ anh hùng cách mang thời chống Mỹ: đường Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Ngọc Thạch, CV Lê Thị Riêng, Lê Anh Xuân,...
- Tên các danh nhân hoạt động ở nhiều lĩnh vực: đường Huỳnh Tịnh Của, Yersin, Calmette, Đông Hồ, Hồ Bửu Chánh, Trần Tuấn Khải,... → Như vậy tên đường phố đã trở thành những tấm bia sống động về các nhân vật lịch sử địa phương, dân tộc. Để nhắc nhở chúng ta là những thế hệ con cháu tiếp nối cha anh hãy nhớ rằng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
để có được nền hòa bình độc lập như ngày hôm nay, thì trước đó ông cha chúng ta đã phải hy sinh cả tuổi thanh xuân và tính mạng của mình.
+ Về các biến cố lịch sử: tên các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng đã phản ánh những chiến công oai hùng của cả dân tộc: đường Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng 8, 30/4, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi,...
+ Về các đơn vị hành chính cũ: địa danh ĐNB đã lưu giữ khá nhiều tên các đơn vị hành chính cũ như đường An Bình, Hòa Hưng, Tân Hóa, Tân Khai, Cầu An Lộc, An Lạc, Quới Đước,...
Về mặt khảo cổ học: Một số địa danh ở ĐNB có thể giúp các nhà khảo cổ học xác định đƣợc các địa chỉ có chứa đựng nhiều di chỉ của các nền văn minh cổ nhƣ Óc Eo, Sa Huỳnh: đường Bờ Lũy (TB), Lũy Trảo Trảo (TĐ), giồng ông Tố, mộ Hàng Gòn (VT), giồng Trôm (CG).
Về mặt địa lý: địa danh cũng cho ta biết đƣợc đặc điểm tự nhiên của miền ĐNB:
khí hậu, địa hình, thủy văn, sinh vật, thổ nhƣỡng.
- Về địa hình: qua địa danh ta thấy đƣợc ĐNB có 4 địa hình cơ bản:
* Núi - đồi: có nhiều ở NT - BT - ĐN - BD - BP - TN - VT. Loại địa hình này có độ cao từ 25 m trở lên. Ở VT có núi Đất (103m), núi Dinh (387m), ở ĐN có Đồi 57 (57m).
* Đồi - gò lƣợn sóng: có độ cao trung bình từ 10 tới 25m, dạng địa hình nay có nhiều ở TP. HCM - VT - NT - BT: đồi Bà Hiện (TĐ - TP. HCM), đồi Xã Di (TĐ - TP. HCM), Ông Cầu (CC -TP. HCM), đồi Đất Đỏ (VT),...
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 58
* Dạng địa hình đồng bằng: có độ cao từ 5 tới 10m có nhiều ở Hoóc Môn và các quận nội thành TP. HCM.
* Dạng địa hình đất thấp: có độ cao dưới 1m có nhiều ở BC - NB - CG (TP. HCM) và các vùng gần biển của các tỉnh NT - BT - VT → sự chênh lệch về độ cao đƣợc phản ánh khá rõ trong địa danh: ở vùng địa hình cao có nhiều sông suối, núi đồi: suối Đá Bàn, Bé, sông Đồng Nai, núi Asai, núi Bà Đen... ở TP. HCM có nhiều Bàu, Gò, Giồng: bàu Năn, giồng Trôm, gò Dƣa,.... Nhƣ vậy địa hình ĐNB có sự cao dần từ Tây Nam đến Đông Bắc.
- Về thủy văn: địa danh ĐNB cho ta biết nhiều đặc điểm về sinh hoạt của sông ngòi, kênh rạch...: Vàm nước lên, rạch nước lớn, sông bé, rạch nước trong, gò phèn, đồng chua,...
