Ở Việt Nam, rừng khộp chủ yếu phân bố tập trung trên Tây Nguyên thuộc Miền Nam Việt Nam, ngoài ra còn tìm thấy chúng với diện tích nhỏ ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận,… Rừn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
********
NGUYỄN THỊ KIM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KHỘP TẠI TIỂU KHU 97 BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH LÂM NGHIỆP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
********
NGUYỄN THỊ KIM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KHỘP TẠI TIỂU KHU 97 BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nghành: Lâm Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thưa Cha Mẹ kính yêu!
Có được thành quả như ngày hôm nay, con vô cùng biết ơn công lao của Cha Mẹ đã bao năm vất vả dạy con khôn lớn ăn học nên người
Thưa quý Thầy, quý Cô!
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể Thầy Cô trong Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Trong các năm học tại Trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
Xin gửi đến Thạc sĩ Phan Minh Xuân lòng biết ơn của tôi, Thầy là người đã truyền đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khóa luận này
Xin cảm ơn Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lộc Ninh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập khóa luận
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH08LN, và anh Lê Thành Trung khóa
33 (DH07NK) đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim
Trang 4
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học rừng khộp tại tiểu khu 97 Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”, được tiến hành tại tuyến rừng phòng hộ biên giới Việt Nam – Campuchia ,
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, thời gian từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm
2012 Số liệu được thu thập thông qua ô tiêu chuẩn điều tra lâm học có diện tích 0,2
ha lập 3 ô tiêu chuẩn tại những vị trí điển hình và đo đếm các chỉ tiêu điều tra như: tên cây, Hvn, D1,3, Dt, tái sinh,…
Kết quả thu được như sau: qua quá trình điều tra đã ghi nhận trong khu vực nghiên cứu gồm 16 loài thuộc 8 họ, chủ yếu là những cây thuộc họ Sao Dầu Phân
bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần có dạng hai đỉnh, số lượng cây tập trung chủ yếu ở 2 cấp chiều cao 7,75 m (chiếm khoảng 22,86%) và 12,75 m (chiếm khoảng 22,86%) cho thấy lâm phần đang trong thời kỳ sinh trưởng Phân bố số cây theo cấp đường kính có dạng phân bố giảm, số lượng cây tập trung phần lớn ở các cấp đường kính nhỏ và giảm dần ở các cấp đường kính lớn hơn Mật độ rừng của khu vực nghiên cứu là 298 cây/ha , độ tàn che của lâm phần tại khu vực nghiên cứu thấp 0,3 Cả khu vực ta được ưu hợp Dầu đồng + Dầu trà beng + Cà gằng + Dầu lông +… tổ thành gồm 16 loài với tiết diện ngang 14,143 m2/ha, trữ lượng bình quân 73,114 m3/ha Thành phần cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu phần lớn xuất phát từ quả của cây mẹ có trong khu vực tạo thành, số loài tái sinh dao động từ 5 đến 7 loài, mật độ khoảng 806 đến 1139 cây/ha trong đó chủ yếu là các loài cây họ Sao Dầu
Trang 5The results were as follows: through the investigation process recorded in the study area consists of 16 species belonging to 8 family, mainly those belonging to
the Dipterocarpaceae Distribution of trees by the height of the forest stand level
with two peaks form, number of trees mainly at two levels in height 7,75 m (about 22,86%) and 12,75 m (about 22,86%) showed that forest is in strong growth period Distribution of trees by diameter class distribution reduced form, number of trees is largely concentrated in the small diameter and decreased in the larger diameter, the diameter shows a strong differentiation, this shown are in a state forest recovery The density of the forest study area is 298 trees/ha, canopy of the forest showed low
0,3 Both have been areas of Diptercarpus tubercalatus + Dipterocarpus
obtusifolius + Terminalia alata + Dipterocarpus intricatus + The 16 species with
basal area 14.143 m2/ha, average volume 73.114 m3/ha
Regeneration in the study area largely derived from the fruit in the region, some species regeneration ranged from 5 to 7 species, density of about 806 to 1139
