CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ
5.3. Đặc điểm địa danh ĐNB so với các vùng khác
5.3.4. Phân vùng địa danh
Phân vùng địa danh là sự phân chia địa danh thành các khu vực khác nhau trên một lãnh thổ. Công việc này có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc, đặc điểm địa lý,...
Đặc biệt phân vùng địa danh lại càng quan trọng vì kết quả này sẽ giúp cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí tự nhiên cũng nhƣ kinh tế xã hội đƣợc sâu sắc hơn và mang tính thực tế cao. Bởi vì mỗi địa danh gắn với một đối tƣợng địa lí cụ thể, một truyền thống lịch sử nhất định của mỗi vùng. Để phân vùng địa danh ĐNB chúng ta cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhƣ: lãnh thổ (vùng địa lí), ngôn ngữ (vùng ngôn ngữ) và lịch sử. Chính vì sự phân vùng địa danh phải dựa trên nhiều chỉ tiêu nhƣ vậy cho nên quá trình phân vùng địa danh ĐNB sau đây chỉ mang tính chất tương đối. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc mà ĐNB lại là một trong những vùng
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 71 có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Các dân tộc này cƣ trú đan xen với nhau nên kết quả phân vùng địa danh ĐNB chỉ dựa vào yếu tố trội mà thôi.
Theo tác giả Nguyễn Văn Âu: ĐNB nằm trong hai miền địa danh lớn. Miền địa danh Nam Á và miền địa danh Nam Đảo. Hai miền này đƣợc chia làm 6 khu trong đó ĐNB thuộc một phần địa bàn của 3 khu địa danh:
+ Khu địa danh Việt - Mường.
+ Khu địa danh Mol - Khơme + Khu địa danh Chăm - Jarai
Qua nguồn gốc địa danh ĐNB ta thấy ở ĐNB có địa danh không có nguồn gốc thuộc ngữ chi: Mường nên ta có thể gọi ĐNB là một khu địa danh Việt - Mol - Khơ me - Chăm và các dân tộc khác. Trong khu địa danh này ta có thể chia làm hai Á khu:
- Á khu địa danh có nguồn gốc thuần Việt, đây là Á khu rộng lớn nhất ĐNB bao gồm gần hết diện tích của các tỉnh BD, BP, NT, BT, ĐN, VT và TP. HCM.
- Á khu địa danh có nguồn gốc các dân tộc địa phương (TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận). Trong A khu địa danh này ta có thể chia thành các vùng địa danh nhƣ:
+ Vùng địa danh có nguồn gốc Chăm, đây là vùng địa danh thuộc ngữ tộc Chăm tập trung nhiều nhất ở Ninh Thuận, Bình Thuận và một vùng nhỏ ở Tây Ninh: những địa danh có nguồn gốc Chăm là Phan Rang, Phan Rí, Chao Tu, Chà Ruốt, Chor, Chu Du,...
+ Vùng địa danh gốc Khơme, đây là vùng địa danh thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ-me.
Tập trung nhiều nhất ở Tây Bắc Tây Ninh và một phần nhỏ các huyện ngoại thành TP.HCM.
+ Vùng địa danh các dân tộc khác, đây là vùng địa danh thuộc ngữ hệ của dân tộc Stiêng và các dân tộc ở Tây Nguyên di cƣ xuống ĐNB. Vùng địa danh này tập trung nhiều ở vùng núi cao, ranh giới giữa NT, BT, BP với Tây Nguyên: suối Bo Chổn (BP), suối Dak Glun (BP), suối Dam (BP), suối Krai (TN), suối Ya Hạc (NT), núi B Đa Mu (BT), núi Dia Gau (NT), Bà Rá (BP),...
Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 72
PHẦN BA
KẾT LUẬN
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 73 Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng ta thấy rằng địa danh ĐNB rất phong phú và đa dạng: cả về loại hình lẫn đặc điểm cũng nhƣ nguồn gốc phát sinh. Nhƣng nhìn chung, thì nó vẫn thể hiện đƣợc đặc điểm lịch sử, đặc điểm ngôn ngữ và đặc điểm địa lý của ĐNB.
- Về loại hình: có đầy đủ các loại địa danh, từ địa danh tự nhiên cho đến địa danh nhân văn, địa danh văn hóa và địa danh hành chính.
- Về đặc điểm: đặc điểm cấu tạo và đặc điểm phản ánh hiện thực, ở đặc điểm cấu tạo địa danh ĐNB được cấu tạo bởi 3 phương thức cơ bản: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa và phương thức cấu tạo địa danh ở phương thức này có cấu tạo đơn và cấu tạo phức.
Ở đặc điểm về mặt phản ánh hiện thực:
Địa danh đã phản ánh đƣợc đặc điểm lịch sử của ĐNB là vùng đất mới đƣợc khai khẩn trên dưới 300 năm. Nhưng có nhiều biến cố lịch sử và sự kiện lịch sử cũng như truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước của vùng. Cứ mỗi địa danh gắn liền với tên của một con người hi sinh tính mạng của mình hoặc cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho ĐNB nói riêng và cho cả nước nói chung.
Về đặc điểm khảo cổ học: địa danh giúp ta biết đƣợc di chỉ của các nền văn hóa cổ ở ĐNB Óc Eo, Sa Huỳnh.
Về mặt địa lí: địa danh cho ta biết đƣợc đặc điểm tự nhiên; kinh tế - xã hội của ĐNB.
Về mặt dân tộc học: địa danh cho ta biết đƣợc ĐNB là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc Kinh, Khơme, Stiêng, Chăm, người Hoa... Từ đó chúng ta có thể biết được những nét đặc sắc về tôn giáo, tâm. lí và văn hóa của các dân tộc.
Về nguồn gốc: qua đặc điểm này ta biết đƣợc đa số địa danh ĐNB có nguồn gốc rõ ràng vì chủ yếu địa danh có nguồn gốc thuần Việt và tác giả của những địa danh này là nhân dân lao động nên ít chịu ảnh hưởng của Hán
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 74 học, chỉ có một số rất ít địa danh có nguồn gốc Khơ-me, Chăm và Pháp là không rõ ràng nhƣng cũng dễ nhận biết vì âm tiết của những địa danh này rất xa lạ với tiếng Việt.
Nhìn chung đề tài đã thực hiện đƣợc những mục tiêu đề ra là thống kê, phân loại, giải thích và rút ra đặc điểm địa danh ĐNB. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng nhƣ khả năng nghiên cứu khoa học còn thấp nên mức độ của kết quả vẫn chƣa cao so với một công trình nghiên cứu khoa học nên rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để những lần nghiên cứu tiếp theo đạt kết quả cao hơn.
Để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của Ban chủ nhiệm khoa Địa lý cùng toàn thể Quý Thầy Cô và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Thành - Tổ trưởng Tổ Địa lí Tự nhiên.
Xin trân thành cảm ơn đến các Thầy cô và các bạn đã giúp tôi hoàn thành đề tài, chào thân ái./.
Sinh viên thực hiện NGUYỄN CÔNG TRIỀU
SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 75