1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc

57 1,3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 683 KB

Nội dung

Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phảibiết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn Ngày nay,Marketing đã là một từ ngữ quen thuộc đối với mỗi chúng ta Không những ngàycàng trở nên phổ biến mà tầm quan trọng của Marketing ngày càng được nâng cao

và nhìn nhận đúng mức Hoạt động Marketing ngày nay không chỉ đơn thuần làkhuyến khích bán được nhiều hàng, làm quảng cáo thật hay, hấp dẫn để thu hútkhách hàng Marketing ngày nay là toàn bộ các hoạt động từ công đoạn tìm ý tưởngcho sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm, tung sản phẩm ra thịtrường, quảng cáo, khuyến mãi,… Thông qua chiến lược Marketing doanh nghiệp

có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vìthế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnhtranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế

Trong cơ chế thị trường hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện của nềnkinh tế, thì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng nhiều, chủ yếu là cácdoanh nghiệp tư nhân đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh và đa dạng

Bất kỳ một công ty nào, dù đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào thì

để góp phần đưa công ty ngày càng phát triển giàu mạnh, hội nhập vào nền kinh tếngày nay đều phải có một chiến lược phát triển thị trường hợp lý Yêu cầu đó đặt racho mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt hiệu quả caonhất đồng thời có thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình

Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thể biến những mục tiêu, dự địnhcủa doanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi của doanhnghiệp cho phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động Công ty TNHH PhátTriển Công Nghệ Thái Sơn là một thực thể kinh tế cũng hoạt động trong môi trườngkinh doanh như vậy Việc tách ra khỏi môi trường kinh doanh là không thể Để cóđược thế chủ động trong kinh doanh, chủ động trong sản xuất, nắm bắt được nhucầu của khách hàng, dự đoán và chớp được thời cơ kinh doanh trên thị trường chỉ

Trang 2

trong thoáng chốc cũng đủ làm thay đổi số phận và vị thế của công ty thì chiến lượcphát triển thị trường sẽ phần nào đó hỗ trợ tích cực cho công ty thực hiện mục tiêukinh doanh của mình.

Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường đối với các công ty, đặc biệt là thị

trường đầu ra cho các sản phẩm Tôi đã triển khai xây dựng đề tài “Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015”.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển thịtrường, chiến lược thâm nhập thị trường, đánh giá và đối chiếu với thực trạng thực

tế tại công ty Thái Sơn để từ đó rút ra những kết quả đạt được, những khó khăn, hạnchế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiếnlược phát triển thị trường cho Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để góp phần làm cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú, đi sâu đi sát vàothực tế tình hình hoạt động của công ty và để tránh những đánh giá phiếm diện, chủquan tôi đã chủ động áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu nhữngtài liệu liên quan đến lĩnh vực Marketing, liên quan đến chiến lược phát triển vàthâm nhập thị trường; quan sát thực tiễn; tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, tổnghợp những kiến thức mình đọc được; so sánh, đối chiếu giữa thực tế tình hình pháttriển của công ty với lý thuyết; phân tích và rút ra những giải pháp cần hoàn thiện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chiếnlược phát triển thị trường của công ty Thái Sơn trong thời gian vừa qua

Phạm vi không gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường trong công ty,chủ yếu tại phòng Marketing, phòng Kinh doanh và phòng Hỗ trợ khách hàng.Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường trong thời gianvừa qua và những giải pháp hoàn thiện chiến lược trong giai đoạn 2011 – 2015

Trang 3

5 Kết cấu của đề tài: Đề tài của tôi được xây dựng gồm 3 phần chia ra làm 3

chương với nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng của Công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

Chương 3: Đề xuất và giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường Công ty

Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011 - 2015

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái quát về Marketing:

1.1.1 Khái niệm Marketing:

Marketing bao gồm mọi hoạt động của một công ty nhằm thích nghi với môitrường kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất Trong lý thuyết Marketing

Trang 4

hiện đại, vấn đề căn bản của Marketing là phát hiện ra những nhu cầu của thị trường

và biến những nhu cầu đó thành cơ hội kinh doanh Có rất nhiều cách định nghĩa vềMarketing Ta hãy thử hình dung đâu là khái niệm đúng nhất, bao quát nhất

 Marketing là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhucầu đó Marketing quan tâm đến khách hàng, mọi hoạt động của doanh nghiệpđều hướng đến sự thỏa mãn khách hàng

 Muốn đáp ứng nhu cầu phải nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh

và hành vi tiêu dùng một cách tỉ mỉ trước khi lựa chọn một chiến lược kinhdoanh thích hợp

 Marketing cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

về việc tìm ra nhu cầu và phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng, mang lại lợinhuận tối đa cho doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò quản trị Marketing

 Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầukhách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, Marketing địnhhướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp

 Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan

hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và lợiích xã hội

 Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí,

uy tín của mình trên thị trường

Marketing trở thành “trái tim“ của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyếtđịnh khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyếtđịnh Marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thếnào? Số lượng bao nhiêu?

Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn củakhách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh

1.1.3 Tầm quan trọng của Marketing:

Trang 5

Hiện nay, đã và đang có rất nhiều người không hiểu rõ sức mạnh quan trọngcủa Marketing Họ nghĩ rằng Marketing dường như chỉ là một ngành nghề mangtính lao động tay chân và sáng tạo chơi cho vui Nhưng họ đã sai lầm, nếu chỉ làmột ngành tay chân sáng tạo cho vui thì đó chỉ là một ngành lao động, ngành nghệthuật bình thường mà thôi Còn Marketing là một ngành sáng tạo nhưng phải mangtính chiến lược.

Để nhận định rõ hơn về tầm quan trọng của Marketing ta hãy thử đặt ra câuhỏi: “Nếu không có Marketing thì sẽ như thế nào?”

