1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KHỘP TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK

86 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

- Nghiên cứu những đặc điểm về cấu trúc rừng hỗn loài nhiệt đới nói chung và rừng khộp nói riêng, có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, điển hình như một số công trình nghiên cứ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KHỘP TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN

Trang 2

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KHỘP TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOKĐÔN

TỈNH ĐĂK LĂK

LÊ THANH SANG

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu Cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:

ThS PHAN MINH XUÂN

Tp Hồ Chí Minh, 05/2009

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Thưa Cha Mẹ kính yêu!

Có được thành quả như ngày hôm nay, con vô cùng biết ơn công lao của

Cha Mẹ đã bao năm vất vả nuôi dạy con khôn lớn ăn học nên người

Thưa quý Thầy, quý Cô!

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm

Nghiệp cùng toàn thể Thầy Cô trong Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí

Minh Trong các năm học tại trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi những

kiến thức quý báu

Xin gửi đến Thạc sĩ Phan Minh Xuân lòng biết ơn của tôi, Thầy là người

đã truyền đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn

thành khóa luận này

Xin cảm ơn Phòng khoa học và hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Yok Đôn

và gia đình bạn Trương Văn Ty lớp DH05LN đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong

suốt thời gian thực tập làm khóa luận

Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH05QR đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC i

DANH SÁCH CÁC BẢNG iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vii

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng 3

2.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới 3

2.1.2 Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam 4

2.2 Nghiên cứu về cấu trúc rừng khộp 5

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7

3.1 Đặc điểm tự nhiên 7

3.1.1 Vị trí địa lý 7

3.1.2 Địa chất, địa hình 8

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 9

3.1.4 Hiện trạng rừng 11

3.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 11

3.1.6 Dân số, phân bố dân cư và lao động 12

3.1.7 Tình hình y tế và giáo dục 16

3.1.8 Cơ sở hạ tầng 17

3.1.9 Các nguồn thu nhập chủ yếu trong vùng đệm 18

3.2 Đối tượng nghiên cứu 23

Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

4.1 Nội dung 24

4.2 Phương pháp nghiên cứu 24

4.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp 24

Trang 8

4.2.2 Phương pháp nội nghiệp 27

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

5.1 Danh lục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu 31

5.2 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực 32

5.2.1 Phân bố số cây theo loài 32

5.2.2 Phân bố số cây theo các cấp chiều cao, đường kính và tiết diện ngang 37

5.2.3 Mật độ rừng 41

5.2.4 Độ tàn che của rừng 42

5.2.5 Đặc điểm các ưu hợp tại khu vực nghiên cứu 43

5.3 Đánh giá tình hình tái sinh của rừng 46

5.3.1 Số lượng, thành phần cây tái sinh 46

5.3.2 Phân bố tái sinh các loài cây họ Sao Dầu dưới tán rừng 48

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

6.1 Kết luận 50

6.2 Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: So sánh diện tích của các khu bảo tồn trong khu vực 8

Bảng 3.2: Thống kê tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn 111

Bảng 3.3: Tình hình dân số trong 7 xã vùng đệm của 12

Bảng 3.4: Thống kê tình hình dân tộc trong 7 xã vùng đệm 14

Bảng 3.5: Thống kê dân số và lao động trong 7 xã vùng đệm 15

Bảng 3.6: Thống kê tình hình y tế 16

Bảng 3.7: Thống kê tình hình y tế, giáo dục 17

Bảng 3.8: Diện tích (ha) lúa và các loại cây trồng trong 7 xã vùng đệm 18

Bảng 3.9: Thống kê tình hình chăn nuôi trong 7 xã vùng đệm 19

Bảng 3.10: Thống kê các nguồn thu nhập của xã năm 2001 (đơn vị tính: 1000 VNĐ) 22

Bảng 5.1: Danh lục các loài cây có trong khu vực ngiên cứu 31

Bảng 5.2: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 1 32

Bảng 5.3: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 2 33

Bảng 5.4: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 3 34

Bảng 5.5: Phân bố số cây theo loài tại khu vực nghiên cứu 35

Bảng 5.6: Phân bố số cây theo chiều cao Hvn của lâm phần 37

Bảng 5.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lâm phần 38

Bảng 5.8: Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang của lâm phần 40

Bảng 5.9: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu Đồng + Cà Chít + Chiêu Liêu Ổi +… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 1 43

Bảng 5.10: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu Đồng + Giáng Hương + Cẩm Liên+… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2 44

Bảng 5.11: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu trà beng + Cà Chít + Chiêu Liêu Ổi +… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 3 44

Bảng 5.12: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu Đồng + Dầu trà beng + Cà chít+ Chiêu Liêu Ổi + Cẩm Liên +… tại khu vực nghiên cứu 45

Trang 10

Bảng 5.13: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu 47 Bảng 5.14 Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao Dầu với

phân bố Poisson tại các ô tiêu chuẩn 48

Bảng 5.15 Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao Dầu với

phân bố Poisson trên toàn khu vực nghiên cứu 49

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 5.1: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài tại ô tiêu chuẩn 1 32 Hình 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài tại ô tiêu chuẩn 2 33 Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài tại ô tiêu chuẩn 3 34 Hình 5.4: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu 36 Hình 5.5: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao Hvn của lâm phần 37 Hình 5.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lâm phần 39 Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang 40

Trang 13

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thế giới tự nhiên tổng thể hệ động thực vật và vi sinh vật chúng chung sống với nhau với mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi và gắn kết với nhau trong sự tồn tại chung Con người chúng ta cùng sống trong thế giới chung

