Nghiên cứu sự biến đổi về thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan và chỉ tiêu vật lý của rong nho (caulerpa lentillifera) tươi theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 142 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
142
Dung lượng
6,13 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
---------------------------
NGUYỄN THỊ KIM NGỌC
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, VI SINH
VẬT, CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN VÀ CHỈ TIÊU VẬT LÝ CỦA
RONG NHO (CAULERPA LENTILLIFERA) TƯƠI THEO THỜI GIAN
BẢO QUẢN BẰNG KHÍ NITƠ, BAO GÓI PA.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Nha Trang, năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
------------------------------
NGUYỄN THỊ KIM NGỌC
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, VI SINH
VẬT, CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN VÀ CHỈ TIÊU VẬT LÝ CỦA
RONG NHO (CAULERPA LENTILLIFERA) TƯƠI THEO THỜI GIAN
BẢO QUẢN BẰNG KHÍ NITƠ, BAO GÓI PA.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
GVHD: Th.s LÊ THỊ TƯỞNG
Nha Trang, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này
Đầu tiên tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm
Khoa Công nghệ Thực phẩm niềm kính trọng, sự tự hào được học tập tại trường
trong những năm qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến cô Th.S. Lê Thị Tưởng –
Giảng viên Trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện và tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện đồ án.
Đặc biệt, tôi xin ghi nhớ sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Công
nghệ Thực Phẩm đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian tôi thực hiện đồ án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập vừa qua
cũng như thực hiện đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Ngọc
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1.
TỔNG QUAN VỀ RONG NHO BIỂN ....................................................................... 3
1.1.1.
Nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của rong nho ............3
1.1.2.
Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của Rong nho. ..4
1.1.3.
Nghiên cứu về sơ chế, bảo quản và sử dụng rong nho biển ...................9
1.1.4.
Tình hình nghiên cứu Rong nho biển Việt Nam...................................13
1.1.5.
Tình hình nghiên cứu Rong nho biển trên thế giới ...............................15
1.2.
Tổng quan về khí Nitơ trong bảo quản rau quả .......................................................... 15
1.3.
Tổng quan về vật liệu bao bì PA trong bảo quản rau quả tươi.................................. 16
1.4.
Tổng quan về bảo quản rau quả ................................................................................... 17
1.4.1.
Các biến đổi của rau quả tươi sau khi thu hoạch ..................................17
1.4.2.
Các phương pháp bảo quản rau quả tươi ..............................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..20
2.1
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 20
2.1.1
Rong nho ...............................................................................................20
2.1.2
Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................20
2.2
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 21
2.2.1
Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu vật lý .............................................21
2.2.2
Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu hóa học..........................................22
2.2.3
Phương pháp đánh giá chỉ tiêu vi sinh ..................................................22
2.2.4
Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm theo TCVN 3215 – 79..23
2.3
Quy trình xử lý, sơ chế và bảo quản rong nho ............................................................ 28
2.3.1
Quy trình tổng quát dự kiến ..................................................................28
2.3.2
Bố trí thí nghiệm chi tiết .......................................................................32
2.3.2.1Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất tan của rong nho tươi theo
thời gian bảo quản...................................................................................................................... 32
iii
2.3.2.2Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng protein thô của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản. ............................................................................................................ 34
2.3.2.3Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit thô của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản ............................................................................................................. 36
2.3.2.4Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro của rong nho tươi theo thời
gian bảo quản ............................................................................................................................. 38
2.3.2.5Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng carbohydrat của rong nho tươi
theo thời gian bảo quản ............................................................................................................. 40
2.3.2.6Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất xơ của rong nho tươi theo
thời gian bảo quản...................................................................................................................... 42
2.3.2.7Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng vitamin C của rong nho tươi
theo thời gian bảo quản ............................................................................................................. 44
2.3.2.8Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chất chống oxy hóa của Rong
nho tươi theo thời gian bảo quản thông qua khử gốc tự do DPPH....................................... 46
2.3.2.9Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản...................................................................................................................... 48
2.3.2.10. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh vật hiếu khí của rong nho
tươi theo thời gian bảo quản ..................................................................................................... 50
2.3.2.11. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cảm quan của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản ............................................................................................................. 52
2.3.2.12..... Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng lượng của rong nho tươi
theo thời gian bảo quản ............................................................................................................. 54
2.3.2.13...... Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản...................................................................................................................... 56
2.3.2.14...... Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản ............................................................................................................. 58
2.4
Thiết bị sử dụng trong đề tài ......................................................................................... 60
2.5
Hóa chất sử dụng trong đề tài ....................................................................................... 62
2.6
Xử lý số liệu.................................................................................................................... 62
iv
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................63
3.1
Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu Rong nho ................................................ 63
3.2
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất tan theo thời gian bảo quản......... 64
3.3
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng protein thô theo thời gian bảo quản.... 65
3.4
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit thô theo thời gian bảo quản. ..... 66
3.5
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro theo thời gian bảo quản. ................ 66
3.6
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng carbohydrat theo thời gian bảo quản.67
3.7
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất xơ theo thời gian bảo quản.......... 68
3.8
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản. .... 69
3.9
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chất chống oxy hóa của Rong nho thông
qua khử gốc tự do DPPH theo thời gian bảo quản. ................................................................ 70
3.10 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản................. 71
3.11 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh vật theo thời gian bảo quản........... 72
3.12 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cảm quan theo thời gian bảo quản...... 73
3.13 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng lượng theo thời gian bảo quản. ....... 74
3.14 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng theo thời gian bảo quản. .................. 75
3.15 Kết quả nghiên cứu ảnh sự biến đổi cường độ màu sắc theo thời gian bảo quản. .. 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .......................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................80
PHỤ LỤC ..................................................................................................................85
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Thành phần hóa học cơ bản của Caulerpa lentillifera và Ulva reticulata
(g/100g mẫu khô) ........................................................................................................5
Bảng 1. 2 Hàm lượng khoáng của rong nho (mg/100g mẫu khô) (ngoại trừ Cu và I
là (µg/100g) .................................................................................................................5
Bảng 1. 3 Hàm lượng vitamin (mg/100 g phần ăn được) ...........................................6
Bảng 1. 4 Hàm lượng amino acid (g/100g mẫu khô) ..................................................6
Bảng 1. 5 Thành phần khoáng và vitamin của rong nho ...........................................7
Bảng 1. 6: Các axit béo không no trong rong nho ......................................................8
Bảng 1. 7: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100ml nước uống Rong nho...13
Bảng 2. 1: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các sản phẩm thực phẩm dùng trực tiếp không
qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng. ............................................................................23
Bảng 2. 2: Thang điểm cảm quan chuẩn. ..................................................................23
Bảng 2. 3: Thang điểm cảm quan của rong nho sau khi rửa. ....................................25
Bảng 2. 4: Hệ số quan trọng của rong nho sau khi rửa. ..........................................27
Bảng 2. 5: Phân cấp trọng lượng của sản phẩm theo TCVN 3215 – 79. ..................27
Bảng 2. 6: Thiết bị sử dụng trong đề tài....................................................................60
Bảng 3. 1: Kết quả xác định thành phần hóa học của nguyên liệu rong nho ............63
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Hình thái Rong nho biển (Caulerpa lentillifera) .......................................3
Hình 1. 2: Rong nho sấy khô.....................................................................................11
Hình 1. 3: Nước uống Rong nho ...............................................................................12
Hình 2. 1: Rong nho (Caulerpa lentillifera ) ............................................................20
Hình 2. 2: Hình ảnh phần mềm xử lý màu sắc Image J ............................................22
Hình 2. 3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu, sơ chế và bảo quản rong nho tươi ..............29
Hình 2. 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất tan theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................33
Hình 2. 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng protein thô
theo thời gian bảo quản. ............................................................................................35
Hình 2. 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit thô theo
thời gian bảo quản. ....................................................................................................37
Hình 2. 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro theo thời
gian bảo quản. ...........................................................................................................39
Hình 2. 8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng carbohydrat
theo thời gian bảo quản. ............................................................................................41
Hình 2. 9: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất xơ theo
thời gian bảo quản. ....................................................................................................43
Hình 2. 10: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng vitamin C
theo thời gian bảo quản. ............................................................................................45
Hình 2. 11: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chất chống oxy
hóa theo thời gian bảo quản. .....................................................................................47
Hình 2. 12: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời
gian bảo quản. ...........................................................................................................49
Hình 2. 13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh vật hiếu
khí theo thời gian bảo quản. ......................................................................................51
Hình 2. 14: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cảm quan
theo thời gian bảo quản. ............................................................................................53
vii
Hình 2. 15: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng lượng theo
thời gian bảo quản. ....................................................................................................55
Hình 2. 16: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng theo thời
gian bảo quản. ...........................................................................................................57
Hình 2. 17: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi cường độ màu sắc theo
thời gian bảo quản. ....................................................................................................59
Hình 3. 1: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng chất tan của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................64
Hình 3. 2: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng protein thô của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản .............................................................................................65
Hình 3. 3: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng lipit thô của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................66
Hình 3. 4: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng tro của Rong nho tươi theo thời
gian bảo quản ............................................................................................................67
Hình 3. 5: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng carbohydrat của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản .............................................................................................67
Hình 3. 6: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng chất xơ của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................68
Hình 3. 7: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng vitamin C của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản .............................................................................................69
Hình 3. 8: Đồ thị biểu diễn hiệu quả khử gốc tự do DPPH của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................70
Hình 3. 9: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo thời
gian bảo quản ............................................................................................................71
Hình 3. 10: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi tổng vi sinh vật hiếu khí của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản .............................................................................................72
Hình 3. 11: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi chất lượng cảm quan của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản .............................................................................................73
viii
Hình 3. 12: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................74
Hình 3. 13: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời
gian bảo quản ............................................................................................................75
Hình 3. 14: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản .....................................................................................................76
ix
1
MỞ ĐẦU
Rong nho (Caulerpa lentillifera) là một loài rong thuộc chi rong Cầu lục
Caulerpa, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chi rong Cầu lục
Caulerpa rất đa dạng, trong đó rong nho (Caulerpa lentillifera) là loài có giá trị
nhất [19].
Trên thế giới rong nho được biết đến từ những năm 70 của thế kỷ 16, song
đến nay rong nho được nuôi trồng và chế biến mạnh ở nhiều nước, đặc biệt Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Philippin [40]. Còn tại Việt Nam rong nho
được biết đến vào những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học đã phát hiện
rong nho phát triển mạnh ở các vùng triều ven biển, ven các đảo đông dân cư như
đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc ( Kiên Giang)[13].
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng nuôi trồng thành công loài rong này
tại các vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, ước tính sản lượng lên đến
100 tấn rong tươi/năm, 2012.
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, rong nho Caulerpa
lentillifera là loài rong chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, gồm chất xơ, vitamin,
các axit amin không thay thế [21], khoáng chất và những chất có hoạt tính sinh học
khác như hoạt tính chống oxy hóa dạng phenol, có khả năng ngăn chặn các gốc tự
do, làm giảm quá trình oxy hóa, ngăn chặn bệnh ung thư và sự lão hóa. Đặc biệt,
trong rong nho chứa một hàm lượng omega 3 và omega 6 khá cao, giúp phát triển
các tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp điều tiết hàm lượng cholesterol trong
máu, chữa trị các bệnh liên quan đến tim mạch [26], [35].
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, rong nho giàu dinh dưỡng và rất
phù hợp dùng làm thức ăn cho người [27]. Vì vậy rất nhiều nghiên cứu về bảo quản
rong nho sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng rong và kéo dài thời gian sử dụng
rong nho. Với mỗi phương pháp bảo quản khác nhau cho chất lượng dinh dưỡng và
thành phần Rong nho trong thời gian bảo quản khác nhau. Do vậy, để xác định
phương pháp tối ưu cho việc bảo quản rong nho việc thực hiện đề tài“Nghiên cứu
sự biến đổi về thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan và chỉ tiêu
2
vật lý của Rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi theo thời gian bảo quản bằng khí
Nitơ, bao gói PA”là cấp thiết.
Mục đích đề tài
Nghiên cứu sự biến đổi về thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm
quan và tính chất vật lý của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ
Nội dung nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào các nội dung
cụ thể sau đây:
1. Nghiên cứu sự biến đổi về thành phần hóa học của Rong nho tươi theo thời
gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
2. Nghiên cứu sự biến đổi vi sinh vật trên Rong nho tươi theo thời gian bảo
quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
3. Nghiên cứu sự biến đổi về chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời
gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
4. Nghiên cứu sự biến đổi về các chỉ tiêu vật lý của Rong nho tươi theo thời
gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp các số liệu khoa học về sự biến đổi của Rong nho theo thời gian bảo
quản bằng khí nitơ.
Ý nghĩa thực tế của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần hỗ trợ thêm cơ sở khoa học cho các doanh
nghiệp kinh doanh Rong nho trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài.
Nâng cao giá trị kinh tế cho Rong nho, tạo điều kiện cho nghề nuôi trồng
Rong nho trong nước phát triển bền vững, tạo đầu ra ổn định cho nghề trồng rong
nho, góp phần xóa đói giảm nghèo.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.
TỔNG QUAN VỀ RONG NHO BIỂN
1.1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của rong nho
Thân đứng
Tiểu cầu
Thân bò
Hình 1. 1: Hình thái Rong nho biển (Caulerpa lentillifera)
Rong nho biển (Caulerpa lentillifera) (hình 1.1) tên thường gọi là “sea grapes”
được mô tả lần đầu tiên bởi J. Agardh năm 1873. Đây là một loài rong kinh tế thuộc
chi rong Cầu lục Caulerpa, là một chi rong rất đa dạng ở vùng nhiệt đới và ôn đới
ấm, được mô tả bởi Lamouroux 1809 với đặc điểm rong có dạng mọc bò gồm phần
thân bò mọc dài, phân nhánh bám vào vật bám nhờ hệ thống rễ. Từ phần thân bò sẽ
mọc ra các thân đứng. Phần này rất đa dạng và nhờ đó phân biệt các loài với nhau.
Chúng có thể có dạng phiến, có răng cưa hay không, hình lông chim hoặc có dạng
những quả cầu nhỏ. Các nhánh đứng này có thể phân nhánh. Đã có hơn 30 loài của
chi rong này được tìm thấy ở Philippin, 20 ở Nhật Bản, 14 ở Việt Nam, 11 ở Thái
Lan và 9 ở Hawaii [25].
Về mặt phân loại, Rong nho là chi rong Cầu lục Caulerpa thuộc họ
Caulerpaceae, bộ Caulerpales, lớp Chlorophyceae, ngành rong lục Chlorophyta là
chi rong biển rất phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thành phần loài của
chi rong Cầu lục Caulerpa rất đa dạng, trong đó Rong nho (Caulerpa lentillifera) là
4
loài có giá trị nhất. Theo Yoshida (1998), hệ thống phân loại của Rong nho
(Caulerpa lentillifera J. Agradh, 1873) được sắp xếp như sau:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceae Will is Warning, 1884
Bộ: Caulerpales Feldmann, 1946
Họ: Caulerpaceae Kuetzing, 1843
Chi: Caulerpa Lamouroux, 1809
Loài: Caulerpa lentillifera J. Agardh,1873
Theo J. Agardh, 1873, Caulerpa lentillifera là một thực vật thân bò có thể phát
triển chiều cao lên tới 10cm. Rong nho phân nhánh bò lan, cắt ngang phần thân bò
đo được đường kính là 1,0-1,5mm. Rong nho có một thân bò, các thân đứng mọc từ
thân bò, thân đứng được bao phủ bởi mật độ tiểu cầu xung quanh, đường kính tiểu
cầu đo được từ 1 ÷ 3mm (hình 1.2). Rong nho thường được tìm thấy trên bãi cát lẫn
bùn, nơi có dòng nước trong yên tĩnh.
Trong tự nhiên Rong nho được khai thác ở các bãi cát lẫn san hô chết hoặc lẫn
bùn vùng triều ven biển, ven đảo. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng
nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt ở Nhật Bản và Philippin nên hiện nay
Philippin đã có khoảng 400 hecta ao đìa tại Cebu được trồng Rong nho và năm
1986 Nhật cũng đã bắt đầu nhập Rong nho từ Philippin và trồng Rong nho sản xuất
thương phẩm tại Okinawa.
1.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của Rong
nho[29],[30],[31],[32],[35]
Theo nghiên cứu của Đại học Kasetsart - Thái Lan cho thấy Caulerpa
lentillifera có hàm lượng protein và chất xơ thấp hơn rong Ulva reticulata, song
hàm lượng lipit và carbohydrat lại cao hơn (Bảng 1.2).
5
Bảng 1. 1. Thành phần hóa học cơ bản của Caulerpa lentillifera và Ulva
reticulata (g/100g mẫu khô)
Thành phần
Caulerpa lentillifera
Ulva reticulata
Protein
12,49±0,3
21,06±0,42
Lipit
0,86±0,10
0,75±0,05
Chất xơ
3,17±0,21
Tro
Carbohydrat
24,21±1,7
17,58±2,0
59,27
55,77
25,31±1,15
22,52±0,97
*
Độ ẩm
4,84±0,33
*: được tính theo nhiều cách khác nhau (Carbohydrat = 100 - protein - lipit - chất
xơ - tro)
Theo nghiên cứu của Ủy ban dinh dưỡng - Thái Lan (Nutrition Division) năm
2003 cho thấy, Rong nho rất giàu chất dinh dưỡng và bổ dưỡng đối với người có độ
tuổi từ 19-50 (Bảng 1.3, 1.4 và 1.5). Trong rong Caulerpa lentillifera có chứa một
hàm lượng khoáng đáng kể đặc biệt là iodine. Ngoài iodine, Rong nho còn giàu
photpho, magie, canxi, đồng...là các chất cần thiết cho cơ thể. Trong Rong nho
người ta còn tìm thấy 15 loại acid amin, trong đó có 8 acid amin cần thiết mà cơ thể
con người không tự tổng hợp được.
Bảng 1. 2 Hàm lượng khoáng của Rong nho (mg/100g mẫu khô) (ngoại trừ Cu
và I là (µg/100g)
Chất khoáng
Hàm lượng
P
1030
Ca
780
Mg
630
Zn
2,6
Mn
7,9
Fe
9,3
Cu (µg)
2200
I (µg)
1424
6
Bảng 1. 3 Hàm lượng vitamin (mg/100 g phần ăn được)
Vitamin
Hàm lượng (mg/100g)
Tổng
170
Vitamin E
2,22
Vitamin C
1,00
Thiamin
0,05
Riboflavin
0,02
Niacin
1,09
Bảng 1. 4 Hàm lượng amino acid (g/100g mẫu khô) [38]
Acid béo
Hàm lượng (mg/g mẫu khô)
Threonine
0,79
Valine
0,87
Lysine
0,82
Isoleucine
0,62
Leucine
0,99
Phenylalanine
0,61
Aspartic acid
1,4
Serine
0,76
Glutamic acid
1,78
Glycine
0,85
Arginine
0,87
Histidine
0,08
Alanine
0,85
Tyrosine
0,48
Proline
0,57
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại – Viện Hải Dương học Nha
Trang (2006, 2009) cũng cho thấy, Rong nho chứa nhiều khoáng, vitamin và chất
béo cần thiết cho cơ thể (bảng 1.6) [3], [5].