+ Thứ nhất, sẽ không bao giờ doanh số của công ty có thể tăng nhanh – vì ngày nayđối thủ cạnh tranh của một công ty rất nhiều cộng với việc khách hàng lại không cónhiều thời gian để tự tìm hiểu về các sản phẩm mà công ty đã tung ra Chính vì vậy,nếu không có Marketing thì những khách hàng ấy sẽ không biết đến sản phẩm củacông ty dẫn đến việc mua hành của đối thủ cạnh tranh

+ Thứ hai, sẽ không bao giờ có những đợt giảm giá và khuyến mãi – đứng trên vaitrò là một khách hàng, bạn sẽ không còn được mua những món hàng mình yêu thíchvới những mức giá hấp dẫn và bạn sẽ phải tốn thêm tiền để mua những món đồ đó.+ Thứ ba, sẽ không bao giờ có những sự kiện hoành tráng miễn phí – ta dễ dàngnhận thấy rằng, để quảng cáo cho sản phẩm của mình trong năm 2010 Coca-cola đã

tổ chức nhiều chương trình sự kiện nổi tiếng như: cho khách hàng dùng thử sảnphẩm Coca-cola, tổ chức tài trợ cho nhiều chương trình Ca nhạc và thể thao…+ Thứ tư, sẽ không bao giờ đường phố nhộn nhịp, tấp nập – chúng ta sẽ không cònthấy sự hoành tráng của các bảng hiệu quảng cáo sản phẩm, cũng như sẽ không cònnhững ánh đèn gây thu hút

+ Thứ năm, sẽ không bao giờ có thể tiết kiệm tiền vận chuyển để mua đồ - chúng ta

sẽ phải tốn tiền xăng, sức lực để mua thứ mà chúng ta thích

Hầu hết các công ty đều chưa quan niệm đúng về tầm quan trọng củaMarketing Họ nghĩ rằng họ có làm Marketing vì họ có Giám đốc Marketing,trưởng phòng Marketing, những người quản lý sản phẩm, lực lượng bán hàng, ngânsách dành cho quảng cáo…Thế nhưng, chưa chắc có được tất cả những lực lượngtrên là công ty đó sẽ đi theo đúng quan điểm Marketing, hướng về thị trường vàphục vụ khách hàng

Trang 6

1.1.4 Các hoạt động của Marketing:

Để cấu thành một kế hoạch Marketing hoàn hảo thì ta phải có được tập hợpcác biến số chính như: thị trường, giá, sản phẩm và tiếp thị Tập hợp các yếu tố đóđược gọi là Marketing hỗn hợp hay còn được gọi là Marketing Mix Bốn yếu tố củaMaketing Mix có tác động tương hỗ lẫn nhau, quyết định về yếu tố này sẽ ảnhhưởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại

1.1.4.1: Thị trường (Place): Là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thôngqua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau

1.1.4.2: Giá (Price): Số tiền mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm Giá cả

phải tương xứng với giá trị, nếu không người mua sẽ tìm mua ở người sản xuấtkhác

1.1.4.3: Sản Phẩm (Product): Là sự kết hợp vật phẩm và dịch vụ mà doanhnghiệp cống hiến cho thị trường mục tiêu gồm: đặc điểm, phẩm chất, nhãn hiệu

1.1.4.4: Tiếp thị (Promotion): Là những hoạt động thông qua những giá trị củasản phẩm và thuyết phục được khách hàng mục tiêu mua sản phẩm ấy Nó bao gồmcác hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng trực tiếp

1.2 Thị trường:

1.2.1 Khái niệm thị trường:

Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhucầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏamãn nhu cầu hay mong muốn đó

Thị trường được hiểu một cách đơn giản là bao gồm các yếu tố về cung – cầu– giá cả Tùy theo góc độ tiếp cận thị trường khác nhau và phương pháp thể hiệnkhác nhau mà người ta có các khái niệm khác nhau

Theo quan điểm Marketing khái niệm thị trường được phân định ở hai góc độ:

Xét ở góc độ vĩ mô: thị trường được hiểu là một tập phức hợp và liên

tục các nhân tố môi trường kinh doanh, các quan hệ trao đổi hàng hóa hấp dẫnđược thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu vàphương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển chohoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 7

Xét ở góc độ vi mô: thị trường được hiểu là một tập hợp khách hàng, là

người cung ứng hiện thực và tiềm năng cùng có nhu cầu về những phần mềm màCông ty có dự án kinh doanh và tập hợp người bán – đối thủ cạnh tranh của nó.Một chiến lược tốt là một chiến lược có thể thực hiện được và đương nhiênchiến lược đó phải bao hàm yếu tố sứ mạng và mục tiêu cần đạt đến của doanhnghiệp Đầu năm 1977, McKinsey là người đã phát hiện ra khái niệm bối cảnh 7-s.Đây là bối cảnh nổi tiếng được nhiều nhà quản trị trên thế giới biết tới Bối cảnh nàythể hiện 4 ý tưởng sau:

 Nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng tới năng lực của tổ chức trong việc thayđổi và ảnh hưởng tới dạng thay đổi của nó

 Bối cảnh 7-s cho phép hiểu biết các nhân tố này để phân tích các tổ chức vàphân chia chúng thành các bộ phận có thể quản lý

 Việc thực hiện thành công các chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quantâm các yếu tố, mà còn phải nhìn nó với quan điểm hệ thống, tức là xem xét mộtyếu tố trong mối quan hệ với những yếu tố khác Rất nhiều chiến lược bị thất bại docác nhà quản trị thiếu sự chú ý đầy đủ đến các yếu tố này

