Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.3. Đánh giá tình hình tái sinh của rừng
Tái sinh rừng là một hiện tượng sinh học quan trọng nhất trong đời sống của rừng, hiện tượng này không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của loài cây mà còn chịu sự chi phối của môi trường sống vốn hết sức đa dạng và phức tạp. Tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng: thảm cây gỗ và các thành phần khác của lâm phần. Sự xuất hiện lâm phần mới lại góp phần hình thành môi trường rừng và các thành phần khác như thực vật tầng thấp, động vật và vi sinh vật đặc trưng cho mỗi loại rừng. Tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa rộng là tái sinh hệ sinh thái rừng, (Nguyễn Văn Thêm, 2001). Tuy nhiên, giới hạn trong một khóa luận tốt nghiệp kĩ sư, chúng tôi chỉ tìm hiểu tái sinh rừng đối với thành phần cây gỗ, và chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu số lượng, thành phần cây tái sinh trong quan hệ với môi trường sống của chúng. Qua đó, đánh giá tình hình tái sinh rừng và đóng góp một phần nhỏ vào các biện pháp kĩ thuật xử lý tái sinh rừng. Kết quả nghiên cứu tình hình tái sinh rừng trong khu vực được trình bày cụ thể trong các phần sau:
5.3.1. Số lượng, thành phần cây tái sinh
Thành phần loài cây tái sinh và tỷ trọng của chúng là những chi tiêu quan trọng trong tái sinh rừng, nó quyết định đến tổ thành và chất lượng của lâm phần tương lai. Thành phần loài cây tái sinh phụ thuộc rất lớn đến thành phần tầng cây chính của lâm phần. Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng thành phần cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu phần lớn xuất phát từ quả của cây mẹ có trong khu vực tạo thành, đặc biệt là các loài cây họ Sao Dầu. Khu vực nghiên cứu là đối tượng rừng khộp bị tác động và đang trong quá trình phục hồi nên rất ít cây bụi, độ tàn che thấp, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự nẩy mầm của hạt giống cũng như sự phát triển của cây con, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng cây tái sinh lại rất thấp. Điều này có thể do vật rụng và tầng thảm mục dưới tán rừng quá dày ngăn cản hạt tiếp đất và nảy mầm. Hơn nữa, thảm cỏ ở đây
cũng dày và phát triển mạnh, là một trong những tác nhân gây ra nạn cháy rừng vào mùa khô, do đó gây bất lợi ít nhiều đối với tái sinh rừng.
Bảng 5.13: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu Tổ thành tái sinh
Số cây Tần suất xuất hiện Địa
điểm Tên loài Mật độ (N/ha)
Tỷ lệ (%)
Số ô xuất hiện
Tỷ lệ (%)
TB
Cà chít 150 31,25 19 28,79 30,02
Cẩm lai 30 6,25 3 4,55 5,40
Căm xe 40 8,33 8 12,12 10,23
Chiêu liêu 75 15,63 13 19,70 17,66 Dầu đồng 160 33,33 20 30,30 31,82
Mã tiền 5 1,04 1 1,52 1,28
Sổ 20 4,17 2 3,03 3,60
Ô tiêu chuẩn
1
Tổng 480 100 66 100 100
Cà chít 320 35,36 15 34,88 35,12 Cẩm liên 275 30,39 14 32,56 31,47 Dầu đồng 310 34,25 14 32,56 33,41 Ô
tiêu chuẩn
2 Tổng 905 100 43 100 100
Bình linh cánh 5 0,55 1 1,61 1,08 Cà chít 390 42,62 16 25,81 34,21
Căm xe 5 0,55 1 1,61 1,08
Chiêu liêu 20 2,19 4 6,45 4,32
Giáng hương 5 0,55 1 1,61 1,08
Muồng 15 1,64 3 4,84 3,24
Sp1 15 1,64 3 4,84 3,24
Sp2 15 1,64 3 4,84 3,24
Sp3 5 0,55 1 1,61 1,08
Thẩu tấu 30 3,28 6 9,68 6,48
Dầu trà beng 410 44,81 23 37,10 40,95 Ô
tiêu chuẩn
3
Tổng 915 100 62 100 100
Bảng 5.13 cho thấy thành phần cây tái sinh tái lập dưới tán của những ưu hợp trong khu vực nghiên cứu chỉ dao động từ 3 đến 11 loài, mật độ khoảng 480 đến 915 cây/ha trong đó chủ yếu là các loài cây họ Sao Dầu (chiếm 4 loài với
mật độ trung bình khoảng 275 đến 480 cây/ha), điều tra 90 ô dạng bản (2x2 m) trên 3 ô tiêu chuẩn (40x50 m) thì có tới 82 ô xuất hiện loài cây họ Sao Dầu.
