TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG TÔ TOÀN LINH ĐIỀU TRA THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRỨNG VỊT VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA TRỨNG V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TÔ TOÀN LINH
ĐIỀU TRA THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRỨNG VỊT VÀ ĐÁNH GIÁ
SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA TRỨNG VỊT TƯƠI
THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN
Luận văn tốt nghiệp Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Cần Thơ, 2013
Trang 2ĐIỀU TRA THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRỨNG VỊT VÀ ĐÁNH GIÁ
SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA TRỨNG VỊT TƯƠI
THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ts Trần Thanh Trúc Tô Toàn Linh
MSSV: 2101935
Lớp: CNTP K36
Cần Thơ, 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này, trước tiên em xin chân thành cảm
ơn cô Trần Thanh Trúc và thầy Nguyễn Văn Mười đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báo cho em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
- Các thầy cô Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã cho em những kiến thức quý báu trong thời gian
học tập tại trường Những kiến thức tích lũy được từ sự giảng dạy tận tình của quý
thầy cô đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này
- Cán bộ Phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành tốt đề tài của mình
- Các anh chị học viên Cao học ngành Công nghệ thực phẩm đã hỗ trợ và chỉ dẫn
cho em nhiều kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ em tận tình về kiến thức cũng như
phương pháp học tập và nghiên cứu
- Các bạn sinh viên lớp Công nghệ thực phẩm Khoá 36 đã nhiệt tình đóng góp ý
kiến, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại Phòng thí
nghiệm
Cuối lời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại học
Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học tập tại
trường
Kính chúc quý thầy cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công
Em xin chân thành cảm ơn
Cần Thơ, ngày 08 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Tô Toàn Linh
Trang 4TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng tình hình tiêu thụ trứng vịt, điều tra
thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm từ trứng vịt trên khu vực Thành phố Cần
Thơ và một số vùng lân cận và đánh giá chất lượng của trứng vịt tươi theo thời gian bảo
quản Kết quả của đề tài là cơ sở để đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao
hiệu quả tiêu thụ cũng như việc sản xuất và bảo quản trứng vịt theo hướng đảm bảo chất
lượng và an toàn vi sinh đối với sức khỏe người tiêu dùng Kết quả điều tra cho thấy, nhu
cầu về các sản phẩm trứng vịt của người tiêu ngày càng nâng cao Sản phẩm trứng vịt tươi
được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn các dạng sản phẩm trứng vịt khác và phần lớn
người tiêu dùng có thói quen mua trứng tại chợ hay các cửa hàng tạp hóa khi có nhu cầu
sử dụng Đồng thời, không có sự khác biệt về nhu cầu sử dụng trứng vịt theo giới tính và
mức thu nhập Các đối tượng có nhu cầu sử dụng trứng vịt cao nhất có độ tuổi từ 18 ÷ 39
tuổi Người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến các vấn đề như tiêu chuẩn chất lượng,
nguồn gốc - xuất xứ hay ngày sản xuất và hạn sử dụng của các sản phẩm mà họ chọn mua
Bên cạnh, kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt chất lượng giữa ba cỡ trứng
vịt phổ biến là cỡ trứng nhỏ (khối lượng < 60 g/trứng), cỡ trứng vừa (khối lượng từ 60 ÷
70 g/trứng) và cỡ trứng lớn (khối lượng > 70 g/trứng) Trứng tươi có khối lượng riêng lớn
hơn nước (khoảng 1400 kg/m 3 ), khả năng giữ nước cao (xấp xỉ 98%), khả năng tạo bọt tốt
(trung bình 265 ÷ 270%) và giá trị pH dao động trong khoảng 7,5, độ ẩm trung bình 72%,
hàm lượng lipid từ 12,30 ÷ 12,92% và protein trung bình 13% Trứng vịt sau thu hoạch
được lau cồn làm sạch có khả năng duy trì phẩm chất đến 30 ngày trong khi trứng không
xử lý bắt đầu có sự biến đổi chất lượng sản phẩm sau 20 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng
(30 ± 2C)
Từ khóa: bảo quản trứng, đánh giá chất lượng trứng, điều tra thị trường, tình hình tiêu
thụ trứng, trứng vịt
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 TỔNG QUAN 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ SỬ DỤNG TRỨNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 3
2.1.1 Tình hình tiêu thị trứng trên thế giới và tại việt nam 3
2.1.2 Phương thức sử dụng trứng 4
2.1.3 Một số ứng dụng của trứng trong đời sống kỹ thuật 5
2.2 CẤU TẠO VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRỨNG VỊT 6
2.2.1 Cấu tạo của trứng vịt 6
2.2.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của trứng vịt 10
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TRỨNG VỊT 15
2.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn 15
2.3.2 Ảnh hưởng của giống 15
2.3.3 Ảnh hưởng của môi trường 15
2.3.4 Ảnh hưởng của việc thu hoạch và vận chuyển 16
2.4 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA TRỨNG VỊT SAU KHI ĐẺ VÀ PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG TRỨNG TƯƠI 16
2.4.1 Những biến đổi của trứng vịt sau khi đẻ 16
2.4.2 Phân loại chất lượng trứng tươi 19
2.4.3 Phương pháp kiểm tra độ tươi của trứng 20
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 22
3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm 22
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm 22
3.1.3 Hóa chất sử dụng 22
3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU 23
3.2.1 Phương pháp điều tra người tiêu dùng 23
3.2.2 Phương pháp chuẩn bị mẫu thí nghiệm 23
3.2.3 Phương pháp phân tích và đo đạc kết quả 23
3.2.4 Phương pháp thu thập và xử lý kết quả 23
Trang 63.2.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27
4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM TRỨNG VỊT 27
4.1.1 Thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra 27
4.1.2 Phân tích nhu cầu sử dụng các sản phẩm trứng vịt của người tiêu dùng 29
4.1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua sản phẩm trứng vịt của người tiêu dùng 34
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ TRỨNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN HÓA LÝ CỦA TRỨNG VỊT TƯƠI 36
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA TRỨNG VỊT TƯƠI 38
4.3.1 Sự thay đổi tính chất hóa lý của trứng theo thời gian bảo quản 38
4.3.2 Đánh giá cảm quan chất lượng của trứng vịt trong quá trình bảo quản 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1 KẾT LUẬN 45
5.2 KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH viii
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA xii
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH ĐIỀU TRA xvii
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THỐNG KÊ xxiii
Trang 7DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo trứng vịt 7
Hình 4.1: Biểu đồ sự thay đổi độ ẩm của trứng trong quá trình bảo quản 39
Hình 4.2: Biểu đồ độ giảm khối lượng riêng của trứng trong quá trình bảo quản 40
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến pH của trứng 41
Hình 4.4: Trứng không xử lý ở các ngày bảo quản khác nhau 44
Hình 4.5: Trứng có xử lý ở các ngày bảo quản khác nhau 44
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng trứng ở một số nước trên thế giới năm 2009 3
Bảng 2.1: Tỷ lệ các thành phần trong trứng vịt 6
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của lòng trắng trứng 8
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của lòng đỏ trứng 9
Bảng 2.2: Thành phần hóa học cơ bản của trứng vịt tính trên 100g trứng 10
Bảng 2.3: Thành phần của một số protein chủ yếu trong lòng trắng trứng vịt 13
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí bảo quản đến độ giảm khối lượng trứng 16
Bảng 2.4: Tóm tắt phân loại chất lượng trứng tươi theo tiêu chuẩn Mỹ và EU 20
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích và đo đạc các chỉ tiêu 23
Bảng 4.1: Thông tin cơ bản về đối tượng được phỏng vấn 27
Bảng 4.2: Thông tin về kinh tế gia đình của các đối tượng 28
Bảng 4.3: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng các sản phẩm trứng vịt 29
