Địa danh nhân văn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI NGUỒN GỐC PHÁT SINH ĐỊA DANH

4.2. Phân loại địa danh

4.2.2. Địa danh nhân văn

a. Khái niệm: Địa danh nhân văn là tên gọi của các đối tƣợng nhân tạo, bao gồm tên các công trình xây dựng, tên các đơn vị hành chính, tên của các vùng lãnh thổ.

b. Cách đặt tên địa danh nhân văn:

 Cách đặt tên cho các đơn vị hành chính:

Cách đặt tên này có thể thay đổi tùy cấp bậc của các đơn vị hành chính.

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 44 - Ở cấp xã và tổng tên được đặt từ khi đơn vị hành chính được thành lập, thường là những từ Hán Việt mang ý nghĩa tốt đẹp mà mọi người thường mong ước như Phú (giàu), Thạnh (Thịnh), Long Thời (phát đạt), Bình Định (yên ổn), an, tân (mới); bảo (giữ gìn), phước (phúc), hòa (yên bình).... Trong nhiều trường hợp địa danh gồm hai từ có ý nghĩa tốt đẹp như vừa kể trên kết hợp với nhau.

- Phường Bình An (Q.2 - TP. HCM); phường Phú Mỹ (Q.7 - TP. HCM); xã Tấn Tài (NT), xã Tân Thành (BP); xã Tân Hưng (TN), xã Tân An (BD)... Trong một số trường hợp khác, một trong những từ có ý nghĩa tốt đẹp được ghép với một trong các từ: Trường (dài);

Đa (nhiều); Túc (đầy), Xuân (mùa xuân, nghĩa vui vẻ tốt đẹp); xã Trường Hòa (TN); phương Bình Đa (BH - ĐN); xã Phú Xuân (ĐN); xã Phú Túc (ĐN)... Cũng có những trường hợp các từ mang ý nghĩa tốt đẹp trên đƣợc ghép với các từ "Thƣợng", "Trung", "Hạ", "Thu", "Đông",

"Tây", "Nam", "Bắc"... chẳng hạn như xã Xuân Tây, Xuân Đông (ĐN), phường Phước Trung (Bà rịa - VT); xã Quang Trung (ĐN); xã Long Thành Nam, Long Thành Bắc (TN); xã Phước Hậu (NT); xã Xuân thới Thượng (Hoóc Môn - TP. HCM)... Nhưng cũng nên lưu ý rằng cách đặt tên làng xã nhƣ trên đã có từ thời phong kiến, đến thời Pháp thuộc, bọn thực dân cầm quyền vẫn còn áp dụng.

- Ở cấp tỉnh và cấp huyện vấn đề đặt tên lại phức tạp hơn: Sau 1975 ĐNB chỉ có 3 tỉnh, 1 thành phố và 1 đặc khu: là Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh và đặc khu Vũng Tàu.

Nhưng sau năm 1996 ĐNB gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. HCM và đến ngày nay thì ĐNB lại có 8 đơn vị hành chính: 7 tỉnh và một thành phố: đó là Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuần, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và TP. HCM.

- Đến cấp huyện dưới thời phong kiến các tên cũng được đặt bằng chữ Hán Việt, cũng biểu lộ những mong ước tốt đẹp. Nhưng cũng lưu ý rằng ở thời nhà Nguyễn Xứ tương đương với Xã, Dinh Trấn tương đương với Tỉnh. Dưới dinh trấn là huyện. Xứ Đồng Nai, huyện Phước Long, Dinh Trấn Biên: Đến 1808 huyện Phước Long lại đổi thành Phủ Phước Long (tương đương tỉnh), Dinh

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 45 Trấn Biên đổi thành Trấn Biên Hòa (tương đương với cấp vùng ngày nay).

- Trấn Biên Hòa, phủ Phước Long gồm 4 huyện là Bình An, phước Chánh, Long thành, Phước An (các huyện này trước là Tổng)...

- Tình hình trên kéo dài cho tới năm 1954 (trên danh nghĩa, còn thực tế nhiều địa phương đã thuộc vùng tự do). Dưới chính quyền Sài Gòn địa danh Biên Hòa xưa được chia thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Phước Tuy.

 Cách đặt tên cho các công trình xây dựng:

Cách đặt tên các vị trí liên hệ đến giao thông. Tác dụng của việc đặt tên cho những đối tượng này là đánh dấu một vị trí trên đường đi hoặc là một đặc điểm để xác định phương hướng cho lộ trình, cho nên các đặc điểm được dùng đặt tên thường gồm 2 loại:

+ Hình dáng của chính đối tượng giao thông: ngã ba Dầu Giây, ngã tƣ Hàng Sanh, ngã năm Chuồng Chó,... Riêng cho đường bộ có dốc và đèo, riêng cho đường: sống có xoáy nước và giáp nước.

+ Tên của chính loại giao thông đó cộng với danh từ hoặc ngữ danh từ: cầu Ông Tạ, câu Khánh Hội, cậu Rạch Chiếc, bến xe miền Đông, bến xe miền Tây (TP. HCM), bến Củi, bến Sỏi (TN). Riêng cầu và bến thường được nói nhiều trong sinh hoạt giao thông nên ngoài cách đặt tên chung còn có cách, gọi tên riêng cho mỗi loại: cầu ván, cầu đúc, cầu xoay, cầu khỉ, cầu sắt,...

+ Cách đặt tên các vì trí tập hợp dân cư: chợ, làng, xóm nơi sản xuất...

Đối với chợ: có hai cách đặt tên

- Theo tên địa phương: chợ Gò Vấp, chợ Tân Bình, chợ Thủ Đức...

- Theo vị trí: chợ Bến Thành (nằm gần sông Sài Gòn và gần thành Gia Định cũ).

- Theo tính chất hoạt động: chợ Xổm, chợ Phiên, chợ Cá, chợ Vải, chợ Đệm,... (chợ Xổm là loại chợ chỉ họp trong

SVTH: Nguyễn Công Triều Trang 46 một thời gian ngắn diễn ra giữa chủ vựa với người buôn bán lẻ: chợ Đầu Mối Q.l - TP. HCM;

chợ Phiên thường có ở các dân tộc thiểu số hay vùng sâu vùng xa, loại chợ này chỉ họp theo định kỳ).

Đối với tên làng, tên xã thường được đặt theo nguyện vọng của nhân dân hoặc theo phương hướng hay nghề nghiệp: xã Xuân Phú, làng Gốm Sứ(BD), làng Thượng, làng Hạ,...

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh đông nam bộ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)