7
Bảng 1. 5 Thành phần khoáng và vitamin của Rong nho
Chỉ tiêu
Đơn vị
kiểm
tính
nghiệm
(rong tươi)
Ca
Kết quả
Phương pháp
%
0,0437
Ref: AOAC 969.06
K
%
0,0340
Ref: AOAC 969.06
Se
Mg/kg
Mn
Mg/kg
4,8972
Ref: AOAC 969.06
Cu
Mg/kg
0,4456
Ref: AOAC 969.06
Zn
Mg/kg
1,7461
Ref: AOAC 969.06
Co
Mg/kg
Iod
Mg/kg
19,0790
P
%
0,0035
Ref: AOAC 969.06
Lipit
%
0,1504
Ref: AOAC 969.06
Đường
%
0,0300
TCVN 4594-1988
Vitamin A
Mg/kg
0,5185
Không phát hiện
MLOD=0,001
Không phát hiện
MLOD= 0,08
Ref: AOAC 969.06
Ref: AOAC 969.06
TK Analytical Science June
1998. Vol. 14
HPLC-Fat soluble vitamin,
p.17. Dosage des vitamines
HPLC- High performance
Vitamin C
Mg/kg
1,618
columns for HPLC, CA. 190933C
Đạm
%
0,9662
AOAC 992-15, 2002
8
Bảng 1. 6: Các axit béo không no trong Rong nho
Tên
Công thức
Hàm lượng (%)
Linoleic
18: 2n – 6
7,34
a-linolenic
18: 3n – 3
3,96
Arachidonic
20: 4n – 6
2,11
Eicosapentaenoic
20: 5n – 3
5,91
Docosahexaenoic
22: 6n – 3
1,34
Theo nghiên cứu của Patricia Matanjun, Suhaila Mohamed, Noordin M.
Mustapha và Kharidah Muhammad (2009) cho thấy Rong nho C. lentillifera
(Chlorophyta) thu hoạch ở biển Malaysia có hàm lượng protein, carbohydrat, lipit,
Na, Mg, Cu đều cao hơn so với Eucheumar cottonii (Rhodophyta) và Sargassum
polycystum (Phaeophyta). Cả 3 loại Rong nho C. lentillifera, Eucheumar cottonii và
Sargassum polycystum đều có chứa 16 axit amin Asp, Glu, Ser, Gly, His, Arg, Thr,
Ala, Pro, Tyr, Val, Met, Ile, Leu, Phe, Lys và hầu hết các axit amin trong Rong nho
đều cao hơn so với Eucheumar cottonii và Sargassum polycystum [31].
Theo Nguyễn Văn Tặng, Jinn-Pyng Ueng và Guo-Jane Tsai (2011) Rong nho
C. lentillifera thu hoạch từ ao nuôi ở Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc
gia Penghu, Đài Loan có độ ẩm rất cao (94.28±0.24%), hai thành phần phong phú
nhất trong Rong nho là carbohydrat và tro với hàm lượng tương ứng là 3.67 ±
0.07% và 1.27 ± 0.02%. Nếu tính theo % chất khô, hàm lượng carbohydrat của
Rong nho ở Đài Loan (64.78 ± 0.11%) cao hơn ở Thái Lan và Malaysia (Hàm
lượng tương ứng ở 59.27% và 38.66 ± 0.96%. Trái lại, hàm lượng protein thô của
Rong nho ở Đài Loan (9.28 ± 0.03%) tương đương ở Malaysia (10.41 ± 0.26%)
nhưng lại thấp hơn ở Thái Lan (12.49 ± 0.3%). Hàm lượng tro của Rong nho ở Đài
Loan là 22.13 ± 0.27%, tương đương ở Thái Lan (24.21 ± 1.7%) nhưng thấp hơn ở
Malaysia (37.15 ± 0.64%). Hàm lượng protein thô của Rong nho cao hơn một số
loại Rong nâu như Himanthalia elongate (7.49%) và Laminaria ochroleuca
(7.49%) nhưng thấp hơn nhiều của Rong đỏ như Hypnea japonica và H. charoides
9
(18-19%) và Porphyra sp. (24.11%). Hàm lượng lipid trong Rong nho thấp (0.78 ±
0.02%) và hàm lượng chất xơ cao nên nó cung cấp rất ít năng lương khi ăn và hiệu
quả cao trong phòng ngừa các bệnh mãn tính. Hàm lượng phenolic tổng số trong
Rong nho tương đương 1.30 ± 0.02mg Gallic acid/g chất khô (với phương pháp sấy
nhiệt) và 2.04 ± 0.03mg Gallic acid /g chất khô (với phương pháp sấy lạnh). Khả
năng quét gốc hydroperoxyt của hợp chất chống oxi hóa khá là mạnh và hoạt tính
chống oxi hóa của Rong nho ảnh hưởng nhiều bởi hợp chất phenolic [35].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Huy (2014) dưới sự hướng dẫn
của Lê Thị Tưởng cho thấy, thành phần hóa học cơ bản của Rong nho phụ thuộc
vào độ tuổi của Rong nho:
- Hàm lượng ẩm của Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt là 94.16%,
92.61%, 90.05%, 90.34%.
- Hàm lượng tro toàn phần của Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt
là 1.05%, 1.26%, 1.60% và 1.70%.
- Hàm lượng protein của Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt là
6.6%, 6.8%, 6.9% và 7.1%.
- Hàm lượng lipid ở mẫu Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt là
1.12%, 1.13%, 1.12%, 1.11%.
Từ kết quả này cho thấy, Rong nho càng non có hàm lượng ẩm càng lớn. Hàm
lượng tro trong Rong nho tăng theo độ tuổi nuôi trồng, còn hàm lượng lipit và
protein không có sự khác biệt ở những độ tuổi khác nhau [12].
1.1.3. Nghiên cứu về sơ chế, bảo quản và sử dụng Rong nho biển
Rong nho sau khi thu hoạch xong phải được ngâm ngay vào trong nước biển
để tránh rong không bị khô dẫn đến mất nước và hư rong [20]. Phần thân bò và thân
đứng của rong đều có thể sử dụng được, tuy nhiên phần thân đứng của rong giống
như những chùm nho, dòn, mềm và ngon nên có giá trị sử dụng cao. Tiến hành cắt
riêng phần thân đứng, sau đó rửa rong nhẹ nhàng nhiều lần bằng nước biển để loại
bỏ các tạp chất hoặc các loại rong nhỏ sống bám. Phần thân đứng sau khi đã được
rửa sạch phải được ly tâm tách bớt nước bám trên rong. Sau đó rong được cho vào
10
thùng xốp hoặc túi nylon, đóng gói trong điều kiện nhiệt độ bình thường, và vận
chuyển đến nơi tiêu thụ. Sơ chế và bảo quản theo cách này có thể kéo dài thời gian
bảo quản rong được 7 ngày đối với loại 100-200g Rong nho tươi/túi. Còn đối với
loại 20-30kg Rong nho tươi/túi có thể bao phủ xung quanh bằng lá chuối để giữ ẩm
cho rong. Tuy nhiên, theo Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (2007) sau khi nuôi rong từ
1,5 đến 2 tháng sẽ thu hoạch, chỉ lấy riêng phần thân đứng, rửa sạch và đóng gói, có
thể lưu giữ sống được từ 7 đến 10 ngày.
Qua khảo sát thực tế cơ sở sơ chế Rong nho của kỹ sư Lê Bền tại Ninh Hải,
Ninh Hòa cho thấy, Rong nho sau khi thu hoạch được cắt tỉa thành từng đoạn 67cm, tiến hành rửa sạch dưới dòng nước động hoặc tĩnh, sau đó ly tâm tách nước rồi
bao gói trong các túi PE, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra, chúng có thể được
bảo quản khi vận chuyển bằng cách ướp muối. Chúng sẽ nhanh chóng phục hồi lại
hình dạng ban đầu khi được rửa lại bằng nước ngọt. Song phương pháp này cũng
bộc lộ một số nhược điểm như rong bị mất các chất dinh dưỡng nếu bảo quản trong
môi trường nước muối có nồng độ cao. Một phương pháp bảo quản khác của
Takatsuhara Tadashi (2005) cho biết, sau khi thu hoạch Rong nho, tiến hành rửa
sạch bằng nước biển, sau đó rửa lại bằng ozon, sau khi Rong nho được xử lý sơ bộ
được bao gói trong các túi nhựa có chứa nước biển, ozon, kết hợp sục khí nitơ, hàn
kín bao bì, rong có thể bảo quản được nhiệt độ thường trong thời gian khá dài [33].
Tuy nhiên, theo tài liệu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho biết,
nếu Rong nho được bảo quản trong môi trường nước muối có nồng độ 3,5% hoặc
được chần sơ bộ ở nhiệt độ 600C sau đó được bảo quản trong môi trường không khí
lạnh hoặc sấy khô thì Rong nho có thể bảo quản được trong thời gian dài mà không
làm hư hỏng cấu trúc và vẫn giữ được hương vị đặc trưng của rong [28], [37].
Cũng bảo quản bằng nước muối nhưng theo tác giả Mukoda et al, (2006), nếu
Rong nho được bảo quản trong môi trường nước muối từ 1,0-9,9% sẽ không gây hư
hỏng đến cấu trúc của rong [28].
Hay kết quả nghiên cứu của tác giả Utpal Jyoti Medhi (2009) Trường Pub
Kamrup-Ấn độ cho rằng, Rong nho bảo quản trong môi trường nước muối 30% có
11
thể vận chuyển từ Ấn Độ qua Philippin trong thời gian dài sau đó rửa lại bằng nước
sạch và 1 giờ sau rong có thể phục hồi lại cấu trúc như cũ [36].
Rong nho được xuất khẩu tới những nước khác (như Nhật Bản), dưới dạng là
một sản phẩm tươi sống hoặc được ướp trong nước biển, nước muối. Rong được rửa
sạch trong nước biển vài lần, chọn các nhánh rong có chất lượng tốt. Sau đó để ráo
nước, đóng gói trong những thùng xốp có lỗ thông khí ở trên nắp hoặc xung quanh
hộp. Cả hai cách trên đều có thể giữ tươi rong trong thời gian 5 -7 ngày [28].
Năm 2007, sinh viên Lê Thị Hạnh (khoa Công nghệ Chế biến nay là khoa
Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang) dưới sự hướng dẫn của TS.
Vũ Ngọc Bội đã nghiên cứu chế biến Rong nho thành sản phẩm Rong nho cán
mỏng làm màng bao gói cho món ăn Shushi của Nhật Bản và nhận thấy Rong nho
xử lý nhiệt và phối trộn với một số polysaccharid khác có thể tạo màng rất tốt [7].
Năm 2010, Vũ Ngọc Bội và Phạm Văn Đạt đã tiến hành nghiên cứu
“Nghiên cứu chế biến bột Rong nho (Caulerpa lentillifera)” và kết quả nghiên
cứu cho thấy nếu được xử lý tốt, Rong nho hoàn toàn có thể giữ được màu xanh
sau khi sấy khô và tỷ lệ giữa nguyên liệu tươi/sản phẩm Rong nho khô thu
được hoàn toàn phụ thuộc vào độ ẩm của sản phẩm. Chẳng hạn, từ 20,0-20,5kg
Rong nho khô nuôi trồng tại Cam Ranh có thể thu được khoảng 1kg rong khô
thành phẩm có độ ẩm từ 11-12% và từ 16-17kg rong tươi sẽ thu được khoảng
1kg rong khô thành phẩm có độ ẩm từ 16-17%. Rong vẫn giữ nguyên được các
thành phần các chất sau khi sấy. Sản phẩm Rong nho khô đã được chuyên gia
Nhật của công ty OkiVina đánh giá cao (hình 1.9).
Hình 1. 2: Rong nho sấy khô
12
Năm 2010, sinh viên Ngô Thị Khánh Ngọc (khoa Công nghệ Thực phẩm Trường Đại học Nha Trang) dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Ngọc Bội đã nghiên
cứu chế biến bột Rong nho và sử dụng bột Rong nho để sản xuất bánh tráng Rong
nho. Kết quả nghiên cứu cho thấy Rong nho sau khi xử lý bằng nhiệt và phụ gia
chống mất màu rong, sấy khô ở nhiệt độ 400C, thời gian sấy là 8h với vận tốc gió
2m/s và xay mịn thành bột. Bột rong phối trộn với tinh bột và bổ sung một số phụ
gia có thể sản xuất bánh tráng rong với màu sắc hơi xanh, độ nở tốt [14].
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hữu Hoài (2013) và Phạm Thị Thanh Sương
(2014) đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm nước uống từ Rong nho có sử dụng
viscozyme để làm giảm độ nhớt của rong và sử dụng một số phương pháp làm giảm
độ mặn của Rong nho nguyên liệu. Kết quả thu được nước uống Rong nho có màu
xanh đặc trưng của Rong nho, mùi thơm hài hòa của rong, trạng thái trong, không
phân lớp, không cặn, không mặn. Nước uống chứa hầu như đầy đủ các thành phần
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (bảng 1.10) [9],[16].
Hình 1. 3: Nước uống Rong nho
13
Bảng 1. 7: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100ml nước uống
Rong nho
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả phân tích
Năng lượng
kcal
47,431
Protein
g/L
3,8125
Lipit
%
0,034
Tro
%
0,021
Gluxit
%
11,4
Vitamin C
mg/g
0,65
Iodine
mcg/g
24
1.1.4. Tình hình nghiên cứu Rong nho biển Việt Nam
Công trình nghiên cứu rong biển Việt Nam (1969), tác giả Phạm Hoàng Hộ
đã phân loại và mô tả 484 loài, 21 biến loài và 10 dạng trong đó giáo sư Phạm
Hoàng Hộ có đề cập đến loài Rong nho biển (Caulerpa lentillifera) thu thập
được ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Gần đây vào tháng 4 năm 2006, Nguyễn
Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Xuân Vỵ trong chuyến khảo sát nguồn lợi rong
biển, cỏ biển tại Cù lao Thu thuộc đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cũng tìm thấy
Rong nho biển. Chúng mọc thành các đám màu xanh đậm giữa các loài Caulerpa
racemosa và Caulerpa cupressoides có màu nhạt hơn. Với kích thước nhỏ và trữ
lượng thấp, sự hiện diện của nó chỉ có ý nghĩa về mặt phân bố [14].
Năm 2004, phòng Thực vật biển thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã
di nhập nguồn giống Rong nho biển từ Nhật Bản, tiến hành nuôi, tạo giống trong
phòng thí nghiệm. Đồng thời tiến hành đề tài “Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý,
sinh thái của loài Rong nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agardh. 1873) có
nguồn gốc nhập nội từ Nhật Bản làm cơ sở kỹ thuật cho nuôi trồng”. (Nguyễn
Xuân Hòa và cộng sự, 2004)[8].
Năm 2005, Phòng Thực vật biển - Viện Hải dương học Nha trang tiếp tục
tiến hành đề tài “Thử nghiệm nuôi trồng Rong nho biển Caulerpa lentillifera
(J.Agardh. 1873) ở điều kiện tự nhiên”[14].
14
Từ năm 2006, Phòng Thực vật biển đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ “Cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng Rong nho biển Caulerpa 15
lentillifera (J.Agardh. 1873) ở Việt nam”. Đề tài đã được các cán bộ của Viện Hải
dương học Nha Trang nuôi trồng thành công tại Cam Ranh, Hòn Khói - Ninh Hoà [14].
Các nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã tiến hành
phân tích thành phần hoá học của Rong nho. Mẫu Rong nho đã được gởi đến
Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (số 02 Nguyễn Văn Thủ, Thành phố Hồ
Chí Minh, tháng 9/2006) để kiểm định. Kết quả phân tích đã cho thấy rong
không nhiều đường, đạm nhưng đặc biệt phong phú các vitamin A, C (lần lượt là
0,5185 và 1,618 mg/kg rong tươi) và các nguyên tố vi lượng cần thiết, trong đó
hàm lượng iot rất cao (19,0790 mg/kg), K (0,034%), Ca (0,0437%) [14].
Ngoài ra, mẫu Rong nho tươi nuôi trong ao đìa tại Cam Ranh tháng 7/2007
và mẫu nước biển nơi nuôi cũng đã được Phòng Thuỷ địa hoá, Viện Hải dương
học phân tích và cho thấy Rong nho không tích luỹ các kim loại nặng từ môi
trường nước. Đặc điểm sinh lý này hoàn toàn khác hẳn với các loài cỏ biển
(seagrasse). Kết quả cũng cho thấy rong được nuôi trong môi trường nước chưa
đạt mức cho phép TCVN về chất lượng nước đã cho sản phẩm Rong nho có các chỉ
tiêu về kim loại nặng thấp hơn mức cho phép về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y
Tế, 1998 [14].
Hiện nay, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên cả nước
đang được tiến hành nhằm tăng cao giá trị của cây Rong nho. Trong Rong nho
chứa nhiều khoáng vi lượng, trong đó có đầy đủ các khoáng vi lượng cần thiết
cho cơ thể con người, đặc biệt là Iod, sắt, kẽm, đồng, mangan, Coban... trong đó
sắt và Iod đang được xem là 2 vi chất cần thiết cho cơ thể con người [14].
Từ các phân tích trên cho thấy Rong nho (Caulerpa lentillifera) rất giàu
chất dinh dưỡng và phù hợp để làm thức ăn cho người và Rong nho hoàn toàn có
thể sinh sản và phát triển tốt ở biển Việt Nam. Mặt khác, việc nuôi trồng Rong
nho khá đơn giản, chi phí thấp nhưng trái lại Rong nho có giá trị kinh tế cao (8–
10USD/kg nếu xuất khẩu sang Nhật). Vì vậy nghề nuôi trồng Rong nho trong
15
nước cần được phát triển. Tại Việt Nam, tùy vào điều kiện và cách thức nuôi
trồng mà thời điểm thu hoạch có thể khác nhau. Người nuôi trồng có thể chọn
thời điểm thu hoạch sao cho đem lại năng suất cao và tiết kiệm được thời gian
nuôi trồng nhưng để thu hoạch được Rong nho không những có sản lượng cao
mà còn có giá trị dinh dưỡng và kéo dài được thời gian bảo quản là vấn đề cần
được quan tâm. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi Rong nho đến chất lượng
của Rong nho góp phần đem lại thuận lợi cho nghề nuôi trồng Rong nho, giúp
nghề nuôi trồng Rong nho trong nước phát triển bền vững.