đó

Nhìn lại những biến đổi trong cuộc sống hàng ngày trên hành tinh mà chúng ta đang sống, sự thay đổi bất lợi của khí hậu, thời tiết, sự sa mạc hóa dần dần các vùng đó không thể trồng trọt, sự sử dụng các nguồn tài nguyên một cách quá mức so với khả năng tái tạo lại của chúng,… người ta mới nhận thấy rằng: Rừng là, nơi mà người ta chỉ biết lấy ra, biết lợi dụng nó mà sự quan tâm, bảo vệ

và phát triển dành cho nó thì ít biết phần nào, đóng vai trò quan trọng ra sao

Theo các chuyên gia Lâm nghiệp, dự đoán khoảng năm 2000 trở đi, mỗi năm rừng thế giới sẽ mất đi 170 – 200 triệu ha, hầu hết ở vùng nhiệt đới Từ năm

2020 trở đi, mỗi năm có thể mất từ 600 – 700 triệu ha (Shamar et al, 1992)

Ngày nay, ở Việt Nam những tác động tiêu cực của con người với những mục đích khác nhau cho nhu cầu cuộc sống dẫn đến hàng triệu hecta rừng đã bị khai phá bừa bãi làm cho vốn rừng ngày suy giảm mạnh, thậm chí có thể phá vỡ cân bằng sinh thái

Từ ý nghĩa nhận thức những tác hại của sự tàn phá cũng như sự cần thiết phải xây dựng lại vốn rừng có cấu trúc ổn định để không ngừng thỏa mãn nhu cầu những sản phẩm từ rừng cho xã hội, góp phần cải thiện môi trường sống, lập lại cân bằng sinh thái và độ ổn định của rừng,… những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, ở từng khu vực, ở từng quốc gia, đến các đơn vị hành chính nhỏ, rừng đã được bảo vệ và quản lý rừng bằng nhiều chính sách – sắc lệnh

và luật quản lý bảo vệ rừng đã được ban hành áp dụng rộng khắp Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu về cấu trúc quần xã thực vật rừng, giúp nhà lâm học có

Trang 14

thể hiểu được tính chất phức tạp của hệ thực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần trong quần xã thực vật nói riêng và hệ sinh thái rừng nói chung,

từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả rừng theo mục đích sử dụng Và được sự cho phép của Khoa Lâm nghiệp – trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn tận

tình của thầy ThS Phan Minh Xuân, em thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu

đặc điểm lâm học rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đăk Lăk”

Vì thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của Thầy (Cô) trong khoa Lâm nghiệp và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng

2.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng là tìm ra quy luật kết cấu của rừng, nhằm tìm ra các dạng phổ biến nhất phục vụ cho các mục đích khác nhau, từ đó đưa ra các biện pháp lâm sinh thích hợp cho từng giai đoạn phát triển rừng để đạt được năng suất và chất lượng cao

- Khái niệm cấu trúc rừng được các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới nghiên cứu sử dụng và được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau cho mục tiêu nghiên cứu nhất định

- Nghiên cứu những đặc điểm về cấu trúc rừng hỗn loài nhiệt đới nói chung và rừng khộp nói riêng, có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, điển hình như một số công trình nghiên cứu:

+ Richards (1952) định nghĩa: “Một quần xã thực vật gồm những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo ra một hoàn cảnh sinh thái nhất định và được sắp xếp, một cách tự nhiên và hợp lý trong không gian”

+ Cùng với quan điểm Assmann (1968) cho rằng: “Một lâm phần hay một rừng cây là tổng thể các loài cây cùng sinh trưởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một điều kiện hoàn cảnh nhất định và có một cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong, khác biệt với diện tích rừng khác nhau,….”

Cách sắp xếp của Richards theo hướng thẳng đứng và hướng nằm ngang,

có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt với các quần xã thực vật khác và có thể mô tả bằng biểu đồ

Còn Assmann có quan điểm là một rừng cây hay một lâm phần trên một

Trang 16

tầng tán cũng như mật độ tàn che và những điều kiện hoàn cảnh rừng rất ổn định nào đó

- Nhưng theo Meyer (1952), Jumbol (1963), Roblet (1969) thì cấu trúc rừng dùng để xác định các quy luật phân bố cây thân gỗ theo cấp đường kính (D) hay phân bố theo tiết diện ngang thân cây theo cấp đường kính (D)

- Với Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng nhằm mục đích không những đánh giá được hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng qua các quy luật phân bố số cây theo Hvn (cấu trúc đứng) theo đường kính D1,3 (cấu trúc ngang), theo đường kính tán (Dt), theo tổng diện ngang (G)

- Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo đường kính tán D1,3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh, theo Prodan sự phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, còn về phân bố chiều cao rừng tự nhiên thường có quy luật nhiều đỉnh, rừng càng nhiều thế hệ hay do khai thác chọn không có quy tắc thì phân bố chiều cao của rừng thường nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong phân bố nhiều đỉnh

và phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi

2.1.2 Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam

- Công trình nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam phải kể đến các tác giả lớn như Thái Văn Trừng (1961) về: “Thảm thực vật rừng” và của Trần Ngũ Phương (1965) trong công trình nghiên cứu: “Bước đầu nghiên cứu rừng miền bắc Việt Nam”

Các tác giả đã tiến hành xác định loại cấu trúc của các kiểu rừng nhưng mang tính chất mô tả định tính, thuyết minh cho kết quả phân loại của mình Trong những năm sau này có các công trình nghiên cứu đi sâu hơn vào cấu trúc rừng, thông qua việc xác định chiều cao (H), đường kính (D1,3) song kết quả nghiên cứu về cấu trúc phục vụ lại cho các mục tiêu tương đối khác