 Tầm quan trọng của từng nhân tố đối với một tổ chức sẽ phụ thuộc vào từng

tổ chức cụ thể và vào từng thời gian cụ thể

Trang 8

Hệ thống

Bối cảnh 7S của Mc Kinsey 1.2.2 Phân loại thị trường:

Có nhiều cách khác nhau để phân loại thị trường

 Theo nội dung hàng hóa: cách phổ biến nhất mà người ta vẫnthường sử dụng để giao dịch Ở đây, các thị trường được chia ra thành thị trườnghàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thịtrường đầu vào)

+ Các thị trường đầu ra lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như: thịtrường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục…

+ Các thị trường đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, nhàxưởng, thiết bị), thị trường đất đai, thị trường lao động…

Nói tóm lại, tùy theo cách người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộnghay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thể đặt tên thị trường theo một cách khác nhau

 Theo không gian kinh tế: từ đó các quan hệ trao đổi hàng hóa diễn

ra Theo phân loại này thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thịtrường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương Để xemxét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể người

Cấu trúc

Chiến lược

Kỹ năng

Cán bộ

Mục tiêu

Phong cách

Trang 9

ta vẫn thường kết hợp cách phân loại này với cách phân loại thị trường theo nộidung hàng hóa Ví dụ: người ta thường nói đến thị trường lúa gạo, cà phê haychung hơn là thị trường nông sản.

 Theo cấu trúc thị trường: người ta chia ra thành các thị trường khácnhau Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng ngườimua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ Theo cáchphân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành 2 loại lớn:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bánkhông có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa)

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (ở đây, người mua hay người bán riêngbiệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá) Ở thị trường này lại bao gồmnhững dạng thị trường như: thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyềnnhóm, thị trường cạnh tranh có tính độc quyền

1.2.3 Phân khúc thị trường:

Phân khúc thị trường theo người tiêu dùng:

 Phân khúc theo tần xuất mua sản phẩm

 Phân khúc theo tỉ lệ sử dụng: thường xuyên, không thường xuyên…

 Phân khúc theo sự trung thành: vô điều kiện, tương đối, không trung thành

 Phân khúc theo mức độ sẵn sàng của người mua: mong muốn, quan tâm,…

 Phân khúc theo thái độ của người mua: vui mừng, bàng quang, thù ghét…

Phân khúc thị trường theo địa lý: là chia thị trường theo từng vùng miền,

từng đơn vị địa lý chẳng hạn như miền Bắc, Trung và miền Nam, chia theo tỉnh.Doanh nghiệp có thể xác định chỉ nhắm vào một vùng địa lý nào đó hoặc có thểhoạt động trên các vùng nhưng vẫn có tập trung chú ý vào sự khác biệt về nhu cầu,

ý muốn của khách hàng giữa vùng này với những vùng khác

Phân khúc theo nhân chủng học: Chủ trương chia thị trường qua sự khác

nhau về quốc tịch, dân tộc, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, thunhập, nghề nghiệp, tôn giáo, các thế hệ, anh em

Phân khúc thị trường theo tâm lý: Chia thị trường thành từng nhóm khác

nhau dựa trên sự khác biệt về tầng lớp xã hội, lối sống, cá tính

Trang 10

Phân khúc thị trường theo hành vi, thái độ: Chia thị trường thành từng

nhóm một dựa trên sự khác biệt nhau về kiến thức, thái độ, cách quan niệm, cách sửdụng hoặc là phản ứng đối với một sản phẩm

Phân khúc thị trường doanh nghiệp: Thị trường doanh nghiệp có thể phân

khúc dựa theo địa lý, tâm lý, nhân chủng học (qui mô công ty, loại hình, ngành kinhdoanh ), phân khúc cũng có thể dựa trên những lợi ích mà doanh nghiệp tìm kiếm,cách sử dụng sản phẩm, mức độ sử dụng sản phẩm và mức độ trung thành

Phân khúc thị trường quốc tế: Ở phân khúc này về nguyên tắc giống các

cách phân khúc kia Nhưng quan trọng nhất là cần ứng dụng cho gần giống với điềukiện đặt ra và bài toán markeitng phải giải

Các mục tiêu mà việc phân khúc nhắm tới là:

+ Phân khúc thị trường nhằm làm cho việc kinh doanh thực hiện đơn giản và dễdàng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn

+ Giúp cho các công ty xác định và nhắm đúng vào thị trường mục tiêu của họ.

Để tiến hàng phân khúc, ta cần xác định các thông tin sau:

- Họ là ai? Làm cách nào để đối thoại hiệu quả nhất với họ? Thói quen sửdụng các phương tiện truyền thông, giải trí của họ là gì?

- Tiềm năng của phân khúc (khả năng tiêu thụ): số lượng, mức độ thay thế…

- Nhãn hiệu đang dùng của họ là gì? Mức độ hài lòng/trung thành của họ đốivới sản phẩm hiện tại? Quan niệm, phản ứng của họ về giá cả?

- Cơ hội cho sản phẩm mà ta đang dự tính cung cấp cho họ?

- Kênh phân phối nào đang áp dụng cho nhóm khách hàng này?