Bảng 4.4: Kết quả điều tra các sản sản phẩm trứng vịt thường được sử dụng 29
Bảng 4.5: Thống kê mức độ thích đối với từng sản phẩm trứng vịt 30
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá nhu cầu sử dụng trứng vịt 31
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định t-test so sánh nhu cầu về việc sử dụng trứng vịt giữa nam và nữ 32
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về nhu cầu sử dụng trứng vịt giữa các đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi 33
Bảng 4.9: Kết quả thống kê theo kiểm định Kruskal-Wallis về nhu cầu sử dụng trứng vịt giữa các đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi 33
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định ANOVA về nhu cầu sử dụng trứng vịt giữa các đối tượng nghiên cứu theo thu nhập 34
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chọn mua sản phẩm trứng vịt 34
Bảng 4.12: Kết quả điều tra các loại sản phẩm trứng vịt nên tập trung phát triển 35
Bảng 4.13: Các đặc tính vật lý của trứng ở các cỡ trứng khác nhau 36
Bảng 4.14: Các đặc tính hóa học của trứng ở các cỡ trứng khác nhau 37
Bảng 4.15: Sự thay đổi khả năng giữ nước và khả năng tạo bọt của trứng trong suốt 30 ngày bảo quản 41
Bảng 4.16: Cảm quan sự di chuyển lòng đỏ của trứng trong suốt 30 ngày bảo quản 43
Trang 9DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
AOAC Association of Official Analytical Chemists
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
ISO International Standardization Organization
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
USDA United States Department of Agriculture
Trang 10CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Trứng vịt là một thực phẩm đầy bổ dưỡng, tuy nhiên các sản phẩm trứng vịt đến
người tiêu dùng còn hạn chế vì sản phẩm dễ vỡ và khó vận chuyển đi xa nếu không
có chế độ bảo quản đúng cách Trứng vịt có giá trị dinh dưỡng cao, cân bằng acid
amin nên được đánh giá là nguồn thực phẩm quan trọng của con người Đặc biệt tại
Việt Nam và châu Á, trứng vịt được sử dụng rất đa dạng như trứng tươi, trứng
muối, trứng Bắc Thảo, trứng lộn,… Ở Việt Nam, khoảng 40% trứng vịt được tiêu
thụ trên thị trường trứng gia cầm ở khắp mọi miền đất nước Trong quá trình phân
phối trên thị trường từ các hộ chăn nuôi đến tay người tiêu dùng, chất lượng trứng
vịt bị giảm sút nhanh do điều kiện khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh năm (Tập san
Khoa học – Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp, 2001) Do đó, để sản phẩm đến tay người
tiêu dùng với quy mô lớn thì rất cần có các chuỗi cung ứng và hoàn thiện hơn nữa
các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng và mỗi tác nhân của chuỗi ngoài kiến thức
kỹ thuật còn phải có nhiều về thông tin thị trường, thương mại để trao đổi và giao
dịch nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận trong toàn chuỗi cung ứng
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu của con người về thực phẩm ngày càng
khắc khe hơn Ngoài tính ngon miệng, vấn đề thành phần dinh dưỡng và sự phân bố
hợp lý của chúng trong thực phẩm đang được đặc biệt chú trọng Ngoài ra, yêu cầu
vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là tiêu chí bắt buộc trong lựa chọn thực phẩm và
trứng gia cầm trong đó có trứng vịt có thể đáp ứng được các yêu cầu đó Trứng vịt
là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe Protein của trứng
không những chứa đầy đủ các acid amin không thể thay thế mà tỷ lệ acid amin của
chúng rất cân đối Hàm lượng lipid trong trứng cao đặc biệt là trong lòng đỏ của
trứng, chúng thường ở dạng nhũ hóa, dễ tiêu hóa và có hàm lượng acid béo không
no rất cao Hàm lượng khoáng cao, đặc biệt là sắt và phospho Hàm lượng vitamin
cao như vitamin A, D, B1, Trứng vịt được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày ở
hầu hết các quốc gia, tôn giáo và tín ngưỡng trên thế giới Hiện nay, trứng gia cầm
kể cả trứng vịt được sản xuất ra không những dùng cho chế biến thực phẩm mà còn
dùng cho rất nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất mỹ phẩm, vắc xin trong y
học, công nghệ lắng lọc, công nghệ enzyme,…
Do có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên trứng vịt rất khó bảo quản vì vỏ trứng ở
trạng thái xốp và có nhiều lỗ khí nên khả năng bốc hơi nước và sự xâm nhập của vi
sinh vật gây hại rất cao Trứng vịt sau khi đẻ vào mùa nóng ẩm, chỉ sau 5 ÷ 7 ngày
đã có hiện tượng hư hỏng Trứng muốn bảo quản được lâu ngày phải tồn trữ và bảo
quản trong kho mát, nhiệt độ thấp hơn 10ºC (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, 2005) Ở Việt Nam, do khí hậu nóng ẩm, hiện trạng vệ sinh môi trường
Trang 11chưa tốt, trứng vịt thương phẩm lại chưa có biện pháp xử lý và bảo quản khi bán ở
chợ hay các cửa hàng nên chất lượng của trứng bị giảm đi là điều không tránh khỏi
Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Điều tra thị hiếu người tiêu
dùng đối với sản phẩm trứng vịt và đánh giá sự thay đổi chất lượng của trứng vịt
tươi theo thời gian bảo quản” là vấn đề cần thiết và cấp bách Điều đó, sẽ là một
bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát được tình hình tiêu thụ trứng vịt và xác
định được thời gian để bảo quản cũng như chất lượng còn giữ được của trứng là tốt
nhất
Để đáp ứng và đánh giá tình hình tiêu thụ trứng vịt hiện nay Đề tài được thực hiện
nhằm điều tra thị hiếu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và tầng lớp đối với sản
phẩm trứng vịt Đồng thời, khảo sát sự biến đổi chất lượng của trứng vịt tươi trong
quá trình bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng và sự khác nhau về chất lượng của
trứng ở các kích cỡ khác nhau
Đề tài được thực hiện với các nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng tiêu thụ trứng vịt của người tiêu dùng nhằm phát
triển và nâng cao hiệu quả tiêu thụ trứng vịt trên thị trường hiện nay
- Đánh giá chất lượng của trứng vịt ở các kích cỡ khác nhau
- Theo dõi và đánh giá sự thay đổi chất lượng của trứng vịt tươi theo thời gian bảo
quản để trứng còn giữ được chất lượng tốt
Trang 12CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Tình hình tiêu thị trứng trên thế giới và tại việt nam
Trứng gia cầm trong đó có trứng vịt là một trong ít loại thực phẩm được sử dụng
phổ biến với số lượng lớn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Sản lượng trứng
không ngừng tăng lên nhưng không đồng đều ở các vùng trên thế giới Sự gia tăng
sản xuất trứng trên thế giới chủ yếu là sự tăng sản lượng trứng trung bình từ gia cầm
mái, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có nền công nghiệp thực phẩm phát triển, các
nước có dân số cao và một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang
Nga,… (Nguyễn Đức Hưng, 2005)
Theo số liệu thống kê của FAO, tổng sản lượng trứng gia cầm của thế giới là
67,4 triệu tấn vào năm 2009, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng Cũng theo
số liệu thống kê của FAO, 10 cường quốc có sản lượng trứng cao nhất thế giới năm
Ở nước ta vịt được nuôi phổ biến từ Bắc đến Nam nhưng phân bố không đồng đều ở
các vùng sinh thái mà tập trung phát triển ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng và
Sông Cửu Long (48,52%), các vùng khác thưa hơn (Nguyễn Đức Hưng, 2005)
Trong năm 2013, sản lượng và sức tiêu thụ trứng gia tăng ở Việt Nam Theo Tổng
cục Thống kê, kể từ năm 2010 đến nay sản lượng trứng tại Việt Nam đã tăng trung
bình 11,6% mỗi năm Trong năm 2012, năng suất trứng cả nước đạt được gần 7,3 tỷ
trứng và sức tiêu thụ đạt 82,2 trứng/người - tăng 14,48 trứng/người so với năm
2010 Năm nay, sản lượng trứng ước đạt 8,1 tỷ trứng và trong hai năm tiếp theo
Trang 13năng suất này được kỳ vọng đạt được hơn 9,15 tỷ trứng trong năm 2014 và 10,53 tỷ
trứng vào năm 2015 Sức tiêu thụ trứng có khả năng tăng lên 111,48 trứng/người
trong năm 2015 Việt Nam hiện là nước đứng thứ 12 tại châu Á về sản lượng trứng
và đứng thứ 5 tại Đông Nam Á (Theo Asian Agribusiness, 23/10/2013)
2.1.2 Phương thức sử dụng trứng
Trứng sản xuất ra chủ yếu để làm thực phẩm, ngoài ra trứng còn được sử dụng trong
các ngành công nghiệp khác như sản xuất thức ăn cho gia súc, vắc xin, protein, mỹ