1.1.5. Tình hình nghiên cứu Rong nho biển trên thế giới
Chi rong Caulerpa được mô tả đầu tiên bởi Lamouroux (1809) với 10
loài. Hiện nay có khoảng 20 loài đã được xác định ở Nhật Bản, 14 loài ở Thái
Lan và Việt Nam, nhưng trong số đó chỉ có 3 - 4 loài được sử dụng làm thực
phẩm, đặc biệt riêng loài Rong nho biển Caulerpa lentillifera được ưa chuộng và
có giá trị nhất vì chúng giàu giá trị dinh dưỡng. Chúng còn được gọi là trứng Cá
Hồi Xanh (green caviar) hoặc Nho biển (sea grapes) (Ohno 1993, Shokita et al,
1991). Đây là loài Rong nho đang được trồng rộng rãi tại Philippin, Nhật Bản, Thái
Lan[2], [4], [23].
Theo Shokita 1991 thì tại Okinawa (Nhật Bản), nuôi trồng Rong nho đã
được tiến hành thí nghiệm từ rất sớm (1978) bằng 2 hình thức nuôi chủ yếu là:
nuôi treo bằng lưới hay nuôi lồng trên biển và nuôi đáy trong bể xi măng. Trên
cơ sở thí nghiệm của Shokita 1991, Rong nho đã được trồng đại trà thành thương
phẩm tại Okinawa từ năm 1986 [6].
1.2.
Tổng quan về khí Nitơ trong bảo quản rau quả
Nito là một phi kim, nitơ tinh khiết là một chất khí ở dạng phân tử không màu,
không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2, còn gọi là đạm khí,
có độ hòa tan thấp trong nước và các thành phần thực phẩm khác. Nitơ chiếm
khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra
nhiều hợp chất quan trọng như các acid amin, amoniac , acid nitric và các xyanua.
Liên kết hóa học cực kỳ bền vững giữa các nguyên tử nitơ gây khó khăn cho cả sinh
16
vật và công nghiệp để chuyến hóa nitơ thành các hợp chất hóa học hữu dụng, nhưng
đồng thời cũng giải phóng một lượng lớn năng lượng hữu ích khi cháy, nổ hoặc
phân hủy trở lại thành khí nitơ.
Ngoài ra, khi thay thế oxy bằng khí nitơ trong bao gói có thể trì hoãn quá trình
oxy hóa diễn ra và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật hiếu khí. Trong các loại thực
phẩm như hạt, loại bỏ oxy dưới 1% và bơm khí nitơ giúp ngăn ngừa oxy hóa chất béo
làm ôi thiu thực phẩm. Nitơ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các vi sinh vật dễ gây hư
hỏng trong thực phẩm do làm chậm sự tăng trưởng của sinh vật gây hư hỏng (Farber,
1991; Phillips, 1996). Vai trò thứ hai của nitơ trong MAP là hoạt động như một chất
khí phụ và có thể coi giúp thực phẩm bao gói trong điều kiện chân không.
1.3.
Tổng quan về vật liệu bao bì PA trong bảo quản rau quả tươi [1]
PA là polyamide là một loại plastic tạo ra từ phản ứng trùng ngưng của một
loại acid hữu cơ và một amin. Polyamide có tên thương mại là nylon (Nylon trước
trước đây cũng là tên gọi chung cho tất cả các loại plastic). Hai loại polyamide quan
trọng được dùng làm bao bì có tên thương mại: nylon 6 và nylon 6,6 là polyamide bán
kết tinh.
Bao bì PA có tính dai và chịu được dầu mỡ. Có khả năng chống thấm khí, ẩm
ở mức trung bình. Ổn định trong một dãy nhiệt độ rộng do đó có thể sử dụng để bao
gói các sản phẩm luộc. Ngoài ra, PA còn sử dụng cho bao bì nhiều lớp, PA nhạy
cảm với độ ẩm và giá thành cao.
Tỷ trọng 1,13. Giới hạn nhiệt độ bao bì PA từ -70oC đến 220oC, có tính chống
thẩm thấu khí hơi rất tốt. Nylon vẫn giữ nguyên tính mềm dẻo trong khoảng rộng
của nhiệt độ cao cũng như ở nhiệt độ lạnh thâm độ như trong quá trình bảo quản
thủy sản đông lạnh.
PA có tính chống thấm khí rất tốt, có thể dùng làm bao bì hút chân không hoặc
bao bì ngăn cản sự thẩm thấu O2, hay thoát hương. PA có khả năng hàn dán nhiệt
khá tốt, không yêu cầu nhiệt độ hàn quá cao; có thể hàn ghép mí bao bì PA bằng
phương pháp hàn cao tần.
17
PA là polymer có cực, có khả năng in ấn tốt, không cần xử lý bề mặt trước khi
in. Màng nylon không bị tác động bởi acid yếu, kiềm yếu nhưng bị hư hỏng đối với
acid và kiềm nồng độ cao.
Màng PA trong suốt và có độ bóng bề mặt cao. Màng PA ghép cùng PE được
dùng làm bao bì chứa thực phẩm lạnh đông, hoặc bao bọc thực phẩm ăn liền được
hâm nóng trong lò viba trước khi ăn.
1.4.
Tổng quan về bảo quản rau quả
1.4.1. Các biến đổi của rau quả tươi sau khi thu hoạch [30]
• Biến đổi sinh hóa
Hô hấp là quá trình sinh học cơ bản xảy ra trong rau quả khi bảo quản tươi. Về
bản chất hóa học, hô hấp là quá trình oxy hóa chậm các chất hữu cơ phức tạp. Dưới
tác dụng của enzyme các chất này phân hủy thành chất đơn giản hơn và giải phóng
năng lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp:
Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường càng cao, cường độ hô hấp càng mạnh. Cường
độ hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt lượng giải phóng ra do hô hấp. Nhiệt lượng tỏa ra từ
quá trình hô hấp có thể làm tăng nhiệt độ môi trường, thúc đẩy quá trình hô hấp.
Thành phần không khí: Khí O2 càng nhiều, cường độ hô hấp càng cao.
Ngược lại, khi O2 thấp, CO2 và N2 cao thì cường độ hô hấp bị ức chế. Sự có mặt của
một số hydrocacbon không no như etylen làm cho cường độ hô hấp tăng nhanh.
Độ ẩm và ánh sáng: Độ ẩm cao sẽ làm giảm cường độ hô hấp. Còn cường độ
ánh sáng thì phụ thuộc tỷ lệ thuận với cường độ hô hấp.
• Biến đổi vật lý
Trong rau quả tươi chứa nhiều nước nên luôn luôn xảy ra hiện tượng bay hơi
nước từ rau quả ra môi trường. Sự mất nước dẫn tới khô héo, giảm trọng lượng rau
quả, rối loạn sinh lý và giảm khả năng kháng khuẩn,… kết quả là rau quả nhanh
chóng bị hư hỏng. Tốc độ mất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ chín, cấu tạo tế
bào biểu bì của rau quả, điều kiện môi trường,…
18
• Biến đổi hóa học
Trong thời gian bảo quản, hầu hết các thành phần hóa học của rau quả đều bị
biến đổi do tham gia hô hấp hoặc do hoạt động của enzyme. Tốc độ biến đổi các
thành phần hóa học tỷ lệ thuận với cường độ hô hấp.
1.4.2. Các phương pháp bảo quản rau quả tươi
• Bảo quản ở điều kiện thường
“Điều kiện thường” được hiểu là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường của
tự nhiên. Nhiệt độ và độ ẩm tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động khí hậu
và thời tiết.
Bảo quản ở điều kiện thường dựa vào nguyên lý bảo tồn sự sống – Biosis, có
nghĩa là thời gian bảo quản rau quả theo nguyên lý này phụ thuộc vào khả năng tự
đề kháng bệnh lý và độ bền của rau quả. Tuy nhiên, nhìn chung nhiệt độ và độ ẩm ở
Việt Nam là rất cao, thích hợp cho sự phát triển của đa số vi sinh vật, nhất là nấm
mốc và cũng rất thuận lợi cho quá trình hô hấp của rau quả. Vì vậy, khí hậu Việt
Nam hoàn toàn bất lợi cho việc lưu giữ rau quả sau thu hoạch.
• Bảo quản lạnh
Bảo quản lạnh là dựa vào nguyên lý tiềm sinh - Anabioza, tức là làm chậm, ức
chế hoạt động sống của rau quả và vi sinh vật. Nhờ đó, làm chậm thời gian hư hỏng
của rau quả. Nhiệt độ môi trường bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế
cường độ của các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong rau quả cũng như vi sinh
vật. Điều này giúp kéo dài thời hạn bảo quản rau quả tươi. Phương pháp này được
sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay vì phương pháp này ít ảnh hưởng đến chất
lượng rau quả và thời hạn bảo quản cũng dài.
• Bảo quản trong môi trường thay đổi thành phần khí quyển
Bảo quản CA (Control Atmosphere) dựa vào nguyên lý tiềm sinh - Anabioza:
Đây là phương pháp bảo quản rau quả tươi trong môi trường khí quyển mà thành
phần không khí như O2, CO2 được điều chỉnh khác với khí quyển bình thường.
Trong khí quyển bình thường có chứa 21% O2, 0,03% CO2, còn lại gần 79% N2 và
các khí khác với tỷ lệ O2 lên đến 21% sẽ tạo nên cường độ hô hấp hiếu khí rất cao
19
vì vậy để kéo dài thời hạn bảo quản rau quả tươi, người ta điều chỉnh hạ thấp hàm
lượng O2 xuống dưới 21% và tăng hàm lượng CO2 lên trên 0,03% kết hợp với điều
kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy
Nhiệt độ thấp, nồng độ O2 thấp, với sự có mặt của CO2 có thể hạn chế quá
trình sinh hóa của rau quả. Đó là tác dụng tổng hợp có bù trừ.
Nồng độ O2 càng thấp thì càng ức chế quá trình chín, hạn chế vàng lá rau, hạn
chế hiện tượng bầm thối, nhưng với điều kiện nồng độ đó không thấp quá giới hạn
có thể xuất hiện hô hấp yếm khí (không thấp hơn 2÷3%).
Sử dụng nồng độ CO2 thấp vừa phải có thể ức chế sự phát triển của các loại
nấm bệnh và quá trình chín, tránh xuất hiện bệnh lý. Nồng độ CO2 quá cao sẽ gây
độc hại đồng thời tạo ra vị lạ cho sản phẩm.
• Phương pháp điều chỉnh nồng độ O2 và CO2 trong môi trường bảo quản
Phương pháp tự nhiên dựa vào quá trình hô hấp tiêu thụ O2 và nhả CO2. Quá
trình hô hấp rau quả nồng độ O2 sẽ giảm dần và CO2 tăng dần. Khi O2 hạ đến nồng
độ mong muốn thì giữ lại bằng cách cho không khí bên ngoài vào.
Phương pháp nhân tạo tức là dùng khí N2 cho vào phòng hoặc cho không khí
đã được rút bớt khí O2 đến nồng độ cho phép bằng cách cho tiếp xúc với metan hoặc
propan. Nồng độ CO2 được điều chỉnh theo phương pháp tự nhiên là lợi dụng khí
CO2 thải ra từ hô hấp hoặc dùng phương pháp hấp thụ CO2 bằng NaOH hoặc
Ca(OH)2 hoặc etanolamin. Cũng có thể hấp thụ CO2 bằng cách cho không khí sục
qua nước để CO2 hòa tan vào.
Phương pháp bảo quản trong môi trường có kiểm soát thành phần khí quyển
(CA) cho hiệu quả tốt, thời hạn bảo quản dài. Trong thời gian bảo quản, chất lượng
rau quả hầu như không đổi. Tuy nhiên, phương pháp này tính ổn định của chế độ
bảo quản không cao.
20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Rong nho
Rong nho được mua tại trại nuôi Rong nho của Công ty TNHH Đại Phát Plus,
Cam Ranh, Khánh Hòa. Ngay sau khi thu hái Rong nho được vận chuyển về Phòng
Thí nghiệm trường Đại học Nha Trang, được bảo quản trong nước biển có sục khí,
làm nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu.
Rong nho được sử dụng nghiên cứu có đặc điểm:
-
Rong có nguồn gốc từ Nhật Bản
-
Độ tuổi nuôi trồng từ 40-45 ngày
-
Chiều dài thân Rong 7-8 cm, mật độ tiểu cầu từ 98 – 120 hạt/ thân
-
Đường kính thân Rong trung bình 9,53 ± 0,3024mm.
-
Đường kính của tiểu cầu trung bình 2,12 ± 0,133mm.
Hình 2. 1: Rong nho (Caulerpa lentillifera )
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
2.1.2.1 Khí Nitơ
Khí nitơ được mua tại xí nghiệp hơi kỹ nghệ Nha Trang, khu Đồng Đế,
phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Khí đã qua hệ thống làm
sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
21
2.1.2.2 Bao bì PA
Bao bì PA (polyamide) được mua tại cửa hàng Thụy Vy - 30 Sinh Trung thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa. Bao bì PA đạt yêu cầu vệ sinh, cho phép
dùng trong thực phẩm.
2.1.2.3 Khăn giấy
Giấy hộp “Bless you” chất lượng cao được mua tại cửa hàng Thụy Vy - 30
Sinh Trung - thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa. Giấy lụa đạt yêu cầu vệ sinh,
cho phép dùng trong thực phẩm.
2.2
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu vật lý
- Xác định tỷ lệ hao hụt trọng lượng theo phương pháp cân, bằng cân phân tích
Sartorius Quintix 224-1S lab balance, thang đo tối đa 220g, độ chính xác 10-4g.
- Xác định tỷ lệ hư hỏng theo phương pháp cân, bằng cân phân tích Sartorius
Quintix 224-1S lab balance, thang đo tối đa 220g, độ chính xác 10-4g.
Tỷ lệ hư hỏng của rong nho được xác định theo công thức:
Đặc điểm của Rong nho đã hư hỏng:
Trạng thái: Thân rong mềm nhũn, các tiểu cầu bị vỡ ra, nhớt.
Màu sắc: Thân và các tiểu cầu rong chuyển sang màu trắng hoặc vàng hoặc
xanh đen.
Mùi: Có mùi hôi thối của rong hư hỏng.
Vị: Có vị chua nặng.
- Xác định màu sắc của rong nho bằng phương pháp phân tích màu sắc thông
qua phần mềm xử lý hình ảnh Image J
22
Hình 2. 2: Hình ảnh phần mềm xử lý màu sắc Image J
Hình ảnh màu sắc của Rong nho được chụp bởi máy hình kỹ thuật số (Nikon
coolpix s3300, 16 Megapixel, Nikon STYLE Series (S), Nhật Bản). Mẫu rong được
chụp trong hộp đen kín để ngăn chặn sự can thiệp của ánh sáng bên ngoài. Các hình
ảnh được định dạng JPEG đã được phân tích giá trị cho màu đỏ (R), màu xanh lục
(G), màu xanh lam (B) bằng phần mêm Image J, được phân bố bởi Nalt, Inst of
Healt, Bethesda, Md, U.S.A.
2.2.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu hóa học
- Xác định hàm lượng chất tan bằng khúc xạ kế đo nồng độ rượu WM-7 –
ATAGO, Nhật, độ chính xác ±0,1% Brix.
- Xác định ẩm bằng phương pháp sấy ở 1300C theo TCVN 3700-90.
- Xác định vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ Iot.
- Xác định hàm lượng protein sử dụng phương pháp theo TCVN 4328:2001.
- Xác định hàm lượng tro sử dụng phương pháp nung ở 550-6000C theo
AOAC 938.08.
- Xác định hàm lượng lipit sử dụng dung môi Chloroform:Methanol với tỉ lệ
2:1 để trích ly chất béo theo phương pháp FOLCH.
- Xác định hàm lượng hoạt tính chống oxy hóa bằng khả năng khử gốc tự do
DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl).
- Xác định hàm lượng cacbohydrat sử dụng phương pháp phân tích gần đúng
theo AOAC:1998..
- Xác định hàm lượng chất xơ Sử dụng phương pháp theo TCVN 5714:2007
2.2.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu vi sinh
- Xác định E. coli theo TCVN 5287: 2008.
23
- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí bằng phương pháp Nordic Committee
on Food Analysis: Uỷ Ban Phân tích thực phẩm Bắc Âu (MNKL86-2006).
- Xác định Sanmonella bằng phương pháp 6x6 drop plate method (theo Chen
et al, 2003).
Bảng 2. 1: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các sản phẩm thực phẩm dùng trực tiếp
không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng
(Theo quyết định số 3742/2001/QĐ – BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 của
Bộ trưởng Bộ Y Tế)
Loại vi sinh vật
Yêu cầu (CFU/g)
Tổng số vi sinh vật hiếu khí
104
E.coli
0
Coliforms
10
s.aureus
10
B.cereus
10
Salmonella
0
2.2.4 Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm theo TCVN 3215 – 79
Bảng 2. 2: Thang điểm cảm quan chuẩn
Bậc đánh
Điểm chưa có
giá
trọng lượng
Cơ sở đánh giá
Trong chỉ tiêu đang xét, sản phẩm có tính chất tốt
1
5
đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm
không có lỗi hoặc khuyết tật nào.
Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc lỗi sai nhỏ hoặc
2
4
cả hai nhưng không làm giảm giá trị cảm quan của
sản phẩm.
Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc lỗi sai nhỏ hoặc
24
3
3
cả hai. Số lượng và mức độ của sai tật làm giảm
giá trị cảm quan của sản phẩm nhưng sản phẩm
vẫn đạt tiêu chuẩn.
Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc lỗi sai nhỏ hoặc
4
2
cả hai. Số lượng và mức độ sai lỗi làm cho sản
phẩm không đạt chất lượng quy định trong tiêu
chuẩn nhưng vẫn có khả năng bán được.
Sản phẩm có khuyết tật nhỏ và sai lỗi ở mức độ
5
1
trầm trọng, không đạt mục đích sử dụng chính của
sản phẩm đó. Song sản phẩm vẫn chưa bị coi là
hỏng. Sản phẩm đó không thể bán được nhưng sau
khi tái chế thích hợp vẫn có thể sử dụng được.
6
0
Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ trầm
trọng, sản phẩm bị coi là hỏng, không sử dụng
được nữa
25
Bảng 2. 3: Thang điểm cảm quan của Rong nho sau khi rửa
Chỉ tiêu
Bậc đánh
Điểm chưa có
đánh giá
giá
trọng lượng
Cơ sở đánh giá
Tỉ lệ rễ mọc nhiều, không có thân mới. Các cầu
rong nguyên vẹn, không bị vỡ ra, thân rong
1
5
cứng, bề mặt rong khô ráo.
Tỉ lệ rễ rong mọc khoảng 70-80%, không có
2
4
Trạng thái
thân mọc ra. Các cầu rong nguyên vẹn, không
bị vỡ ra, thân rong cứng, bề mặt rong khô ráo.