- Đồng Sĩ Hiền (1968) trong công trình nghiên cứu: “Lập biểu thể tích (V)

và biểu độ thon cây đứng rừng Việt Nam” tác giả đi sâu vào xác định các quy luật phân bố cây theo chiều cao (H) và đường kính (D1,3) làm cơ sở cho việc xác

Trang 17

định biểu thể tích (V) một hay hai nhân tố, kết quả của Ông lại phù hợp với kết quả của Prodan (1952)

- Công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng ở nước ta đáng lưu ý nhất là

“Quy luật cấu trúc của rừng gỗ hỗn loài” của Nguyên Văn Trương (1982) theo tác giả khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung xác định thành phần loài cây, tìm hiểu về cấu trúc của từng loại rừng, cấu trúc đường kính qua phân bố số cây và tổng diện ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây, tình hình tái sinh và diễn thế rừng,… từ đó đưa ra những kết luận logic cho những biện pháp xử lý có khoa học và hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản vừa nuôi dưỡng

và tái sinh rừng

2.2 Nghiên cứu về cấu trúc rừng khộp

Đến thời điểm này chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc rừng khộp Đại diện với những nghiên cứu của các tác giả:

- Theo Hồ Viết Sắc (1980) trong “Kinh doanh rừng khộp ở Tây Nguyên”

thì rừng khộp là rừng hỗn loài ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae), có kết cấu

nhiều tầng Phân bố số cây theo cỡ kính tuân theo quy luật giảm đặc trưng của rừng Tác giả chia rừng thành 4 cấp năng suất dựa vào phương trình tương quan

H – D của một số loài cây chủ yếu

- Trần Văn Con (1987) nghiên cứu đề tài: “Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu một số đặc trưng về cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp tự nhiên” đã góp phần bổ sung các hiểu biết định lượng về cấu trúc và động thái rừng khộp Tác giả đã dùng tương quan chiều cao theo độ tuổi để phân thành 4 cấp năng suất, trên cơ sở chiều cao bình quân đạt được ở tuổi gốc là 50 năm

- Cùng với quan điểm trên Nguyễn Thanh Tân (1997) đã thiết lập cho đặc trưng nghiên cứu rừng khộp tại Lâm trường Chư M’Lanh thành 4 cấp năng suất

để nghiên cứu cấu trúc rừng khộp Tác giả đã dùng hàm Weibull để mô phỏng số cây theo D1,3, H,…

Trang 18

Hàm phân bố Weibull:

( )

β

α β

α α

d d

α,β: là hai tham số của phân bố Weibull

Theo tác giả khi các tham số phân bố Weibull thì dạng đường cong phân

bố cũng đổi theo Tham số γ đặc trưng cho độ nhọn phân bố, tham số β biểu thị

độ lệch của phân bố

Trần Văn Con (1990) nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng khộp ở Tây Nguyên đã dùng phương pháp mô phỏng cấu trúc tổ thành loài rừng khộp bằng phương trình Entropie có dạng:

( e ks)

H

H = ' 1 − − của Stocker Bergmam 1979

Nhìn chung, những nghiên cứu rừng khộp tuy rất nhiều phương pháp song vẫn còn mang tính tổng hợp, khái quát cao, nhiều biện pháp kỹ thuật chưa phù hợp với từng hiện trạng rừng khộp ở Tây Nguyên

Trang 19

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên

Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km về phía Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh Đăk Lăk) 40 km về phía Tây, thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ và Tây nguyên (Đặng Huy Huỳnh,1998) Theo Mac Kinnon (1997), khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng 10a

- Nam Tây Nguyên, và theo Wikramanayake et al (1997) khu vực nghiên cứu thuộc vùng sinh thái rừng khô Tây Nguyên

y Phía Tây: là biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia dài 102 km

So với các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia trong khu vực, Yok Đôn có diện tích lớn nhất:

Trang 20

Bảng 3.1: So sánh diện tích của các khu bảo tồn trong khu vực

Tên khu vực Diện tích (ha)

Yok Đôn (Đăk Lăk) 115.545 Chư Môn Ray (Kon Tum) 48.658

Kon Ka Kinh (Gia Lai) 28 Chư Yang Sin (Đăk Lăk) 54.277 Nam Ca (Đăk Lăk) 24,5 Chư Hoa (Đăk Lăk) 17

Bi Đúp - Núi Bà (Lâm Đồng) 74

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng Khộp điển hình ở Việt Nam và thế giới nhằm đảm bảo tính đại diện của hệ sinh thái và tính ổn định cho sự phân bố của các loài động thực vật quí hiếm Vị trí địa lý của Vườn cũng rất độc đáo: Ranh giới phía Tây chính là biên giới quốc tế với Cam

Pu Chia, tiếp giáp với 2 khu bảo tồn thiên nhiên: Ratanakiri và Phnom Nam Lyr góp phần tạo nên hành lang an toàn cho sự di chuyển của động vật hoang dã

3.1.2 Địa chất, địa hình

Toàn bộ Vườn quốc gia nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 200 m so với mặt nước biển, chia thành các dạng chính như sau:

- Địa hình đồi và núi thấp: Phân bố rải rác trên diện tích Vườn quốc gia

Yok Đôn Dọc theo bờ phải sông Sêrêpôk là dãy Cư M’lan chạy suốt từ biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia tới gần trung tâm huyện Buôn Đôn với đỉnh cao nhất là