Hai phương pháp cơ bản để phân khúc thị trường:

Phân khúc sẵn có(Pre-defined segmentation)

Phân khúc tạo mới(Post-hoc segmentation)Thị trường được phân khúc theo các tiêu

chí mà nhà sản xuất đã chọn trước như:

chủng loại, nhãn hiệu đang dùng, số

lượng người dùng (ít, nhiều), thu nhập…

+ Khám phá phân khúc+ Tập hợp các nhân tố cùng tính chất đểtạo ra một phân khúc riêng (về lợi íchmong muốn, nhu cầu, thái độ…)

Trang 11

1.2.4 Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nhà quản trị nhận biếtđược các cơ hội, những nguy cơ đang tác động đến sự tồn tại và phát triển của công

ty để từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu và điều quan trọng hơn là đưa ra cácphương án chiến lược thực thi Chiến lược thị trường thông thường, công ty có thểthiết lập theo hai phương án: Chiến lược phát triển thị trường và chiến lược xâmnhập thị trường

 Chiến lược phát triển thị trường (Market development strategu) chủyếu là đưa sản phẩm hiện có của doanh nghiệp vào các thị trường mới khác với thịtrường hiện tại Theo chiến lược này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bịthu hẹp, công ty cần nổ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đangsản xuất với các giải pháp:

 Thứ nhất, tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm vùng lãnh thổ,quốc gia khác: Đây là giải pháp được nhiều công ty của các quốc gia phát triển trênthế giới thực hiện để gia tăng doanh số và lợi nhuận Tuy nhiên, khi quyết định pháttriển thị trường mới phải chú ý cân nhắc các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng nhưđiểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, cân nhắc đến yếu tốchi phí thu nhập và đánh giá các khả năng phát triển thị trường Mặt khác, để pháttriển thị trường mới thành công, công ty phải chú trọng đến chiến lược marketing

 Thứ hai, tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới: Giải pháp này bao hàm cả việctìm kiếm các nhóm khách hàng mục tiêu mới ngay địa bàn thị trường hiện tại Khithiết kế sản phẩm ban đầu, nhiều công ty chỉ hướng đến một hoặc một vài đối tượng

là khách hàng mục tiêu Trong quá trình phát triển, các nhà quản trị marketing,người bán hàng phát hiện ra những đối tượng khác cũng có nhu cầu đối với các sảnphẩm này thông qua các cuộc khảo sát thị trường có chủ định hoặc tình cờ

 Thứ ba, tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm: Một sản phẩm có nhiềucông dụng tiềm tàng nhưng lúc đầu các nhà nghiên cứu cũng như các công ty sảnxuất chưa phát hiện ra hết Theo thời gian, thông tin về công dụng mới có thể pháthiện từ các nhà thiết kế sản phẩm, người sử dụng mới có thể được phát hiện từ cácnhà thiết kế sản phẩm, người sử dụng, người bán hàng, các nhà quản trị… Mỗi công

Trang 12

dụng mới có thể vừa tạo ra một thị trường mới hoàn toàn cho công ty, vừa giúpcông ty kéo dài chu kì đời sống sản phẩm.

 Chiến lược xâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy): ởchiến lược này chủ yếu doanh nghiệp cần phải tìm cách gia tăng số lượng tiêu thụcủa sản phẩm hiện có trên thị trường của doanh nghiệp Biện pháp để thực hiệnchiến lược này là tăng cường các hoạt động tiếp thị như cải tiến bao bì, linh động vềgiá bán, thay đổi hoặc bổ sung cách thức phân phối, gia tăng các hoạt động chiêu thị

và sử dụng thương mại hóa điện tử

Thương mại điện tử có thể được hiểu theo nhiều cách, có quan niệm cho rằngphải có thanh toán qua mạng mới là Thương mại điện tử, phải có đầy đủ các hoạtđộng kinh doanh được thực hiện qua mạng (quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý và

xử lý đơn hàng, thanh toán qua mạng, chữ ký điện tử ) thì mới được gọi làThương mại điện tử Nhưng nếu hiểu như thế thì khái niệm Thương mại điện tửnày không phù hợp với tình hình chung của Việt Nam hiện nay, vì thế, Thươngmại điện tử được hiểu là việc áp dụng một hay nhiều khâu trong các hoạt độngthương mại dựa trên các công cụ điện tử, cụ thể là Internet và Website, các khâu

đó có thể là Marketing, trưng bày thông tin, giao dịch trao đổi qua email

Thương mại điện tử có thể được chia ra làm 3 loại sau: B2B, B2C và P2P

 B2B có nghĩa là giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanhnghiệp (business-to-business): các doanh nghiệp dùng mạng Internet,Website để trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sảnphẩm, thậm chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hóa, đấu thầu trên mạng…

 B2C là giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và cá nhân ngườitiêu dùng (business-to-consumer): các doanh nghiệp trưng bày thông tin,sản phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng,dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thựchiện việc mua hàng, trả tiền qua mạng, trả lời mọi câu hỏi của kháchhàng…

 P2P là giao dịch Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau Peer): một website được một DN xây dựng nhằm mục đích tạo “sân chơi”cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua, bán với nhau.

Trang 13

+ Thâm nhập thị trường gián tiếp:

Một khi doanh nghiệp đã có kế hoạch xuất khẩu tới một thị trường mục tiêu,doanh nghiệp sẽ cần biết tất cả về đất nước (nơi có thị trường đó), đặc biệt đối vớicác thị trường xa hoặc rất khác biệt so với thị trường hiện có của doanh nghiệp Đóchính là nơi mà DN sẽ cần một bên thứ ba để hỗ trợ Họ sẽ đem lại cho DN bạnnhững kiến thức và kinh nghiệm ở đất nước đó Họ có thể biết về thị trường mụctiêu, có thể chỉ dẫn cho sản phẩm mới của DN tới đúng khách hàng, qua các kênhphân phối hợp lý

DN với kiến thức về sản phẩm và đối tác của DN với kiến thức về thị trường

sẽ tạo thành một nhóm cộng tác vững mạnh Với nhóm làm việc đó, hoạt động xuấtkhẩu sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn Do hai bên cùng có khách hàng mục tiêugiống nhau, nên sẽ thực sự có cùng các sở thích giống nhau Ở đây không có sựcạnh tranh, thù địch hoặc thậm chí ngờ vực nhau Đó sẽ là sự cộng tác chân thành.Đối tác kinh doanh sẽ đóng vai trò như một đại diện thương mại của DN tại thịtrường mục tiêu