- Về sinh vật và khí hậu: địa danh cho ta biết nhiều loại cây cỏ mọc ở miền ĐNB:
sông Dừa, rạch Tre, láng Le, rạch Lúa. Từ các địa danh mang tên cây cỏ chúng ta có thể biết đƣợc khí hậu của miền ĐNB là khí hậu nhiệt đới mang tính chất xích đạo (dừa, lúa là hai loại cây trồng của miền khí hậu nhiệt đới).
Về kinh tế: địa danh cũng phản ánh nhiều ngành nghề sản xuất từ xƣa đến nay của ĐNB.
- Về mặt trồng trọt: các địa danh sau đây nói rõ vị trí của nhƣng nơi gieo trồng ngày xưa cũng như ngày nay: xóm Kiệu, xóm Củ Cải (Q.1), vườn Bầu, vườn Chuối (Q.3), vườn Rau, vườn Mít, vườn Nhãn (PN), vườn cây Lái Thiêu (BD).
- Một số địa danh khác cho ta biết vị trí của những nơi chăn nuôi: sở Cọp, sở thú, khu chuồng Bò (Q.3), ngã năm chuồng Chó (GV), khu ao cá (GV).
- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: xóm lò Heo (Q.1), chợ Lò Rèn (Q.5), lò Gạch, Gốm (Q.6), làng Gốm Sứ, làng Sơn Mài (BD), lò Đường (TN).
- Về thương nghiệp: hàng loạt tên chợ và tên cầu gọi theo tên các sản phẩm được buôn bán ở đó: chợ Vải (Q.1), chợ Gạo (Q.6), chợ Cá (VT), cầu Muối, cầu Mận (Q.1), bến Củi (TN).
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 59
Về mặt dân tộc học: có những địa danh cho ta biết ít nhiều về cƣ dân, tín ngƣỡng và tâm lý của các dân tộc sống trên địa bàn ĐNB.
- Về mặt dân cƣ: các địa danh gốc Khơ Me, Pháp, Chăm và các dân tộc khác cho ta biết trước đây hoặc hiện tại các dân tộc này đã từng sống hoặc đang cư trú ở đây: Cần Giờ, Soài Rạp, Nancy, La-Cai, Phan Rang, Phan Rí, núi Bà Đen, Bà Rá (Truyền thuyết về dân tộc Khơ-me), núi Asai, B'Đamu đây là những địa danh có nguồn gốc của các dân tộc ở Tây Nguyên di cƣ xuống vùng ĐNB (Cơ Ho, Giarai...).
- Về mặt Tôn giáo: nhiều địa danh phản anh rõ nét tín ngƣỡng của các dân tộc ở ĐNB.
Tại đây có 165 địa danh tôn giáo; trong đó địa danh mang yếu tố chùa chiếm hơn 50% (đạo Phật), nhà thờ chiếm 20% còn lại là đình, miếu, am,...
- Về mặt tâm lý: địa danh cho ta biết được phong tục tập quán của người dân Nam bộ nói chung và ĐNB nói riêng. Thường đặt tên người bằng số thứ tự: rạch Bà ba, cầu Ông Bốn, cống Tư Định, xóm Sáu học, ngã Tư Bảy Hiền, cầu Mười Lến,... Một đặc điểm nổi bật là người ĐNB thích dùng tên người, cây cỏ và cầm thú đặt tên cho địa danh. Riêng tên đường phố có tới 73% là tên người và khoảng 200 địa danh là tên cây cỏ và cầm thú...
- Về mặt kiến trúc: địa danh ĐNB cho chúng ta biết nhiều tên, vị trí, số lƣợng các công trình xây dựng ở ĐNB từ xƣa đến nay: chợ Bến Thành, ngã Tƣ Bồn Kèn (Q.1 - TP.
HCM), chùa Cổ Phụng Hiệp (ĐN), tòa Thánh Tây Ninh, mộ cổ Hàng Gòn (VT). => Với khả năng phản ánh hiện thực cao nhƣ vậy địa danh ĐNB thật xứng đáng là những tấm bia lịch sử, những trang sách địa lý.