Cư M’Lan (502 m) và các đỉnh 498 m, 382 m, cuối cùng là đỉnh Chư Minh (384 m) Bờ trái sông Sêrêpôk có ngọn núi thấp là Yok Đôn (466 m) Gần ranh giới phía nam của Vườn là dãy núi thấp Yok Đôn (482 m) được đặc trưng bằng kiểu rừng lá rộng thường xanh nên đã được chọn làm tên gọi cho Vườn

- Địa hình tích tụ phân bố dọc sông Sêrêpôk và các suối lớn trong vùng

- Điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sự tồn tại của các loài thú lớn như Voi, Trâu rừng, Bò rừng,

Trong khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn có các nhóm đất chính sau:

Trang 21

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến (F s ): là sản phẩm phong hóa từ

các đá trầm tích phiến sét có tuổi Jura, phân bố những vùng có địa hình đồi núi thấp Đất nghèo dinh dưỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha, khả năng thấm và giữ nước kém, về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5% diện tích của Vườn

- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết (F q ): tầng đất dày 30 – 50 cm, nhiều

thành phần cát, ít mùn, thường có kết von, phân bố ở vùng đồi thấp hai bên bờ sông Sêrêpôk ở độ cao từ 300 m trở xuống Loại đất này chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (64,7%)

- Nhóm đất xám (X a ): phát triển trên đá mẹ Granite và trầm tích hỗn hợp

Mezozoi, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỷ lệ đá lẫn cao Đất chua, nghèo mùn dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết von đá ong Phân bố ở độ cao từ 200 – 250 m hai bên bờ sông Sêrêpôk và chân đồi thấp hữu ngạn sông, chiếm 26,4% diện tích của Vườn

- Đất dốc tụ (D) thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá Basalt (F u ): đây là đất

phù sa bồi tụ, tầng đất mặt khá tơi xốp, màu xám đen, lẫn nhiều chất hữu cơ và sỏi sạn Thành phần cơ giới thịt pha cát, đất tốt hơn các loại đất trên, có khả năng canh tác nông nghiệp Loại đất này phân bố ven sông và các suối lớn, chiếm 6,4% diện tích Vườn

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất, gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng

Trang 22

Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió Đông Bắc và Đông Nam trong mùa khô

b Thủy văn:

Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trong lưu vực sông Mê Kông bằng nhánh sông Sêrêpôk (Đăkrông) Phần chảy qua Vườn khoảng 60 km, mùa khô lòng sông khoảng 2 – 3 m, mùa lũ có thể sâu từ 5 – 10 m Sông có nhiều thác ghềnh, khó đi lại bằng thuyền nhưng lại là một trong những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nếu được quan tâm đầu tư như: Thác 7 nhánh, thác C3, Trong Vườn còn có nhiều suối nhỏ như: Đăk Na, Đăk Nor, Đăk Kên, Đăk Lau, và nhiều suối cạn có nước theo mùa Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phân bố và di chuyển của các loài thú lớn, nhất là thú móng guốc theo mùa và nguồn thức ăn Vào mùa khô, hầu như toàn vùng bị khô kiệt Bên cạnh đó, hệ thống thủy văn đã góp phần cho sự phong phú của khu hệ thủy sinh vật, trong đó có cá nước ngọt, nhưng trong thời gian vừa qua chưa được quan tâm nghiên cứu

Nhận xét: Vườn quốc gia nằm trong vùng có nền nhiệt khá cao và thuộc

loại hình khí hậu nhiệt đới nóng và có hai mùa rõ rệt Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho thực vật phát triển và hình thành nên hệ sinh thái rừng Khộp điển hình Điểm nổi bật là mùa khô kéo dài, độ ẩm giảm, lượng bốc hơi lớn gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng gây nên tình trạng khan hiếm nguồn nước uống cho động vật hoang dã, đồng thời dễ gây ra cháy rừng Do đó yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học Các khu rừng rộng lớn, kế tiếp nhau với hệ sinh thái nguyên vẹn nằm dọc theo đường biên giới giúp cho công tác bảo tồn liên quốc gia được tiến hành một cách thuận lợi

Trang 23

3.1.4 Hiện trạng rừng

Diện tích đất có rừng của Vườn chiếm tỷ lệ 96,3% tổng diện tích được thể hiện ở bảng 3.2, trong đó hầu hết là rừng Khộp 106.685,5 ha chiếm 92,33 %

Bảng 3.2: Thống kê tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn

Loại Diện tích (ha) Tỷ lệ %

3.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn được xác định là 7 xã thuộc 3 huyện, gồm: xã Ea Bung, xã Cư M'Lan (huyện Ea Súp), xã Krông Na, xã Ea Huar, xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn), xã Ea Pô, xã ĐăkWil (huyện Cư Jút) có tổng diện tích là 122.195 ha với 70 thôn buôn và dân số 32.232 người (bảng 3.3)

Trang 24

Bảng 3.3: Tình hình dân số trong 7 xã vùng đệm của

Vườn quốc gia Yok Đôn

Xã Buôn Diện tích (km 2 )

Vùng lõi (km 2 )

Vùng đệm (km 2 )

Số hộ (hộ)

