CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ
5.2. Các phương thức đặt tên cho địa danh
Đây là phương thức cơ bản để tạo ra địa danh. Phương thức này gồm 5 cách sau đây:
a) Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên :
Cách này thường áp dụng cho cả hai loại địa danh chỉ địa hình thiên nhiên và công trình xây dựng, nhƣng lại ít áp dụng cho địa danh hành chính và địa danh vùng.
- Gọi theo hình dáng của đối tƣợng: suối Đá Bàn (TN), hòn Vung, hòn Bảy Cạnh (VT), kinh Tàu Hủ (TP. HCM),...
- Gọi theo kích thước của đối tượng: kinh Sáu Thước (TP. HCM), cù lao Bảy Mẫu, cầu Lớn, cầu Nhỏ....
- Gọi theo tính chất của đối tƣợng: chợ Cũ, chợ Mới, cầu Mới, kinh Mới (TP. HCM), chợ Bến (VT)...
- Gọi theo vật liệu xây dựng đối tƣợng: cầu Sắt, cầu Tre, rạch Đập Đất, rạch Sỏi (ĐN), suối Cát (BD),...
- Gọi theo kiến trúc và cấu trúc của đối tƣợng: cầu Đúc, cầu Lắp, cầu Xây, cầu Lầu,...
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 63 b) Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi tên:
- Gọi theo tên một đối tượng cùng loài, gần gũi về hình thức: sông Mương, rạch Kinh, rạch Gò Nổi (TP. HCM), rạch Gò Soài '(TN), rạch Mương (ĐN),...
- Gọi theo vị trí của đối tƣợng so với đối tƣợng khác: ấp Đông, ấp Tây, rạch Đống (TP. HCM), kinh Bắc (TN), sông Vàm Cỏ Đông (TN),...
- Gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng: ngã ba Ông Tạ, vùng Thị Nghè, đường Lê Hồng Phong, sông Thị Tính (BD), sông Thị Vải (VT), sông Bà Râu (NT),...
- Gọi theo tên cây cỏ mọc hoặc trồng nhiều ở đó: huyện Trảng Bàng (TN), sông Dừa (TP. HCM) sông Đu Đủ (BT), rỏng Mướp (TP.HCM),...
- Gọi theo tên công trình xây dựng ở đó: khu Lăng ông, khu Lăng Cha Cả, bến Nhà Rồng (TP. HCM), sông Cầu Đồn (BD), Núi Chùa (NT),..
- Gọi theo biến cố lịch sử hay danh nhân có liên hệ trực tiếp đến đối tượng: đường 30- 4 (ĐN), Tp. Hồ Chí Minh, đường Tôn Đức Thắng, nhà Tù Côn Đảo,...
- Gọi theo nguồn gốc của đối tượng: Cách này thường dùng để gọi tên các công trình xây dựng nhất là chợ và cầu:
+ Gọi theo tên người làm ra: chợ Nguyễn Thực, cầu Thị Nghè, chùa Bà Đầm,...
+ Gọi theo tên dân tộc và quốc gia xây dựng: cầu Cao Miên, xa lộ Đại Hàn,...
c) Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên: Cách này thường dùng để đặt tên các đơn vị hành chính, nhất là tên xã, thôn, huyện. Hầu hết các yếu tố này đều mang ý nghĩa tốt đẹp:
Tân, An, Bình, Long, Phú, Thạnh, Lộc, Mỹ,... Q. Tân Bình, P. Tân Định, P. An Phú, xã Phước Hậu (Ninh Phước - NT), Tân Thành (Đông Phú - BP), xã Thanh Bình (Tân Biên - TN), Bình Hòa, Lộc Ninh (BP),...
Một số yếu tố Hán Việt đặt ở cuối địa danh có mục đích phân biệt Thƣợng - Trung - Hạ - Đông - Tây - Nam - Bắc, Nhất - Nhì - Tam - Tứ:
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 64 Xuân Thới Thƣợng, Tân Phú Trung, Thái Bình Hạ, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Tây, Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì, Tân Thới Tam, Tân Thới Tứ, xã Nghĩa Trung (Bù Đăng - BP),_xã Thống Nhất (Bù Đăng- BP) xã Tân Đông (Tân Châu - TN), xã Thạnh Tây (Tân Biên - TN) xã Phú Trung (Tân Phú -ĐN), ...
d) Dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên: Cách này cũng thường áp dụng cho địa danh hành chính: Q.l, Q.2, Q.3, ấp A, ấp B, kinh A, kinh B,...
e) Hỗn hợp giữa cách 3 và cách 4: thôn Hòa Đông A, Hòa Đông B (Tân Biến - TN), thôn Bình Lương 1, thôn Bình Lương 2 (Châu Thành -TN), ấp 5A, ấp 5B
→ Trong năm cách trên thì hai cách đầu nhân dân lao động thường dùng và ba cách sau nhà nước thường dùng.
5.2.2. Phương thức chuyển hóa:
Chuyển hóa là phương thức biến một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hóa địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm một yếu tố mới sau khi chuyển hóa địa danh mới. Sự chuyển hóa có thể diễn ra trong cùng một loại địa danh hay từ một loại địa danh này sang nhiều loại địa danh khác.