Tỉ lệ rễ rong mọc ít khoảng 50-60%, thân mới
3
3
mọc ra ít. Các cầu rong nguyên vẹn, không bị
vỡ ra, độ cứng thân rong khoảng 70-80% so với
độ cứng rong ban đầu, bề mặt rong khô ráo.
Tỉ lệ rễ rong mọc ít khoảng 30%, thân mới mọc
4
2
hơi nhiều. Một số cầu rong bị vỡ ra, thân rong
yếu, hơi nhũn, bề mặt rong khô ráo.
Rễ rong mọc ra rất ít, thân mới mọc nhiều. Cầu
5
1
rong bị vỡ ra tương đối nhiều, thân rong mềm
nhũn, bề mặt rong khô ráo.
Rong không mọc rễ, thân rong mọc nhiều. Cầu
6
0
rong bị vỡ rất nhiều, thân rong mềm nhũn, bề
mặt rong nhớt, ướt.
Màu sắc
1
5
2
4
Rong có màu xanh lục, các quả cầu rong sáng
bóng, mọng nước.
Rong có màu xanh lục, các quả cầu rong mọng
nước nhưng không sáng bóng.
26
3
3
4
2
5
1
6
Mùi
Vị
0
Thân rong có màu xanh tương đối đậm, các quả
cầu rong có màu vàng trong.
Thân rong có màu xanh đậm, các quả cầu rong
có màu vàng nâu.
Thân rong có màu xanh sẫm, các quả cầu rong
có màu hơi nấu hoặc màu trắng.
Thân rong có màu xanh đen, các quả cầu rong
có màu vàng nâu hoặc màu trắng.
1
5
Mùi tanh tự nhiên, đặc trưng của rong nho.
2
4
Mùi tanh nhẹ, không có mùi lạ.
3
3
Mùi tanh vừa nhẹ, có mùi lạ nhẹ.
4
2
Mùi tanh nồng, có mùi lạ vừa phải.
5
1
Mùi tanh nồng nặc, mùi lạ nặng.
6
0
Mùi hôi thối.
1
5
Đặc trưng của Rong nho
2
4
Mùi của rong, không có vị lạ
3
3
Đặc trưng của rong, vị lạ nhẹ
4
2
Đặc trưng của rong, vị lạ vừa phải
1
Vị kém đặc trưng của rong, vị lạ tương đối
5
6
nặng
0
Vị lạ rất nặng, vị rong kém đặc trưng
27
Bảng 2. 4: Hệ số quan trọng của Rong nho sau khi rửa
STT
Chỉ tiêu
Hệ số quan trọng
1
Trạng thái
1,2
2
Màu sắc
1,4
3
Mùi
0,8
4
Vị
0,6
Bảng 2. 5: Phân cấp trọng lượng của sản phẩm theo TCVN 3215 – 79
Yêu cầu về điểm
trung bình chưa có
Chất lượng
Điểm trung bình
trọng lượng đối với
các chỉ tiêu
Tốt
18,6 – 20,0
Các chỉ tiêu quan
trọng nhất ≥ 4,7.
Khá
15,2 – 18,5
Các chỉ tiêu quan
trọng nhất ≥ 3,8.
Trung bình
11,2 – 15,1
Mỗi chỉ tiêu ≥ 2,8.
7,2 – 11,1
Mỗi chỉ tiêu ≥ 1,8.
4,0 – 7,1
Mỗi chỉ tiêu ≥ 1,0.
Kém (Không đủ tiêu
chuẩn nhưng còn khả
năng bán được.
Rất kém (không có
khả năng bán được
nhưng sau khi tái chế
còn sử dụng được.
Hỏng (không còn sử
dụng được).
0 – 3,9.
28
2.3 Quy trình xử lý, sơ chế và bảo quản rong nho
2.3.1 Quy trình tổng quát dự kiến
Theo kết quả nghiên cứu thăm dò cho thấy thành phần các chất dinh dưỡng
Rong nho rất dễ bị biến đổi theo thời gian bảo quản. Vì vậy, cần bố trí thí nghiệm
theo dõi sự biến đổi về thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan và tính
chất vật lý của Rong nho theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
29
Rong thu
hoạch
Tốc độ sục khí 23 l/p
Tỷ lệ rong/ nước: 1/37
Độ mặn: 33‰ ± 1‰
0
Ngâm,
sục khí
Thời gian ngâm: 2, 7 ngày
Hàm lượng oxy bão hòa
Cường độ a/s: 12.000lux±103
0
Nhiệt độ: 30 C ± 1 C
Phân loại
Tốc độ sục khí 9,5 l/p
Tỷ lệ rong/ nước: 1/14
Thời gian rửa: 6,3 p/lần
Rửa rong,sục khí
Độ mặn: 33‰ ± 1‰
Nhiệt độ: 270C ± 10C
Số lần rửa: 3 lần
Hàm lượng oxy bão hòa
Ly tâm tách
nước:
1000v/ph
Cường độ a/s: 200÷300lux
Bao gói
PA, 100% Nitơ
Hàn mí
Bảo quản
Nhiệt độ phòng
Đánh giá chất
lượng Rong nho
theo thời gian bảo
quản
Biến đổi cảm quan
Biến đổi vật lý
Biến đổi hóa học
Biến đổi vsv
Hình 2. 3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu, sơ chế và bảo quản Rong nho tươi
30
Thuyết minh quy trình
1.Rong nho thu hoạch
Thu mua Rong nho đã được nuôi từ 40-45 ngày tại Công ty TNHH Đại Phát
Plus, Cam Ranh, Khánh Hòa. Rong nho thu hái xong, được ngâm sục khí một ngày,
sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu.
Mỗi cọng rong có kích thước 7-10cm, các tiểu cầu và thân giòn, to đều, mọng
nước, không mọc thân và rễ mới, các tiểu cầu có màu xanh, vị mặn, mùi tanh đặc
trưng của Rong nho tươi. Thân rong có màu xanh đậm.
2. Ngâm, sục khí
Mục đích: Tạo điều kiện cho rong phục hồi trạng thái, màu sắc sau thời gian
thu hoạch và vận chuyển. Đồng thời tách các tạp chất và vi sinh vật bám trên rong.
Tiến hành: Ngâm rong trong bể kính hoặc các dụng cụ có bề mặt nhẵn để
tránh tổn thương đến rong, điều kiện ngâm và sục khí như sau:
- Tỷ lệ rong/ nước biển: 1/37 (kg/l).
- Nước biển có độ mặn: 33‰ ± 1‰
- Nhiệt độ ngâm: 300C±10C.
- Thời gian ngâm: 2,7 ngày.
- Hàm lượng oxy bão hòa
- Cường độ ánh sáng: 12.000 ± 103lux
- Tốc độ sục khí: 23 (l/p)
3. Phân loại
Đây là công đoạn khá quan trọng, quyết định thời gian bảo quản của rong tươi.
Cần lựa chọn những cọng rong mạnh khỏe, màu sắc của các tiểu cầu và thân có màu
xanh đều, tự nhiên, đặc trưng của rong tươi. Cọng rong đều, mọng nước, đã mọc rễ
dài từ 0,3÷0,5cm, chưa mọc thân mới.
4. Rửa rong, sục khí
Mục đích: Nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, hữu cơ và các vi sinh vật bám trên
bề mặt của rong.
31
Tiến hành: Rong sau khi phân loại xong, tiến hành rửa, kết hợp với sục khí để
loại bỏ tất cả các tạp chất và vi sinh vật bám trên rong nhưng không làm giảm chất
lượng. Điều kiện rửa và sục khí như sau:
- Tỷ lệ rong/ nước biển: 1/14 (kg/l).
- Nước biển có độ mặn: 33‰ ± 1‰
- Nhiệt độ nước rửa: 270C±10C.
- Thời gian rửa: 6,3 phút/lần.
- Số lần rửa: 3 lần.
- Hàm lượng oxy bão hòa
- Cường độ ánh sáng: từ 200÷300lux
- Tốc độ sục khí: 9,5 l/p
5. Ly tâm tách nước
Mục đích: Vì Rong nho có trạng thái giòn, lớp vỏ mỏng, mọng nước, hàm
lượng nước trong rong rất cao (> 90%) nên rong rất dễ bị úng, hư hỏng cấu trúc
trong thời gian bảo quản do lượng nước rửa còn bám nhiều trên cọng rong. Vì vậy,
cần tách bớt lượng nước bám trên bề mặt của rong để hạn chế sự hư hỏng trong thời
gian bảo quản.
Tiến hành ly tâm ở tốc độ từ 1000v/ph. Nếu tốc độ ly tâm dưới 700v/ph thì
nước chưa tách ra được. Nếu tốc độ ly tâm trên 1100v/ph thì các tiểu cầu của rong bị
dập, cọng rong bị tổn thương. Thời gian ly tâm phụ thuộc vào lượng rong cần ly tâm.
6. Bao gói
Rong nho sau khi được ly tâm tách nước, tiến hành bao gói trong các túi PA,
bơm 100% khí Nitơ, bảo quản ở nhiệt độ phòng ( 32േ 20C), cường độ ánh sáng từ 150
÷ 160 lux. Tiến hành theo dõi các biến đổi về vật lý, hóa học, vi sinh vật và chất lượng
cảm quan của Rong nho theo thời gian bảo quản với tần suất 3 ngày lấy mẫu 1 lần.
Ghi chú: Rong nho được xử lý, sơ chế theo Trang, Tưởng 2013. Trong khuôn
khổ đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu các biến đổi về chất lượng và vi sinh của Rong
nho theo thời gian bảo quản.
32
2.3.2 Bố trí thí nghiệm chi tiết
2.3.2.1 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất tan của Rong
nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất tan theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng
chất tan trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản quá trình hô hấp diễn ra làm
hao hụt hàm lượng chất tan dẫn đến sự rối loạn các quá trình sinh hóa của Rong
nho. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất tan theo thời gian bảo quản là cần
thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 10g Rong nho sau đó nghiền nhỏ, lọc lấy dịch
mang đi xác định hàm lượng chất tan bằng khúc xạ kế. Thời gian lấy mẫu với bước
nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng chất tan đến khi Rong nho bị hư hỏng
thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
33
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng
chất tan
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
21
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng chất
tan theo thời gian bảo quản
Hình 2. 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất tan theo
thời gian bảo quản
34
2.3.2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng protein thô của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng protein thô theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng
protein thô trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản, quá trình hô hấp xảy ra làm
cho protein bị phân giải thành các hợp chất thấp phân tử, do đó hàm lượng protein
bị thay đổi. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng protein thô theo thời gian bảo
quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 5g Rong nho sau đó nghiền nhỏ mang đi xác
định hàm lượng protein thô bằng phương pháp kjeldahl. Thời gian lấy mẫu với
bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng protein thô đến khi Rong nho bị
hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
35
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
đối
chứng
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng
protein thô
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng protein
thô theo thời gian bảo quản
Hình 2. 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
protein thô theo thời gian bảo quản
21
ngày
36
2.3.2.3 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit thô của Rong
nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng lipit thô theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng
lipit thô trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Đối với những thực phẩm chứa nhiều lipit, trong quá
trình bảo quản thường xảy ra các quá trình phân giải chất béo để tạo thành các sản
phẩm của acid béo, aldehyt và xeton làm cho sản phẩm có mùi ôi khét và phẩm chất
bị giảm [17]. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng lipit thô của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 5g Rong nho sau đó nghiền nhỏ mang đi xác
định
hàm
lượng
lipit
thô
bằng
phương
pháp
Sử
dụng
dung
môi
Chloroform:Methanol với tỉ lệ 2:1 để trích ly chất béo theo phương pháp FOLCH.
Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng lipit thô
đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
37
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng lipit
thô
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng lipit
thô theo thời gian bảo quản
Hình 2. 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit
thô theo thời gian bảo quản
21
ngày
38
2.3.2.4 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng tro theo thời gian bảo quản Rong
nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng tro trong
thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản quá trình hô hấp xảy ra dẫn
đến sự bay hơi nước và tăng hàm lượng chất khô làm cho hàm lượng tro của Rong
nho thay đổi trong thời gian bảo quản. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng tro
theo thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 5g Rong nho sau đó cắt nhỏ mang đi xác định
hàm lượng tro bằng phương pháp nung ở 550 – 600oC. Thời gian lấy mẫu với bước
nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng tro đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết
thúc quá trình lấy mẫu.
39
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
đối
chứng
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng tro
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng tro
theo thời gian bảo quản
Hình 2. 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro
theo thời gian bảo quản
21
ngày
40
2.3.2.5 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng carbohydrat của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng carbohydrat theo thời gian bảo
quản Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm
lượng carbohydrat trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản, quá trình hô hấp của Rong
nho xảy ra có thể làm biến đổi hàm lượng carbohydrat. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi
hàm lượng carbohydrat theo thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Hàm lượng carbohydrat Rong nho xác định theo phương pháp
phân tích gần đúng theo AOAC:1998 dựa trên hàm lượng protein thô, lipit thô và
tro. Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng
carbohydrat đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
41
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng
carbohydrat
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng
carbohydrat theo thời gian bảo quản
Hình 2. 8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
carbohydrat theo thời gian bảo quản
21
ngày
42
2.3.2.6 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất xơ của Rong
nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất xơ theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng
chất xơ trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản, quá trình hô hấp diễn ra dẫn
đến sự bay hơi nước ra môi trường bên ngoài từ đó làm cho hàm lượng chất xơ thay
đổi. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất xơ theo thời gian bảo quản là cần
thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 5g Rong nho mang đi xác định hàm lượng chất
xơ. Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng tro đến
khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
43
Xử lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
đối
chứng
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng chất
xơ
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng chất
xơ theo thời gian bảo quản
Hình 2. 9: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất
xơ theo thời gian bảo quản
21
ngày
44
2.3.2.7 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng vitamin C của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng
vitamin C trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Trong Rong nho hàm lượng vitamin C khá lớn và là
thành phần vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, tuy nhiên vitamin C rất dễ
bị tổn thất dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ và không khí,… theo thời gian bảo
quản. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản là
cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 5g Rong nho sau đó nghiền nhỏ mang đi xác
định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ Iot. Thời gian lấy mẫu với
bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng vitamin C đến khi Rong nho bị
hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
45
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
đối
chứng
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng
vitamin C
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng
vitamin C theo thời gian bảo quản
Hình 2. 10: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
vitamin C theo thời gian bảo quản
21
ngày
46
2.3.2.8 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chất chống oxy hóa
của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản thông qua khử gốc tự do DPPH
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất chống oxy hóa theo thời gian
bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm
lượng chất chống oxy hóa trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Chất chống oxy hóa là một chất cần thiết đối với cơ
thể, tuy nhiên rất dễ bị tổn thất dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ, oxy không
khí,…theo thời gian bảo quản. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hoạt chất chất chống
oxy hóa theo thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 15g Rong nho sau đó nghiền nhỏ, ủ trong tủ ẩm
ở 60oC trong 60 phút, sau đó li tâm tách dịch mang đi xác định hàm lượng chất
chống oxy hóa bằng phương pháp đo hiệu quả khử gốc tự do DPPH. Thời gian lấy
mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng chất chống oxy hóa đến
khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
47
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
đối
chứng
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng chất
chống oxy hóa
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng chất
chống oxy hóa theo thời gian bảo quản
Hình 2. 11: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chất
chống oxy hóa theo thời gian bảo quản
21
ngày
48
2.3.2.9
Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng ẩm của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản Rong
nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hàm lượng ẩm
trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Trong thời gian bảo quản, quá trình hô hấp diễn ra
làm bay hơi nước ra môi trường bên ngoài dẫn đến các rối loạn sinh lý của Rong
nho tươi. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản là cần
thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 1,5g Rong nho sau đó cắt nhỏ mang đi xác định
hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy ở 1300C. Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3
ngày và theo dõi biến đổi hàm lượng ẩm đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc
quá trình lấy mẫu.
49
Xứ lý, sơ chế mẫu rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hàm lượng ẩm
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hàm lượng ẩm
theo thời gian bảo quản
Hình 2. 12: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
ẩm theo thời gian bảo quản
21
ngày
50
2.3.2.10 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh vật hiếu khí
của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi tổng số vi sinh vật theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi tổng số vi
sinh vật trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Tổng số vi sinh vật phản ánh được khả năng phát
triển của vi sinh vật trong thời gian bảo quản Rong nho. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi
tổng số vi sinh vật hiếu khí theo thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 25g Rong nho mang đi xác định tổng số vi sinh
vật hiếu khí. Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi tổng số
vi sinh vật đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
51
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định tổng số vi sinh
vật hiếu khí
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi tổng số vi sinh vật
hiếu khí theo thời gian bảo quản
Hình 2. 13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh vật
hiếu khí theo thời gian bảo quản
21
ngày
52
2.3.2.11 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cảm quan của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi chất lượng cảm quan theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi chất lượng
cảm quan trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Chất lượng cảm quan là một chỉ tiêu rất quan trọng
đối với một sản phẩm, tuy nhiên, các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, trạng thái của
Rong nho rất dễ bị biến đổi do các yếu tố môi trường bảo quản. Vì vậy, theo dõi sự
biến đổi chất lượng cảm quan theo thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 20g Rong nho mang đi đánh giá chất lượng cảm
quan theo TCVN 3215-79. Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi
biến đổi chất lượng cảm quan đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình
lấy mẫu.