Cấu trúc xâm nhập thị trường:

Biên giới nước hoặc biên giới tính thuế

Các đường dẫn thâm nhập thị trường

Trang 14

Trên đây là cấu trúc xâm nhập thị trường của các khâu trung gian dẫn lối vàobất kỳ một thị trường nào Ở vị trí giữa người mua và người bán, những người trunggian cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán bằng cách chắpnối họ lại với nhau Phần lớn các phần mềm công nghiệp lưu thông từ nhà cung cấpqua nhà nhập khẩu/nhà bán buôn đến thẳng người mua Đối với hàng tiêu dùnghàng hoá sẽ bị lưu thông qua một hệ thống phân phối phức tạp và tái phân phối quacác kênh bán lẻ cho tới khi đến được người tiêu dùng cuối cùng

Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực nào đềuđòi hỏi phải có lãi thì mới có thể tồn tại và phát triển được Để đạt được mục tiêunày, nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đến sản xuất ra sản phẩm như thế nào thì chưa

đủ mà vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là phải biết nhu cầu tiêu thụ củamình trên thị trường là bao nhiêu, từ đó có những biện pháp, những kế hoạch để tiêuthụ sản phẩm, tìm những biện pháp thích hợp để mở rộng thị trường, tăng thị phần. + Thâm nhập thị trường trực tiếp:

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xuất khẩu sản phẩm trực tiếp đến

thị trường có khách hàng của họ Nhưng những công ty muốn làm như thế phải có

đủ khả năng trang trải những chi phí đắt đỏ khi bỏ qua các đối tác trung gian

Chức năng của các kênh phân phối hàng tiêu dùng:

- Là các nhà cung cấp hoàn toàn theo phương thức B2B và B2C, sảnxuất theo đơn hàng cụ thể

- Là công ty lớn (thường là các công ty đa quốc gia) và có kinh nghiệmlâu dài, hoặc: đã thành lập trước đó văn phòng bán hàng hoặc công ty con (sở hữuhoàn toàn hoặc một phần) ở nước sở tại; văn phòng hoặc công ty con này sẽ thựchiện công việc nhập khẩu và phân phối giúp họ, hoặc: giao hàng tới tận tay mộtcông ty khác, công ty này sẽ thực hiện sự hoạt động xuất khẩu cho họ, hoặc: xuấtkhẩu số lượng lớn hàng công nghiệp, kỹ thuật, hoặc: bán hàng đến trung tâmthương mại, hoặc: sản xuất theo các thông số yêu cầu của khách hàng

Tất cả những công ty này sử dụng phương thức xâm nhập thị trường trực tiếpkhông nhờ sự giúp đỡ của bất kỳ ai trừ những người trong tổ chức của họ Tuynhiên, hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước công nghiệp cũng như các nước đang

Trang 15

phát triển đều sử dụng phương thức xuất khẩu gián tiếp để đạt mục tiêu chính là tạo

sự hiện diện liên tục trên thị trường

trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp Chiến lược phát triển thị trường đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốtcho doanh nghiệp, có thể coi đây như là kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp

đi đúng hướng

Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nhờ có chiến lược phát triển thịtrường đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo

vị thế của mình trên thương trường

Chiến lược phát triển thị trường mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau:

- Chiến lược phát triển thị trường giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động củamình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.Thị trường kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bênngoài và bên trong Chiến lược phát triển thị trường giúp doanh nghiệp vừa linhhoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời đảmbảo cho doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng

- Chiến lược phát triển thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội mới,thách thức mới

- Chiến lược phát triển thị trường là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanhnghiệp Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay tạo nên sự ảnhhưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thịtrường

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ THÁI SƠN2.1 Giới thiệu công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

2.1.1.1 Lịch sử hình thành:

- Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

- Tên giao dịch quốc tế: THAI SON TECHNOLOGY DEVELOPMENT

COMPANY LIMITED

- Tên viết tắt: TSD CO., LTD

- Trụ sở chính: Số 99B, Tổ 70, Hồ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Điện thoại: (84.4) 37545222

- Fax : (84.4) 37545223

- Mã số thuế: 0303899555

- Email: tsdhn@thaisonsoft.com.vn – tsdsg@thaisonsoft.com.vn

- Website: http://www.thaisonsoft.com.vn – http:// www.thaison.vn

- Văn phòng đại diện: B1 Tuổi Trẻ, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Logo :

- Ngành, nghề kinh doanh: Tư vấn và cung cấp phần mềm; Sản xuất phần mềm; Thiết

kế, cung cấp tài liệu giúp đỡ cài đặt và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho việc mua phầnmềm; Dịch vụ thương mại điện tử; Buôn bán vật tư, thiết bị tin học…

(Xem bảng phụ lục số 1)

Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thái Sơn được thành lập theo giấy phépkinh doanh số 0102006444 ký ngày 19/09/2002 Cho đến hôm nay Thái Sơn đượcnói đến nhiều như một biểu tượng của sự thành công trong lĩnh vực Thương mạiđiện tử Tuy nhiên công ty không chỉ hoạt động trong lĩnh vực Khai hải quan điện

Trang 17

tử mà còn hoạt động trải đều trên nhiều lĩnh vực khác của ngành Công nghệ thôngtin Thái Sơn tập trung vào phát triển những phần mềm chuyên dụng cho các doanhnghiệp trên cả nước và các dự án lớn

Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong quá trình phát triển, đặc biệt

là trong thời kỳ mới thành lập công ty Do trong khoảng thời gian đó nền tảng vềcông nghệ thông tin của Việt Nam còn thấp và chậm phát triển hơn so với thế giới

và khu vực, mà trong đó phần mềm khai báo hải quan từ xa của công ty Thái Sơnlúc bấy giờ phải dựa vào đường truyền Internet qua cổng của điện thoại cố định.Đường truyền mạng chậm, không được ổn định gây tốn kém và mất thời gian chocông ty và các doanh nghiệp

 Phương châm hoạt động của công ty:

• Luôn lắng nghe và tiếp cận mọi đóng góp cũng như nhu cầu của khách hàng

• Thường xuyên học hỏi, trao đổi với nhà sản xuất về công nghệ sản phẩm mới

• Tạo niềm tin cho khách hàng khi đến với công ty

- Nâng cao dung lượng khai báo

- Đưa thêm nhiều tiện ích cho người sử dụng phần mềm.Vd: chức năngquản lý tờ khai, quản lý thuế, quản lý định mức, quản lý xuất nhập tồn,  Giai đoạn 2006 – 2008: Đứng lên vững chắc, tạo tiền đề để phát triển vươn lêntrong cơ chế mới Mục tiêu của thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của

Trang 18

Công ty, thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩadưới sự quản lý của Nhà nước.

Những kết quả đạt được:

- Năm 2006: Mở rộng chi nhánh ở Tp.HCM tại địa chỉ: 33A - Cửu

Long-P.2-Tân Bình và ở Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin, Thị XãThủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

- Năm 2007: Mở thêm một chi nhánh tại 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong,

TP Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

- Năm 2008: Công ty mở chi nhánh thứ 4 tại : 22A Trần Kế Xương, HảiChâu 2, Hải Châu, TP Đà Nẵng

- Thị trường được mở rộng ra các tỉnh

- Trở thành công ty hàng đầu về cung cấp phần mềm khai báo hải quan

- Có thêm nhiều khách hàng mới, hàng ngàn doanh nghiệp đã và đang sửdụng phần mềm ECUS

 Giai đoạn 2008 – nay:

- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, bảo đảm đời sống cán bộ côngnhân viên, ổn định việc làm

- Đội ngũ kỹ thuật viên có đủ năng lực thích ứng với thị trường

- Đảm bảo đủ vốn đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, cải tiến phần mềm, mởrộng loại hình dịch vụ

- Có một bước chuyển đổi đột biến về chất để hoàn thiện cơ cấu loại hình sảnphẩm thật đa dạng và có chất lượng Phần mềm ECUS vinh dự nhận giải thưởngSao Khuê năm 2009, 2010 diễn ra vào ngày 24/4 tại Nhà Hát Lớn, thủ đô HàNội và cho đến hôm nay ngày 09/06/2011 một lần nữa danh hiệu Sao Khuê năm

2011 lại được trao cho Công Ty Thái Sơn tại khách sạn Grand Plaza, Hà Nội

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức:

Lực lượng lao động ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mọi nền kinh tế,đây là nguồn lực không thể thiếu đối với nền kinh tế hiện đại cũng như các tổ chứchoạt động kinh doanh Chính vì thế lực lượng này cần phải được đầu tư đúng mức

Trang 19

và có chính sách thích hợp để thu hút họ Lực lượng này phải bảo đảm chất lượng,

số lượng, trình độ

Tính đến cuối 2010 tổng số cán bộ công nhân viên là 345 người trong

đó đại học là 248 người, cao đẳng 60 người, trung cấp 37 người

Bảng 2.1.2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty:

2.1.2.2 Nhiệm vụ của từng phòng, ban:

năm 2002 Có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc để điều hành, quản lý cáchoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn,nhằm đảo bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của Công ty

thành lập ngay từ những ngày mới thành lập công ty, có chức năng nghiên cứu tiệních phần mềm, nâng cao sự tiện lợi cho người sử dụng, tập hợp những yêu cầu củakhách hàng để hoàn thiện phần mềm hơn

- Nâng cấp phần mềm theo những nghị định thông tư mới nhất của tổng cụcHải Quan ban hành

Phòng hỗ trợ khách hàng

Phòng hỗ trợ khách hàng

Phòng

Lập trình

Phòng

Lập trình

Trang 20

- Lập kế hoạch, phương án triển khai hệ thống công nghệ thông tin của Công

ty bao gồm trụ sở chính và các chi nhánh

- Tìm kiếm, đề xuất phương án lựa chọn và phối hợp với nhà cung cấp giảipháp bên ngoài trong việc triển khai các gói giải pháp công nghệ thông tin phục vụhoạt động giao dịch và quản trị của Công ty

- Điều hành hệ thống máy tính, phần mềm, mạng, thông tin của Công ty

- Nghiên cứu phát triển phần mềm theo từng dự án ký kết

- Quản lý thiết bị và lập kế hoạch tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Tham mưu xét duyệt sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

- Theo dõi tiến độ phát triển phần mềm, làm báo cáo thống kê sản lượng theotừng kỳ kế hoạch để chỉ đạo kỹ thuật

- Đào tạo nâng cao về kỹ thuật cho bộ phận hỗ trợ khách hàng

thành lập chính thức vào đầu tháng 02 năm 2007

 Phòng Maketing có nhiệm vụ: Phân tích đối tượng khách hàng; Cung cấp sảnphẩm chuyên dụng mà khách hàng cần; Đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng,thu hút khách hàng để họ mua sản phầm mềm của công ty; Thu thập thông tin vềkhách hàng, nghiên cứu thị trường; Tham khảo ý kiến khách hàng

 Phòng Hỗ trợ khách hàng có nhiệm vụ: Trả lời mọi câu hỏi của khách hàng quamạng Internet; Trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi của khách hàng qua điện thoại;Triển khai cài đặt hướng dẫn cho doanh nghiệp; Khắc phục những vấn đề phát sinh,giảm thiểu chi phí hỗ trợ và cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng

2.1.3 Sản phẩm của Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

2.1.3.1 Giới thiệu sản phẩm ECUS:

Phần mềm khai báo Hải quan của Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ TháiSơn được chia làm 3 nhóm sản phẩm chính:

Nhóm một, phần mềm khai báo Hải quan từ xa ECUS_KD 1.2 (xem phụ lục

số 2.1) và phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS_EK 2.0 (xem phụ lục số 2.2) Nhóm hai, phần mềm khai báo Hải quan từ xa ECUS_X 1.6 (xem phụ lục số 3.1) và phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS_EX 3.0 (xem phụ lục số 3.2)

Trang 21

Nhóm ba, phần mềm khai báo Hải quan từ xa ECUS_G 2.8 (xem phụ lục số 4.1) và phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS_EG 2.8 (xem phụ lục số 4.2)

2.1.3.2 Chức năng của sản phẩm ECUS:

Để đồng bộ hệ thống quản lý thông tin của DN và hệ thống quản lý thông tincủa Hải quan cho loại hình sản xuất hàng xuất khẩu, gia công và kinh doanh, Công

Ty Thái Sơn đã xây dựng hệ thống phầm mềm ECUS_X & ECUS_EX, ECUS_G &ECUS_EG và ECUS_KD & ECUS_EK để triển khai cho DN với các chức năng:

Hình 2.1.3.2.1: Danh mục nguyên phụ liệu thể hiện trong phần mềm ECUS_EX

- Quản lý theo trạng thái: Chưa khai báo Hải quan, đã khai báo nhưng chưađược duyệt, đã được duyệt

- Quản lý quá trình khai báo bổ sung danh sách với Hải quan: Hỗ trợ kếtxuất dữ liệu ra file excel (theo đúng khuôn dạng do Hải quan quy định) để khai quađĩa mềm hay khai trực tiếp qua Internet (áp dụng tuỳ theo từng đơn vị Hải quan)

Trang 22

2.1.3.2.2 Quản lý định mức.

Hình 2.1.3.2.2: Định mức nguyên phụ liệu nhập vào phần mềm ECUS

- Quản lý các bảng định mức, quá trình khai báo định mức: Các mã chưa khai,các mã đã khai định mức

- Xuất dữ liệu định mức của các mã hàng ra file excel để khai Hải quan

- Phần mềm ECUS cho phép người quản trị phân quyền cho người truy cậpphù hợp với chức năng và nhiệm vụ của người đó, đảm bảo người truy cập chỉđược thực hiện đúng các chức năng liên quan đến nhiệm vụ của mình

2.1.3.2.3 Quản lý tờ khai:

- Khả năng phân quyền đến từng người sử dụng: mỗi người sử dụng sẽđược người quản trị cấp cho một Tên truy cập và Mã truy cập để đăng nhập vào hệthống

- Quản lý thông tin tờ khai theo các khâu nghiệp vụ: Đăng ký, kiểm hoá,tính thuế, điều chỉnh thuế với nhiều tiện ích như:

 Tự động tính thuế;

 Tự động quy đổi trị giá CIF;

 Tự động phân bổ phí bảo hiểm, phí vận chuyển;

 In tờ khai trực tiếp ra ấn chỉ;

Trang 23

 Xuất dữ liệu khai báo ra file excel

Hình 2.1.3.2.3a: Quản lý tờ khai nhập

Hình 2.1.3.2.3b: Quản lý tờ khai xuất

- Theo dõi thanh lý: Biết khi nào cần thanh lý (không sợ bị quá hạn)

- Thực hiện thanh lý tự động, chính xác theo đúng nghiệp vụ

Trang 24

- Báo cáo thanh lý đầy đủ và đúng theo mẫu Hải quan (chỉ cần in ra và đinộp)

- Tính toán hoàn thuế nhanh, chính xác

- Luôn được nâng cấp khi nghiệp vụ của Hải quan thay đổi…

Hình 2.1.3.2.4: Chạy thanh lý

Bảng 2.1.3.3: Quy trình khai báo Hải quan của phần mềm ECUS:

Khai báo trên máy tính của doanh nghiệp

Truyền dữ liệu tới Hải Quan

Đăng ký thủ tục Hải Quan

Thanh lý tự động

Trang 25

Sau khi DN cài đặt phần mềm khai báo hải quan vào trong máy tính, bước tiếptheo cần phải nhập thông tin danh mục nguyên phụ liệu - sản phẩm - định mức, cácchứng từ kèm theo rồi sau đó khai báo và lấy thông tin phản hồi từ phía Hải quan Sau khi nhận được tờ khai của doanh nghiệp, chương trình Nghiệp vụ của Hảiquan sẽ trả về cho doanh nghiệp: Số tờ khai, kết quả phân luồng, thông báo thuế Doanh nghiệp đã nhận đầy đủ thông tin của Hải quan như: Số tờ khai, kết quảphân luồng, hướng dẫn thủ tục hải quan, thông báo thuế,… DN in tờ khai thành 2bản và thực hiện các bước tiếp theo.