trees/ha in which a large number of Dipterocarp family
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Abstract iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng 3
2.1.1 Trên thế giới 3
2.1.2 Tại Việt Nam 5
2.2 Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng 6
2.2.1 Trên thế giới 6
2.2.2 Tại Việt Nam 7
2.3 Những nghiên cứu có liên quan đến rừng khộp 8
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 12
3.2.1 Vị trí địa lý 12
3.2.2 Địa hình 12
3.2.3 Khí hậu – thủy văn 13
3.2.4 Đất đai thổ nhưỡng 14
3.3 Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội 14
3.3.1 Dân số, lao động 14
3.3.2 Thông tin giao thông liên lạc 15
Trang 73.4 Tình hình tài nguyên rừng 15
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
4.1 Nội dung nghiên cứu 17
4.2 Phương pháp nghiên cứu 17
4.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp 17
4.2.1.1 Kế thừa số liệu 17
4.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu 18
4.2.2 Phương pháp nội nghiệp 18
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
5.1 Danh lục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu 22
5.2 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu 23
5.2.1 Phân bố số cây theo loài 23
5.2.2 Phân bố số cây theo các cấp chiều cao, đường kính 29
5.2.3 Mật độ rừng 32
5.2.4 Độ tàn che của rừng 33
5.2.5 Đặc điểm các ưu hợp tại khu vực nghiên cứu 34
5.3 Đánh giá tình hình tái sinh của rừng 38
5.3.1 Số lượng, thành phần cây tái sinh 38
5.3.2 Phân bố tái sinh các loài cây họ Sao Dầu dưới tán rừng 40
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
6.1 Kết luận 43
6.2 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 5.1: Danh lục các loài cây có trong khu vực nghiên cứu 22
Bảng 5.2: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 1 24
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 2 25
Bảng 5.4: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 3 26
Bảng 5.5: Phân bố số cây theo tổ thành loài 27
Bảng 5.6: Phân bố số cây theo chiều cao Hvn của lâm phần 29
Bảng 5.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lâm phần 31
Bảng 5.8: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu đồng + Làu táu + Sơn đào + Cà gằng + Cầy +… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 1 34
Bảng 5.9: Đặc trưng ưu hợp Dầu đồng + Cà gằng + Dầu lông + Dầu trà beng +… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2 35
Bảng 5.10: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu trà beng + Cà gằng + Dầu lông + Dầu đồng + Chiêu liêu ổi +… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 3 36
Bảng 5.11: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu đồng +Dầu trà beng + Cà gằng + Dầu lông +… tại khu vực nghiên cứ 37
Bảng 5.12: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu 39
Bảng 5.13: Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao Dầu với phân bố Poisson tại các ô tiêu chuẩn 40
Bảng 5.14: Bảng phân hóa số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao Dầu với phân bố Poisson trên toàn khu vực nghiên cứu (tiểu khu 97) 41
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài 24
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài 25
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài 26
Hình 5.4: Biểu đồ phân bố số cây theo tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu 28
Hình 5.5: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao Hvn của lâm phần 30
Hình 5.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lâm phần 31
Trang 11Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng thưa hơi khô ẩm nhiệt đới (còn gọi là rừng khộp hay rừng thưa cây họ Dầu) là tên gọi chung cho các loại rừng ở những vùng khí hậu khô ở Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia và một số diện tích nhỏ ở Thái Lan, Mianma, Malaixia, Philippin Ở Việt Nam, rừng khộp chủ yếu phân bố tập trung trên Tây Nguyên thuộc Miền Nam Việt Nam, ngoài ra còn tìm thấy chúng với diện tích nhỏ
ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận,… Rừng khộp là một hệ sinh thái rừng đặc trưng, được hình thành và phát triển trên điều kiện sinh thái hết sức đặc biệt về đất, nguồn nước, khí hậu và một số điều kiện khí hậu khác, rừng tồn tại những quy luật sinh thái đặc thù vốn có của nó và là một đối tượng cần được quan tâm nghiên cứu Rừng khộp có vai trò vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội vì nó cung cấp các nguồn lợi từ rừng như gỗ, nhựa, cây thuốc,… và nó cũng góp phần bảo vệ nguồn nước một nhân tố sống còn cho sự phát triển của xã hội
Chiến tranh tàn phá lâu dài ở Việt Nam đã gây tổn thất nghiêm trọng đối với nền kinh tế đất nước Việt Nam cũng như các nước vùng nhiệt đới khác, trong một giai đoạn dài, vốn rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng Theo số liệu của Maurand (1943) diện tích rừng của Việt Nam chiếm khoảng 14,3 triệu ha tương đương với khoảng 43% diện tích lãnh thổ Đến năm 2001, diện tích rừng khoảng gần 11 triệu
ha và độ che phủ của rừng đạt gần 35% (dẫn theo Hoàng Sĩ Động, 2002)
Nguyên nhân làm vốn rừng thường xuyên bị giảm về chất là do quản lý kinh doanh rừng, cụ thể là khai thác rừng thiếu căn cứ khoa học, thiếu hiểu biết về các quy luật của rừng và thiếu nghiên cứu đầy đủ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như do cháy rừng Ngoài ra, nguyên nhân cơ bản khác làm cho rừng khộp bị triệt phá trong những năm gần đây là do hiện tượng một số nơi còn khai thác rừng để
Trang 12chuyển sang trồng cây công nghiệp có lợi nhuận cao như Cao su, Cà phê,… đồng thời từ sức ép của nạn di dân tự do và dân số ngày càng tăng nhanh, cộng thêm tình trạng phá rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh du cư, đã dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng bị suy thoái, đất rừng ngày càng bị thu hẹp, chu kỳ
bỏ hóa ngày càng ngắn, rừng không có đủ thời gian phục hồi, rừng khộp ở Tây Nguyên nói chung và Bình Phước nói riêng cũng không tránh khỏi tình trạng trên
Từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó và các lý do nêu trên nên rừng khộp nói chung đã trở thành đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp quan tâm Tuy nhiên, các nghiên cứu đạt được vẫn còn rất tản mạn và chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học vững chắc để đề ra các biện pháp kinh doanh tổng hợp rừng khộp Vì vậy, để phục hồi hệ sinh thái rừng khộp bên cạnh việc xây dựng nhanh chóng cơ sở to lớn về mặt vật chất thực hiện tốt về mặt quản lý và bảo
vệ tài nguyên rừng thì cần phải nắm bắt được đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc của rừng và tình hình tái sinh của rừng, qua đó thấy được động thái của rừng qua các thời kỳ khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng, biết được sự phức tạp của hệ thực vật rừng, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần trong quần xã thực vật để đưa ra những biện pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn và bền vững hơn
Xuất phát từ thực tế trên và trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn của thầy ThS Phan Minh
Xuân tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học rừng khộp tại tiểu khu 97, Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”, với hy vọng kết quả đạt được của khóa luận sẽ đóng góp một
phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu ưu hợp thực vật và trong công tác xây dựng các kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu (Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh)
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng
2.1.1 Trên thế giới
- Về cơ sở sinh thái cấu trúc rừng:
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp
Trong một thời gian dài, vấn đề duy trì và điều tiết cấu trúc rừng đã được bàn luận và có rất nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là việc đề xuất các tác động xử
lý lâm sinh đối với rừng tự nhiên nhiệt đới Nhiều phương thức lâm sinh ra đời và được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới
Baur G.N (1962) đã nghiên cứu các vấn đề cơ sở sinh thái học nói chung và
về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên Theo tác giả, các phương thức xử lý đều có hai mục tiêu rõ rệt:
“Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài và
không đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trưởng Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc nuôi dưỡng rừng sau đó” Từ đó tác giả
này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý
Trang 14lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa (nguồn Bùi Thế Đồi, 2002)
Catinot R (1965) nghiên cứu cấu trúc hình thái thông qua việc biểu diện các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến,… (nguồn Mai Trí Mân, 2007)
- Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Kraft (1884) đã tiến hành phân chia những cây trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi (nguồn Bùi Thế Đồi, 2002)
Richards P.W (1952) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ Rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng thân cỏ) Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình
dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây “Rừng
mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây” (nguồn Bùi Thế Đồi, 2002)
Tóm lại, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới
- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang định lượng cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và hàm toán học để mô hình hóa cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng
Để biểu thị tính đa dạng về loài, một số tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như Simpson (1949), Margalef (1958), Menhinik (1964),… và để đánh giá mức độ phân tán hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp
Trang 15thảm tươi, Drude đã đưa ra khái niệm độ nhiều và cách xác định Đây là những
nghiên cứu mang tính định lượng nhưng xuất phát từ những cơ sở sinh thái nên được đề tài lựa chọn và vận dụng (nguồn Bùi Thế Đồi, 2002)
Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần Các tác giả đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác xuất,… Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, mặc dù vậy, các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này vẫn ít nhiều được vận dụng trong nhiều đề tài nghiên cứu
2.1.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm
đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp, tuy nhiên cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, nên ở đây, chỉ những đặc trưng rừng có liên quan đến
đề tài mới được đề cập
Trần Ngũ Phương (1965), đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965 Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất (nguồn Nguyễn Thị Thoa, 2003)
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta, đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng, như tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cây cỏ quyết Tác giả vận dụng và có sự cải tiến bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davit – Risa, trong
đó tầng cây bụi và thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn Ngoài ra tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: dạng sống
ưu thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái,
Trang 16hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá Dựa vào đó tác giả chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu
Đào Công Khanh (1996), Bảo Huy (1993) đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho xây dựng các biện pháp lâm sinh
Đồng Sĩ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và
độ thon cây đứng rừng tự nhiên Việt Nam
2.2 Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng
2.2.1 Trên thế giới
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Trên thế giới tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước, nhưng từ năm 1930, mới bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới Do đặc điểm của rừng nhiệt đới là thành phần phức tạp, nên trong quá trình nghiên cứu, hầu như các tác giả chỉ tập trung vào các loài cây gỗ có ý nghĩa nhất định
P.W.Richards tổng kết quá tái sinh cho thấy, cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố Possion Về phương pháp điều tra tái sinh nhiều tác giả
sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowder Milk (1927) với diện tích ô dao động từ 1 – 4 m2 Nếu diện tích bé thì số ô phải tăng, ngược lại diện tích lớn thì
số ô ít đi, sao cho đảm bảo tính đại diện, tính trung thực của tình hình tái sinh
Đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố ánh sáng, độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh Baur G.N (1962) cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển cây con Nhưng đối với sự nảy mầm và quá trình sinh trưởng của cây mầm ảnh hưởng đó lại không