Dân số (người) Mật độ

Tổng 70 2.458,2 1.155,45 1.221,95 6.977 32.232

Nguồn: Dự án PARC - VIE/95/G31&031 - Tháng 6 năm 2002

3.1.6 Dân số, phân bố dân cư và lao động

Dân số trong 7 xã vùng đệm là 32.232 người Tỷ lệ tăng dân số 4,21%, cao hơn so với tỷ lệ tăng dân số toàn quốc là 2,1% Nguyên nhân do dân trí thấp

và kế hoạch hóa gia đình chưa được chú trọng Kết quả PRA cho thấy bình quân mỗi cặp vợ chồng có từ 5 - 6 con Dân số trong vùng không ổn định một phần là

do di dân nội vùng và ngoại vùng đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1980 đến nay

Sự phân bố của dân cư chịu ảnh hưởng sâu sắc của cảnh quan Hầu hết các dân tộc ít người sống thành từng buôn làng gần các sông, suối có nguồn nước ổn định Người Kinh sống theo các trục giao thông chính, thị trấn, thị tứ

Trong vùng có 15 dân tộc khác nhau (bảng 3.4), trong đó người Kinh là đông nhất chiếm 48,5% Tính chất đa dân tộc này có ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán cũng như thói quen sử dụng tài nguyên của từng nhóm cộng đồng ví

dụ như: cộng đồng người Ê Đê và M’Nông bản địa có tập quán săn bắt và thuần dưỡng Voi rừng, sử dụng voi nhà làm phương tiện đi săn hoặc kéo gỗ, hình thức săn bắt động vật rừng bằng súng chỉ mới xuất hiện khi có người H’Mông, Tày, Mường, từ những năm 1976 đến nay Những năm gần đây do việc xây dựng các khu kinh tế mới và di dân tự do nên số lượng các dân tộc trong cộng đồng đang có chiều hướng gia tăng

Trang 25

Cộng đồng dân cư ở đây có thể chia làm 3 nhóm:

* Cộng đồng dân cư bản địa chủ yếu là M'Nông, Ê Đê, Lào, Gia rai, Ba

na, Miên Đặc điểm cơ bản của nhóm dân cư này là dựa trên nền tảng cộng đồng nông thôn, hình thái tổ chức của đồng bào là buôn, làng Đây là tổ chức xã hội duy nhất mang tính xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập, tách biệt, khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú với thiết kế xã hội chặt chẽ Một bộ phận của đồng bào dân tộc ít người đã có sự hoà nhập vào kinh tế thị trường, trong khi đại bộ phận dân cư vẫn đang trong quá trình sản xuất tự nhiên, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu đang là cản trở cho việc phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương theo hướng nâng cao trình độ sản xuất và mức sống cho cộng đồng dân cư bản địa

* Cộng đồng người Kinh đến đây trước năm 1975, số đông ở các khu vực thị trấn, dọc theo các trục giao thông Họ có kinh nghiệm tiếp cận với thị trường, năng động và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh

* Cộng đồng người kinh và các dân tộc phía Bắc (Thái, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan, ) di cư đến từ sau năm 1980 theo chương trình di dân của Chính phủ và di cư tự do Họ sống rải rác và hầu hết là chưa có việc làm, thu nhập không ổn định

Trang 26

Bảng 3.4: Thống kê tình hình dân tộc trong 7 xã vùng đệm

Xã Tổng Kinh Thái Nùng M’Nông Tày Êđê Dao Mường H Mông Lào Gia Rai Hrê Bana Cao lan Miên Krông Na 3.554 881 25 1.326 6 1.074 41 130 69 2

Trang 27

Bảng 3.5: Thống kê dân số và lao động trong 7 xã vùng đệm

Dân số (người) Lao động (người) STT Xã

Tỷ lệ nam chiếm: 45,9%; nữ chiếm: 54,1%

+ Tỷ lệ lao động chiếm 45,91% dân số vùng đệm, trong đó:

+ Lao động nam chiếm 44,4%

+ Lao động nữ chiếm 55,6%

Tỷ lệ lao động, nam, nữ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân công lao động trong cộng đồng, cụ thể là: Nam giới thường đi vào rừng khai thác gỗ, săn bắt thú rừng, còn phụ nữ thì thu hái lâm sản phụ như măng, cây thuốc, phong lan,

Trang 28

3.1.7 Tình hình y tế và giáo dục

Các xã trong vùng đệm đều có trạm y tế Vấn đề khó khăn hiện nay là thiếu cán bộ y tế, chỉ có 23 cán bộ y tế (13 y tá và 10 bác sỹ) trên tổng dân số 32.232 người Điều này dẫn đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng bị hạn chế

Bảng 3.6: Thống kê tình hình y tế STT Xã Số giường Số Y tá Số Bác sĩ

ra các bệnh về đường ruột và hô hấp mà nguyên nhân chủ yếu là do phong tục tập quán sinh hoạt, không có nước sạch và chăn nuôi mất vệ sinh gây ra Dịch bệnh và các ảnh hưởng của nó đã làm làm cho đời sống của cộng đồng đã khó khăn lại càng khó khăn thêm Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng là một trong những giải pháp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Số lượng học sinh ở đây ít, chỉ có 6.967 em, chiếm 21,6% tổng dân cư trong vùng (bảng 3.7) do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập Điều kiện kinh tế hạn hẹp không đủ khả năng cho con em tới trường Học sinh nhỏ không thích học thường theo cha mẹ trong công việc đồng áng, với học sinh lớn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc như: nội trợ, lấy củi, chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, nên đã xao nhãng việc học tập

Trang 29

Bảng 3.7: Thống kê tình hình y tế, giáo dục STT Xã Số trường Cấp I Cấp II, II Số lớp Học sinh Giáo viên

