CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI NGUỒN GỐC PHÁT SINH ĐỊA DANH
4.3. Nguồn gốc phát sinh địa danh
Với mong muốn mọi điều tốt đẹp đến cho mọi người, nên khi khai phá một vùng đất mới hoặc thành lập một đơn vị hành chính người ta thường ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên cho nó. Cách này thường dùng để đặt tên các đơn vị hành chính nhất là thôn, xã, huyện và kể cả tỉnh. Hầu hết các yếu tố này thường mang ý nghĩa tốt đẹp: Tân, An, Bình, Long, Phú, Mỹ Xuân,... chẳng hạn nhƣ ở Bà Rịa - Vũng Tàu có huyện Tân Thành, thị trấn Phú Mỹ, xã Long Tân; ở Bình Thuận có xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong ở Đồng Nai có xã Phú An, huyện Tân Phú,..
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 48
Bên cạnh đó một số yếu tố Hán Việt đƣợc đặt ở cuối địa danh có mục đích phân biệt vị trí của địa danh đó với các địa danh khác: Đông - Tây - Nam - Bắc, Thƣợng - Trung - Hạ... ở Ninh Thuận có xã Phước Hậu, Phước Nam, thuộc huyện Ninh Phước; ở Đồng Nai có xã Phú Trung "thuộc huyện Tân Phú; ở Tây Ninh có xã Phước Đông, thuộc huyện Gò Dầu;
xã Long Thành Trung, Long Thành Nam, thuộc huyện Hòa Thành; ở TP. HCM có xã Trung Lập Thƣợng, Trung Lập Hạ thuộc huyện Củ Chi...
Địa danh có nguồn gốc Hán Việt còn có cách cấu tạo theo các thành tố có quan hệ chính phụ và thành tố chính thường đứng sau thành tố phụ:
- Tính từ + danh từ: phường Tân Định (Q. 1 - TP. HCM); xã An Hải (Ninh Phước - NT); xã Phước Bình (Phước Long - BT).
- Động từ + tính từ: xã Hội Nghĩa (Tân Uyên - BD); thị trấn Lái Thiêu (BD); phường Thống Nhất (Biên Hòa - ĐN).
- Tính từ + động từ: xã Phú Lập (Tân Phú - ĐN); xã Tân Tạo (BC - TP. HCM); xã Tân Hội (Tân Châu - TN).
- Phó từ + tính từ: phường Đakao (Q.1 - TP. HCM); xã Thái Mỹ (Củ Chi -TP. HCM).
- Danh từ + tính từ: phường Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây (Q. 7 TP. HCM ); xã Xuân Thới Thƣợng (Hoóc Môn - TP. HCM).
- Danh ngữ + danh từ: xã Xuân Thới Sơn (Hoóc Môn - TP. HCM); Tân Phước Khánh (Tân Uyên - BD).
Địa danh Hán Việt cũng thường cấu tạo theo các thành tố có quan hệ đẳng lập và các thành tố đó thường là tính từ: xã Mỹ Xuân (Tân Thành -VT); Tân Hải (Hàm Tân - BT);
xã An Nghĩa (Long Đất - VT); xã Tân Hƣng (Đồng Phú - BP). Nhƣng đôi khi cũng có hai yếu tố Hán Việt sát nhập thành tên của các địa danh: xã Bình Thạnh (Trảng Bàng - TN);
phường Phú Hòa (Thủ Dầu Một - BD); xã An Phú (Bến Cát - BD).
Ngoài ra từ Hán Việt còn đƣợc đặt cho các đơn vị hành chính ở thời phong kiến.
Cấp cao nhất là Trấn đến Phủ. Tên địa danh thường xác định ý chí chiếm dự và ấn định lâu dài những vùng biên giới: Trấn Biên Hòa, Phủ Phước Long, Phủ Phước Tuy (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 49 4.3.2. Địa danh có nguồn gốc Khơ-me:
Trong tác phẩm Petit cours de Géogrephie de la base Cochichine (Sài Gòn 1875), Trương Vĩnh Ký có nêu ra một bản danh sách các địa danh ở Nam Bộ có nguồn gốc Khơ-me.