phẩm,… Trên thực tế người ta thường sử dụng trứng dưới hai dạng: Dạng tươi và
dạng qua chế biến
2.1.2.1 Dạng tươi
- Trứng được dùng làm thức uống: thường được dùng dưới dạng lấy lòng đỏ của
trứng vịt đánh mạnh và đều cùng với chiều kim đồng hồ khoảng 15 ÷ 20 phút khuấy
với nước sôi sau đó bổ sung thêm sữa, đường hay mật ong…
- Trứng vịt được dùng làm thức ăn:
+ Trứng om-lết: Lòng trắng và lòng đỏ trứng được đánh trộn lẫn vào nhau, trộn với
gia vị và chiên vàng ở hai mặt
+ Trứng ốp-la: Lòng đỏ trứng để nguyên, nằm giữa bề mặt của lòng trắng, chiên
một mặt vừa chín với dầu
+ Trứng vịt lộn: Trứng vịt ấp trên dưới 20 ngày, lòng trắng và lòng đỏ đã trộn với
nhau để tượng con, ăn ở dạng luộc chín
Ngoài ra, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, bánh trứng là mặt hàng được mọi
giới, mọi lứa tuổi yêu thích Tùy theo thị hiếu mà người ta dùng các dạng bánh
trứng khác nhau như bánh bơ trứng, bánh trứng lúa mì, bánh trứng hạnh nhân, bánh
trứng tro,…
(Lê Thị Liên Thanh, 2004; Phan Hoàng Thi, 1984)
2.1.2.2 Dạng qua chế biến
- Bột trứng: Trứng được đập vỡ rồi phân chia lòng trắng, lòng đỏ hoặc để chung
Sau khi phân chia, trứng được đưa đi sấy khô theo phương pháp sấy phun hay sấy
màng để tạo sản phẩm dạng bột Ngoài ra việc tiến hành phân chia lòng trắng, lòng
đỏ riêng biệt còn nhằm mục đích sản xuất ra các chế phẩm dùng trong công nghiệp
thực phẩm hay trứng đông lạnh
- Trứng muối: Được xem như là một phương pháp vừa nhằm mục đích bảo quản
vừa chế biến tạo ra sản phẩm trứng muối đặc trưng Hiện nay có hai phương pháp
muối trứng là muối nước và muối tro (muối khô) Tùy theo mục đích sử dụng,
người ta có thể dùng phương pháp muối nước hay muối tro
Trang 14+ Phương pháp muối nước: Pha nước muối bão hòa, cho trứng vào rồi ngâm ở nhiệt
độ 28 ÷ 30 ºC trong khoảng thời gian từ 15 ÷ 20 ngày, vớt ra thu được sản phẩm
+ Phương pháp muối tro: Chuẩn bị hỗn hợp muối gồm tro và muối hạt, nhào trộn
đều Trứng sau khi lau sạch được bao bọc trong hỗn hợp muối tro có độ ẩm phù
hợp Tiến hành bảo quản ở nơi khô ráo với nhiệt độ 25 ÷ 30 ºC, sau 20 ÷ 25 ngày thì
có thể dùng được
(Lê Khắc Huy và ctv., 1998; Lê Thị Liên Thanh, 2003 và 2004)
2.1.3 Một số ứng dụng của trứng trong đời sống kỹ thuật
Lòng trắng trứng là một chất liên kết tốt đối với các loại protein thịt, protein mà chủ
yếu là ovalbumin từ lòng trắng trứng có tính chất tạo gel, tạo bọt và khả năng tạo
nhũ tương cùng với đó là chất dinh dưỡng cao, chính vì vậy lòng trắng trứng trở
thành một thành phần phụ liệu phổ biến sử dụng trong công nghiệp thực phẩm
(Iesel Van Der Plancken et al., 2006)
Lòng trắng trứng có khả năng tạo gel, nhũ tương, tạo màu, tạo mùi,… và hơn nữa là
khả năng tạo bọt Lòng trắng trứng được biết đến là một chất tạo bọt rất tốt và
ovalbumin là thành phần chính của nó đã được nghiên cứu rộng rãi cho tính chất
chức năng của nó và độ ổn định nhiệt (Matsudomi et al., 2001; Relkin et al., 1999)
Đây cũng là một ứng dụng quan trọng trong các sản phẩm như bánh mì, bánh phồng
tôm, bánh kem,…
Nghiên cứu của Nguyễn Hùng Đức và Nguyễn Văn Mười (2011) cũng cho thấy sản
phẩm thanh giả cua được chế biến từ surimi thịt dè cá tra có giá trị cảm quan cao,
khả năng giữ nước tốt, sản phẩm có độ đàn hồi nhờ vào tác động của việc bổ sung
tinh bột biến tính 5% kết hợp với 10% lòng trắng trứng
Macniel (1997) cho rằng có khả năng chiết xuất collagen từ màng vỏ trứng để ứng
dụng trong các ngành y học Còn Sugaro (1998) cũng đã chứng minh các protein
của màng vỏ trứng có thể sử dụng để phát triển các sợi nguyên bào của tế bào da
người trong những trường hợp bị bỏng nghiêm trọng Ngoài ra, protein của lớp
màng tế bào trứng cũng đang được sử dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm tại
Nhật Bản để kéo căng hay phục hồi các tế bào da trên bề mặt và cơ thể
Màng lòng đỏ trứng có thể sử dụng để nuôi cấy mô (Burley and Vadehra, 1989)
Sim (1994) cáo cáo rằng nhu cầu lecithin và chất béo trong lòng đỏ trứng ngày càng
tăng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghệ sinh học
Sugaro (1998) cũng cho rằng lecithin trong lòng đỏ trứng kết hợp với vitamin B12
có thể làm chậm tiến độ và có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi
Samuelson et al., (1985) cho thấy sự kết hợp của lysozyme và EDTA có hiệu quả
chống lại vi khuẩn Salmonella typhimurium trên chân gà Thành phần avidin trong
Trang 15lòng trắng trứng (trong hệ thống phức hợp avidin-biotin) được sử dụng rộng rãi như
công cụ chuẩn đoán trong y khoa
Protein lòng trắng trứng còn được ứng dụng trong sản xuất các loại màng bao thực
phẩm (dạng bao bì ăn được) Màng bao làm từ lòng trắng trứng không màu và có độ
trong suốt hơn các màng làm từ gluten lúa mì, protein đậu nành và màng zein từ
ngô Ngoài ra, lòng trắng trứng còn có thể được sử dụng để tạo thành các gói hay túi
chứa có khả năng hòa tan được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực
phẩm, hóa chất và đặc biệt là dược phẩm (Germadios et al., 1996)
2.2.1 Cấu tạo của trứng vịt
Trứng vịt có hình dạng bầu dục, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng từ 1,13 ÷ 1,67
Hai đầu của trứng không cân bằng (một đầu to và một đầu nhỏ), có khối lượng từ
60 ÷ 80 g/trứng, màu sắc của vỏ trứng thường là màu trắng, trắng xanh hoặc hơi nâu
tùy theo loài Khối lượng trứng cũng khác nhau phụ thuộc vào giống, độ tuổi và chế
độ nuôi dưỡng Tỷ trọng của trứng thay đổi theo thời gian bảo quản và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ trọng của trứng càng giảm Vì
vậy, có thể căn cứ vào tỷ trọng của trứng mà xác định độ tươi của trứng, đối với
trứng tươi có tỷ trọng trong khoảng 1,078 ÷ 1,096 Cấu tạo trứng gồm 3 thành phần
chính: vỏ, lòng trắng và lòng đỏ Tỷ lệ giữa các thành phần phụ thuộc vào giống,
hình dạng và kích thước của quả trứng (Lê Khắc Huy, 1998)
Trang 16Hình 2.1: Cấu tạo trứng vịt
(Nguồn:http://gatre.com.vn/forum/archive/index.php?thread-96.html)
2.2.1.1 Vỏ trứng
Vỏ trứng có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong trứng, có cấu trúc mạng lưới
protein trên có bám các tinh thể CaCO3 (94% khối lượng vỏ), MgCO3 (1%),
Ca3(PO4)2 (1%) và chất hữu cơ (4%) chủ yếu là colagen và gelatin Độ cứng của vỏ
trứng phụ thuộc vào cấu trúc của mạng lưới protein và hàm lượng MgCO3 Trên bề
mặt vỏ có những lỗ nhỏ thấm khí (khoảng 10.000 lỗ/trứng) để cho phôi có thể hô
hấp khi ấp trứng
Vỏ trứng được bao bên ngoài bởi lớp màng biểu bì protein dày 10 ÷ 30 m ít tan
trong nước, có cấu trúc gần giống colagen, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh
vật qua vỏ vào trong trứng Vì thế, nếu lau rửa hay cọ xát làm tổn thương lớp màng
này mà không có biện pháp bảo vệ (sát trùng, bao gói) thì vi sinh vật dễ xâm nhập
vào trứng gây hư hỏng nhanh, sự tồn tại của lớp màng này là dấu hiệu đánh giá mức
độ tươi của trứng
Vỏ trứng có tính thấm khí do đó có sự trao đổi khí giữa phôi và khí quyển bên
ngoài Trong thời gian bảo quản, không khí xâm nhập vào làm thể tích buồng khí
tăng lên Màu sắc của vỏ trứng là do các sắc tố như orodein, oxianin, oclorin và
oxantin tạo nên
(Trần Văn Chương, 2001)
2.2.1.2 Màng dưới vỏ trứng
Dưới vỏ là hai lớp màng: màng trong vỏ và màng ngoài lòng trắng Hai lớp màng
mỏng này do các sợ protein – polysaccarit tạo nên và có tính thẩm thấu cao với bề
dày theo thứ tự 20 m và 50 m Khi bị biến tính nhiệt (luộc trứng) màng này trở
nên dai và bền chắc, dễ tách khỏi lòng trắng Trứng vừa mới đẻ thì màng dính vào
Trang 17vỏ, sau một thời gian nhiệt độ của trứng giảm dần, khí và hơi trong ruột trứng thoát
ra ngoài qua các lỗ trên vỏ làm thể tích ruột trứng giảm đi, ở đầu lớn của trứng hai
lớp màng dần dần tách khỏi nhau tạo thành buồng khí Kích thước của buồng khí
tăng dần theo thời gian bảo quản, trứng có buồng khí càng lớn chất lượng của trứng
càng giảm (Lê Khắc Huy và ctv., 1998)
2.2.1.3 Lòng trắng
Lòng trắng trứng chiếm khoảng 60% khối lượng toàn quả trứng và nước là thành
phần chính chiếm khoảng 80% trong lòng trắng trứng Lòng trắng trứng có khối
lượng riêng là 1.045 kg/m3, lớn hơn khối lượng riêng của lòng đỏ nên có xu hướng
nằm dưới và lòng đỏ nằm phía trên Lòng trắng được bao bọc bởi lớp màng dưới vỏ
trứng Cấu trúc của lòng trắng được chia làm 3 lớp có độ sệt khác nhau: lớp ngoài