53
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định chất lượng cảm
quan
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi chất lượng cảm
quan theo thời gian bảo quản
Hình 2. 14: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất lượng
cảm quan theo thời gian bảo quản
21
ngày
54
2.3.2.12 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng lượng của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hao hụt trọng lượng theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi hao hụt trọng
lượng trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Rong nho trong quá trình bảo quản sẽ xảy ra một số
biến đổi vật lý như hiện tượng bay hơi nước, giảm khối lượng tự nhiên,… dẫn đến
hao hụt trọng lượng [18]. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hao hụt trọng lượng theo thời
gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Lấy mẫu Rong nho đã bao gói trước khi bảo quản đi cân lại
khối lượng sau khi bảo quản từ đó xác định hao hụt trọng lượng. Thời gian lấy mẫu
với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi hao hụt trọng lượng đến khi Rong nho bị
hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
55
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
đối
chứng
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định hao hụt trọng
lượng
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi hao hụt trọng
lượng theo thời gian bảo quản
Hình 2. 15: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng
lượng theo thời gian bảo quản
21
ngày
56
2.3.2.13
Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng theo thời gian bảo quản Rong
nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng trong
thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Trong thời gian bảo quản sự mất nước dẫn tới khô
héo, giảm trọng lượng, gây rối loạn sinh lý, giảm khả năng kháng khuẩn,… và kết
quả là rong chóng bị thối rữa [18]. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng theo
thời gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Lấy mẫu Rong nho đã bao gói bảo quản cắt bỏ những phần hư
hỏng, đem cân phần hư hỏng xác định tỷ lệ hư hỏng của Rong nho theo thời gian
bảo quản. Thời gian lấy mẫu với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi tỷ lệ hư
hỏng đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
57
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
Mẫu
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định tỷ lệ hư hỏng
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng theo
thời gian bảo quản
Hình 2. 16: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng
theo thời gian bảo quản
21
ngày
58
2.3.2.14
Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi cường độ màu sắc của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Mục đích: Theo dõi sự biến đổi cường độ màu sắc theo thời gian bảo quản
Rong nho tươi bằng khí nitơ, bao gói PA. Từ đó, đánh giá sự biến đổi cường độ
màu sắc trong thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
Cơ sở bố trí thí nghiệm: Trong quá trình bảo quản, các sắc tố rất dễ bị thay đổi
dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, không khí làm cho Rong nho không còn giữ
được màu như ban đầu. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi cường độ màu sắc theo thời
gian bảo quản là cần thiết.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu lấy 30g Rong nho đem xếp trên khay xốp có lót giấy
lụa trắng, cho vào thùng đen và chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số. Thời gian lấy mẫu
với bước nhảy 3 ngày và theo dõi biến đổi cường độ màu sắc đến khi Rong nho bị
hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu.
59
.
Xứ lý, sơ chế mẫu Rong nho
(theo Trang, Tưởng, 2013)
Mẫu bảo quản
Mẫu
(Bao gói PA, 100% Nitơ)
đối
chứng
Hàn kín
Bảo quản nhiệt độ phòng
(32±2oC)
Xác định cường độ màu
sắc
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
Đánh giá sự biến đổi cường độ màu sắc
theo thời gian bảo quản
Hình 2. 17: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi cường độ
màu sắc theo thời gian bảo quản
21
ngày
60
2.4 Thiết bị sử dụng trong đề tài
Bảng 2. 6: Thiết bị sử dụng trong đề tài
Stt
Hình ảnh
Thông số kĩ thuật
Cân phân tích Sartorius Quintix
1
224-1S lab balance, Đức, thang đo
tối đa 220g, độ chính xác 10-4g.
Máy ảnh kỷ thuật số Nikon coolpix
2
s3300, 16 Megapixel, Nikon
STYLE Series (S), Nhật Bản.
Máy đo shimadzu UVmini-1240
UV-Vis Spectrophotometer, model:
3
UVmini-1240, giới hạn đo từ
1100nm - 190nm, hãng sản xuất:
Shimadzu Scientific Instruments.
Khúc xạ kế đo nồng độ rượu WM-7
4
5
– ATAGO, Nhật, độ chính xác
±0,1% Brix.
Tủ ấm IN - Memmert, Đức, giới
hạn nhiệt độ từ 5oC – 80oC.
61
Tủ sấy UN – Memmert, Đức, giới
6
hạn nhiệt độ 5oC – 300oC.
Máy li tâm lạnh MIKRO 220R –
Hettich, Đức, Làm lạnh: Giải nhiệt
độ – 20°C to +40°C, dung tích tối
đa của roto trống: 60 x 1,5 / 2 ml
7
Đối với roto góc : 48 x 1,5 / 2 ml /
6 x 50 ml, đối với roto văng r: 24 x
1,5 / 2 ml, tốc độ li tâm tối đa
(RPM): 18.000 min-1, lực li tâm tối
đa RCF: 31.514
8
Tủ lạnh TOSHIBA
62
2.5 Hóa chất sử dụng trong đề tài
Các hóa chất sử dụng trong đề tài như: HCl 5%; Dung dịch Iot 0,01N; Hồ tinh
bột 1%; 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), etanol đều là hóa chất đạt độ tinh
khiết trong phòng thí nghiệm.
2.6 Xử lý số liệu
Tất cả các thí nghiệm đều được tiến hành lập lại 3 lần. Số liệu được xử lý
thống kê ANOVA để biết sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giũa các giá trị trung
bình với ߙ =0,05 và Post Hoc Test sau ANOVA để biết cụ thể sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa cặp giá trị trung bình bằng phần mềm spss 16.0. Vẽ đồ thị bằng
phần mềm excel 2013.
63
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu Rong nho
Bảng 3. 1: Kết quả xác định thành phần hóa học của nguyên liệu Rong nho
Thành phần hóa học
Hàm lượng (%)
Độ ẩm
94,35
Khoáng
1,53
Lipit thô
0,99
Protein thô
4,18
Vitamin C
0,016
Hoạt tính chống oxi hóa (Khả năng khử
gốc tự do DPPH)
55,8
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy Rong nho là loại nguyên liệu có hàm lượng nước
rất cao (94,35%); hàm lượng khoáng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (1,53%) với
thành phần chủ yếu là I, Mn, Ca, K…là những khoáng chất cần thiết cho con người.
Trong Rong nho còn chứa hàm lượng protein (4,18%) và hàm lượng Vitamin
C (0,016%) tương đối cao hơn nhiều so với nhiều loại rau, củ, quả khác góp phần
làm tăng giá trị dinh dưỡng cho Rong nho với thành phần chủ yếu là chất xơ giúp
tiêu hóa tốt các thực phẩm dinh dưỡng khác.
Mặt khác, hàm lượng lipit trong nguyên liệu Rong nho chiếm tỷ lệ khá thấp
(0,99%) so với các thành phần còn lại, tuy nhiên trong hàm lượng lipit của Rong
nho còn chứa các axit béo không no quan trọng như: Linoleic, a-linolenic,
Arachidonic,
Eicosapentaenoic,
Docosahexaenoic.
Trong
đó
có
axit
Docosahexaenoic (DHA) thuộc nhóm axit béo không no cần thiết, cơ thể không tự
tổng hợp được mà phải được cung cấp từ khẩu phần ăn. Ngoài ra hoạt tính chống
oxi hóa (khả năng khử gốc tự do DPPH) ở trong Rong nho cũng tương đối cao
(55,83%), các hợp chất này là rất cần thiết cho nhu cầu của con người.
64
3.2 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất tan theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.4 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất
tan theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.1 như sau.
Hàm lượng chất tan (%)
7
6
5
a
b
a
a
b
b
c
d
4
3
2
1
0
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 1: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng chất tan của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.1 cho thấy, hàm lượng chất tan
của 2 mẫu Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản, đặc biệt ở giai
đoạn sau 15 ngày bảo quản đối với mẫu bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA có hàm
lượng chất tan tăng lên rõ rệt hơn so với mẫu còn lại. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy, đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có thời gian bảo quản chỉ 3
ngày, trong khi mẫu bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA có thời gian bảo quản lên
đến 21 ngày.
Kết quả trên có thể giải thích rằng, Rong nho là một loại rong có hàm lượng
nước lớn (>90%), cấu trúc mềm, mọng nước nên trong quá trình bảo quản Rong
nho dễ bị mất nước do quá trình hô hấp hoặc do sự chênh lệch độ ẩm giữa môi
trường bảo quản và bản thân Rong nho gây nên vì vậy hàm lượng chất tan của Rong
nho tăng trong quá trình bảo quản. Còn đối với mẫu đối chứng, do rong không được
bao gói, rong tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện môi trường nên rong nhanh chóng
65
mất nước, hư hỏng. Vì vậy mà hàm lượng nước trong mẫu đối chứng giảm mạnh so
với các mẫu còn lại.
3.3 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng protein thô theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.5 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
protein thô theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.2 như sau.
a
b
c
cd
cde
de
ef
g
Hình 3. 2: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng protein thô của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.2 cho thấy, hàm lượng protein
thô của 2 mẫu Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản.Trong đó,
đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng protein thô giảm nhanh hơn
mẫu được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản bằng khí nitơ, bao gói
PA ở 0 ngày có hàm lượng protein thô cao nhất và thấp nhất ở 21 ngày bảo quản.
Hàm lượng protein thô ở các mẫu từ 0 đến 6 ngày bảo quản giảm rõ rệt về mặt
thống kê. Tuy nhiên, hàm lượng protein thô ở các mẫu 6 - 18 ngày bảo quản không
có sự biến đổi nhiều. Sự giảm nhẹ hàm lượng protein của Rong nho trong quá trình
bảo quản có thể giải thích rằng, theo thời gian bảo quản, Rong nho sẽ tiêu tốn một
số chất khô cho quá trình hô hấp, trong đó có thể sử dụng protein cho quá trình này.
Vì vậy hàm lượng protein luôn giảm dần theo thời gian bảo quản.
66
3.4 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit thô theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.6 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lipit
thô theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.3 như sau.
Hàm lượng lipit thô (%)
3
a
a
ab
b
3
c
cd
2
de
e
2
1
1
0
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 3: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng lipit thô của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.3 cho thấy, hàm lượng lipit thô
của 2 mẫu Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản. Trong đó, đối
với mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng lipit thô giảm nhanh hơn (giảm
gấp 2 lần) so với mẫu được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản
bằng khí nitơ bao gói PA ở 0 ngày bảo quản (mẫu ban đầu) có hàm lượng lipit thô
là cao nhất và thấp nhất ở 21 ngày. Hàm lượng lipit thô các mẫu từ 0 - 6 ngày bảo
quản có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi đó hàm
lượng lipit thô ở các mẫu từ 6 – 21 ngày lại giảm rõ rệt.
Kết quả trên có thể giải thích rằng trong thời gian bảo quản, lipit có thể tham
gia vào quá trình hô hấp của Rong nho hoặc có thể bị oxy hóa làm tổn thất hàm
lượng lipit. Vì vậy hàm lượng lipit giảm dần theo thời gian bảo quản.
3.5 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.7 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng tro
theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.4 như sau.
67
a
ab
a
b
b
b
b
b
Hình 3. 4: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng tro của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.4 cho thấy, hàm lượng tro của 2
mẫu Rong nho hầu như ổn định theo thời gian bảo quản. Điều này chứng tỏ rằng,
quá trình hô hấp Rong nho không làm tiêu tốn hàm lượng tro, hoặc hàm lượng tro
tham gia vào quá trình hô hấp Rong nho nhưng tiêu tốn một lượng không đáng kể.
3.6 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng carbohydrat theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.8 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
Hàm lượng carbohydrat (%)
carbohydrat theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.5 như sau.
70
68
66
64
62
60
58
56
54
a
0
bc
b
a
3
cd
6
9
12
de
15
ef
18
f
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 5: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng carbohydrat của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
68
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.5 cho thấy, hàm lượng
carbohydrat của 2 mẫu Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản.
Trong đó, đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng carbohydrat tăng
nhanh hơn so với mẫu được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Điều này có thể
giải thích, đối với mẫu đối chứng do tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện môi trường
nên rong nhanh chóng bị mất nước, dẫn đến hàm lượng xellulose và hemicellulose
tăng góp phần làm tăng hàm lượng carbohydrat.
3.7 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất xơ theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.9 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng chất
xơ theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.6 như sau.
5
Hàm lượng chất xơ (%)
4
4
a
ab
bc
de
6
9
ef
f
g
g
15
18
21
3
3
2
2
1
1
0
0
3
12
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 6: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng chất xơ của Rong
nho tươi theo thời gian bảo quản
69
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.6 cho thấy, hàm lượng chất xơ
của 2 mẫu Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản. Trong đó, đối
với mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng chất xơ tăng nhanh hơn mẫu
được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản bằng khí nitơ bao gói
trong bao bì PA ở 0 ngày bảo quản có hàm lượng chất xơ là thấp nhất và cao nhất là
ở 21 ngày bảo quản thể hiện qua số liệu phân tích.
Hàm lượng chất xơ phụ thuộc vào sự biến động hàm lượng ẩm của rong trong
suốt quá trình bảo quản. Kết quả nghiên cứu hình 3.9 cho thấy hàm lượng ẩm của
rong giảm nhẹ trong suốt quá trình bảo quản từ 0 đến 21 ngày trong điều kiện bảo
quản bằng khí nitơ, bao gói PA ở nhiệt độ phòng. Vì vậy, hàm lượng chất xơ sẽ
tăng trong suốt quá trình bảo quản nhưng cũng ở mức tăng nhẹ là hợp lý.
3.8 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.10 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng
vitamin C theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.7 như sau.
Hàm lượng vitamin C (%)
0.0180
a
a
0.0160
ab
bc
bc
cd
0.0140
de
e
0.0120
0.0100
0.0080
0.0060
0.0040
0.0020
0.0000
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 7: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng vitamin C của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
70
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.7 cho thấy, hàm lượng vitamin
C của 2 mẫu Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản. Trong đó,
đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng vitamin C giảm nhanh hơn
mẫu được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản bằng khí nitơ bao gói
trong bao bì PA ở 0 ngày bảo quản có hàm lượng vitamin C là lớn nhất và thấp nhất
là ở 21 ngày bảo quản thể hiện qua số liệu phân tích. Hàm lượng vitamin C ở mẫu 0
và 3; 9 và 12 ngày bảo quản sự khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả trên có thể giải thích là do vitamin C dễ bị oxy hóa bởi các tác nhân
nhiệt độ, ánh sáng. Trong thời gian bảo quản Rong nho luôn tiếp xúc với ánh sáng,
nhiệt độ tác dụng lên nên hàm lượng vitamin C sẽ giảm dần trong thời gian bảo quản.
3.9 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chất chống oxy hóa của Rong nho
thông qua khử gốc tự do DPPH theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.11 – Nghiên cứu sự biến đổi hoạt tính chống
Hiệu quả khử gốc tự do DPPH (%)
oxy hóa theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.8 như sau
70
a
60
ab
bc
c
50
c
d
d
40
e
30
20
10
0
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 8: Đồ thị biểu diễn hiệu quả khử gốc tự do DPPH của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
71
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.8 cho thấy, hoạt tính chống oxy
hóa của 2 mẫu Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản. Trong đó,
đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng chất chống oxy hóa giảm
nhanh hơn mẫu được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản bằng khí
nitơ bao gói trong bao bì PA 0 ngày bảo quản có hàm lượng chất chống oxy hóa là
lớn nhất và thấp nhất là ở 21 ngày bảo quản thể hiện qua số liệu phân tích. Hàm
lượng chất chống oxy hóa ở mẫu 9 và 12; 15 và 18 ngày bảo quản sự khác nhau
không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả trên có thể giải thích là do theo thời gian bảo quản Rong nho luôn bị
tác động bởi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng,… từ đó làm giảm các hợp chất chống
oxy hóa của Rong nho, thời gian bảo quản càng dài thì tác dụng này lên Rong nho
càng mạnh. Vì vậy, thời gian bảo quản càng dài thì lượng hao hụt các hợp chất
chống oxy hóa càng tăng.
3.10
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.12 – Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng ẩm
theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.9 như sau
95
a
ab
abc
ab
bcd
Hàm lượng ẩm (%)
94
cd
d
d
93
92
91
90
89
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 9: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng ẩm của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
72
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.9 cho thấy, hàm lượng ẩm của 2
mẫu Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản. Trong đó, đối với
mẫu đối chứng (không bao gói) có hàm lượng ẩm giảm nhanh hơn mẫu được bảo
quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản bằng khí nitơ bao gói trong bao bì
PA ở 0 ngày bảo quản có hàm lượng ẩm lớn nhất và thấp nhất là ở 21 ngày bảo
quản thể hiện qua số liệu phân tích.
Trong Rong nho chứa một hàm lượng nước khá cao (>90%), cấu trúc mềm,
lỏng lẻo nên rất dễ bị mất nước do sự hô hấp, sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm giữa
môi trường với nguyên liệu Rong nho vì vậy hàm lượng ẩm của Rong nho giảm
trong quá trình bảo quản là hợp lý.
3.11
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh vật theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.13 – Nghiên cứu sự biến đổi tổng số vi sinh
vật hiếu khí theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.10 như sau.
a
a
a
a
b
c
d
e
Hình 3. 10: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi tổng vi sinh vật hiếu khí của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.10 cho thấy, theo thời gian bảo
quản tổng số vi sinh vật hiếu khí của mẫu đối chứng (không bao gói) tăng nhanh,
trong khi tổng số vi sinh vật của các mẫu còn lại có xu hướng giảm. Mẫu bảo quản
73
bằng khí nitơ, bao gói trong bao bì PA ở 0 ngày bảo quản có tổng số vi sinh vật hiếu
khí là lớn nhất và thấp nhất là ở 21 ngày thể hiện qua số liệu phân tích. Mẫu Rong
nho được bảo quản trong bao bì PA, có bơm khí nitơ ở 9 ngày đầu tổng số vi sinh
vật hiếu khí khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này chứng tỏ rằng
Rong nho được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA sẽ ức chế sự phát triển vi sinh
vật hiếu khí tốt hơn mẫu không bao gói.
Kết quả trên có thể giải thích là do mẫu đối chứng không bao gói, tiếp xúc trực
tiếp với ánh sáng, oxy không khí,… nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu
khí phát triển. Trong khi đó, mẫu Rong nho bảo quản trong bao bì PA, bơm khí nitơ
được cách ly với môi trường bên ngoài, mặt khác nitơ khí trơ, có khả năng ức chế
sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí. Vì vậy, theo thời gian bảo quản tổng số vi sinh
vật hiếu khí giảm dần.
3.12
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cảm quan theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.14 – Nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cảm
Tổng điểm trung bình cảm quan (điểm)
quan theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.11 như sau.
25
20
a
a
b
c
d
e
f
g
15
10
5
0
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 11: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi chất lượng cảm quan của Rong
nho tươi theo thời gian bảo quản
74
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.11 cho thấy, tổng điểm trung
bình cảm quan của 2 mẫu Rong nho có giảm dần theo thời gian bảo quản. Trong đó,
đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có tổng điểm trung bình cảm quan giảm
nhanh hơn mẫu được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Mẫu bảo quản bằng khí
nitơ bao gói trong bao bì PA ở 3 ngày đầu có tổng điểm trung bình cảm quan là cao
nhất và thấp nhất là ở 21 ngày bảo quản thể hiện qua số liệu phân tích. Trong khi
đó, tổng điểm cảm quan ở các mẫu từ 6 – 21 ngày bảo quản giảm dần và sự khác
nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả trên có thể giải thích là do mẫu đối chứng (không bao gói) tiếp xúc trực
tiếp với ánh sáng, oxy không khí làm cho vi sinh vật phát triển và quá trình hô hấp diễn
ra mạnh mẽ, sự bay hơi nước nhanh làm rối loạn các quá trình sinh hóa từ đó chất
lượng cảm quan ngày càng giảm hơn so với mẫu bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA.
3.13
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng lượng theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.15 – Nghiên cứu sự biến đổi hao hụt trọng
lượng theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.12 như sau.