Rất tiếc, hiện chúng ta không có quyển sách này. Luois Malleret đƣa ra một bản danh sách các địa danh có nội dung như trên và ghi chú rằng ông đã theo bản viết tay của Trương Vĩnh Ký nhưng không biết bản viết tay đó ở đâu (97) - Lê Hương (253 - 264) có nêu ra một bản danh sách 212 địa danh thuộc địa bàn Nam Bộ có quan hệ với địa danh Khơ-me, trong đó có 60 địa danh thuộc ĐNB thì có 23 địa danh thuộc địa bàn TP. HCM. Trong bản này, người dẫn cũng không nói rõ xuất xứ, không cho biết Trương Vĩnh Ký đã dựa vào đâu để lập, ông có ghi nguyên dạng tiếng Khơ-me hay không, ông có dịch các từ Khơ-me sang tiếng Việt hay tiếng Pháp không... Do đó, ngoài một số từ ngữ có âm dễ nhận biết, nhiều yếu tố chƣa thể xác định nguồn gốc và ý nghĩa. Chúng tôi sẽ ghi chú ý nghĩa các từ đã xác định và nêu dấu nghi vấn đối với các từ còn lại. Có thể phân 23 địa danh này thành 4 nhóm:
Nhóm thứ nhất gồm 2 cặp địa danh:
+ Đồng Tranh - Păm Prêk Kompon Kakoh (vàm, rạch, bến, cây gỗ) + Hoóc Môn - Srôk Kompon Kakoh (xứ, bến, cây gỗ)
Hai cặp địa danh này hoàn toàn không có mối quan hệ nào về mặt ngữ âm cũng nhƣ ngữ nghĩa. Hơn nữa, cách cấu tạo cũng như các yếu tố cấu tạo nên các địa danh phía trước đều có tính thuần Việt. Do đó, theo chúng tôi, việc Trương Vĩnh Ký đưa các địa danh này vào bản danh sách những địa danh gốc Khơ-me liệu có đƣợc chính xác hay không?
Nhóm thứ hai gồm 14 cặp địa danh:
+ Bến Nghé - Bàn Nề (hay Kompon Kon Krabey) (?,?) (bến, con trâu) + Chợ Lớn - Srôk Phsar Thom (xứ, chợ, lớn)
+ Chợ quán - Phsar Tóc (chợ, nhỏ)
+ Rạch Giồng Bầu - Phnô Khlôk (giồng, dây bầu)
+ Ngã ba Nha Bè - Tonlé Prêk Bei Phtàk Khbôn (sông, rạch, ?, nhà, bè) + Sông Ngã bảy - Tonlé Prampil Murk (sông, bảy, mặt)
+ Rạch Lá - Srôk Prêk Kompon Slok (xứ, rạch, bến, lá)
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 50 + Rạch Ong Lớn - Prêk Kompob Khnmum Thom (rạch, bến, con ong, lớn)
+ Rạch Cát - Prêk Kompon Krêk (rạch, bến, ?) + Rạch Bà Nghè - Prêk Kompon Lƣ (rạch, bến, ?)
+ Chùa Cây Mai - Wat Prey Ankor (chùa, rừng, kinh đô hay cây gạo)
Nhóm địa danh phía trước cũng có cách cấu tạo mang tính thuần Việt. Nhưng về mặt ý nghĩa, chúng có mối quan hệ gần hoặc xa tiếng Khơ-me. Do đó, có thể xem những địa danh Việt này có quan hệ với địa danh Khơ-me.
Nhóm thứ ba gồm 2 cặp địa danh:
+ Gò Vấp (hay Kompăp) - Srôk Kompon Kakoh Klei (xứ, bến, cây gõ,?) + Sông Bến Lức - Prêk Tonlé Rolƣk (rạch, sông, ?)
Trong nhóm này, tuy chƣa rõ ý nghĩa của 2 từ Kompăp và Rolƣk nhƣng về mặt ngữ âm, chúng có thể cho ra Vắp và Lức, vì hiện tƣợng rụng bớt một vài âm tiết ở đầu từ mƣợn là khá phổ biến: bidon - (binh) đông, contrôlcur - lơ (xe)... Có lẽ Kompăp và Rolưkl là âm gốc của 2 tên cây vắp và lút. Dù sao, 2 địa danh này cũng không phải là địa danh gốc Khơ-me mà chúng là địa danh thuần Việt vì chúng có những yếu tố thuần Việt (Gò, Bến) và có cách cấu tạo từ ngữ của tiếng Việt. Ta chỉ xem chúng là những địa danh có quan hệ với địa danh Khơ- me.
Nhóm sau cùng gồm 5 cặp địa danh:
+ Cần Giờ - Păm rêk cơn Kancơ (vàn, rạch, cái chân, cái thúng) + Cần Giuộc - Srôk Kantuôt (xứ, cây chùm duột)
+ Sài Gòn - Prey Nokẻ (rừng, thị trấn).
+ Kinh Trà Cú - Prêk Cummik Thkó (rạch, ?.?)
+ Soài Rạp - Păn Prêk Crôy Phklăm (vàm, rạch, mũi đất,?)
Bên cạnh đó Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh cũng có một số địa danh có nguồn gốc Khơ-me: Thủ Dầu Một (Thul Doan Bôth); cầu Vàm Vá, ấp Cà Toong.