cùng loãng hơn (23%), kế là lớp sệch (57%), và trong cùng là lòng trắng loãng sệch
(Nguồn: Trần Văn Chương, 2001)
Lòng trắng được cấu tạo bởi albumin, globulin, lipid, glucid, acid amin, muối
khoáng và các enzyme như amylase, peptidase, phosphatase, lipase, lactase và
reductase Ngoài ra, trong trứng cũng có chất diệt khuẩn như: Lysozyme có tác
dụng tiêu diệt hay làm hạn chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như:
Staphylococcus, Treptococcus, Menigococcus và Salmonella typhoid, đặc biệt là khi
trứng còn tươi (Đỗ Minh Phụng và Đặng Văn Hợp, 1997)
Dây chằng có cấu tạo từ lòng trắng đặc nối 2 đầu của lòng đỏ giúp cho lòng đỏ nằm
giữa trứng và ít bị di chuyển Trong quá trình bảo quản lòng trắng dần loãng ra, dây
chằng bị giãn làm lòng đỏ không còn đúng vị trí trung tâm dẫn đến vỡ lòng đỏ, do
đó lòng trắng và lòng đỏ hòa lẫn vào nhau dẫn đến trứng bị hỏng (trứng thối) Sự hư
hỏng của trứng chịu ảnh hưởng bởi thời gian, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong
suốt quá trình bảo quản trứng Lòng trắng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
trứng chống lại sự hư hỏng do vi sinh vật Màng dây treo và màng noãn hoàn phân
cách lòng trắng với lòng đỏ (Lê Văn Liễn, 1997)
Trang 182.2.1.4 Lòng đỏ
Trong khi vỏ và albumin là hàng rào bảo vệ cơ học và ngăn vi sinh vật thì lòng đỏ là
nguồn chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của phôi (Trần Văn Chương,
(Nguồn: Trần Văn Chương, 2001)
Lòng đỏ chiếm khoảng 30% khối lượng toàn quả trứng và có khối lượng riêng là
1.028 kg/m3 nên nổi lên so với lòng trắng trứng nên giữ cho nó cân bằng 2 dây
chằng Là khối nhũ tương hình cầu nằm ở trung tâm quả trứng và là một loại tế bào
đặc biệt bao gồm các chất nguyên sinh chứa nhiều chất dinh dưỡng do ba bộ phận
cấu thành: màng lòng đỏ, ruột lòng đỏ và phôi
- Màng lòng đỏ cấu tạo tương tự màng lòng trắng nhưng chặt chẽ hơn, có tính thẩm
thấu và co giãn tốt Độ co giãn của màng lòng đỏ phụ thuộc vào thời gian bảo quản,
trứng bảo quản càng lâu độ co giãn càng giảm
- Ruột lòng đỏ là một khối nhũ tương đặc gồm các hạt phân tán trong một pha lỏng
Các hạt có thể tách được bằng ly tâm Màu sắc của lòng đỏ trứng phụ thuộc vào
giống, chế độ thức ăn và khả năng chuyển hóa sắc tố của gia cầm Cường độ màu
của lòng đỏ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng carotenoid và xantophyl
- Phôi trứng là một đốm tròn màu trắng trên mặt lòng đỏ, ở trứng chưa thụ tinh có
đường kính khoảng 2,5 µm, ở trứng đã thụ tinh có đường kính 3 ÷ 5 µm Trứng có
phôi đã thụ tinh thường không bảo quản được lâu Trứng có phôi đã thụ tinh khi soi
lên đèn trông giống như mạng nhện, các mạch máu tỏa ra từ phôi Nếu phôi phát
triển một thời gian ngắn rồi chết, khi soi lên đèn chỉ thấy chấm đen hoặc một vầng
màu đen, không có mạch máu
Lòng đỏ trứng vịt là một hỗn hợp phức tạp của nhiều thành phần rất nhỏ khác nhau
Protein và lipid là những thành phần chính của lòng đỏ trứng vịt chiếm khoảng
15 ÷ 17% và 27 ÷ 36% tương ứng Lòng đỏ được bao bọc trong màng lòng đỏ,
màng này ngăn không cho sự thẩm thấu giữa lòng trắng và lòng đỏ
(Lê Khắc Huy và ctv., 1998; Lê Thị Liên Thanh, 2004)
Trang 192.2.1.5 Buồng khí
Màng dưới vỏ và màng lòng trắng tách rời nhau tạo một khoảng hở gọi là buồn khí
Trong quá trình bảo quản buồng khí có sự thay đổi kích thước Khi bảo quản ở nhiệt
độ cao, độ ẩm không khí thấp dẫn đến buồng khí dần dần to hơn Đây là biểu hiện
của sự mất nước của trứng theo thời gian Buồn khí càng lớn, trứng càng xấu càng
khó bảo quản (Trần Văn Chương, 2001)
Trứng mới thì buồng khí có chiều cao không quá 5 mm và đường kính của buồng
khí từ 0,5 ÷ 1,5 cm Nếu đường kính trên 2,0 cm là trứng cũ (Lê Khắc Huy và ctv.,
1998)
2.2.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của trứng vịt
Thành phần hóa học của trứng vịt phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, thức ăn, thời
kỳ sinh đẻ, thời gian và điều kiện bảo quản
Bảng 2.2: Thành phần hóa học cơ bản của trứng vịt tính trên 100g trứng
Trứng vịt là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Trong trứng có chứa đầy đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các enzyme
và hormone Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau,
rất thích hợp và cân đối với nhu cầu dinh dưỡng của con người Lòng đỏ trứng tập
trung chủ yếu các chất dinh dưỡng, trong trứng vịt lòng đỏ chứa 16% đạm, 31,5%
chất béo và 1,2% chất khoáng Thành phần của lòng trắng trứng chủ yếu là nước, có
11,4% chất đạm, 0,3% chất béo và 0,6% chất khoáng (Lương Đức Phẩm, 2009)
Trang 20Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện
nhất Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa
tan còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là albumin và các acid amin Chất đạm của
trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ
thể, đặc biệt là cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ (Lê Văn
Protein của lòng đỏ trứng không những chứa đầy đủ các amino acid không thay thế
mà tỷ lệ giữa chúng rất cân đối, vì thế nó thường được dùng làm mẫu so sánh với
các thực phẩm khác Đáng chú ý là thành phần amino acid của trứng rất ổn định,
gần như không phụ thuộc vào giống, thức ăn và phương pháp nuôi
Các thành phần protein trong lòng đỏ trứng bao gồm các tiểu phần lipovitellins,
livetins và phosvitin với 2/3 lượng protein trong lòng đỏ liên kết với lipid tạo thành
lipoprotein Các hạt có mặt dưới dạng lơ lửng trong lòng đỏ là do ba kiểu protein
liên kết với nhau tạo thành một phức, trong đó lipovitellin và phosvitin là hai hợp
phần cơ sở
- Các lipovitelin là lipoprotein nặng có thể tách thành α-lipovitellin và β-lipovitellin
Khi pH < 7 chúng tồn tại dưới dạng Dime Phần lipid của protein này (chiếm 20%
khối lượng) là do 60% phospholipid và 40% lipid trung tính tạo nên
- Phosvitin là một phosphoprotein rất giàu serin (chiếm 31% tổng lượng acid amin)
Phosvitin có khả năng cố định ion sắt Các lipoprotein nhẹ sẽ đính vào phức qua
phosvitin làm cầu nối trung gian Các phức tạo ra tan trong nước và là nguồn dự trữ
sắt
Dịch tương chứa hai kiểu protein: Livetin và lipoprotein nhẹ Livetin là protein hình
cầu Có ba loại livetin: α, β, γ với khối lượng phân tử khác nhau Các lipoprotein
nhẹ có thể tách ra thành hai phần L1 có khối lượng phân tử 10 triệu Dalton và L2 có
khối lượng phân tử 3 triệu Dalton Phần liqid trong protein này chiếm 86%
(Lê Văn Liễn, 1998)
b Các protein của lòng trắng trứng
Protein của lòng trắng trứng có cấu trúc là các sợi glucoprotein trong dung dịch
nhớt đồng thể và chủ yếu nằm trong phần lòng trắng dày mà đặc trưng là ovomucin
Những protein quan trọng được tìm thấy trong lòng trắng gồm: Ovalbumin,
Trang 21ovotransferrin (conalbumin), ovomucoid, lyzozyme, globulin, avidin và ovomucin
(Lê Ngọc Tú và ctv., 1999)
Lòng trắng trứng thường có khoảng 9,7 ÷ 11% protein, trong đó có hơn 40 loại
protein khác nhau Ovalbumin là protein chính và chiếm khoảng 54% tổng số
protein của lòng trắng trứng Ovotransferrin (conalbumin) và ovomucoid chiếm
khoảng 12% và 11% tương ứng (Li-chan et al., 1995)
Albumen là dịch thể gồm nhiều protein hình cầu khác nhau như: Ovalbumin,
ovoglobumin (G2, G3), flavoprotein, ovoglucoprotein, ovomacroglobulin, avidin,
conalbumin và một protein hình sợi là ovomucin Ở lớp giữa lượng ovomucin nhiều
gấp bốn lần ở lớp ngoài và lớp trong Trong albumen còn chứa 0,5% glucose tự do
Đường glucose là tác nhân tham gia phản ứng maillard trong thời gian bảo quản
lòng trắng trứng khô (Kaewmanee, 2010)
- Ovalbumin: Là thành phần protein giàu nhất của lòng trắng trứng vịt, là một
phosphoglucoprotein có nhóm phosphate đính vào gốc serin Ovalbumin có chứa
3,5% glucid dưới dạng một “đơn nguyên” với khối lượng phân tử là 1570 Dalton
gồm 5 gốc D-manose và 3 gốc D-glucosamin Phân tử ovalbumin có 4 nhóm S-H và
2 cầu disulfur (-S-S-) Trong thời gian bảo quản số cầu disulfur tăng lên do hình
thành ra S-ovalbumin có tính bền nhiệt hơn protein ban đầu Ovalbumin có khả
năng tạo gel tốt làm cho bọt bền khi gia nhiệt
- Conalbumin: Là một glucoprotein, có chứa 0,9% D-manose và 17% glucosamin,
do hai tiểu đơn vị tạo nên Conalbumin tạo phức hợp với các cation kim loại hóa trị
2 và 3 như: Cu2+