Ý thức về vai trò của giáo dục giữa các cộng đồng dân tộc trong vùng

không giống nhau Đối với cộng đồng người Kinh, Mường, Tày di cư vào thì họ

luôn tạo điều kiện để con em mình tham gia học tập có hiệu quả Các dân tộc còn

lại, đặc biệt đối với hộ nghèo, đói thì ít quan tâm tới học tập của con em mình

Tỷ lệ mù chữ là 21,7% Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của cộng

đồng nói chung mà đặc biệt là nhận thức đối với vấn đề quản lý, sử dụng tài

nguyên đa dạng sinh học

3.1.8 Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Tuy điều kiện địa hình khá bằng phẳng, không xa trung tâm

huyện và thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng điều kiện giao thông trong 7 xã vùng

đệm còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong mùa mưa Toàn bộ hệ thống đường

liên thôn là đường đất chỉ có duy nhất một tuyến đường nhựa từ Buôn Ma Thuột

đi Ea Súp Điều này ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế do khó khăn trong việc

vận chuyển hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm vì tư thương ép giá Do đó, sự hỗ trợ

của các cấp chính quyền địa phương và Vườn quốc gia trong thời gian qua nhằm

nâng cao đời sống của cộng đồng để giảm bớt các áp lực của con người đối với

tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn vẫn chưa đạt hiệu quả thiết thực

- Thông tin liên lạc: các xã đã có điện thoại, các phương tiện thông tin

nghe, nhìn đã tiếp cận với các thôn bản, góp phần nâng cao đời sống tinh thần

của cộng đồng địa phương Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác truyền thông

quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn đến từng thôn bản

Trang 30

- Thuỷ lợi: chưa được chú trọng, có 3 công trình thuỷ lợi nhỏ Ea Mar và

Nà Xược và Ea Ver được xây dựng từ năm 1992 chỉ đủ cung cấp nước cho 62 ha ruộng nước của 3 xã Hầu hết diện tích đất canh tác ở đây đều là ruộng một vụ, chủ yếu là nhờ mưa

3.1.9 Các nguồn thu nhập chủ yếu trong vùng đệm

* Trồng trọt: Đây là hoạt động chủ yếu Cây trồng chính ngoài lúa một vụ

là các loại cây trồng khác như: ngô, cà phê, điều, được thể hiện qua bảng 3.8

Bảng 3.8: Diện tích (ha) lúa và các loại cây trồng trong 7 xã vùng đệm

TT Xã Cộng Lúa Ngô Cà phê Điều Rau, màu

Do vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp cần quy hoạch mở rộng diện tích đất canh tác trong vùng đệm, tăng năng suất cây trồng cần phải đầu tư thêm

kỹ thuật, vốn và giống mới

Kết quả PRA cho thấy những khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp là:

- Hệ thống thuỷ lợi hạn chế, không đáp ứng nhu cầu tưới trong mùa khô Khí hậu khắc nghiệt; đất đai xấu, bạc màu; không phù hợp với cơ cấu cây trồng hiện tại

Trang 31

- Trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, canh tác theo phương thức cũ Thiếu vốn dẫn tới đầu

tư chưa thích đáng cho sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, Đa số cộng đồng dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm thâm canh tăng năng xuất cây trồng như sử dụng các loại phân hữu cơ, vô cơ và thuốc phòng trừ sâu bệnh hại Nguồn giống

cũ, thoái hoá năng suất thấp hiện vẫn đang còn sử dụng, công tác khuyến nông chưa được chú trọng

Bảng 3.9: Thống kê tình hình chăn nuôi trong 7 xã vùng đệm

STT Xã Tổng Trâu Bò Lợn Voi Gia cầm

* Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò phát triển mạnh nhờ có thảm cỏ tự nhiên

và sản phẩm có giá trị cao, dễ tiêu thụ (ngoài mục đích thương mại còn cung cấp sức kéo) Chăn nuôi lợn và gà cũng phát triển nhưng chủ yếu là giống địa phương tăng trưởng chậm, chuồng trại và kỹ thuật đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn

nuôi (Số liệu tại thời điểm tháng 6 - 2002)

Số lượng vật nuôi trong vùng rất lớn (bảng 3.9) Đây là thế mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình, tuy nhiên nếu xem xét ở góc độ bảo tồn thì hoạt động này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia vì hình thức nuôi thả rông trong rừng Người dân chỉ vào rừng tìm lại trâu bò của họ khi có nhu cầu cày bừa hoặc buôn bán

Điều đặc biệt ở đây là sự tồn tại đàn Voi nhà 26 con, một tiềm năng phát triển du lịch nhằm tạo nguồn thu nhập thay thế cho cộng đồng Tuy nhiên, trong

10 năm qua, số lượng đàn voi nhà đang suy giảm mạnh (số liệu điều tra năm

Trang 32

1990, trong khu vực nghiên cứu có 44 con Voi nhà, FFI - Dự án bảo tồn Voi châu á) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: khi chưa thành lập Vườn quốc gia, người dân sử dụng voi nhà vào việc săn bắn và khai thác gỗ, đến nay nó trở thành gánh nặng đối với họ vì không biết sử dụng vào mục đích gì ngoài việc tham gia các hoạt động du lịch trong điều kiện chưa phát triển như hiện nay Do

đó voi nhà được bán cho các công ty du lịch ở các tỉnh khác Vì vậy, cần có giải pháp bảo tồn đàn voi nhà hiện nay là việc làm cần thiết