12
Hao hụt trọng lượng (%)
g
10
f
f
8
e
d
6
c
4
b
2
a
0
0
3
6
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 12: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hao hụt trọng lượng của
Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
75
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.12 cho thấy, hao hụt trọng
lượng của 2 mẫu Rong nho có xu hướng tăng lên theo thời gian bảo quản. Trong đó,
đối với mẫu đối chứng (không bao gói) có hao hụt trọng lượng tăng nhanh hơn mẫu
được bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Hao hụt trọng lượng đạt cao nhất ở 21
ngày bảo quản tăng gấp 9 lần so với hao hụt trọng lượng ở mẫu 3 ngày bảo quản thể
hiện qua số liệu phân tích. Hao hụt trọng lượng trong thời gian bảo quản có sự khác
nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả trên có thể giải thích là do theo thời gian bảo quản quá trình hô hấp
làm tiêu hao các hợp chất hữu cơ và sự bay hơi nước dẫn đến hao hụt trọng lượng
ngày càng tăng trong thời gian bảo quản.
3.14
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.16 – Nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng
theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.13 như sau.
10
e
8
Tỷ lệ hư hỏng (%)
e
d
9
c
7
b
6
5
4
3
2
1
a
a
a
3
6
0
0
9
12
15
18
21
Thời gian bảo quản (Ngày)
Mẫu bảo quản
Mẫu đối chứng
Hình 3. 13: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi
theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.12 cho thấy, tỷ lệ hư hỏng của 2
mẫu Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản. Trong đó, đối với
mẫu đối chứng (không bao gói) có tỷ lệ hư hỏng tăng nhanh hơn mẫu được bảo
76
quản bằng khí nitơ, bao gói PA. Tỷ lệ hư hỏng đạt cao nhất ở 21 ngày bảo quản thể hiện
qua số liệu phân tích. Tỷ lệ hư hỏng trong thời gian bảo quản khác nhau có ý nghĩa về
mặt thống kê.
Kết quả phân tích tổng vi sinh vật hiếu khí ở mục 3.11 cho thấy, theo thời gian
bảo quản tổng vi sinh vật hiếu khí giảm, nhưng tỷ lệ hư hỏng lại tăng. Điều này
chứng tỏ sự hư hỏng Rong nho trong quá trình bảo quản không phải do vi sinh vật
gây nên mà có thể là do sự mất nước của Rong nho làm màu sắc rong bị thâm, cấu
trúc rong co lại nên làm tăng tỷ lệ hư hỏng của rong.
3.15
Kết quả nghiên cứu ảnh sự biến đổi cường độ màu sắc theo thời gian bảo quản
Tiến hành thí nghiệm theo hình 2.17 – Nghiên cứu sự biến đổi cường độ màu
sắc theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.14 như sau
Cường độ màu sắc (%)
50
cd
a
b
d
cd
bc
b
d
b
c
cd
c
de
e
cd
a
c
d
b
a
a
a
a
a
15
18
21
40
30
20
10
0
0
3
6
9
12
Thời gian bảo quản (Ngày)
Red mãu bảo quản
Green mẫu bảo quản
Blue mẫu bảo quản
Red mẫu đối chứng
Green mẫu đối chứng
Blue mẫu đối chứng
Hình 3. 14: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho
tươi theo thời gian bảo quản
Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.14 cho thấy, màu xanh lục
(Green) là màu chủ đạo của Rong nho, chiếm 45,96%; tiếp theo là màu đỏ (Red),
chiếm 29,74% và cuối cùng là màu xanh lam (Blue), chiếm 24,34%. Theo thời gian
77
bảo quản màu xanh lục không có sự biến đổi đáng kể, nhưng màu đỏ và màu xanh
lam có sự biến đổi rõ rệt hơn. Màu đỏ có xu hướng tăng dần, còn màu xanh lam có
xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản.
Kết quả trên có thể giải thích là do mẫu đối chứng (không bao gói) tiếp xúc
trực tiếp với các tác nhân ánh sáng, oxy, nhiệt độ,… làm cho chlorophyll dễ bị phân
hủy nên cường độ màu xanh lục giảm mạnh hơn so với mẫu được bảo quản bằng
khí nitơ, bao gói PA (theo Zhuang, 1994). Trong khi đó, mẫu bảo quản bằng khí
nitơ, bao gói PA có khả năng chống thấm khí tốt hạn chế được sự ảnh hưởng của
oxy không khí lên chất màu chlorophyll. Vì vậy, theo thời gian bảo quản cường độ
màu xanh lục của Rong nho có sự biến đổi không đáng kể.
78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Kết luận
Từ kết quả phân tích trên, tác giả rút ra kết luận như sau:
1. Hàm lượng chất tan của Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo
quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
2. Hàm lượng protein thô của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian
bảo quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
3. Hàm lượng lipit thô của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo
quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
4. Hàm lượng tro của Rong nho hầu như ổn định theo thời gian bảo quản bằng
khí nitơ, trong bao gói PA.
5. Hàm lượng carbohydrat của Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian
bảo quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
6. Hàm lượng chất xơ của Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo
quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
7. Hàm lượng vitamin C của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian
bảo quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
8. Hoạt tính chất chống oxy hóa của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời
gian bảo quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
9. Hàm lượng ẩm của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian bảo quản
bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
10. Tổng số vi sinh vật hiếu khí của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời
gian bảo quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
11. Chất lượng cảm quan của Rong nho có xu hướng giảm dần theo thời gian
bảo quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
12. Hao hụt trọng lượng của Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo
quản bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
13. Tỷ lệ hư hỏng của Rong nho có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản
bằng khí nitơ, trong bao gói PA.
79
14. Cường độ màu xanh lục (Green) của Rong nho không có sự biến đổi đáng
kể; Cường độ màu đỏ (Red) của Rong nho tăng lên và cường độ màu xanh lam
(Blue) của Rong nho giảm xuống theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ, trong
bao gói PA.
Đề xuất ý kiến
1. Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp bảo quản khác để kéo dài thêm thời
gian bảo quản của Rong nho tươi, đồng thời giảm tối đa sự biến đổi chất lượng của
rong nho theo thời gian bảo quản.
2. Tiếp tục nghiên cứu chế biến các sản phẩm mới từ Rong nho.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đống Thị Anh Đào (2005), Kỹ thuật bao bì thực phẩm. Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, trang 208 – 210.
2. Nguyễn Hữu Đại (1999), Thực vật thuỷ sinh. Nxb Nông Nghiệp, TP. Hồ
Chí Minh.
3. Nguyễn Hữu Đại (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số các yếu tố
môi trường đối với sự phát triển của rong nho biển (Caulerpa lntillifera), Tuyển tập
Nghiên Cứu Biển, Tập 15, trang 146-155. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật TP Hồ
Chí Minh.
4.
Nguyễn Hữu Đại (2009), Di nhập và trồng rong nho biển (Caulerpa
lntillifera) ở Khánh Hòa, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên
sinh vật lần III. Hà Nội 22/10/2009, trang 942-949.
5. Nguyễn Hữu Đại và các tác giả (2009), Thành phần và nguồn lợi rong
biển, cỏ biển đảo Phú Quý (Cù Lao Thu), Bình Thuận, Tuyển tập Nghiên cứu biển,
Tập 16, trang 225-243, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
6. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Vy, Phạm Hữu Trí,
Nguyễn Thị Lĩnh, Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối với sự
phát triển của rong nho biển ( Caulerpa lentilliera), Viện Hải Dương học Nha
Trang, Tuyển tập nghiên cứu biển – tập XV: 146:155, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật – 2006
7. Lê Thị Hạnh (2007), Nghiên cứu sản xuất sản phẩm rong Nho
biển(Caulerpa lentillifera) cán phẳng, Báo cáo đồ án tốt nghiệp đại học chuyên
ngành Công nghệ Chế biến thủy sản,Trường Đại học Nha Trang (TS. Vũ Ngọc Bội
hướng dẫn).
8. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thị Lĩnh, Phạm Hữu Trí
(2004), Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài rong Nho biển
(Caulerpa lentillifera) nhập nội có nguồn gốc từ Nhật Bản làm cơ sở nuôi trồng,
81
Báo cáo tổng kết đề tài cơ sở năm 2004, Phòng Thực vật biển, Viện Hải Dương Học
Nha Trang, Nha Trang.
9. Huỳnh Hữu Hoài (2013), Nghiên cứu sử dụng Viscozyme trong sản xuất
nước uống từ rong nho (Caulerpa lentillifera), Báo cáo đồ án tốt nghiệp đại học
chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm,Trường Đại học Nha Trang (ThS. Lê Thị
Tưởng hướng dẫn).
10. Cao Văn Hùng (2006), Nghiên cứu bảo quản một số rau quả bằng kỹ
thuật bao gói khí điều biến, Luận án Tiến Sỹ, trang 65- 92.
11. Cao Văn Hùng (2006), Nghiên cứu độ thấm khí O2 và CO2 của một số
plastic film Việt Nam trong công nghệ bao gói khí điều biến (MAP) bảo quản rau
quả, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 21, trang 59 – 66.
12. Nguyễn Quốc Huy (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng độ tuổi thu hoạch
Rong nho đến chất lượng Rong nho, Báo cáo đồ án tốt nghiệp đại học chuyên ngành
Công nghệ Thực phẩm,Trường Đại học Nha Trang (ThS. Lê Thị Tưởng hướng
dẫn).
13. Huỳnh Quang Năng và Nguyễn Hữu Đại (1978), Những kết quả điều tra
cơ bản rong biển Việt Nam, Tuyển tập Nghiên cứu biển, Tập 1, Trang 19 - 32.
14. Ngô Thị Khánh Ngọc (2010), Nghiên cứu sản xuất bánh tráng rong nho,
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ Chế biến thủy
sản,Trường Đại học Nha Trang (TS. Vũ Ngọc Bội hướng dẫn).
15. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn (2009), Công nghệ chế biến
rau trái - tập 1: Nguyên liệu và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 369.
16. Phạm Thị Thanh Sương (2014), Nghiên cứu quy trình sản xuất nước
uống từ rong nho (Caulerpa lentillifera), Báo cáo đồ án tốt nghiệp đại học chuyên
ngành Công nghệ Thực phẩm,Trường Đại học Nha Trang (ThS. Lê Thị Tưởng
hướng dẫn).
17. Trần Minh Tâm (2002), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,
Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 59 - 78
82
18. Hà Văn Thuyết – Trần Quang Bình (2000), Bảo quản rau quả tươi và
bán phế phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
19. Lê Anh Tuấn (2004), Kỹ thuật nuôi trồng rong biển, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, trang 159.
Tài liệu tiếng Anh
20. Chinen, Mariyuki, (2009), Method for freshness-keeping and preserving
caulerpa lentillifera j. agardoh, and method for growing the same. SumoBrain
21. Fujiwara-Arasaki T., N. Mino and M. Kuroda. (1984). The protein value
in human nutrition of edible marine algae in Japan. Hydrobiologia 116/117, 513516.
22. Harte & J. Miltz. Technomic Publishing Co., Lancaster, PA, pp. 157-69.
Song, Y., Kim, H. K. & Yam, K. L. Respiration rate of blueberry in modified
atmosphere at various temperatures. J. Am. Sot. Hart. Sci,1992.
23. Ito K. and K. Hori. 1989. Seaweed: chemical composition and potential
food uses. Food Review International 5:101-144.
24. Krishi Vigyan Kendra, Punjab Agricultural University, Samrala,
Ludhiana, India (2009), Modified atmosphere packaging of fresh produce: Current
status and future needs: 282.
25. Lamouroux J.V.G., (1809). Memoire sur les Caulerpas. J. Bot.
(Desvaux) 2: 136-146
26. Matanjun P, Mohamed S, Mustapha NM, Muhammad K, Ming CH
(2008) Antioxidant activities and phenolics content of eight species of seaweeds
from north Borneo. J Appl Phycol DOI 10.1007/s10811-007-9264-6
27. Mabeau S, Fleurence J (1993), Seaweed in food products: biochemical
and nutritional aspects. Trends Food Sci Technol 4:103–107
28. Mukoda et al, (2006). Method for transporting Caulerpa lentillifera.
World Intellectual Property Organization (WIPO).
83
29. Norziah M.H. and C.Y. Ching (2000), Nutritional composition of edible
seaweed Gracilaria changgi. Food Chemistry 68: 69-76.
30. Ohno M. & Crichley A. (1993), Seaweed cultivation and marine
ranching, JICA, Japan, 150pp.
31. Ommee Benjama and Payap Masniyom, (2011). Nutritional composition
and physicochemical properties of two green seaweeds(Ulva pertusa and
U.intestinalis)from the Pattani Bay in Southern ThaiLand. Songklanakarin J.
Sci.Technol, 33(5), 575-583.
32. Patricia Matanjun & Suhaila Mohamed & Noordin M. Mustapha &
Kharidah Muhammad (2009), Nutrient content of tropical edible seaweeds,
Eucheuma cottonii, caulerpa lentillifera and Sargassum polycystum, J Appl Phycol
(2009) 21:75–80
33. Pattama Ratana-arporn and Anong Chirapart (2006), Nutritional
Evaluation of Tropical Green Seaweeds Caulerpa lentillifera and Ulva reticulata.
Kasetsart J. (Nat. Sci.) 40 (Suppl.) : 75 - 83 (2006).
34. Takatsuhara Tadashi, (2005). Freshness retention and preservation
method for living nemacystus decipiens and living caulerpa lentillifera. World
Intellectual Property Organization (WIPO).
35. Talasila, P. C., Cameron, A. C. & Joles, D. W. Frequency distribution of
steady-state oxygen partial pressures in modified-atmosphere packages of cut
broccoli. J. Am. Sot. Hart. Sci, 1994.
36. Van Tang Nguyen, Jinn – Pyng Ueng, and Cuo-Jane Tsai, (2011).
Proximate composition, total phenolic content, and antioxidant activity of seagrape
(Caulerpa lentillifera). Journal of food science. Vol.76, Nr 7.
37. Utpal Jyoti Medhi, Anup Kumar Talukdar and Suresh Deka, (2009).
Rediscovery of naturally occurring seagrape Caulerpa lentillifera from the Gulf of
Mannar and its mariculture. Current Science, Vol. 97, No 10.
38. Urabe, Toshiro, (2010), Method for processing Caulerpa lentillifera and
processed Caulerpa lentillifera. World Intellectual Property Organization (WIPO).
84
39. Wong KH, Cheung CK (2000), Nutritional evaluation of some
subtropical red and green seaweeds. Part 1-proximate composi-tion, amino acid
profiles and some physico-chemical properties. Food Chem 71:475–482
40. Yang, C. C. and Chinnan, M. S, Modeling the Effect of O2and CO2 on
Respiration and Quality of Stored Tomatoes, Trans. ASAE, vol. 31, no. 3: p. 920925, 1988.
Trang web
41. www.fao.org. Seaweeds use as human food. Cập nhật ngày 29/3/2013
42. www.vast.ac.vn (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cập
nhật ngày 20/7/2014.
85
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các phương pháp phân tích
1.1 Phương pháp xác định protein thô theo phương pháp Kjeldahl
- Nguyên lý
Để xác định đạm tổng quát trong thực phẩm người ta dùng H2SO4 đậm đặc và chất
xúc tác đặc biệt là hỗn hợp CuSO4 và K2SO4 theo tỉ lệ 1/10 để vô cơ hóa, mục đích để
chuyển toàn bộ nitơ trong thực phẩm về dạng muối (NH4)2SO4. Sau đó, dùng NaOH
đậm đặc để tẩy NH3 ra và dùng hơi nước lôi cuốn NH3 ra khỏi thiết bị chưng cất và cốc
hứng H2SO4 0,1N dư, cuối cùng dùng NaOH 0,1N chuẩn độ lại H2SO4 dư.
- Kết quả
Hàm lượng đạm toàn phần đối với mẫu rắn theo công thức sau:
ܰ௧ ൌ
0,0014 ∗ ሺA െ Bሻ ∗ 100
ሺ%ሻ
P
Trong đó:
A: là số ml H2SO4 0,1N dùng trong cốc hứng.
B: là số ml NaOH 0,1N dùng trong chuẩn độ.
P: là khối lượng mẫu thử (mẫu rắn) (g).
0,0014 là số gam Nitơ tương ứng với 1ml H2SO4 0,1N.
Hàm lượng protein thô được tính theo công thức:
Đạm tổng số = nitơ tổng số * hệ số chuyển đổi (6,25).
1.2 Phương pháp xác định lipit thô bằngphương pháp FOLCH theo TCVN
7083 – 2002
- Nguyên lý
Dùng hỗn hợp dung môi Chloroform: Methanol với tỷ lệ 2 : 1 để hòa tan tất cả chất
béo trong thực phẩm, tách lớp và chiết qua phễu lọc nhiều lần. Sau khi làm bay hơi hết
dung môi, cân chất béo còn lại và tính ra hàm lượng lipit trong 100g thực phẩm.
- Tiến hành
Tách lipit từ mẫu:
86
Cân 1g mẫu đã được bằm nhuyễn và trộn đều, cho vào ống thủy tinh vial cao thể
tích 20ml.
Cho thêm 600µl nước cất, 5ml Methanol, 10ml Chloroform và 200µl BHT.
Ngâm mẫu trong dung môi khoảng 10 phút.
Đồng hóa mẫu bằng máy trong 1 phút.
Đổ vào ống xilanh có lót tấm giấy lọc GF/C ở dưới đáy cho dịch mẫu chảy xuống
hết hoàn toàn.
Cho thêm 5ml Methanol và 10ml Chloroform vào vial và đồng hóa mẫu trong 20
giây.
Đổ dung dịch này vào xilanh, cho mẫu được lọc hết hoàn toàn.
Sử dụng piton xilanh để ép tống dung dịch còn lại trong xilanh xuống phễu chiết
100ml.
Cho thêm 7,5ml NaCl 0,9% vào phễu chứa dịch mẫu. Đảo trộn ngược phễu chiết
nhiều lần và giữ ẩm ở 50C trong khoảng 4 giờ để dịch mẫu phân chia thành 2 lớp.
Chiết rút dung dịch lipit:
Tách lớp dưới (chứa hàm lượng lipit hòa tan trong dung môi) cho chảy vào phễu
chiết thể tích 50ml. Loại bỏ lớp dịch phía trên (chứa phần hóa hợp gồm các tạp chất
được loại như nước, muối, protein, …).
Xác định thể tích chiết ở trên (V): X = ¼ V (ml)
Cho thêm 5ml MeOH 50% vào mỗi mẫu trong phễu chiết 100ml, đảo trộn ngược
phễu chiết nhiều lần.
Cho phân chia tách thành 2 lớp và lắng qua đêm ở 50C.
Định lượng lipit:
Lớp dưới được rút chảy xuống bình cầu 100ml.