rõ
Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cỏ và tầng cây bụi qua quá trình thu nhận ánh sáng các chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây tái
Trang 17sinh Những lâm phần thưa, rừng đã bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho thảm tươi cây bụi phát triển mạnh Trong điều kiện đó chúng
sẽ là những nhân tố cản trợ sự phát triển và khả năng sinh tồn của cây tái sinh Nếu lâm phần kín, đất khô nghèo dinh dưỡng cây bụi thảm tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên (Xannikow, 1967; Viper, 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm 1992)
Tóm lại, nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết về phương pháp nghiên cứu và quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng, đặc biệt là
sự vận dụng các hiểu biết về các quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý rừng bền vững Đây là những phương pháp và kết quả cần tham khảo khi nghiên cứu tái sinh rừng Việt Nam
2.2.2 Tại Việt Nam
Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng,
mà biểu hiện là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ Hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Tái sinh rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là phân tán liên tục, ngoài ra còn có tái sinh theo vệt Rừng Việt Nam thích hợp với cả hai kiểu trên Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam đã kết luận, ánh sáng là nhân tố khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái sinh
tự nhiên trong rừng
Khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy tại vườn quốc gia Cúc Phương, Trương Quang Bích và các cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng, số lượng cây tái sinh biến động lớn giữa các ô và trong cùng một ô, mật độ tái sinh thấp và không đều
Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề đa dạng và phong phú Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như vị trí địa lý, biện pháp tác động đến tầng cao, nguồn gốc hình thành rừng Chính vì thế cho dù quá trình tái sinh rừng có những quy luật nhất định, vốn có tồn tại khách quan, nhưng do tác động trên làm cho chúng trở nên phức tạp Tái sinh là vấn đề quan trọng, quyết định đến quá trình
Trang 18kinh doanh rừng bền vững, vì thế nghiên cứu quá trình tái sinh là một việc làm không thể thiếu trong các nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nói chung và cấu trúc rừng khộp nói riêng
2.3 Những nghiên cứu có liên quan đến rừng khộp
Rừng khộp có thành phần thực vật tương đối đơn giản và được đặc trưng bởi
các loài: Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus Roxb.), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius Teysm.), Cà chắc (Cà chít) (Shorea obtusa Wall.), Cẩm liên (Shorea siamensis A.D.C), Chiêu liêu (Terminalia chebula Roxb.), Căm xe (Xylia xylocarpa Taubert.), một số loài họ Sim (Myrtaceae), họ Ban (Hyperiaceae),
họ Bàng (Combretaceae),…
So với các kiểu rừng khác như rừng lá rộng thường xanh, rừng thông,… thì các nghiên cứu trước đây về rừng khộp còn rất ít, nhất là các nghiên cứu về rừng khộp tại Bình Phước
Mặc dầu đã có rất nhiều nghiên cứu về rừng khộp, các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc quần thụ và mối quan hệ của nó với các yếu tố lập địa còn rất ít Ogawa và cộng sự (1961) thực hiện một nghiên cứu bước đầu về thảm thực vật của Thái Lan đã chia rừng khộp thành ba kiểu quần thụ chính:
- Quần thụ Cà chắc – Cẩm liên thường phân bố ở sườn dốc, những nơi có nhiều đá sót, granit – gneiss hoặc bazan, đất nói chung lẫn sỏi cát và laterit
- Quần thụ Dầu đồng – Dầu trà beng phân bố trên những diện tích lướt sóng nhẹ ở độ cao thấp hơn quần thụ Cà chắc – Cẩm liên
- Quần thụ hỗn hợp rừng khộp với thành phần các loài Dầu đồng, Dầu trà beng, Cà chắc, Cẩm liên
Sukwong (1974) đề nghị bổ xung thêm một kiểu quần thụ thứ tư cho rừng khộp Thái Lan, đó là quần thụ Thông – cây họ Dầu (nguồn Hoàng Bảo Luân, 2003) Kutintara (1975) đã phân rừng khộp ở huyện Hot, tỉnh Chiang Mai phía Bắc Thái Lan thành 6 kiểu ưu hợp dựa vào tầm quan trọng của loài chiếm ưu thế:
- Ưu hợp Cà chắc – Cẩm liên
- Ưu hợp Dầu đồng – Cà chắc
Trang 19- Ưu hợp Dầu đồng – Dầu trà beng