5.3.2. Phân bố tái sinh các loài cây họ Sao Dầu dưới tán rừng
Xuất phát từ kết quả thành phần cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là những loài cây họ Sao Dầu, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đặc điểm phân bố tái sinh của chúng dưới tán rừng. Kết quả cụ thể được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 5.14. Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao Dầu với phân bố Poisson tại các ô tiêu chuẩn
Địa điểm Xi Ftn Ghi chú
0 1 2 3 4
2 8 9 8 3 Ô
tiêu chuẩn 1
Tổng 30
Xbq = 2,067 S2 = 1,196 W = 0,915 <1
Tiêu chuẩn Blackman S' = 0,263 2S' = 0,526=>1 ± 2S' = 0,474 ÷ 1,526 0
1 2 3 4
4 3 9 13
1 Ô
tiêu chuẩn 2
Tổng 30
Xbq = 2,133 S2 = 1,182 W = 0,92 <1
Tiêu chuẩn Blackman S' = 0,263 2S' = 0,526=>1 ± 2S' = 0,474 ÷ 1,526 0
1 2 3 4
0 1 10 15 4 Ô
tiêu chuẩn 3
Tổng 30
Xbq = 2,733 S2 = 0,529 W = 1,375 >1
Tiêu chuẩn Blackman S' = 0,263 2S' = 0,526=>1 ± 2S' = 0,474 ÷ 1,526
Bảng 5.15. Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao Dầu với phân bố Poisson trên toàn khu vực nghiên cứu
Xi Ftn Ghi chú
0 1 2 3 4
6 12 28 36 8 Tổng 90
Xbq = 2,311 S2 = 1,059 W = 0,972 <1
Tiêu chuẩn Blackman S' = 0,150 2S' = 0,30=>1 ± 2S' = 0,70 ÷ 1,30
Kết quả bảng 5.14 và bảng 5.15 cho thấy phân bố tái sinh của những cây họ Sao Dầu trong lâm phần của ô tiêu chuẩn 1 và ô tiêu chuẩn 2 có dạng phân bố đều, còn ô tiêu chuẩn 3 có dạng phân bố cụm. Nhưng phân bố của khu vực nghiên cứu là phân bố đều. Mật độ cây tái sinh cây họ Sao Dầu rất cao (mật độ trung bình khoảng 346 cây/ha), số cây trong ô dạng bản biến động từ 0 ÷ 4 cây tái sinh.
Từ kết quả nghiên cứu tình hình tái sinh dưới tán rừng cho thấy rằng tuy rừng tại khu vực nghiên cứu là rừng bị tác động đang trong quá trình phục hồi nhưng quá trình tái sinh rừng diễn ra không được thuận lợi, biểu hiện ở mật độ cây tái sinh của các loại cây quá thấp (tính trung bình trên toàn bộ khu vực, mật độ khoảng 766 cây/ha kể cả các loài khác có trong khu vực nghiên cứu). Điều này nói lên tình trạng rừng tại khu vực này có nguy cơ mất rừng rất cao trong khi nạn phá rừng vẫn còn tiếp diễn, các cây gỗ lớn bị mất dần mà không có lớp cây kế cận để thay thế. Quá trình tái sinh rừng diễn ra không thuận lợi do thảm cỏ quá dày, chúng phát triển mạnh vào mùa mưa, cạnh tranh mãnh liệt môi trường sống của cây tái sinh, đồng thời là tác nhân gây cháy trừng trong mùa khô. Do vậy, cần có biện pháp quản lý rừng chặt chẽ và tăng cường việc xử lý thực bì trong mùa khô nhằm hạn chế cháy rừng.
Chương 6