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 51 4.3.3. Địa danh có nguồn gốc Pháp:
Trên bản đồ hành chính Nam Kỳ thời Pháp, bản đồ kinh tế Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ XX của Palinot trong Geogarhie Genelale De La Cochinchine Sài Gòn 1906 thì ở ĐNB có khá nhiều địa danh là tiếng Pháp hoặc có liên quan đến tiếng Pháp. Đặc biệt là ở Tp. HCM (Sài Gòn - Chợ Lớn cũ) có đến 261/334 tên đường phố, bến cảng, công viên là tiếng Pháp (chiếm trên 75%). Nhƣng sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam thì số địa danh tiếng Pháp giảm xuống rất nhanh và hiện nay còn lại rất ít. TP. HCM là nơi có địa danh gốc Pháp nhiều nhất trong vùng ĐNB thì cũng chỉ còn có 7 địa danh chỉ tên đường, tên quảng trường: Calmette (tên đường và cầu ở Q.1); đường Yersin (Q.1); đường La-Cai(nay là Nguyễn Tri Phương) nhưng nhân dân vẫn gọi khu vực buôn bán trên đường Nguyễn Tri Phương (từ An Dương Vương đến Nguyễn Trãi là khu La-Cai); Nancy trước đây Nancy là đường Nguyễn Văn Cừ còn bây giờ Nancy là tên chợ và một khu phố ở quận 5; Quảng trường công xã Paris (Q.1 trước nhà thờ Đức Bà); Ngã tư gaz (Thuận An - Bình Dương) cầu Xamát, cầu Xuynô (BD).
Mặt khác ở đây còn có 8 từ gốc Pháp đã đi vào địa danh ĐNB dưới dạng thành tố hay tiền tố chung: Bắc (Bác) nghĩa của nó là phà hay đò ngang: Bắc Nước Vân (Cần Giờ - TP.
HCM); Bót (poste) là đồn canh của cảnh sát hay quân đội (chẳng hạn nhƣ Bót canh nằm ở hai đầu cầu Bình Triệu; Đầm (dame) chùa Bà Đầm (Phú Nhuận); Ga (gare) trạm xe lửa; ga Hòa Hƣng, chợ Ga (Phú Nhuận); Lô (Lót) = phần ấp Lô Sau (Củ Chi - TP. HCM) Rầy (rail) đường sắt xe lửa; Xáng (chaland) xà lan chở máy đào kênh: kênh Xáng, cầu Xáng (BC - TP.
HCM); Xếp (chef) tên của người chỉ huy (cống Bà Xếp).
4.3.4. Địa danh thuần Việt:
Loại địa danh này cũng có hai cách cấu tạo:
Địa danh gồm các thành tố có qua hệ đẳng lặp: loại này ở ĐNB rất ít, nó thường là sự kết hợp tên hai hoặc ba địa danh thuận Việt có sẵn tạo thành tên của một địa danh mới:
Vùng Gò Môn (Gò Vấp - Hoóc Môn); khu Bùi Phát (Bùi Chu - Phát Diện thuộc quận Phú Nhuận).
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 52
Địa danh gồm các thành tố có quan hệ chính phụ: loại địa danh có quan hệ chính phụ thì thành tố chính thường đứng trước thành tố phụ, thành phần chính thường là danh từ hoặc danh ngữ và có các hình thức cấu tạo nhƣ sau:
- Động từ + tính từ: cầu Đúc Nhỏ, cầu Rạch Chiếc...
- Tính từ + số từ: cầu Đen 1, cầu Đen 2...
- Danh từ + số từ: ngã sáu, ngã bảy, cầu Ông Ba, rạch Bà Ba....
- Danh từ + tính từ: cầu Đôi Mới, rạch Bảy Đỏ, cầu Mũi Lớn, rạch Mương Lớn....
- Danh từ + danh từ: đường Lê Lợi, chợ Bà Chiểu,...
- Danh từ + danh từ + danh từ: đường Lê Văn Hưu, cầu Phạm Đình Hổ, kênh Trần Quang Cơ.
- Danh từ + danh ngữ: cầu Giồng Ông Tố, vùng Bưng Sáu Xã, rạch Tắt Mương Lớn,...
- Danh ngữ + danh từ: rạch Con Lươn Quyền, khu Ngã Ba Giồng,...
- Danh ngữ + tính từ: rạch Gành Hào Lớn, rạch cầu Chồng Nhỏ, khu cây Da Còm,..
- Danh ngữ + số từ: cầu Lò Chén 1 , cầu Lò Chén 2,...
- Danh ngữ + danh ngữ: khu ngã tư Bảy Hiền, khu ngã năm Chuồng Chó, Mười Tám Thôn Vườn Trầu, vườn cây Lái Thiêu,...
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 53