* Lâm nghiệp: Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu của cộng đồng là nhận

khoán bảo vệ rừng của Vườn quốc gia, được bắt đầu từ năm 1992 và đã có vai trò tích cực đối với cộng đồng về nhiều mặt như: tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm và lợi ích quan trọng nhất là bảo vệ và phát huy được các lợi ích từ rừng

có sự tham gia của người dân địa phương

Hiện tại, chương trình được thực hiện trên diện tích 20.000 ha (trong phân khu hành chính dịch vụ và phân khu phục hồi sinh thái) cho 591 hộ gia đình ở 3

xã Krông Na, Ea Huar, Ea Wer với mức giá 50.000 đồng/ha/năm Chương trình

đã thu hút một khối lượng lớn các hộ gia đình trong vùng tham gia Do vậy, để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng cần xem xét việc tăng diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho người dân

* Khai thác sản phẩm từ rừng: Đánh giá PRA cho thấy phần lớn người

dân địa phương sống nhờ vào rừng (80% số hộ) Sản phẩm được khai thác chủ yếu là: thú rừng, gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ như: măng, mật ong, song mây, chai cục,

Đặc biệt, trong vùng lõi của Vườn có buôn Đrăng Phôk được thành lập từ năm 1941 với dân số 54 hộ và 302 khẩu (số liệu điều tra tháng 6 năm 2002) Người dân ở đây sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng thông qua các hoạt động du canh, khai thác gỗ, săn bắn, đánh bắt cá trên sông và thu hái lâm sản phụ, Họ cũng duy trì một diện tích canh tác 93 ha gồm: ruộng nước một vụ và nương ngô, sắn, vườn nhà, chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò, voi, Đời sống kinh tế nghèo khổ, dân trí thấp

Trang 33

Do vậy, để đảm bảo cho việc duy trì và phát triển bền vững buôn Đrăng Phôk cần xây dựng qui chế quản lý đặc biệt như một khu đa tác dụng theo hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái và văn hoá (Andrew Grieser John, 2002)

Ngoài ra, trong vùng lõi của Vườn còn có hệ thống đường mòn dày đặc, được hình thành từ trước khi thành lập Vườn quốc gia Điều này gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng kiểm lâm Theo Stephan (1995), mật độ của đường mòn phản ánh sự tác động của con người rõ nét nhất

Để thấy được tỷ trọng giữa các nguồn thu nhập của cộng đồng chúng tôi lấy xã Krông Na làm ví dụ Đây là xã có diện tích lớn nhất chiếm gần như diện tích của Vườn Kết quả điều tra các nguồn thu nhập của xã trong năm 2001 được thể hiện ở bảng 3.10 sau đây:

Trang 34

Bảng 3.10: Thống kê các nguồn thu nhập của xã năm 2001 (đơn vị tính: 1000 VNĐ)

Buôn Số hộ Dân

số

Thu nhập /hộ /năm

Thu nhập /nguời /năm

Thu nhập /nguời /tháng

Tổng cộng động vật Săn bắn

rừng

Hợp đồng QLBVR

Gỗ và lâm sản phụ

Chăn nuôi Nghiệp Nông

Trang 35

Qua bảng này chúng ta nhận thấy: Nông nghiệp vẫn là thế mạnh trong các nguồn thu nhập của xã (43%), tiếp đến là chăn nuôi (28%) và nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (28%) Săn bắt động vật rừng chiếm vị trí thứ 4 trong các nguồn thu nhập (12%) Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại xã Krông Na là rất thấp (nhỏ hơn 150.000 đồng)

Như vậy, Buôn Trí A, Buôn Đôn và Buôn Đrăng Phôk có nguồn thu nhập

từ săn bắt là lớn nhất, trong đó Buôn Drăng Phôk nằm trong vùng lõi của Vườn

và 2 buôn Trí A, Buôn Đôn nằm sát ranh giới với Vườn

Nhận xét: tình hình kinh tế xã hội trong vùng đệm có những đặc trưng cơ

bản sau: hầu hết người dân trong vùng đều thuộc diện đói nghèo, thu nhập thấp (dưới 150.000 đồng/người/tháng), trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, phương thức sản xuất nương rẫy vẫn đang còn tồn tại, hệ canh tác của người dân trong vùng còn bấp bênh, không có kế hoạch và không bền vững Trình độ canh tác thấp, công cụ lao động thô sơ Mọi hoạt động kinh tế chủ yếu theo thói quen, phụ thuộc vào thiên nhiên mang nặng tính tự cung - tự cấp, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi và phụ thuộc vào tài nguyên rừng thông qua các hoạt động săn bắt, khai thác gỗ, thu hái lâm sản phụ, đánh bắt cá, Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn Sự tồn tại của Buôn Đrăng Phok có 54 hộ dân với 302 khẩu là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo tồn của Vườn, do vậy cần có giải pháp kết hợp giữa bảo tồn và phát triển nhằm ổn định và phát triển

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của đề tài là kiểu rừng khộp tại 3 tiểu khu: Tiểu khu 237, tiểu khu 442 và tiểu khu 452 thuộc Vườn quốc gia Yôk Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Trang 36

Chương 4 NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Nội dung

Khóa luận nghiên cứu những nội dung chính sau:

1 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực

+ Phân bố số cây theo loài

+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao, cấp đường kính và cấp tiết diện ngang của lâm phần

+ Sự phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng

2 Đặc điểm những ưu hợp tại khu vực nghiên cứu

3 Đặc điểm phân bố tái sinh của những cây họ sao dầu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Lập 3 ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra

4.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp

- Phương pháp thu thập số liệu cây đứng:

+ Chọn 3 vị trí khác nhau thích hợp đại diện cho khu vực nghiên cứu và tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô là 2000 m2 (40 x 50m)