, Zn2+, Al3+ và Fe3+ Ở pH = 6 một phân tử conalbumin có thể kết hợp được với hai ion kim loại Phụ thuộc vào bản chất ion kim loại mà phức sẽ có
màu (màu đỏ với Fe3+, màu vàng với Cu2+) hoặc không
- Ovomucoid cũng là một glucoprotein, chứa 0,5 ÷ 4% galactose, 7 ÷ 8%
D-manose, 10 ÷ 18% D-glucosamin và 0,03 ÷ 2,2% acid cyalid Đơn nguyên glucid
nối với phân tử protein ở gốc asparagin, do ba tiểu đơn vị tạo nên ovomucoid có
hoạt tính antitripsin và có tính chất chịu nhiệt trừ trong môi trường kiềm
- Ovomucin: Là một glucoprotein do hai tiểu đơn vị lập nên, ovomucin chứa 30%
glucid gồm 6 ÷ 23% hexose, 6 ÷ 16% hexosamin và 1÷ 14% acid cyalid Do có các
gốc acid cyalid tích điện âm tạo ra lực tĩnh điện làm cho có cấu trúc protein ở trạng
thái hở và có tính chất nhớt của lớp lòng trắng giữa
- Avidin là một glycoprotein có khả năng kết hợp với biotin tạo phức biotinavidin
bền vững, khó tiêu hóa và làm mất hoạt tính của biotin Đây là lý do tại sao ăn nhiều
trứng sống dễ mắc bệnh thiếu biotin
(Huang và Wang, 1992)
Trang 22Một số protein của lòng trắng có tính kháng khuẩn trực tiếp như lyzozyme (có khả
năng thủy phân liên kết β-1,4-glycoside giữa N-acetylneuraminic acid và
N-acetylglucosamime có trong màng tế bào vi khuẩn) hoặc gián tiếp (tạo phức
vitamin hoặc ion kim loại, ức chế một số enzyme tiêu hóa và một số enzyme
protease có trong nấm mốc và vi khuẩn) như ovomucoid, avidin, ovotransferrin và
ovoflavoprotein, góp phần bảo vệ phôi cũng như khả năng tự bảo quản của trứng
Bảng 2.3: Thành phần của một số protein chủ yếu trong lòng trắng trứng vịt
(Nguồn: Rahman et al., 2010)
Protein lòng trắng rất giàu các amino acid chứa lưu huỳnh, rất nhạy cảm với nhiệt
độ Hầu hết các lòng trắng nguyên ban đầu là khó tiêu hóa, chỉ khi gia nhiệt làm
đông tụ mới trở nên tiêu hóa dễ dàng Đó là do hoạt tính kháng trypsin và
chymotrypsin của ovomucoid cũng như do tính chống chịu đối với enzyme tiêu hóa
của một số globulin không bị biến tính (Rahman et al., 2010)
Sự chuyển ovalbumin thành S-ovalbumin hay sự phân ly ovomucoid-lysozyme kèm
theo sự phá hủy của hệ gel ovomucin là những phản ứng quan trọng xảy ra trong
thời gian bảo quản trứng làm tổn thất từng phần các tính chất tạo gel và tạo bọt cũng
như khả năng hóa lỏng của lòng trắng trứng (Li-chan et al., 1995)
2.2.2.2 Lipid
Lượng lipid (0,027%) trong lòng trắng trứng rất nhỏ so với lượng lipid có mặt trong
lòng đỏ trứng Chất béo có trong trứng chứa nhiều phospholipid, serin và
serebrocid Trứng vịt là nguồn cung cấp lecithin quý (lecithin thường có ít ở các
thực phẩm khác) chúng tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể Nhiều
nghiên cứu cho thấy lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích
lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và đào thải các thành phần
này ra khỏi cơ thể Trứng cũng chứa lượng cholesterol khá cao (884 mg
cholesterol/100 g trứng vịt), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa lecithin và
cholesterol do vậy lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá
trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể Thành phần acid béo
trong lecithin rất thuận lợi cho quá trình đồng hóa gồm: Acid oleic (43%), acid
Trang 23palmitic (32%), acid linoleic (8%) và một lượng nhỏ acid arachidonic (Lê Văn Việt
Mẫn, 2010)
Trong các acid béo có hai acid béo là acid oleic và acid linoleic Hai acid béo này là
các chất dinh dưỡng không thể thay thế được đối với người và động vật có vú
Người và động vật có vú không tổng hợp được các acid này mà phải lấy từ nguồn
thức ăn hay dầu thực vật nên còn gọi là các acid béo không thay thế Từ các lenoleat
và lenolenat được cung cấp, cơ thể người và động vật có vú sẽ tổng hợp thành các
chất béo không no khác (Burley và Cook, 1961)
Lenoleat và lenolenat thường gọi là vitamin F Lecithin hay là phosphatidycolin có
nhiều trong lòng đỏ trứng Nó tham gia tạo màng sinh học, đảm bảo tính thấm của
màng Cholesterol tham gia vào chuyển hóa các chất điều hòa sinh học và tham gia
cấu tạo nên màng tế bào (Rahman et al., 2010)
2.2.2.3 Glucid
Trứng có ít glucid, trong đó chủ yếu là glucogen (9 mg%) Phần lớn glucid ở dạng
đường maltose hay galactose ở dạng liên kết với protein và lipid, chỉ có một lượng
glucose rất nhỏ ở dạng tự do (Burley và Cook, 1961)
2.2.2.4 Chất khoáng
Trứng có nhiều muối khoáng khác nhau, 95% chất khoáng tập trung ở vỏ với hợp
chất CaCO3 Phần lớn các muối khoáng trong trứng ở dạng liên kết hữu cơ Lòng đỏ
là nguồn phospho chính (chiếm tới 99%)
Lượng Calcium trong trứng thấp (50 ÷ 70 mg%), nhưng độ đồng hóa lại rất cao
Trứng cũng là nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể Trong protein của trứng có các
acid amin có chứa lưu huỳnh như methionine, cysteine và cystine Lưu huỳnh ở đây
cũng được dễ dàng đồng hóa
Sắt có khoảng 5 ÷ 7 mg%, hầu như tập trung ở ovonitenin của lòng đỏ, độ đồng hóa
của sắt tới 97% Trong lòng đỏ còn tập trung hầu hết những nguyên tố vi lượng gồm
kẽm, đồng, brome, mangan và iod (Lương Đức Phẩm, 2009)
2.2.2.5 Các vitamin
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho sức khỏe Lòng đỏ trứng có cả
các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K)
Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2vàB6) Cả trong
lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất biotin Biotin là vitamin B8, tham gia vào
chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể Trong lòng trắng
trứng tươi, chất biotin kết hợp với protein là avidin làm mất hoạt tính của biotin, tạo
Trang 24phức hợp biotin – avidin rất bền vững và không thể tiêu hóa Khi nấu chín, avidin sẽ
được giải phóng khỏi phức hợp biotin – avidin
Trong lòng đỏ trứng có những vitamin tan trong nước Lòng đỏ là nguồn vitamin A
và caroten tốt Số lượng vitamin D ở trứng chỉ kém hơn dầu gan cá Vitamin K, E
cũng thấy trong lòng đỏ trứng Ngoài ra, trong trứng chứa hầu hết các vitamin có
khả năng tan trong nước như thiamin (B1), riboflavin (B2) và vitamin F
(Lương Đức Phẩm, 2009)
2.2.2.6 Các sắc tố và hợp chất bay hơi
Màu vàng hay đỏ da cam đặc trưng của lòng đỏ trứng vịt là do sự có mặt của các
carotenoids hòa tan trong chất béo (chủ yếu là xanthophylls, β-caroten, lutein,
violaxanthin, cryptoxanthin và zeaxanthin) tạo nên Trong lòng đỏ trứng vịt
β-caroten là một trong những thành phần sắc tố chính, trái lại lòng đỏ trứng vịt có ít
β-caroten hoặc cryptoxanthin Trong 80 hợp chất đã được định danh để tạo mùi
thơm của trứng thì có 3 hợp chất có số lượng nhiều chiếm khoảng 60% thành phần
chất bay hơi là 2-metylbutanan, 5-heptadecen và indol chúng là những cấu tử tạo
nên hương của lòng đỏ (Rahman et al., 2010)
LƯỢNG CỦA TRỨNG VỊT
2.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn
Thành phần và chất lượng thức ăn tác động trực tiếp tới thành phần và chất lượng
trứng Hàm lượng canxi và vitamin D trong thức ăn ảnh hưởng đến độ dày và chắc
của vỏ trứng Ngoài ra, thức ăn còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của trứng
2.3.2 Ảnh hưởng của giống
Các giống vịt khác nhau cho trứng có khối lượng khác nhau Vài giống vịt được
nuôi phổ biến ở nước ta như: Vịt cỏ (vịt tàu), vịt bầu, vịt Bắc Kinh,…
2.3.3 Ảnh hưởng của môi trường
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm vừa ảnh hưởng đến khả năng cho trứng vừa ảnh hưởng
đến chất lượng trứng Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng trứng gồm: Trạng
thái sức khỏe gia cầm làm cho trứng có thể dị dạng, có thành phần khác thường, vỏ
mỏng hơn hay lòng trắng loãng hơn
(Lê Khắc Huy và ctv., 1998)
Trang 25Bảng 2.4: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí bảo quản đến độ giảm khối lượng trứng
Độ ẩn tương đối của không khí (%) Độ giảm khối lượng sau 24 giờ (g)
(Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2004)
2.3.4 Ảnh hưởng của việc thu hoạch và vận chuyển
Phẩm chất và thời gian bảo quản phụ thuộc vào cách thu hoạch, xếp giữ và vận
chuyển trứng đến tay người tiêu dùng Nên đặt đầu nhỏ của trứng xuống dưới khi
xếp vào khay để giữ được sự ổn định của lòng đỏ ở trung tâm Không được xếp
trứng chung với các sản phẩm có mùi lạ (Lê Khắc Huy và ctv., 1998)
CHẤT LƯỢNG TRỨNG TƯƠI
2.4.1 Những biến đổi của trứng vịt sau khi đẻ