Cô quay chân không làm bay hơi dung môi trong bình cầu ở 370C đến khi còn lại
thể tích khoảng 1ml.
Hòa tan mẫu lại ngay lập tức bằng một lượng thể tích nhỏ Chloroform (chỉ cho
phép tiếp xúc rất nhỏ lượng mẫu đã làm khô với không khí).
87
Chuyển nhượng mẫu qua bình định mức 5ml, tráng rửa bình cầu nhiều lần và
định mức bằng Chloroform vừa đủ 5ml.
Sau khi xử lý xong, dung dịch này được mang đi xác định hàm lượng lipit tổng số.
Dung dịch này có thể lưu trữ trong tủ đông – 200C.
Xác định hàm lượng lipit tổng số:
Lấy chính xác 2ml dung dịch mẫu đã xử lý cho vào một ống thủy tinh có nắp 4ml
đã được sấy chân không và cân với lượng không đổi.
Làm khô bằng khí nitơ:
Cho vào tủ sấy chân không sấy đến khối lượng không đổi, áp suất khoảng 65 –
70psi trong một giờ.
- Tính kết quả
Lipit tổng số (%) tính theo công thức:
% Xt (g/g) =
(m1 − m0 )*Vđm *100
% Xk (g/g) =
(m1 − m0 )*Vđm *100
m * Vm
m * T * Vm
Trong đó:
Xt: hàm lượng lipit tổng số tính theo trọng lượng tươi của mẫu.
Xk: hàm lượng lipit tổng số tính theo trọng lượng khô của mẫu.
m1: trọng lượng cân ống vial và mẫu sau sấy (g).
mo: trọng lượng cân ống vial khối lượng không đổi (g).
m: trọng lượng cân mẫu (g).
Vđm: thể tích định mức sau xử lý (ml).
Vm: thể tích mẫu sau xử lý lấy để sấy (ml).
T: thành phần khô của mẫu, T = (100 – W)/100.
W: độ ẩm của mẫu (%).
1.3 Phương pháp xác định tro theo phương pháp nung ở 550 – 600oC
- Nguyên lý
88
Dùng sức nóng 550 – 6000C nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ. Phần còn lại
đem cân và tính ra phần trăm tro trong thực phẩm
- Tiến hành
Nung chén sứ đã rửa sạch ở lò nung tới 550 – 600oC đến trọng lượng không đổi. Để
nguội trong bình hút ẩm và cân phân tích chính xác đến 10-4.
Cho vào chén khoảng 5g chất thử. Cân tất cả ở cân phân tích với độ chính xác như
trên. Rồi cho mẫu vào cốc nung rồi nung trên bếp điện cho đến khi thành than đen.
Sau đó cho tất cả vào lò nung và tăng nhiệt độ từ từ cho đến 550 – 600oC. Nung cho
đến tro trắng, thông thường cho đến 6 - 7 giờ. Để nguội trong bình hút ẩm và cân ở
cân có độ chính xác như trên. Tiếp tục nung thêm ở nhiệt độ trên trong 30 phút rồi
để nguội trong bình hút ẩm và cân, lặp đi lặp lại thao tác này cho đến trọng lượng
không đổi. Kết quả giữa 2 lần nung và cân liên tiếp không được cách nhau quá
0,0005g.
- Tính kết quả
Hàm lượng tro theo phần trăm (X1) tính bằng công thức:
ܺଵ ൌ
ܩଶ െ ܩ
ሺ%ሻ
ܩଵ െ G
Trong đó:
G: khối lượng chén nung (g)
G1: khối lượng chén nung và mẫu (g)
G2: khối lượng chén nung và tro trắng (g)
1.4 Phương pháp xác định chất xơ theo TCVN 5714: 2007.
1.5 Phương pháp xác định vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ Iot
- Nguyên lý
Vitamin C có thể khử dung dịch Iot. Dựa vào lượng Iot bị khử bởi vitamin C có
trong mẫu, suy ra hàm lượng vitamin C.
- Tiến hành
Cân 5g mẫu, nghiền nhỏ trong cối sứ với 5ml HCl 5% nghiền kỹ; sau đó cho
vào ống đong và pha loãng bằng nước cất đến 50ml. Khuấy đều, để khoảng 5 phút,
89
sau đó đem đi ly tâm. Lấy 20ml dịch sau khi chiết cho vào bình nón dung tích
100ml, cho thêm 5 giọt hồ tinh bột rồi đi chuẩn độ bằng dung dịch I2 0,01N cho tới
khi xuất hiện màu xanh tím.
- Tính kết quả
Hàm lượng vitamin C được tính theo công thức sau:
ܺൌ
v ∗ ܸଵ ∗ 0,00088 ∗ 100
ܸଶ ∗ ݉
Trong đó:
v: số ml dung dịch Iot 0.01N dùng chuẩn độ
V1: thể tích mẫu thí nghiệm (50ml)
V2: thể tích mẫu lấy xác định (20ml)
m: khối lượng mẫu đi lấy dịch (g)
0.00088: số gam vitamin C tương ứng với 1ml dung dịch I2 0.01N.
X: hàm lượng vitamin C (%)
1.6 Phương pháp xác định hoạt tính chất chống oxy hóa dựa vào khả năng khử
gốc tự do DPPH
- Nguyên lý:
Hoạt tính chất chống oxy hóa dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết
được xác định theo phương pháp của Fu et al. (2002) với một vài hiệu chỉnh nhỏ.
- Tiến hành:
Chuẩn bị dịch chiết: Cân 15g mẫu (cân chính xác 10-4) đem đi nghiền kỹ, sau
đó cho vào ống đong và pha loãng bằng nước cất đến 30ml. Khuấy đều, cho dịch
chiết vào cốc đậy nắp bằng giấy bạc, để trong tủ ẩm ở nhiệt độ 60oC trong 1 giờ.
Sau đó, ly tâm dịch và gạn lấy dịch chiết.
Lấy 1ml dịch chiết trộn với nước cất để đạt thể tích tổng cộng 3ml. Sau đó,
thêm 1 ml dung dịch DPPH 0,1mM (pha trong ethanol 99,5%), lắc đều và để yên
trong bóng tối 30 phút. Độ hấp thu quang học được đo ở bước song 517nm
(Spectrophotometer, Carry 50, Varian, Australia).
- Tính kết quả:
Khả năng khử gốc tự do DPPH được tính theo công thức sau:
90
DPPH ൌ
ܣ் െ ܣௌ
∗ 100 ሺ%ሻ
ܣ்
Trong đó:
ACT: độ hấp thu quang học của mẫu trắng không chứa dịch chiết.
APT: độ hấp thu quang học của mẫu có chứa dịch chiết
1.7 Phương pháp xác định hàm lượng ẩm theo TCVN 3700 – 90
- Nguyên lý
Dùng nhiệt để loại bỏ nước khỏi mẫu thử. Hiệu số khối lượng của mẫu thử trước
và sau khi sấy khô là lượng nước có trong mẫu thử.
- Tiến hành
Cân chính xác 5 g mẫu thử cho vào chén cân, dùng đũa thủy tinh trộn đều mẫu
thử, dàn thành lớp mỏng. Cho tất cả vào tủ sấy và sấy ở 800C trong 2 giờ, sau đó
nâng nhiệt độ lên 1300C và giữ ở nhiệt độ đó trong 3 giờ. Chú ý khi sấy, cứ sau 1
giờ lại dùng đũa thủy tinh nghiền nhỏ các cục ra, đảo đều, dàn mỏng và sấy.
Sau khi sấy 5 giờ, đậy nắp chén cân lại, cho vào bình hút ẩm, để nguội 30 phút, đem
cân (cả đũa thủy tinh). Lại sấy tiếp 30 phút nữa, để nguội và đem cân như trên. Tiến
hành sấy và cân cho đến khi khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp chênh lệch nhau
không quá 0,001g.
- Tính kết quả
Hàm lượng nước (X1) tính bằng phần trăm theo công thức:
X1 =
(G1 − G 2 ) .100
m
, với m = G1 - G
Trong đó:
G - Khối lượng chén cân + nắp chén + đũa thủy tinh, tính bằng g;
G1 - khối lượng chén cân + nắp chén + đũa thủy tinh + mẫu thử trước khi
sấy mẫu, tính bằng g;
G2 - khối lượng chén cân + nắp chén + đũa thủy tinh + mẫu thử sau khi
sấy mẫu, tính bằng g;
m - khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
100 - Hệ số tính ra phần trăm.
91
1.8 Phương pháp xác định hao hụt trọng lượng và tỷ lệ hư hỏng
- Nguyên lý
Dùng phương pháp cân để xác định tỷ lệ hư hỏng và hao hụt trọng lượng của Rong
nho trong quá trình bảo quản.
- Tiến hành
Rong nho sau khi xử lý theo từng thí nghiệm và được tiến hành cân trọng lượng
bằng cân điện tử có độ chính xác 10-4g. Định kỳ theo dõi mẫu, tiến hành cân để xác
định tỷ lệ hư hỏng; cứ tiến hành theo dõi như vậy cho đến ngày Rong nho hư hỏng
nhiều, không chấp nhận được (thường 16 ngày bảo quản).
- Tính kết quả
Công thức tỷ lệ hao hụt trọng lượng (X2) của Rong nho như sau:
ܺଶ ൌ
ܩଵ െ ܩଶ
∗ 100ሺ%ሻ
ܩଵ
Trong đó:
X2: tỷ lệ hao hụt trọng lượng của Rong nho (%).
G1: trọng lượng rong nho ban đầu (g).
G2: trọng lượng rong nho sau thời gian bảo quản (g).
Công thức xác định tỷ lệ hư hỏng X3 của Rong nho như sau:
Tỷ lệ hư hỏng ሺ%ሻ ൌ
khối lượng hư hỏng của rong ngày kiểm tra
∗ 100
khối lượng rong ban đầu trước khi kiểm tra
92
Phụ lục 2: Kết quả nghiên cứu
2.1 Kết quả xác định hàm lượng chất khô của Rong nho tươi theo thời gian bảo
quản
Ngày bảo
quản (mẫu
Lần 1 (Brix)
Lần 2 (Brix)
Lần 3 (Brix)
GTTB (Brix)
0
4.80
4.80
4.80
4.80
3
4.80
4.80
4.90
4.83
6
4.80
4.90
5.00
4.90
9
5.20
5.30
5.20
5.23
12
5.30
5.20
5.30
5.27
15
5.30
5.40
5.30
5.33
18
5.50
5.60
5.50
5.53
21
6.00
5.90
6.10
6.00
Lần 1 (Brix)
Lần 2(Brix)
Lần 3 (Brix)
GTTB (Brix)
0
4.80
4.80
4.80
4.80
3
5.00
5.20
5.20
5.13
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
93
Test of Homogeneity of Variances
hamluongchatkho
Levene Statistic
df1
df2
1.193
7
Sig.
16
.361
ANOVA
hamluongchatkho
Sum of Squares
Between Groups
Mean Square
3.443
7
.492
.073
16
.005
3.516
23
Within Groups
Total
df
hamluongchatkho
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngayba
oquan
N
1
2
3
0
3
4.8000
3
3
4.8333
6
3
4.9000
9
3
5.2333
12
3
5.2667
15
3
5.3333
18
3
21
3
Sig.
4
5.5333
6.0000
.105
.105
1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
1.000
F
107.312
Sig.
.000
94
2.2 Kết quả xác định hàm lượng protein thô của Rong nho tươi theo thời gian
bảo quản
Ngày bảo
quản (mẫu
Lần 1 (%)
Lần 2 (%)
Lần 3 (%)
GTTB (%)
0
11.10
10.70
11.50
11.10
3
10.60
9.20
10.80
10.20
6
9.70
8.70
9.50
9.30
9
9.40
8.60
8.80
8.93
12
9.00
8.70
8.30
8.67
15
8.50
7.70
8.40
8.20
18
7.10
8.00
8.20
7.77
21
6.70
7.10
7.00
6.93
Lần 1 (%)
Lần 2(%)
Lần 3 (%)
GTTB (%)
0
11.10
10.70
11.50
11.10
3
6.00
6.30
6.20
6.17
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
95
Test of Homogeneity of Variances
protein
Levene Statistic
df1
df2
1.781
7
Sig.
16
.160
ANOVA
protein
Sum of Squares
Between Groups
Within Groups
Total
df
Mean Square
F
37.160
7
5.309
4.147
16
.259
41.306
23
Sig.
20.483
.000
protein
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngayba
oquan
N
1
2
3
4
5
21
3
6.9333
18
3
7.7667
15
3
8.2000
8.2000
12
3
8.6667
8.6667
8.6667
9
3
8.9333
8.9333
6
3
3
3
0
3
Sig.
6
7.7667
9.3000
10.2000
11.1000
.062
.056
.113
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
.167
1.000
1.000
96
2.3 Kết quả xác định hàm lượng lipit thô của Rong nho tươi theo thời gian bảo
quản
Ngày bảo
quản (mẫu
Lần 1 (%)
Lần 2 (%)
Lần 3 (%)
GTTB (%)
0
2.60
2.50
2.70
2.60
3
2.60
2.60
2.60
2.60
6
2.50
2.30
2.70
2.50
9
2.30
2.30
2.30
2.30
12
2.10
1.90
2.20
2.07
15
1.90
1.80
2.20
1.97
18
1.80
1.70
1.90
1.80
21
1.70
1.70
1.60
1.67
Lần 1 (%)
Lần 2(%)
Lần 3 (%)
GTTB (%)
0
2.60
2.50
2.70
2.60
3
1.50
1.10
1.30
1.30
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
97
Test of Homogeneity of Variances
lipit
Levene Statistic
df1
df2
2.496
7
Sig.
16
.062
ANOVA
lipit
Sum of Squares
Between Groups
Mean Square
F
2.806
7
.401
.260
16
.016
3.066
23
Within Groups
Total
df
Sig.
24.670
lipit
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngayba
oquan
N
1
2
3
4
5
21
3
1.6667
18
3
1.8000
15
3
12
3
9
3
2.3000
6
3
2.5000
0
3
2.6000
3
3
2.6000
Sig.
1.8000
1.9667
1.9667
2.0667
.218
.129
.351
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
.073
2.5000
.376
.000
98
2.4 Kết quả xác định hàm lượng tro của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
25.90
25.80
25.90
25.87
3
25.80
25.90
25.80
25.83
6
25.60
25.90
24.80
25.43
9
25.50
25.00
25.40
25.30
12
25.40
25.40
24.70
25.17
15
25.20
25.00
25.20
25.13
18
25.10
25.10
25.00
25.07
21
25.00
25.00
25.00
25.00
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
25.90
25.80
25.90
25.87
3
25.40
25.80
25.00
25.40
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
Test of Homogeneity of Variances
tro
Levene Statistic
6.408
df1
df2
7
Sig.
16
.001
99
ANOVA
tro
Sum of Squares
df
Mean Square
Between Groups
2.380
7
.340
Within Groups
1.160
16
.072
Total
3.540
23
F
Sig.
4.690
.005
Multiple Comparisons
tro
Dunnett T3
(I)
(J)
95% Confidence Interval
ngayba ngayba Mean Difference
oquan
oquan
0
3
.03333
.04714
1.000
-.2347
.3014
6
.43333
.32998
.928
-2.8882
3.7549
9
.56667
.15635
.315
-.8852
2.0186
12
.70000
.23570
.441
-1.6185
3.0185
15
.73333
*
.07454
.020
.2095
1.2572
18
.80000
*
.04714
.001
.5320
1.0680
21
.86667
*
.03333
.008
.5228
1.2105
0
-.03333
.04714
1.000
-.3014
.2347
6
.40000
.32998
.951
-2.9216
3.7216
9
.53333
.15635
.348
-.9186
1.9852
12
.66667
.23570
.472
-1.6518
2.9852
15
.70000
*
.07454
.022
.1761
1.2239
18
.76667
*
.04714
.001
.4986
1.0347
21
.83333
*
.03333
.009
.4895
1.1772
0
-.43333
.32998
.928
-3.7549
2.8882
3
-.40000
.32998
.951
-3.7216
2.9216
9
.13333
.36209
1.000
-2.4955
2.7622
12
.26667
.40277
1.000
-2.1735
2.7068
15
.30000
.33500
.993
-2.8514
3.4514
3
6
(I-J)
Std. Error
Sig.
Lower Bound
Upper Bound
100
9
12
15
18
21
18
.36667
.32998
.969
-2.9549
3.6882
21
.43333
.32830
.925
-2.9534
3.8200
0
-.56667
.15635
.315
-2.0186
.8852
3
-.53333
.15635
.348
-1.9852
.9186
6
-.13333
.36209
1.000
-2.7622
2.4955
12
.13333
.27889
1.000
-1.6086
1.8753
15
.16667
.16667
.989
-1.0780
1.4114
18
.23333
.15635
.881
-1.2186
1.6852
21
.30000
.15275
.723
-1.2758
1.8758
0
-.70000
.23570
.441
-3.0185
1.6185
3
-.66667
.23570
.472
-2.9852
1.6518
6
-.26667
.40277
1.000
-2.7068
2.1735
9
-.13333
.27889
1.000
-1.8753
1.6086
15
.03333
.24267
1.000
-2.0815
2.1482
18
.10000
.23570
1.000
-2.2185
2.4185
21
.16667
.23333
.999
-2.2404
2.5737
0
-.73333
*
.07454
.020
-1.2572
-.2095
3
-.70000
*
.07454
.022
-1.2239
-.1761
6
-.30000
.33500
.993
-3.4514
2.8514
9
-.16667
.16667
.989
-1.4114
1.0780
12
-.03333
.24267
1.000
-2.1482
2.0815
18
.06667
.07454
.996
-.4572
.5905
21
.13333
.06667
.711
-.5544
.8211
0
-.80000
*
.04714
.001
-1.0680
-.5320
3
-.76667
*
.04714
.001
-1.0347
-.4986
6
-.36667
.32998
.969
-3.6882
2.9549
9
-.23333
.15635
.881
-1.6852
1.2186
12
-.10000
.23570
1.000
-2.4185
2.2185
15
-.06667
.07454
.996
-.5905
.4572
21
.06667
.03333
.711
-.2772
.4105
.03333
.008
-1.2105
-.5228
0
-.86667
*
3
-.83333
*
.03333
.009
-1.1772
-.4895
6
-.43333
.32830
.925
-3.8200
2.9534
101
9
-.30000
.15275
.723
-1.8758
1.2758
12
-.16667
.23333
.999
-2.5737
2.2404
15
-.13333
.06667
.711
-.8211
.5544
18
-.06667
.03333
.711
-.4105
.2772
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
2.5 Kết quả xác định hàm lượng carbohydrat của Rong nho tươi theo thời gian
bảo quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
%)
(%)
0
60.40
61.00
59.90
60.43
3
61.00
62.30
60.80
61.37
6
62.20
63.10
63.00
62.77
9
62.80
64.10
63.50
63.47
12
63.50
64.00
64.80
64.10
15
64.40
65.50
64.20
64.70
18
66.00
65.20
64.90
65.37
21
66.60
66.20
66.40
66.40
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
60.40
61.00
59.90
60.43
3
67.10
66.80
67.50
67.13
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
102
Test of Homogeneity of Variances
carbohydrat
Levene Statistic
df1
df2
.864
7
Sig.