Trang 37

+ Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tại vị trí 1,3m (D1,3), đường kính dưới tán (Dt) (đường kính tán được đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc sau đó lấy trung bình)

Biểu 1: Mẫu điều tra về loài cây, đường kính, chiều cao, phẩm chất

Đường kính tán Tọa độ STT Tên

loài H vn H dc D 1.3 Đ - T N - B TB X Y

Phẩm chất

- Phương pháp thu thập số liệu cây tái sinh:

+ Cây tái sinh được đo đếm trong tất cả các ô dạng bảng, các chỉ tiêu cần

đo đếm như: Tên loài cây tái sinh, chiều cao cây tái sinh, nguồn gốc cây tái sinh, phẩm chất cây tái sinh theo 3 cấp A – B – C tương ứng với phẩm cấp Tốt – Trung bình – Xấu

50 m

Ô dạng bản

4 m2 (2 x 2)

Trang 38

+ Chiều cao cây tái sinh được chia thành 7 cấp: Cấp 1< 0,5 m, cấp 2 từ 0,51 – 1 m, cấp 3 từ 1,1 – 1,5 m, cấp 4 từ 1,51 – 2 m, cấp 5 từ 2,1 – 2,5 m, cấp 6

từ 2,51 – 3 m, cấp 7 bao gồm các cây có chiều cao trên 3 m

+ Để đánh giá sự ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh rừng thì thông qua các yếu tố:

* Đánh giá cấp độ che phủ cây bụi, thảm tươi thông qua việc điều tra cây bụi, thảm tươi trong các ô dạng bản

* Đánh giá độ che phủ của cây tái sinh thông qua việc điều tra cây tái sinh trong ô dạng bản

* Để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến cây tái sinh thông qua độ tàn che thì trong các ô dạng bản khi điều tra phải ước lượng độ tàn che cục bộ trên các ô và ghi vào biểu điều tra cây tái sinh

+ Trong ô dạng bảng điều tra tái sinh cây họ Dầu (Dipterocarpaceae)

Biểu 2: Mẫu điều tra cây tái sinh Cấp chiều cao (m) Nguồn gốc Phẩm chất STT Tên

2,1 -2,5

2,51

- 3 >3 Hạt Chồi

Tốt (A)

Trung bình (B)

Xấu (C)

2,1 -2,5

2,51

- 3 >3

Tổng cây theo loài

Tỷ lệ cây theo loài A+B

Tỷ lệ

% cây H>1

Tỷ lệ

% cây hạt

Trang 39

Biểu 4: Mẫu biểu phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới các cấp độ tàn che

Cấp độ tàn che Cấp H

(m) <0.3 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 Tổng

Ghi chú

4.2.2 Phương pháp nội nghiệp

Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê và đưa vào kết quả của tiểu luận theo những nội dung đã đề ra

- Số liệu thu thập trong các ô tiêu chuẩn ngoài rừng được tổng hợp, phân tích và xử lý theo từng nội dung đã đề ra

- Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu đường kính

và chiều cao, chúng tôi tập hợp số liệu chia tổ như sau:

+ Số tổ: m = 3,3*log (N) + 1 hoặc m = 5*log (N)

Do bởi đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên hỗn loài và dung lượng mẫu khá lớn nên công thức được sử dụng là: m = 3,3*log (N) + 1

+ Cự ly tổ: k = (Xmax – Xmin)/m Trong đó:

m: là số tổ của trị số quan sát N: là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu) k: là cự ly tổ

Xmax: là trị số quan sát lớn nhất

Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu:

Trang 40

= m fi xi n

x

1

*1

* Biên độ biến động:

R = xmax – xmin Với:

s n

s n

số cây/ha

Ngày đăng: 13/09/2018, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Văn Cường, 2008. “Góp phần tìm hiểu ưu hợp thực vật thân gỗ tại tiểu khu 97 – tuyến rừng phòng hộ biên giới Việt Nam – Campuchia – xã Lộc Tấn – huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Góp phần tìm hiểu ưu hợp thực vật thân gỗ tại tiểu khu 97 – tuyến rừng phòng hộ biên giới Việt Nam – Campuchia – xã Lộc Tấn – huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước”
2. Phạm Văn Đến, 2003. “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng khộp và đặc điểm sinh trưởng loài Dầu Đồng (Dipterocarpus tuberculatus) của rừng khộp tại lâm trường Chư Phả Đăk Lăk”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng khộp và đặc điểm sinh trưởng loài Dầu Đồng (Dipterocarpus tuberculatus) của rừng khộp tại lâm trường Chư Phả Đăk Lăk”
4. Nguyễn Thanh Hiếu, 2003. “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng khộp và đặc điểm sinh trưởng của loài Cẩm Liên (Shorea siamemsis) tại lâm trường Chư Phả huyện Eahleo tỉnh Đăk Lăk”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng khộp và đặc điểm sinh trưởng của loài Cẩm Liên (Shorea siamemsis) tại lâm trường Chư Phả huyện Eahleo tỉnh Đăk Lăk”
5. Nguyễn Thượng Hiền, 1995. “Thực vật và đặc sản rừng Việt Nam”. Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực vật và đặc sản rừng Việt Nam”
8. Phan Minh Xuân, 2006. “Nghiên cứu một số đặc tính lâm học các loài cây họ Sao Dầu (Dipterocarpuaceae Blume, 1825) trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ”. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu một số đặc tính lâm học các loài cây họ Sao Dầu (Dipterocarpuaceae Blume, 1825) trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w