Cũng có thể xếp vào phương thức này những địa danh vốn có nguồn gốc nhân danh hay địa danh ở các vùng khác đƣợc mang về đặt cho địa danh ĐNB.
a) Chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh:
- Trong loại địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: bàu Giang chuyển thành rạch Bàu Giang, Gò Nổi chuyển thành rạch Gò Nổi (TP. HCM), suối Tre chuyển thành rạch Suối Tre (ĐN), sông Thị Tính chuyên thành rạch Thị Tính (BD).
- Trong loại địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu Muối chuyển thành chợ Cầu Muối, lũy Trảo Trảo chuyển thành cầu Trảo Trảo,...
- Trong loại địa danh hành chính:
Huyện Tân Bình chuyển thành phủ Tân Bình chuyển thành Tỉnh Tân Bình chuyển thành quận Tân Bình, huyện Củ Chi chuyển thành thị trấn
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 65 Củ Chi (TP. HCM), huyện Tân Uyên chuyển thành thị trấn Tân Uyên (TN), huyện Lộc Ninh chuyển thành thị trấn Lộc Ninh (BP),...
- Trong loại địa danh vùng: Vùng Sài Gòn (Chợ Lớn cũ) chuyển thành vùng Sài Gòn (quận 1).
b) Chuyển hóa trong bốn loại địa danh :
- Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên chuyển sang 3 loại địa danh còn lại:
+ Chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: rạch Cát chuyển thành cầu Rạch Cát (TP. HCM), sông Đồng Nai chuyển thành cầu Đồng Nai (ĐN),...
+ Chuyển sang địa danh chỉ vùng: Hố Nai chuyển thành vùng Hố Nai (ĐN), rạch Thị Nghè chuyển thành vùng Thị Nghè (TP.HCM), rạch Bàu Nâu chuyển thành vùng Bàu Nâu (TN),...
+ Chuyển sang địa danh hành chính: gò Vấp chuyển thành quận Gò Vấp (TP. HCM), Trảng Bàng chuyển thành huyện Trảng Bàng (TN), rừng Tánh Linh chuyển thành huyện Tánh Linh (BT),...
- Địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển sang 3 loại kia:
+ Chuyển sang địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: cầu Tre chuyển thành rạch Cầu Tre, cầu Chông chuyển thành rạch Cầu Chông,...
+ Chuyển sang địa danh hành chính: chợ Cầu chuyển thành ấp Chợ Cầu, cầu Ông Tam chuyển thành ấp Cầu Ông Tam,...
+ Chuyển sang địa danh vùng: cầu Chữ Y chuyển thành khu Cầu Chữ Y, cầu Kiệu chuyển thành vùng Cầu Kiệu,...
- Địa danh hành chính chuyển sang 3 loại kia:
+ Chuyển sang địa danh vùng: tỉnh Gia Định chuyển thành vùng Gia Định (B.Thạnh- TP. HCM), làng Hòa Hƣng chuyển thành vùng Hòa Hƣng (Q.10 - TP. HCM),...
+ Chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: quận Gò Vấp chuyển thành chợ Gò Vấp, tỉnh Đồng Nai chuyển thành cầu Đồng Nai, Tp Sài Gòn chuyển thành chợ Sài Gòn, sông Sài Gòn,...
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 66 + Chuyển sang địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: tỉnh Đồng Nai chuyển thành sông Đồng Nai, Tp Sài Gòn chuyển thành sông Sài Gòn,...
- Địa danh vùng chuyển sang 3 loại địa danh còn lại:
+ Chuyển thành địa danh hành chính: xóm Huế chuyển thành ấp Xóm Huế, xóm Thuốc chuyển thành ấp Xóm Thuốc,...
+ Chuyển thành địa danh chỉ công trình xây dựng: khu Vườn Chuối chuyển thành chợ Vườn Chuối (Q.3), vùng Hòa Hưng chuyển thành chợ Hòa Hưng (Q.10),...
+ Chuyển thành địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: vùng Chợ Đệm chuyển thành sông Chợ Đệm, khu Vườn Điều chuyển thành suối Vườn Điều (TN),...
c) Nhân danh chuyển thành địa danh hay địa danh vùng khác chuyển thành địa danh ĐNB: Hùng Vương chuyển thành đường Hùng Vương (TP. HCM), sông Bạch Đằng chuyển thành đường Bạch Đằng (TP. HCM), Nguyễn Trãi chuyển thành đường Nguyễn Trãi, huyện Phước An (Đắk Lắk) chuyển thành xã Phước An (BP), Tỉnh Thái Bình chuyển thành xã Thái Bình (TN),...
5.2.3. Phương thức vay mượn:
Trong quá trình định cư với người Khơ-me, người Pháp và các dân tộc khác. Người ĐNB đã tiếp thu một số địa danh từ ngôn ngữ của các dân tộc này. Sự tiếp nhận đó có khi tự phát (đối với địa danh gốc Khơ-me), có khi tự giác (đối với một số địa danh gốc Pháp). Từ gốc của các địa danh này có thể là nhân danh hay vật danh.
- Địa danh gốc Khơ-me: Cần Giờ, Soài Rạp, sông Cần Giuộc
- Địa danh gốc Pháp: chợ Nancy, La-cai, đường Calmette, đường Yersin ...
- Địa danh gốc Chăm: Phan Rang, Phan Rí,...
Ngoài ra còn có một số địa danh vốn là từ vay mƣợn: Mã Lai, Cù Lao (Julaw), cù lao Phố(ĐN) và Inđônêxia: cầu Chà Và (Java).