Dưới tác dụng của oxy không khí, vi sinh vật và enzyme trong trứng, ở trứng xảy ra
các quá trình già hóa, khô và hư hỏng trong quá trình bảo quản
2.4.1.1 Sự già hóa
Trong quá trình bảo quản, hơi nước, khí CO2 và những sản phẩm của quá trình sinh
hoá được hình thành và thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ trên vỏ trứng Quá trình thoát
khí CO2 chủ yếu xảy ra ở lòng trắng làm lòng trắng dần bị loãng ra và giá trị pH
tăng lên Nhiệt độ càng cao, thời gian bảo quản càng dài thì lượng CO2 thoát ra càng
lớn Vào thời điểm trứng vừa mới đẻ ở lòng trắng pH từ 7,4 ÷ 7,6 sau một thời gian
bảo quản có thể tăng lên đến 9,2 ÷ 9,5 và đạt giá trị pH cực đại khoảng 9,7 Phụ
thuộc vào mức độ khí CO2 thoát ra, lòng trắng trở nên trong suốt hơn so với trứng
khi mới đẻ Thời gian bảo quản càng dài, tỷ lệ đặc của lòng trắng càng giảm, lượng
lòng trắng loãng tăng lên làm dây chằng yếu và lòng đỏ không còn duy trì ở vị trí
trung tâm của trứng
Do sự chênh lệch nồng độ chất khô giữa lòng trắng và lòng đỏ, nên nước dịch
chuyển từ lòng trắng sang lòng đỏ, xuyên qua màng lòng đỏ Thời gian bảo quản
kéo dài, hàm lượng nước trong lòng đỏ tăng lên Ngược lại, hàm lượng nước trong
lòng trắng giảm xuống Vì thế trứng bảo quản càng lâu khi soi trước nguồn sáng sẽ
thấy đường ranh giới giữa lòng trắng và lòng đỏ càng mờ, khi đập trứng đổ ra đĩa
lòng đỏ đã bị vữa ra Sự già hóa của trứng xảy ra chậm nhất khi bảo quản trứng ở
nhiệt độ -1,5 ÷ 2 ºC
(Lê Khắc Huy và ctv., 1998; Lê Thị Liên Thanh, 2004)
Trang 262.4.1.2 Sự mất nước
Trong thời gian bảo quản trứng, do sự bốc hơi của nước và thấm qua vỏ gây ra hiện
tượng lòng trứng bị khô Tốc độ mất nước phụ thuộc vào kích thước của trứng, kích
thước và mật độ lỗ khí, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường bảo quản Lớp màng
ngoài vỏ trứng càng bị phá vỡ, hơi nước thoát ra càng nhiều
Khi bảo quản trứng có vỏ ở trạng thái tự nhiên, sự bay hơi nước ở trứng lớn hơn so
với phương pháp bảo quản có màng bọc bên ngoài vỏ Thời gian bảo quản càng
ngắn, nhiệt độ bảo quản càng thấp và độ ẩm không khí cao thì hơi nước bốc hơi ra
khỏi trứng càng ít Sự bốc hơi nước làm giảm trọng lượng của trứng và tăng kích
thước buồng khí ở đầu lớn quả trứng
(Lê Khắc Huy và ctv., 1998)
2.4.1.3 Sự hư hỏng
Sự hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản trứng do sự già hóa, sự tự phân hủy các
thành phần dinh dưỡng và sự phát triển của vi sinh vật gây ra Ngoài lysozyme có
trong lòng trắng, ở lòng trắng và cả lòng đỏ trứng còn chứa các enzyme thủy phân
và oxy hóa khác như peptidase, catalase, amylase,… Dưới tác dụng của hệ enzyme
này, trong trứng xảy ra các phản ứng phân giải các hợp chất protein, lipid, glucid,…
đặc biệt khi nhiệt độ bảo quản cao
Tốc độ quá trình phân giải protein xảy ra rất chậm ở thời điểm ban đầu khi trứng
mới đẻ sau tăng dần trong suốt quá trình bảo quản Sự phân giải đó thể hiện bằng
lượng NH3 tăng lên trong thời gian bảo quản Khi protein bắt đầu phân giải, do hình
thành những hợp chất bay hơi (CO2, NH3, H2S, amin bậc thấp,…) nên trứng có mùi
đặc trưng, nếu sự phân giải xảy ra lâu hơn trứng sẽ có mùi thối
Đối với chất béo, thường quá trình thủy phân xảy ra chậm hơn so với protein nhưng
nó diễn ra trong suốt quá trình bảo quản làm cho hàm lượng các acid béo tự do tăng
lên và các sản phẩm bay hơi của chúng tích tụ lại
Glucid trong trong trứng mặc dù có hàm lượng thấp nhưng vẫn lên men dưới tác
dụng của enzyme hoặc vi sinh vật tạo thành acid lactic, acid acetic và CO2
Kết quả của quá trình tự phân hủy là các hợp chất như NH3, H2S, CO2, acid hữu cơ,
amin bậc thấp,… tích tụ lại trong trứng Hàm lượng vitamin giảm, sự phân bố các
sản phẩm trung gian giữa lòng trắng và lòng đỏ bị đảo lộn ví dụ glucose ở lòng
trắng tăng, ở lòng đỏ giảm, Ca2+ ở lòng đỏ tăng,… Cuối cùng chất lượng trứng bị
giảm sút, nếu để quá lâu trứng có thể không được dùng làm thực phẩm
Bình thường nếu gia cầm không nhiễm bệnh, trứng đạt độ vô trùng đến
93 ÷ 98% (Lê Khắc Huy và ctv., 1998) Tuy nhiên, do lớp vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ
Trang 27(lỗ thông khí của trứng) là nơi vi sinh vật xâm nhập từ bề mặt vỏ trứng vào bên
trong Đặc biệt trong quá trình bảo quản nếu vệ sinh môi trường không tốt, điều
kiện bảo quản không đạt yêu cầu làm cho lysozyme và một số protein kháng khuẩn
khác mất tấc dụng, vi sinh vật sinh trưởng phát triển nhanh sau khi xâm nhập vào
trứng và gây hư hỏng
Trong quá trình hư hỏng, hệ vi sinh vật có trong trứng có sự biến đổi Đầu tiên các
sợi nấm mốc và một vài vi khuẩn như Pseudomonads phát triển, phá hoại lớp vỏ
biểu bì ở mặt ngoài của trứng, sau đó nấm mốc tiếp tục phá hủy lớp vỏ bằng cách
chúng đưa các khuẩn ty qua các lỗ thông khí phá hủy màng trong vỏ và màng lòng
trắng trứng, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào Giai đoạn đầu, nhiều khuẩn lạc
nhỏ có màu sắc khác nhau được hình thành, nếu soi dưới nguồn sáng xuất hiện các
đóm nhỏ Về sau, khuẩn lạc lớn dần, màng trong vỏ có thể bị nấm mốc che phủ Kết
quả cuối cùng dưới sự hoạt động phá hoại của nấm mốc và vi khuẩn trứng bị hỏng
hoàn toàn (Nguyễn Thị Xuyến, 1996)
Vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vào trứng khá đa dạng về chủng loại Ở bề mặt vỏ
trứng thường xuất hiện nhiều các chủng vi khuẩn gram dương như Micrococcus,
Staphylococcus, Arthrobacter, Bacillus, Streptococcus, Sarcina,… Ngược lại, các
chủng vi khuẩn gram âm như: E.coli, Salmonella, Pseudomonads, Proteus,
Alcaligenes,… lại được tìm thấy nhiều bên trong trứng bị thối hỏng Những nấm
mốc phát triển trên trứng thường gặp như: Aspergillus niger, Penicillium glaucum,
Mucor, Cladosporium herbarum,…
Do sự phá hoại của vi khuẩn, ở mức độ thường lòng trắng bị loãng, dây chằng bị
phân giải, lòng đỏ dịch chuyển sát vào vỏ Ở mức độ cao, lòng đỏ bị phá vỡ trộn lẫn
với lòng trắng, chất béo ở lòng đỏ cũng bị phân giải, lượng acid béo tự do tăng
Protein của trứng bị phân hủy tạo thành CO2, NH3, H2S, indol, scatol,… có mùi thối
khó chịu Sự tạo thành các chất khí làm cho áp suất trong trứng tăng lên, có thể làm
vỡ trứng
2.4.1.4 Một số biến đổi khác của trứng
- Trao đổi nước: Sự giảm trọng lượng của trứng trong quá trình bảo quản là kết quả
của quá trình mất nước Tốc độ mất nước phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vỏ
trứng, mật độ lỗ khí, nhiệt độ và độ ẩm môi trường bảo quản Trong quá trình bảo
quản ta thấy có sự khuếch tán nước từ lòng trắng vào lòng đỏ gây ra hiện tượng
trứng vữa lòng đỏ (Trần Văn Chương, 2001)
- Trao đổi khí: Là quá trình lớn dần của buồng khí do khí CO2 tích tụ và nước bốc
hơi, làm tỷ trọng của trứng giảm và không khí trong buồng khí tăng lên Trong quá
trình bảo quản CO2 thoát dần ra làm pH tăng lên, lúc đó protein bị phân hủy, lòng
trắng loãng dần ra Nếu để lâu hơn nữa lòng đỏ cũng sẽ bị phân hủy Mặc khác, do
Trang 28nước ở lòng trắng đi vào làm thể tích lòng đỏ tăng lên làm cho màng lòng đỏ vỡ ra,
lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn vào nhau (Trần Văn Chương, 2001)
2.4.2 Phân loại chất lượng trứng tươi
Tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia và mỗi thị trường khác nhau có các cách phân
loại chất lượng trứng khác nhau Trứng thường được phân loại theo hai cách: theo
phẩm chất và theo khối lượng trứng
2.4.2.1 Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trứng được phân loại theo phẩm chất Phẩm chất của
trứng được xác định theo tình trạng vỏ, buồng khí, trạng thái lòng đỏ, lòng trắng,…
gồm các loại sau
- Loại AA: Vỏ sạch, nguyên vẹn, chiều cao buồng khí < 3 mm, lòng trắng rõ, chắc,
lòng đỏ nằm giữa, đường viền mờ
- Loại A: Vỏ sạch, nguyên vẹn, chiều cao buồng khí < 6 mm, lòng trắng rõ, lòng đỏ
gần trung tâm, đường viền rõ
- Loại B: Vỏ hơi bẩn, nguyên vẹn, chiều cao buồng khí < 9,5 mm, lòng trắng hơi
loãng, lòng đỏ lơ lửng, đường viền rõ
- Loại C: Vỏ bẩn dưới 1/4 diện tích vỏ, chiều cao buồng khí > 9,5 mm, lòng trắng
loãng, có vết máu, lòng đỏ lơ lửng, đường viền lỏng lẻo
- Loại bẩn: Vỏ bẩn nhưng còn nguyên vẹn
- Loại rạn: Vỏ bị rạn nhưng ruột không chảy ra ngoài
- Loại vỡ: Vỏ nứt và ruột chảy ra ngoài
Trong tiêu chuẩn Việt Nam phân loại trứng thương phẩm, một chỉ tiêu chất lượng