- Ưu hợp Dầu đồng – Thông nhựa
- Ưu hợp Dầu trà beng – Cà chắc
- Ưu hợp Dầu trà beng – Thông nhựa
(nguồn Trần Văn Con, 2002) Bunyavejchevin B (1983) nghiên cứu cấu trúc quần thụ của rừng khộp ở miền Bắc, Tây Bắc và miền Tây Thái Lan đã chia thành 5 kiểu ưu hợp dựa vào các loài ưu thế chính:
- Ưu hợp Cẩm liên, được chia thành 2 kiểu phụ: Kiểu phụ dạng cây bụi và kiểu phụ dạng cây vừa
- Ưu hợp Cà chắc chia thành 2 kiểu phụ: Kiểu phụ dạng cây bụi và kiểu phụ dạng cây vừa
- Ưu hợp Trà beng – Cà chắc
- Ưu hợp Dầu đồng – Cà chắc
+ Kiểu ưu hợp phụ Dầu đồng – Cà chắc – Thông nhựa
+ Kiểu ưu hợp phụ Dầu đồng – Thông nhựa
+ Kiểu ưu hợp phụ Dầu trà beng – Thông nhựa
+ Kiểu ưu hợp phụ Dầu trà beng – Thông ba lá
(nguồn Trần Văn Con, 2002) Tại Việt Nam, Paul Maurand đã phân 4 kiểu quần thụ theo thổ nhưỡng:
- Trảng cỏ cây họ Dầu trên đất xương xẩu, tầng mỏng với các loài cây ưu thế: Cẩm Liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Dầu trà beng, Dầu đồng, Trâm
- Rừng khô thưa trên đất cát và sét phù sa không có nước dự trữ, với các loài
ưu thế: Cẩm Liên, Cà chắc, Dầu trà beng, Dầu đồng, Trâm và Dầu lông
- Trảng cỏ rừng nghèo cây họ Dầu trên đất dốc dưới tác động mạnh của lửa rừng với các loài Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Dầu đồng, Dầu trà beng
- Trảng cỏ họ Dầu là quần thể thưa, cây họ Dầu mọc rải rác gần như thuần loài Dầu trà beng (nguồn Trần Văn Con, 2002)
Trang 20Trần Văn Con (1990) đã dùng phương pháp mô phỏng cấu trúc tổ thành loài rừng khộp ở Tây Nguyên bằng phương trình entropie có dạng: H = H’(1 – e-ks) của Stocker – Bergmann (1977) và đã phân biệt được 5 kiểu ưu hợp dựa theo các loài
ưu thế chính có tầm quan trọng nhất (> 30 %) và 16 kiểu ưu hợp dựa theo các loài
ưu thế phụ (> 10 – 30 %)
Về kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng Trần Văn Con (1990) cho rằng phân bố
số cây theo đường kính và chiều cao của rừng khộp tuân theo phân bố Weibull có dạng:
Giữa chiều cao và đường kính tồn tại một mối quan hệ rất chặt chẽ Tương quan giữa chiều cao và đường kính tán của cây ưu thế rừng khộp được Vũ Biệt Linh (1988) mô phỏng bằng phương trình: H = 8,475*Ln(D) – 11,0085 Mặt khác, Vũ Biệt Linh và cộng sự (1988) thấy rằng giữa đường kính tán và đường kính D1,3 các cây ưu thế rừng khộp tồn tại một mối tương quan rất chặt và có thể mô phỏng quy luật tương quan đó bằng phương trình bậc nhất: DT = 2,839 + 0,1027.D1,3
(nguồn theo Hoàng Bảo Luân, 2003)
Trang 21Chương 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng thưa khô ưu thế cây họ dầu thuộc tiểu khu 97,
là tuyến rừng phòng hộ biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước Đối tượng nghiên cứu mang những đặc điểm chính sau:
Kiểu rừng đặc trưng với phần lớn những loài cây thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế và chỉ có ở khu vực Đông Nam Á
Kiểu rừng thưa và thoáng thường phân bố ở những vùng có khí hậu phân biệt thành hai mùa mưa – khô rõ rệt Vào mùa khô, rừng khộp trơ trụi lá, đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt khiến những người lần đầu đến thăm có thể ngỡ rằng đó là khu rừng chết Chính vì cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại cỏ, le và cây con mọc dày đặc nên loại rừng này rất dễ cháy vào mùa khô Tuy nhiên, chính lửa lại là yếu tố tích cực làm quả cây có đủ điều kiện để nảy mầm và tạo nên sức tái sinh mãnh liệt của rừng khộp Chỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu xanh trở lại Trong suốt mùa mưa, cây cối trong rừng khộp phát triển mạnh và tươi tốt
Tại Việt Nam, rừng khộp được phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ Trong đó, Tây Nguyên là nơi có diện tích lớn nhất
và đặc trưng nhất với khoảng 500.000 ha phân bố từ Nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh Nơi có diện tích rừng khộp lớn nhất nước ta là huyện Ea Súp thuộc tỉnh
Trang 22Đắc Lắc với 357.114ha Tầm quan trọng của rừng khộp cũng đã được thừa nhận thông qua việc thành lập VQG Yok Đôn tại huyện Buôn Đôn tỉnh Đắc Lắc
Không chỉ là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm, rừng khộp còn có rất nhiều loài thực vật có giá trị Hiện nay ở Tây Nguyên đã ghi nhận 404 loài thực vật, trong đó có 120 loài cung cấp gỗ với nhiều loài gỗ như Giáng Hương