+ Nếu kết quả tờ khai của doanh nghiệp là luồng XANH  Doanh nghiệp in tờ

khai thành 2 bản và ra Cảng lấy hàng

+ Nếu kết quả tờ khai của doanh nghiệp là luồng VÀNG  Doanh nghiệp mang

hồ sơ tờ khai đến chi cục Hải quan điện tử để kiểm tra hồ sơ

+ Nếu kết quả tờ khai của doanh nghiệp là luồng ĐỎ  Doanh nghiệp mang hồ

sơ tờ khai đến chi cục Hải quan để kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.n

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007–2010: 2.1.4.1 Về doanh thu và lợi nhuận qua các năm:

Bảng 2.1.4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2010

(Đvt: Triệu đồng)

Diễn giải

Kếhoạch

Thựchiện

Kếhoạch

Thựchiện

Kếhoạch

Thựchiện

Kếhoạch

Thựchiện

Doanh thu 3.000 3.900 4.500 11.800 12.000 12.800 14.500 20.000

Lợi nhuận

Trang 26

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm.Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nước ta đã hội nhập thị trường với sự gia nhậpcủa các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã khiến cho tình hình kinhdoanh ở nước ta tăng lên khá mạnh Bên cạnh đó còn phải kể đến sự quản lý tài bacủa ban lãnh đạo công ty và cơ cấu lao động hợp lý Các hợp đồng luôn được bảođảm thực hiện một cách chặt chẽ và nhanh chóng nhất.

2.1.4.2 Về kết quả sử dụng lao động, đóng góp cho ngân sách nhà

Qua bảng số liệu ta thấy khoản nộp ngân sách mà công ty đóng góp cho nhànước không ngừng tăng qua các năm Nguồn đóng góp chủ yếu cho ngân sách củacông ty là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập

Nhân tố con người luôn được công ty coi trọng vì con người vừa là động lựcvừa là mục tiêu của sự phát triển Với tình hình kinh doanh như hiện nay mức thunhập của người lao động là 3.800.000 đồng Trong tương lai thì mức thu nhập củangười lao động sẽ ngày càng được tăng nhanh, để đảm bảo cuộc sống cho họ

Thị trường trong nước được xác định là thị trường chính của công ty Từ khithành lập tới nay, công ty Thái Sơn đã không ngừng mở rộng thị trường bằng cách

Trang 27

nghiên cứu và phát triển nhiều loại hình sản phẩm, đáp ứng cho nhiều nhu cầu củakhách hàng Hiện nay, công ty đã có mặt tại cả ba vùng miền của tổ quốc.

- Đối với thị trường Miền Bắc: công ty có trụ sở chính tại Hà Nội với mộtđội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo đã hình thành nên một mạng lưới thị trườngngày một rộng lớn trải dài khắp các tỉnh Bắc Bộ Đặc biệt phát triển ở một số thịtrường chủ yếu như: tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, NamĐịnh, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn…

- Đối với thị trường Miền Trung: công ty tập trung vào phát triển các tỉnhNam Trung Bộ là chủ yếu Tại khu vực này công ty đã đặt chi nhánh tại thành phố

Đà Nẵng – là một tỉnh nối liền giữa hai vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ và DuyênHải Nam Trung Bộ với mong muốn phát triển một thị trường rộng khắp các tỉnhduyên hải Miền Trung

- Đối với thị trường miền Nam: đây được coi là thị trường mạnh nhất củacông ty, nó chiếm tới 54% giá trị đạt được của công ty Thành phố Hồ Chí Minh làmột trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước và là khu vực phát triển năng độngnhất Châu Á Đặc biệt nơi đây còn là khu vực có cảng biển lớn nhất cả nước Chính

vì vậy mà nơi đây tập trung rất nhiều các công ty, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

=> Đây được coi là một thị trường tiềm năng rất lớn của công ty Với những giá trị

mà nơi này mang lại thì công ty cũng đã không ngừng phát triển, không ngừngnghiên cứu thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.Đảm bảo mục đích và tiết kiệm thời gian ngắn nhất cho doanh nghiệp

- Miền Bắc và miền Nam là hai thị trường trọng yếu tập trung nhiều doanhnghiệp làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là ở Hải Phòng vàTp.HCM Đây là hai thành phố tập trung nhiều Cảng biển lớn của Việt Nam nhưCảng Cát Lái, Tân Cảng, Cảng ICD Sóng Thần…ở Tp.HCM và Cảng Hải Phòng,Cảng Chùa Vẽ, Cảng Diêm Điền, Cảng Hải Dương…ở Hải Phòng, là nơi tập trungđầu mối thông thương giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và quốc tế Vì thế, công ty đãlựa chọn nhắm vào hai thành phố này đầu tiên trong việc phát triển thị trường củamình

Trang 28

Bảng 2.1.4.3a: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại

Thựchiện

Kếhoạch

Thựchiện

Kếhoạch

Thựchiện

Số lượng công chức Chi cục

hải quan điện tử/ Tổng số

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức: - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức: (Trang 19)
Hình 2.1.3.2.1: Danh mục nguyên phụ liệu thể hiện trong phần mềm ECUS_EX - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Hình 2.1.3.2.1 Danh mục nguyên phụ liệu thể hiện trong phần mềm ECUS_EX (Trang 22)
Hình 2.1.3.2.3a: Quản lý tờ khai nhập - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Hình 2.1.3.2.3a Quản lý tờ khai nhập (Trang 24)
Bảng 2.1.3.3: Quy trình khai báo Hải quan của phần mềm ECUS: - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 2.1.3.3 Quy trình khai báo Hải quan của phần mềm ECUS: (Trang 25)
Hình 2.1.3.2.4: Chạy thanh lý    2.1.3.3. Quy trình khai báo Hải Quan của phần mềm ECUS - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Hình 2.1.3.2.4 Chạy thanh lý 2.1.3.3. Quy trình khai báo Hải Quan của phần mềm ECUS (Trang 25)
Bảng 2.1.4.3a: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 2.1.4.3a Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại (Trang 29)
Bảng 2.1.4.3b: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 2.1.4.3b Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại (Trang 30)
Bảng 2.2.2.1: Bảng đánh giá tình hình doanh nghiệp sử dụng phần mềm Ecus trước - Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 2.2.2.1 Bảng đánh giá tình hình doanh nghiệp sử dụng phần mềm Ecus trước (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w