quan trọng của trứng tươi là chỉ số độ tươi (Haugh Unit) không được sử dụng để
đánh giá Trong khi đó ở một số khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là Bắc Mỹ và
EU thì đây lại là một chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại chất lượng của trứng
vịt tươi
(TCVN 1858: 1986)
Trang 292.4.2.2 Phân loại theo tiêu chuẩn Mỹ và EU
Tóm tắt phân loại chất lượng trứng theo tiêu chuẩn của Mỹ và EU được trình bày ở
Sạch Còn nguyên vẹn Bình thường
Có vết bẩn nhỏ Còn nguyên vẹn Dấu hiệu lạ Buồng khí Chiều cao ≤ 1/8 inch
Không di động Không có bọt
Chiều cao ≤ 3/16 inch Không di động Không có bọt
Chiều cao > 3/16 inch Không di động
Không có bọt Lòng trắng Sáng
Đặc
Sáng Đặc vừa phải
Có vết máu nhỏ Yếu và loãng Lòng đỏ Đường viền mờ
Hình cầu, nằm giữa
Đường viền rõ Hình cầu, nằm giữa
Đường viền rõ
Bị dẹt và mở rộng
(Nguồn: USDA)
(Quality Standards and USDA)
2.4.3 Phương pháp kiểm tra độ tươi của trứng
Có nhiều phương pháp khác nhau để kiểm nghiệm độ tươi của trứng, trong đó có sự
thay đổi trạng thái cảm quan bên ngoài, sự biến đổi khối lượng riêng – thông qua
xác định tỷ trọng của trứng trong nước và cũng như soi trứng để kiểm tra độ lớn
buồng khí là các phương pháp cơ bản nhất (Trần Văn Chương, 2001)
* Trạng thái cảm quan
- Kiểm tra các chỉ tiêu, trạng thái bên ngoài (hình dạng, vỏ sạch, bẩn,…), bên trong
(số lượng lòng đỏ, vết máu, ký sinh trùng,…) (Lê Văn Liễn, 1997)
- Khối lượng riêng là một trong những thông số cơ bản được sử dụng để xác định độ
tươi của trứng (Paganelli et al., 1974; Song et al., 1999) Theo thời gian bảo quản,
sự thay đổi khối lượng là một trong những yếu tố chính dẫn đến khối lượng riêng
của trứng giảm (Paganelli et al., 1974)
- Nhiều nghiên cứu khác cũng đề nghị phương pháp kiểm tra nhanh độ tươi của
trứng bằng cách cho trứng vào dung dịch muối ăn có nồng độ phù hợp từng loại
nguyên liệu, trứng mới sẽ chìm xuống dưới (Lê Văn Liễn, 1997)
* Thử nghiệm lắc: Trứng càng để lâu lắc càng kêu (Lê Văn Liễn, 1997)
Trang 30* Soi trứng: Để trứng giữa nguồn sáng và mắt Bằng mắt thường kiểm tra buồng
khí, vết máu, vết bẩn trong trứng (Trần Văn Chương, 2001)
Nhìn chung, trứng tươi có vỏ sạch, rắn đồng đều Khi soi dưới nguồn sáng, bên
trong trứng trong suốt, có màu hồng Túi khí có đường kính bao quanh cố định,
không di chuyển, đường kính không quá 1 cm, lắc không kêu Trứng chìm trong
dung dịch nước muối 10% Đồng thời, đập vỡ không có mùi, lòng trắng hơi đặc,
lòng đỏ dày, đồng đều, màu vàng nhạt đến màu vàng đỏ (Lê văn Liễn, 1997)
Trang 31CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm
Điều tra thị hiếu người tiêu dùng đối với các sản phẩm trứng vịt được thực hiện
bằng cách lấy ý kiến của người dân thông qua bảng câu hỏi trên địa bàn thành phố
Cần Thơ và một số vùng lân cận
Các thí nghiệm phân tích, đo đạc kết quả và xử lý số liệu được thực hiện tại Phòng
thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/08/2013 đến 08/12/2013
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm
- Cân điện tử Vibra, model DJ-1000TW, độ chính xác 0,01 g, Nhật
- pH kế Hanna, model TOA pH metter HM-12, độ chính xác 0,01, Ý
- Máy đánh trứng Philips, model HR1456, công suất 175 W, Trung Quốc
- Máy lắc ống nghiệm, model IKA, Đức
- Máy ly tâm Zhengji, model 800 Electronic Centrifuge, công suất 50 Hz, tốc độ tối
đa 4.000 vòng/phút hay 1.790 g, Trung Quốc
- Bể điều nhiệt hiệu Memmert, model WB-10, công suất 1.250 W, độ chính xác
0,1ºC, Đức
- Tủ sấy Sanaky, model VH-50HP, công suất 1.100 W, độ chính xác 0,1 ºC, Nhật
- Một số dụng cụ thủy tinh thông thường của phòng thí nghiệm
3.1.3 Hóa chất sử dụng
- Ether dầu hỏa: Trung Quốc, nhập khẩu bởi Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư
khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, phân phối bởi Chi nhánh Công ty cổ
phần Hóa chất và Vật tư khoa học kỹ thuật Cần Thơ
- Ether etylic: Việt Nam, sản xuất bởi Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư khoa học
kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, phân phối bởi Chi nhánh Công ty cổ phần Hóa
chất và Vật tư khoa học kỹ thuật Cần Thơ
- Acid HCl đậm đặc: Độ tinh khiết 36 ÷ 38%, Trung Quốc, nhập khẩu bởi Công ty
cổ phần Hóa chất và Vật tư khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, phân phối
bởi Chi nhánh Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư khoa học kỹ thuật Cần Thơ
Trang 32- Cồn 70°: Sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức
Giang, Long Biên, Hà Nội
3.2.1 Phương pháp điều tra người tiêu dùng
Tiến hành thu thập số liệu từ việc phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng người tiêu
dùng như học sinh, sinh viên, công nhân viên, nội trợ và một số đối tượng khác có
hiểu biết về các sản phẩm trứng vịt thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước
3.2.2 Phương pháp chuẩn bị mẫu thí nghiệm
Trứng tươi mới thu hoạch (trong ngày) được mua từ các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng
ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Trứng được đựng trong túi nilon
hay thùng giấy có lót rơm rạ hay vỏ trấu bên trong để chống va đập và làm vỡ các
trứng Sau đó, trứng được vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng xe máy, thời gian
vận chuyển không quá 1 giờ Khi về tới phòng thí nghiệm, trứng được phân cỡ và
xếp vào trong các khay bằng giấy (mỗi khay 30 trứng) với đầu nhỏ của trứng được
trút xuống dưới Các khay được xếp chồng lên nhau, để nơi khô ráo và thoáng mát
3.2.3 Phương pháp phân tích và đo đạc kết quả
Các chỉ tiêu cơ bản được phân tích và đo đạc theo phương pháp được tổng hợp
Độ ẩm (%) Xác định theo phương pháp AOAC 925.30 (Ledryk, 1995)
pH Sử dụng pH kế để đo pH theo ISO 2917: 1999(E)
Khả năng giữ nước (%) Xác định bằng phương pháp ly tâm tốc độ cao
(Barbut, 1996) Khả năng tạo bọt (%) Sử dụng máy đánh trứng tạo bọt (Phillips et al., 1990)
Hàm lượng lipid (%) Xác định lipid bằng phương pháp thủy phân acid theo
AOAC 925.32 (Ledryk, 1995) Hàm lượng protein (%) Xác định theo phương pháp Kjeldahl, TCVN 4328-1: 2007
3.2.4 Phương pháp thu thập và xử lý kết quả
Các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại Kết
quả của thí nghiệm trước được sử dụng làm thông số cố định cho thí nghiệm kế tiếp
Việc điều tra thị hiếu người tiêu dùng được thực hiện ngẫu nhiên trên các đối tượng
tại chợ, khu dân cư và khu nhà trọ hay ký túc xá
Trang 33Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, Statgraphics
Centurion 15.2 và phần mềm Excel Phân tích phương sai (ANOVA) và kiểm định
LSD để kết luận về sự sai khác giữa trung bình các nghiệm thức
3.2.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.5.1 Thí nghiệm 1: Điều tra thị hiếu người tiêu dùng các sản phẩm trứng vịt
* Mục đích: Tìm hiểu thông tin người tiêu dùng về tình hình sử dụng sản phẩm
trứng vịt trong thực tế cũng như nhu cầu, yêu cầu cho các sản phẩm trứng vịt nhằm
làm cơ sở cho việc đề xuất phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng trứng vịt
trong giai đoạn tới
* Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng theo phiếu điều tra
được chuẩn bị trước và ghi nhận cụ thể các ý kiến về nhu cầu sử dụng, sự hiểu biết
về các sản phẩm trứng và mong muốn phát triển sản phẩm mới cũng như yêu cầu
chất lượng từ trứng vịt
Số phiếu thực hiện: 200 phiếu
* Kết quả thu nhận: Thực trạng tiêu thụ trứng vịt trên thị trường và các vấn đề
người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm trứng vịt
3.2.5.2 Thí nghiệm 2: Phân tích các đặc tính hóa lý và thành phần cơ bản của
trứng vịt tươi ở các cỡ trứng khác nhau
* Mục đích: So sánh và đánh giá trứng vịt ở các cỡ trứng khác nhau thông qua các
chỉ tiêu hóa lý và thành phần cơ bản có trong trứng
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố là các cỡ trứng
Tổng số mẫu thí nghiệm: 3 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 9 mẫu
Tổng khối lượng mẫu thí nghiệm: 9 mẫu x 10 trứng/mẫu = 90 trứng
* Tiến hành thí nghiệm: Trứng sau khi mang về tới phòng thí nghiệm, được xử lý sơ
bộ bằng cách lau bằng khăn ẩm để loại bỏ bùn đất bám bên ngoài Sau đó, trứng
được lăn nhanh qua cồn 70º để tiêu diệt và ức chế vi sinh vật bề mặt (Nguyễn Văn
Trang 34Mười, 2004) Sau khi lăn qua cồn, trứng được phân cỡ như bố trí và xác định khối