(Pterocarpus macrocarpus), Cà te hay Gõ đỏ (Afezelia xylocarpa), Gụ mật (Sindora
siamensis)
Quần thể thực vật họ dầu có ưu điểm phát triển chiều cao rất nhanh, khi cao tới 10 – 15 m thì phát triển chậm lại tạo thành một lớp vỏ dày cứng và có chiều cao
lý tưởng luôn thích nghi và chống chọi với nạn cháy rừng Dưới tán lá cây họ Dầu
và cây lấy gỗ là loài song, mây, tre, nứa…và thảm cỏ dày đặc làm nguồn thức ăn phong phú cho động vật có móng guốc Tại đây còn có 23 loài Phong Lan muôn màu sắc, hơn 150 loài cây cho lá và quả làm thức ăn cho người và động vật, có 64 loài cây dùng làm dược liệu như: Địa liền, Thiên niên kiện, Hà thủ ô,…
3.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.2.1 Vị trí địa lý
Lâm phận Ban quản lý phòng hộ Lộc Ninh thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nằm tiếp giáp ranh giới hành chính của 5 xã: Lộc Thiện, Lộc Tấn, Lộc Hòa, Lộc Thạnh và Lộc An
- Phía Đông giáp lâm trường Bù Đốp
- Phía Tây giáp Campuchia
- Phía Nam giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết
- Phía Bắc giáp Campuchia
3.2.2 Địa hình
Rừng và đất rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá cao Độ dốc trung bình: 60, thấp nhất 20 và cao nhất 100
+ Độ cao trung bình từ 80 – 100 m, chiều dài từ Đông sang Tây 31 km, từ Nam lên Bắc 16 km, được chia thành 22 tiểu khu Không có đồi núi cao, ở khu vực
Trang 23thuộc xã Lộc Tấn có dòng chảy giữa lâm phần có nguồn nước quanh năm là thượng nguồn cung cấp nước cho khu vực lòng hồ Dầu Tiếng – Bình Dương
3.2.3 Khí hậu – thủy văn
a, Khí hậu
Khí hậu toàn khu vực mang tính chất điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành 2 mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 – tháng 10 hàng năm, và mùa khô kéo dài từ tháng 11 – tháng 3 năm sau
- Nhiệt độ bình quân: 200C
+ Cao nhất: 380C (tháng 2, 3) + Thấp nhất: 140C (tháng 11, 12)
- Lượng mưa hàng năm:
+ Trung bình: 2.044 mm + Cao nhất: 2.433 mm
Trang 24- Feralit vàng xám hay nâu vàng phát triển trên phiến thạch, tầng đất dày 60 – 80 cm Thành phần cơ giới thịt nặng đến sét
- Feralit và xám hay đỏ vàng phát triển trên sa thạch, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, độ phèn trung bình
3.3 Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội
3.3.1 Dân số, lao động
Dân số tăng cơ học do những năm gần đây người dân ở các tỉnh phía Bắc và miền Tây Nam Bộ về lập nghiệp nhiều, dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất Để có đất sản xuất người dân tự ý vào rừng xâm canh lấn chiếm đất
Theo số liệu điều tra của Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh năm 2009, có
2191 hộ xâm canh đất trái phép với tổng diện tích xâm canh 3.664,2 ha
- Địa bàn xã Lộc Thiện 341 hộ, diện tích 941 ha
- Địa bàn xã Lộc Tấn 519 hộ, diện tích 911,2 ha
- Địa bàn xã Lộc Thạnh 295 hộ, diện tích 573 ha
- Địa bàn xã Lộc Hòa 377 hộ, diện tích 481 ha
Người dân tham gia sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, bộ phận tham gia sản xuất lâm nghiệp rất ít Tập quán sản xuất của đồng bào từ bao đời nay lá phá rừng
Trang 25làm nương rẫy, du canh du cư, mang nặng tính tự cung tự cấp và sản xuất mang tính mùa vụ nên tình trạng nghèo đói trong dân cư còn khá phổ biến, số hộ nghèo đói còn nhiều
Từ khi thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về định canh định cư, đồng bào đã dần từ bỏ được tập quán du canh du cư, tập trung về định cư thành các buôn làng, lập vườn canh tác gần các trục giao thông, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, thực hiện dự án 661/CP, dự án 134 của chính phủ do Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh làm chủ dự án đã phần nào tạo công
ăn việc làm cho đồng bào địa phương, bước đầu ổn định đời sống dân cư trong vùng
Nhân dân Lộc Ninh có mức sống trung bình thuộc loại thấp ở Việt Nam Điều này đã dẫn đến sự di cư vì lý do kinh tế của một bộ phận người dân ở đây sang vùng khác
3.3.2 Thông tin giao thông liên lạc
Giao thông: Trong khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi cho sản xuất và dân sinh kinh tế có 2 trục lộ chính chạy xuyên suốt qua lâm phần là quốc lộ 13B là nhánh rẽ của trục lỗ 13A đến mũi Chiuriu (đồn biên phòng 803) Ngoài ra còn có trục lộ ở phía Tây – Tây Nam tiếp giáp Ban quản lý rừng hộ Tà Thiết, thuận tiện cho việc sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho bọn lâm tặc xâm nhập vào rừng lấy cắp, vận chuyển và tiêu thụ lâm sản trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng
Thông tin liên lạc: Tất cả các xã trong vùng đều có hệ thống liên lạc tương đối thuận tiện
3.4 Tình hình tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê hiện trạng phân bố tài nguyên rừng năm 2009 của phòng kỹ thuật – Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, hiện trạng tài ngyên ở Ban quản lý rừng phân bố như sau:
+ Rừng tự nhiên
Trang 27Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những nội dung chính sau:
1 Cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu
+ Phân bố số cây theo loài + Phân bố số cây theo cấp H, cấp D và cấp Dt của lâm phần + Xác định mật độ rừng
+ Độ tàn che của rừng
2 Đặc trưng ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu
3 Đánh giá tình hình tái sinh của rừng và tình hình tái sinh cây họ Sao Dầu dưới tán rừng
+ Số lượng, thành phần loài cây tái sinh
+ Phân bố tái sinh cây họ Sao Dầu dưới tán rừng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp
4.2.1.1 Kế thừa số liệu
Đề tài có kế thừa một số tư liệu sau:
Những tư liệu về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng)
Tư liệu về điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội, dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác
Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc tổ thành rừng
Trang 284.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành lựa chọn địa điểm nghiên cứu: địa điểm lập ô điều tra phải tương đối đại diện cho khu vực nghiên cứu
Trong phạm vi của tiểu khu, tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình S = 2000
m2 (40 x 50 m), trên mỗi ô thiết lập 30 ô dạng bản có S = 4 m2/ô (2 x 2 m)
* Trong các ô S = 2000 m2, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu như chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), chu vi tại vị trí 1,3m (C1,3), đường kính tán (Dtán) theo hai chiều vuông góc và lấy giá trị bình quân, xác định phẩm chất cây của tất cả các cây có D1,3 ≥ 8 cm
* Trong các ô dạng bản S = 4 m2 xác định thành phần loài và số lượng cây tái sinh
* Dụng cụ gồm có thước dây để đo chu vi C1,3 và đo kích thước ô, la bàn để định hướng lập ô, và bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1/10000
* Dùng phương pháp vẽ trắc đồ Davis và Richards (1934) với những bổ sung của Thái Văn Trừng (1978) để mô tả kết cấu tầng thứ của rừng và xác định độ tàn che Dải vẽ có chiều dài 40 m, chiều rộng 10 m và được đặt ở nơi có đặc trưng điển hình cho ô tiêu chuẩn
4.2.2 Phương pháp nội nghiệp
Số liệu thu thập trong các ô ngoài rừng được tổng hợp, phân tích và sử lý số liệu theo đúng nội dung đề ra
- Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu về đường kính
và chiều cao, tập hợp số liệu và chia tổ như sau:
+ Số tổ: m = 3,3*log(N) + 1 hoặc m= 5*log(N)
Trang 29Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu:
* Giá trị trung bình mẫu:
X: là trị số quan sát S: độ lệch tiêu chuẩn
n: là dung lượng mẫu
* Ðộ nhọn phân bố:
Ex = Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp vào bảng số liệu Dùng phần mềm Excell thể hiện các phân bố thực nghiệm N - Hvn, N – D
Trang 30Mật độ rừng được biểu thị bằng số cây/ha, là chỉ tiêu biểu thị cho độ đậm đặc của thân cây gỗ/ha Ðể xác định được mật độ rừng tại khu vực nghiên cứu, tiến hành đo đếm tất cả các cây trong ô điều tra, từ đó tính toán được số cây/ha
N/ha= (N/Sdt)*10.000 Với:
N/ha: là số cây/ha
Sdt: là diện tích ô điều tra
Ðể xác định độ tàn che của rừng, sử dụng trắc đồ Davis và Richards Ðộ tàn che được xác định bằng công thức:
Ðộ tàn che = Stán/Sdải trắc diện(10 m x 40 m) Với:
Stán: là tổng diện tích hình chiếu tán của các cây trong dải trắc diện
Sdải trắc diện: là diện tích dải rừng chọn vẽ trắc diện có diện tích S = 400
m2
Vai trò của các loài cây gỗ được biểu hiện qua trị số bình quân của 3 tham số
là mật độ tương đối (N%), tiết diện ngang tương đối (G%) và thể tích thân cây tương đối (V%) (Thái Văn Trừng và Vũ Tự Lập, 1970 – 1978)
V%: Thể tích tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm của loài so với tổng thể tích của các loài có trong lâm phần