lượng riêng theo các cỡ trứng
Tiến hành đập vỡ từ 10 trứng cho vào cốc nhựa (thể tích 500 mL) riêng biệt trong
từng cỡ trứng Dùng máy đánh trứng sử dụng tốc độ mức 1 trong khoảng 30 giây ở
nhiệt độ phòng để đồng nhất lòng đỏ và lòng trắng của trứng (Phillips et al., 1990)
Sau đó tiến hành phân tích và xác định các chỉ tiêu hóa lý cùng các thành phần cơ
3.2.5.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát sự thay đổi chất lượng của trứng vịt tươi theo thời
gian bảo quản
* Mục đích: Đánh giá sự thay đổi chất lượng của trứng vịt theo thời gian bảo quản
Đồng thời, xác định được thời gian bảo quản để trứng vẫn còn giữ được chất lượng
tốt
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố và 3 lần lặp lại
Nhân tố cố định B: Phương thức xử lý trứng
B1: Trứng làm sạch B2: Trứng không xử lý
Nhân tố C: Thời gian bảo quản
C0: 0 ngày C1: 5 ngày C2: 10 ngày C3: 15 ngày
C4: 20 ngày C5: 25 ngày C6: 30 ngày
Tổng số nghiệm thức: 2 x 7 = 14 nghiệm thức
Tổng số mẫu thí nghiệm: 14 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 42 mẫu
Tổng khối lượng mẫu thí nghiệm: 42 mẫu x 20 trứng/mẫu = 840 trứng
* Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện với 2 mẫu, 1 mẫu không xử lý
(mẫu đối chứng) và 1 mẫu xử lý (trứng làm sạch)
- Đối với mẫu xử lý (trứng làm sạch): Trứng được xử lý lau nước và lăn qua cồn
như thí nghiệm 2 Sau đó, trứng được đựng trong các khay, để nơi khô ráo và
thoáng mát
- Đối với mẫu trứng không xử lý: Trứng được sắp vào khay mà không qua lau nước
hay lăn qua cồn Trứng được xếp vào khay và để nơi thoáng mát như trứng có xử lý
Trang 35Tiến hành phân tích và xác định các chỉ tiêu hóa lý theo thời gian bảo quản như đã
bố trí Đồng thời, chụp lại ảnh của trứng sau quá trình luộc và bóc vỏ để đánh giá sự
di chuyển của lòng đỏ bên trong trứng
* Chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng riêng, pH, ẩm, khả năng giữ nước, khả năng tạo bọt
và đánh giá chất lượng trứng theo thời gian bảo quản
* Kết quả thu nhận: Xác định thời gian bảo quản thích hợp để trứng vẫn còn giữ
được chất lượng tốt nhất và sự biến đổi chất lượng của trứng theo thời gian bảo
quản ở điều kiện nhiệt độ phòng
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
TRỨNG VỊT
4.1.1 Thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra
Qua quá trình thực tế điều tra được thực hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ và
một số vùng lân cận, kết quả thông tin về đối tượng điều tra và thông tin về gia đình
của các đối tượng được điều tra thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2
Bảng 4.1: Thông tin cơ bản về đối tượng được phỏng vấn
(Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Dựa vào kết quả thông tin cơ bản của các đối đối tượng điều tra thể hiện ở bảng 4.1
cho thấy, có 195/200 mẫu phỏng vấn đạt tiêu chuẩn thống kê, trong đó có 58 mẫu
phỏng vấn là đối tượng nam (chiếm 29,7%) và 137 mẫu phỏng vấn là đối tượng nữ
(chiếm 70,3%)
Về độ tuổi của các đối tượng được phỏng vấn, theo thống kê cho thấy hầu hết đều ở
độ tuổi từ 18 ÷ 29 tuổi (chiếm 76,4%) Độ tuổi từ 30 ÷ 39 là 9,2%, từ 50 trở lên là
7,7%, từ 40 ÷ 49 là 5,6% và dưới 18 tuổi là 1% Về nghề nghiệp của các đối tượng,
có 119 mẫu phỏng vấn là học sinh sinh viên chiếm tỷ lệ 61%, đối tượng công nhân
viên và nội trợ lần lượt chiếm 16,4% và 15,4% Một số đối tượng khác chiếm 7,2%
Trang 37Bảng 4.2: Thông tin về kinh tế gia đình của các đối tượng
(Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Khi tiến hành thống kê về đời sống kinh tế gia đình của các đối tượng khảo sát
(bảng 4.2) cho thấy, thu nhập hàng tháng của các gia đình dưới 5 triệu tỷ lệ chiếm
49,2%, từ 5 ÷ 10 triệu chiếm 36,4%, từ 10 ÷ 15 triệu chiếm 7,7% và trên 15 triệu
chiếm 6,7% Nhìn chung, thu nhập của các gia đình trong quá trình điều tra là tương
đối ổn định
Về các khoảng chi tiêu trong gia đình, tùy vào số thành viên và thu nhập của gia
đình mà các gia đình có các mức chi tiêu khác nhau Riêng về chi tiêu cho việc ăn
uống hàng tháng, các gia đình có mức chi tiêu từ 2 ÷ 4 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao
nhất là 45,1% Mức chi tiêu cho việc ăn uống dưới 2 triệu đồng chiếm 39,5% Các
mức chi tiêu còn lại từ 4 ÷ 6 triệu đồng chiếm 13,8% và trên 6 triệu đồng chiếm tỷ
lệ 1,5%
Nhìn chung, về thu nhập và chi tiêu cho việc ăn uống của gia đình các đối tượng
nghiên cứu đều ở mức trung bình đến cao Tuy nhiên, các khoảng chi tiêu cho gia
Trang 38đình và chi tiêu cho việc ăn uống của gia đình phụ thuộc vào thu nhập và số thành
viên trong gia đình
4.1.2 Phân tích nhu cầu sử dụng các sản phẩm trứng vịt của người tiêu dùng
4.1.2.1 Nhu cầu về các sản phẩm trứng vịt
Sau quá trình điều tra thực tế người tiêu dùng trên thị trường cho thấy nhu cầu sử
dụng các sản phẩm trứng vịt của các đối tượng điều tra được thể hiện ở bảng 4.3 và
(Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Kết quả thống kê nhu cầu về các sản phẩm trứng vịt trong bảng 4.3 cho thấy, hầu
hết nhu cầu của các đối tượng nghiên cứu đều ở mức trung bình Có 60,5% đối
tượng nghiên cứu có nhu cầu trung bình về các sản phẩm trứng vịt, 17,4% đối tượng
nghiên cứu có nhu cầu thấp, 13,3% có nhu cầu cao, nhu cầu sử dụng rất thấp và rất
cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ lần lượt là 6,7% và 2,1% Như vậy, nhu cầu của người tiêu
dùng về trứng vịt đều ở mức trung bình Điều này cũng cho thấy việc mở rộng sản
xuất cũng như đa dạng hóa các sản phẩm trứng vịt là điều cần thiết nhằm đáp ứng
tốt các nhu cầu của con người, góp phần nâng cao nhu cầu sử dụng trứng vịt của
người dân trên thị trường
Đối với việc thống kê các loại sản phẩm trứng vịt thường được sử dụng trong đời
sống hàng ngày của người tiêu dùng cho kết quả được thể hiện ở bảng 4.4
Bảng 4.4: Kết quả điều tra các sản sản phẩm trứng vịt thường được sử dụng
Trang 39Kết quả thống kê ở bảng 4.4 cho thấy, sản phẩm trứng tươi được rất nhiều người ưa
chuộng, có thể do thói quen và mục đích sử dụng khác nhau nên hầu hết người tiêu
dùng đều thích dùng trứng vịt tươi hơn các loại trứng vịt khác Người dân thường
dùng sản phẩm trứng tươi chiếm tỷ lệ rất cao (99,5%) Sản phẩm trứng muối cũng
được người dân quan tâm và sử dụng chiếm 36,9% Có thể do sở thích, thói quen
của người tiêu dùng nên các sản phẩm còn lại như trứng Bắc Thảo (10,3%), trứng
lộn (20,5%) và trứng phá lấu (2,6%) ít được người dân lựa chọn và sử dụng
Sử dụng thang đo Liker có 5 mức độ để phân tích mức độ thích của người tiêu dùng
đối với các sản phẩm trứng vịt Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5: Thống kê mức độ thích đối với từng sản phẩm trứng vịt
Mức độ thích Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình
(Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Bảng kết quả thí nghiệm 4.5 cho thấy mức độ thích các sản phẩm này đa số nằm ở
thang đo trung bình đến thích Riêng trứng Bắc Thảo và trứng phá lấu đạt mức độ
thích lần lượt là 2,46 và 2,26, tức là các đối tượng phỏng vấn hầu hết không thích
hai sản phẩm này Mức độ thích đối với trứng muối ở mức trung bình, trứng tươi và
trứng lộn được người dân thích ở mức cao hơn và có giá trị trung bình lần lượt là
3,84 và 3,88
Ngoài ra, một số chỉ tiêu nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng trứng vịt của người tiêu
dùng cũng được khảo sát Kết quả được tổng hợp, phân tích và thể hiện ở bảng 4.6
như sau
Trang 40Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá nhu cầu sử dụng trứng vịt
(Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Đối với kết quả thống kê một số chỉ tiêu nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng các sản
phẩm trứng vịt ở bảng 4.6 cho thấy, hầu hết người dân đều thường mua sản phẩm
trứng vịt tại chợ hay tiệm tạp hóa (chiếm tỷ lệ 80,5%) Lý do chính mà họ lựa chọn
những nơi này để mua sản phẩm chủ yếu là theo thói quen và tính thuận tiện của nó,
còn những đối tượng chọn mua tại siêu thị hay cửa hàng kinh doanh trứng (chiếm
19,5%) đa số đều quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Mặt khác, qua
khảo sát về nhu cầu sử dụng cho thấy, 72,3% người dân chủ yếu mua sản phẩm
trứng vịt để sử dụng khi họ cần dùng Mục đích chính của việc sử dụng sản phẩm