16
.554
ANOVA
carbohydrat
Sum of Squares
Between Groups
Within Groups
Total
df
Mean Square
F
84.432
7
12.062
5.833
16
.365
90.265
23
Sig.
33.083
.000
carbohydrat
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngayba
oquan
N
1
2
3
0
3
60.4333
3
3
61.3667
6
3
62.7667
9
3
63.4667
12
3
15
3
18
3
21
3
Sig.
4
5
6
63.4667
64.1000
64.1000
64.7000
64.7000
65.3667
65.3667
66.4000
.077
.175
.217
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
.241
.195
.052
103
2.6 Kết quả xác định hàm lượng chất xơ của Rong nho tươi theo thời gian bảo
quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
3.03
3.05
3.03
3.04
3
3.09
3.07
3.11
3.09
6
3.12
3.12
3.11
3.12
9
3.17
3.18
3.15
3.17
12
3.22
3.22
3.20
3.21
15
3.28
3.20
3.30
3.26
18
3.30
3.40
3.40
3.37
21
3.38
3.30
3.38
3.35
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
3.03
3.05
3.03
3.04
3
4.10
3.90
4.20
4.07
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
Test of Homogeneity of Variances
xo
Levene Statistic
5.179
df1
df2
7
Sig.
16
.003
104
ANOVA
xo
Sum of Squares
df
Mean Square
Between Groups
.306
7
.044
Within Groups
.018
16
.001
Total
.324
23
F
37.975
Sig.
.000
Multiple Comparisons
xo
Dunnett T3
(I)
(J)
95% Confidence Interval
ngayba ngayba Mean Difference
oquan
oquan
0
3
-.05333
.01333
.193
-.1411
.0345
6
-.08000
*
.00745
.015
-.1324
-.0276
9
-.13000
*
.01106
.005
-.1957
-.0643
12
-.17667
*
.00943
.001
-.2303
-.1231
15
-.22333
.03127
.086
-.5137
.0670
18
-.33000
*
.03399
.047
-.6506
-.0094
21
-.31667
*
.02749
.029
-.5647
-.0687
0
.05333
.01333
.193
-.0345
.1411
6
-.02667
.01202
.633
-.1311
.0778
9
-.07667
.01453
.072
-.1627
.0094
12
-.12333
*
.01333
.018
-.2111
-.0355
15
-.17000
.03266
.133
-.4289
.0889
18
-.27667
.03528
.055
-.5656
.0123
21
-.26333
*
.02906
.031
-.4811
-.0456
0
.08000
*
.00745
.015
.0276
.1324
3
.02667
.01202
.633
-.0778
.1311
9
-.05000
.00943
.128
-.1247
.0247
12
-.09667
*
.00745
.009
-.1491
-.0443
15
-.14333
.03073
.214
-.4515
.1649
18
-.25000
.03350
.090
-.5874
.0874
3
6
(I-J)
Std. Error
Sig.
Lower Bound
Upper Bound
105
9
12
15
18
21
21
-.23667
.02687
.064
-.5039
.0306
0
.13000
*
.01106
.005
.0643
.1957
3
.07667
.01453
.072
-.0094
.1627
6
.05000
.00943
.128
-.0247
.1247
12
-.04667
.01106
.143
-.1123
.0190
15
-.09333
.03180
.431
-.3696
.1830
18
-.20000
.03448
.124
-.5068
.1068
21
-.18667
.02809
.084
-.4205
.0472
0
.17667
*
.00943
.001
.1231
.2303
3
.12333
*
.01333
.018
.0355
.2111
6
.09667
*
.00745
.009
.0443
.1491
9
.04667
.01106
.143
-.0190
.1123
15
-.04667
.03127
.881
-.3370
.2437
18
-.15333
.03399
.216
-.4739
.1673
21
-.14000
.02749
.164
-.3880
.1080
0
.22333
.03127
.086
-.0670
.5137
3
.17000
.03266
.133
-.0889
.4289
6
.14333
.03073
.214
-.1649
.4515
9
.09333
.03180
.431
-.1830
.3696
12
.04667
.03127
.881
-.2437
.3370
18
-.10667
.04522
.549
-.3649
.1516
21
-.09333
.04055
.573
-.3264
.1397
0
.33000
*
.03399
.047
.0094
.6506
3
.27667
.03528
.055
-.0123
.5656
6
.25000
.03350
.090
-.0874
.5874
9
.20000
.03448
.124
-.1068
.5068
12
.15333
.03399
.216
-.1673
.4739
15
.10667
.04522
.549
-.1516
.3649
21
.01333
.04269
1.000
-.2363
.2630
.31667
*
.02749
.029
.0687
.5647
3
.26333
*
.02906
.031
.0456
.4811
6
.23667
.02687
.064
-.0306
.5039
9
.18667
.02809
.084
-.0472
.4205
0
106
12
.14000
.02749
.164
-.1080
.3880
15
.09333
.04055
.573
-.1397
.3264
18
-.01333
.04269
1.000
-.2630
.2363
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
2.7 Kết quả xác định hàm lượng vitamin C của Rong nho tươi theo thời gian
bảo quản
Ngày bảo
quản (mẫu
Lần 1 (%)
Lần 2 (%)
Lần 3 (%)
GTTB (%)
0
0.0167
0.0158
0.0154
0.0160
3
0.0167
0.0154
0.0150
0.0157
6
0.0154
0.0141
0.0154
0.0150
9
0.0141
0.0141
0.0145
0.0142
12
0.0141
0.0132
0.0141
0.0138
15
0.0132
0.0123
0.0141
0.0132
18
0.0110
0.0119
0.0132
0.0120
21
0.0110
0.0110
0.0123
0.0114
Lần 1 (%)
Lần 2(%)
Lần 3 (%)
GTTB (%)
0
0.0167
0.0158
0.0154
0.0160
3
0.0154
0.0132
0.0141
0.0142
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
107
Test of Homogeneity of Variances
vtmC
Levene Statistic
df1
df2
.819
7
Sig.
16
.586
ANOVA
vtmC
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Between Groups
.000
7
.000
Within Groups
.000
16
.000
Total
.000
23
Sig.
13.542
.000
vtmC
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngaybq
N
1
2
3
4
5
21
3
.0114400
18
3
.0120267
15
3
12
3
.0137867
.0137867
9
3
.0142267
.0142267
6
3
3
3
.0156933
0
3
.0159867
Sig.
.0120267
.0132000
.0132000
.0149600
.366
.081
.142
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
.096
.0149600
.142
108
2.8 Kết quả xác định hàm lượng chất chống oxy hóa của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
56.77587
59.30752
51.41474
55.83271
3
52.12211
51.41474
52.90395
52.14693
6
47.7662
50.3723
49.29263
49.14371
9
45.34624
44.97394
41.39985
43.90668
12
43.74535
45.16009
42.25614
43.72053
15
39.24051
33.32092
40.54356
37.70166
18
41.99553
36.52271
30.15637
36.22487
21
24.94415
27.88533
29.93299
27.58749
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
56.7759
59.3075
51.4147
55.8327
3
26.8429
19.8064
13.8124
20.1539
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
Test of Homogeneity of Variances
DPPH
Levene Statistic
1.872
df1
df2
7
Sig.
16
.142
109
ANOVA
DPPH
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Between Groups
.013
7
.002
Within Groups
.001
16
.000
Total
.014
23
Sig.
25.145
DPPH
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngaybq
N
1
2
3
4
5
0
3
.118633
3
3
.128533
6
3
9
3
.150667
12
3
.151167
15
3
.167333
18
3
.171300
21
3
Sig.
.128533
.136600
.136600
.194500
.177
.266
.065
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
.579
1.000
.000
110
2.9 Kết quả xác định hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
94.14
94.30
94.61
94.35
3
94.33
94.02
93.77
94.04
6
93.20
94.45
93.23
93.82
9
93.34
93.96
94.31
93.65
12
93.68
92.14
93.64
92.91
15
92.96
92.91
92.19
92.68
18
93.01
91.63
92.29
92.31
21
92.29
92.91
91.35
92.18
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
94.14
94.30
94.61
94.35
3
92.01
93.51
94.31
93.28
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
111
Test of Homogeneity of Variances
hamluongam
Levene Statistic
df1
df2
1.396
7
Sig.
16
.273
ANOVA
hamluongam
Sum of Squares
Between Groups
Within Groups
Total
df
Mean Square
F
14.107
7
2.015
5.870
16
.367
19.978
23
hamluongam
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngayba
oquan
N
1
2
3
4
21
3
92.1833
18
3
92.3100
15
3
92.6867
92.6867
12
3
93.1533
93.1533
93.1533
6
3
93.6267
93.6267
93.6267
9
3
93.8700
93.8700
3
3
94.0400
94.0400
0
3
Sig.
94.3500
.089
.089
.117
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
.197
5.493
Sig.
.002
112
2.10
Kết quả xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí của Rong nho tươi theo
thời gian bảo quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(CFU/g)
(CFU/g)
(CFU/g)
(CFU/g)
0
670
650
700
673.33
3
650
650
650
650.00
6
650
600
600
616.67
9
620
620
600
613.33
12
500
450
450
466.67
15
400
300
300
333.33
18
300
200
200
233.33
21
170
100
170
146.67
Lần 1
Lần
Lần 3
GTTB
(CFU/g)
2(CFU/g)
(CFU/g)
(CFU/g)
0
56.7759
59.3075
51.4147
55.8327
3
26.8429
19.8064
13.8124
20.1539
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
Test of Homogeneity of Variances
visinhvat
Levene Statistic
4.644
df1
df2
7
Sig.
16
.005
113
ANOVA
visinhvat
Sum of Squares
Between Groups
Within Groups
Total
df
Mean Square
F
884866.667
7
126409.524
21466.667
16
1341.667
906333.333
23
94.218
Sig.
.000
Multiple Comparisons
visinhvat
Dunnett T3
(I)
(J)
95% Confidence Interval
ngayba ngayba Mean Difference
oquan
oquan
0
3
23.33333
14.52966
.842
-126.5548
173.2215
6
56.66667
22.11083
.473
-70.4353
183.7686
9
60.00000
15.98611
.249
-56.7876
176.7876
3
6
(I-J)
Std. Error
Sig.
Lower Bound
Upper Bound
12
206.66667
*
22.11083
.009
79.5647
333.7686
15
340.00000
*
36.36237
.028
68.2942
611.7058
18
440.00000
*
36.36237
.014
168.2942
711.7058
21
526.66667
*
27.48737
.001
351.4419
701.8915
0
-23.33333
14.52966
.842
-173.2215
126.5548
6
33.33333
16.66667
.711
-138.6002
205.2668
9
36.66667
6.66667
.164
-32.1067
105.4401
12
183.33333
*
16.66667
.044
11.3998
355.2668
15
316.66667
33.33333
.059
-27.2003
660.5336
18
416.66667
*
33.33333
.034
72.7997
760.5336
21
503.33333
*
23.33333
.012
262.6264
744.0402
0
-56.66667
22.11083
.473
-183.7686
70.4353
3
-33.33333
16.66667
.711
-205.2668
138.6002
9
3.33333
17.95055
1.000
-135.7570
142.4237
150.00000
*
23.57023
.034
15.9784
284.0216
15
283.33333
*
37.26780
.040
21.4076
545.2590
18
383.33333
*
37.26780
.017
121.4076
645.2590
12
114
*
28.67442
.002
296.5740
643.4260
0
-60.00000
15.98611
.249
-176.7876
56.7876
3
-36.66667
6.66667
.164
-105.4401
32.1067
6
-3.33333
17.95055
1.000
-142.4237
135.7570
12
146.66667
*
17.95055
.044
7.5763
285.7570
15
280.00000
33.99346
.066
-40.6014
600.6014
18
380.00000
*
33.99346
.035
59.3986
700.6014
21
466.66667
*
24.26703
.008
255.1845
678.1488
0
-206.66667
*
22.11083
.009
-333.7686
-79.5647
3
-183.33333
*
16.66667
.044
-355.2668
-11.3998
6
-150.00000
*
23.57023
.034
-284.0216
-15.9784
9
-146.66667
*
17.95055
.044
-285.7570
-7.5763
15
133.33333
37.26780
.267
-128.5924
395.2590
18
233.33333
37.26780
.068
-28.5924
495.2590
21
320.00000
*
28.67442
.006
146.5740
493.4260
0
-340.00000
*
36.36237
.028
-611.7058
-68.2942
3
-316.66667
33.33333
.059
-660.5336
27.2003
6
-283.33333
*
37.26780
.040
-545.2590
-21.4076
9
-280.00000
33.99346
.066
-600.6014
40.6014
12
-133.33333
37.26780
.267
-395.2590
128.5924
18
100.00000
47.14045
.648
-168.0431
368.0431
21
186.66667
40.68852
.118
-61.1586
434.4919
36.36237
.014
-711.7058
-168.2942
21
9
12
15
18
21
470.00000
0
-440.00000
*
3
-416.66667
*
33.33333
.034
-760.5336
-72.7997
6
-383.33333
*
37.26780
.017
-645.2590
-121.4076
9
-380.00000
*
33.99346
.035
-700.6014
-59.3986
12
-233.33333
37.26780
.068
-495.2590
28.5924
15
-100.00000
47.14045
.648
-368.0431
168.0431
21
86.66667
40.68852
.648
-161.1586
334.4919
-526.66667
*
27.48737
.001
-701.8915
-351.4419
3
-503.33333
*
23.33333
.012
-744.0402
-262.6264
6
-470.00000
*
28.67442
.002
-643.4260
-296.5740
9
-466.66667
*
24.26703
.008
-678.1488
-255.1845
0
115
12
-320.00000
*
28.67442
.006
-493.4260
-146.5740
15
-186.66667
40.68852
.118
-434.4919
61.1586
18
-86.66667
40.68852
.648
-334.4919
161.1586
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
2.11
Kết quả xác định chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian
bảo quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(điểm)
(điểm)
(điểm)
(điểm)
0
20
20
20
20
3
20
20
20
20
6
18.56
18.84
19
18.8
9
16.6
16.44
16.28
16.44
12
16.04
16.16
16
16.06667
15
15.56
15.8
15.64
15.66667
18
15.28
15.12
15.4
15.26667
21
15.16
15
14.72
14.96
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(điểm)
(điểm)
(điểm)
(điểm)
0
20
20
20
20
3
11.6
11.32
11.72
11.54667
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
Test of Homogeneity of Variances
camquan
Levene Statistic
2.272
df1
df2
7
Sig.
16
.082
116
ANOVA
camquan
Sum of Squares
Between Groups
Mean Square
93.566
7
13.367
.333
16
.021
93.898
23
Within Groups
Total
df
F
Sig.
642.621
.000
camquan
Duncan
Subset for alpha = 0.05
ngayba
oquan
N
1
2
3
4
5
6
7
21
3
18
3
15
3
12
3
9
3
6
3
0
3
20.0000
3
3
20.0000
Sig.
14.9600
15.2667
15.6667
16.0667
16.4400
18.8000
1.000
1.000
1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
1.000
1.000
1.000
1.000
117
2.12
Kết quả xác định hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi theo thời gian
bảo quản
Ngày bảo
quản (mẫu
Lần 1(%)
Lần 2(%)
Lần 3(%)
GTTB (%)
0
0
0
0
0
3
1.1949
1.2183
1.2348
1.2160
6
3.4313
2.8464
3.3647
3.2141
9
5.4119
4.9598
5.2741
5.2153
12
6.6075
6.4782
6.2374
6.4410
15
7.2401
7.5792
8.1547
7.6580
18
8.3961
7.9375
8.0384
8.1240
21
9.6174
10.383
9.4892
9.8298
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
0
0
0
0
3
6.3827
7.8347
7.0283
7.0819
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
Test of Homogeneity of Variances
haohuttrongluong
Levene Statistic
3.625
df1
df2
7
Sig.
16
.016
118
ANOVA
haohuttrongluong
Sum of Squares
Between Groups
Within Groups
Total
df
Mean Square
F
253.264
7
36.181
1.394
16
.087
254.659
23
415.171
Sig.
.000
Multiple Comparisons
haohuttrongluong
Dunnett T3
(I)
(J)
95% Confidence Interval
ngayba ngayba Mean Difference
oquan
oquan
0
3
-1.2160056
*
.0115703
.001
-1.335365
-1.096647
6
-3.2141224
*
.1848627
.018
-5.121167
-1.307077
9
-5.2152656
*
.1337834
.004
-6.595376
-3.835155
12
-6.4410232
*
.1084350
.002
-7.559640
-5.322406
15
-7.6580000
*
.2669459
.007
-10.411817
-4.904183
18
-8.1240130
*
.1391458
.002
-9.559442
-6.688584
21
-9.8297636
*
.2789338
.004
-12.707247
-6.952280
0
1.2160056
*
.0115703
.001
1.096647
1.335365
-1.9981168
*
.1852244
.045
-3.890917
-.105317
9
-3.9992599
*
.1342828
.006
-5.359926
-2.638594
12
-5.2250176
*
.1090506
.002
-6.319961
-4.130074
15
-6.4419944
*
.2671965
.009
-9.185877
-3.698112
18
-6.9080074
*
.1396260
.002
-8.324705
-5.491310
21
-8.6137580
*
.2791737
.006
-11.481729
-5.745787
0
3.2141224
*
.1848627
.018
1.307077
5.121167
3
1.9981168
*
.1852244
.045
.105317
3.890917
-2.0011432
*
.2281933
.014
-3.375226
-.627061
12
-3.2269008
*
.2143184
.004
-4.628608
-1.825194
15
-4.4438776
*
.3247065
.003
-6.429243
-2.458512
3
6
6
9
(I-J)
Std. Error
Sig.
Lower Bound
Upper Bound
119
9
18
-4.9098906
*
.2313780
.001
-6.285958
-3.533823
21
-6.6156412
*
.3346316
.001
-8.695752
-4.535530
0
5.2152656
*
.1337834
.004
3.835155
6.595376
3
3.9992599
*
.1342828
.006
2.638594
5.359926
2.0011432
*
.2281933
.014
.627061
3.375226
12
-1.2257576
*
.1722096
.025
-2.229881
-.221634
15
-2.4427344
*
.2985936
.033
-4.539096
-.346373
18
-2.9087475
*
.1930273
.001
-4.007305
-1.810190
21
-4.6144980
*
.3093575
.007
-6.830093
-2.398903
0
6.4410232
*
.1084350
.002
5.322406
7.559640
3
5.2250176
*
.1090506
.002
4.130074
6.319961
6
3.2269008
*
.2143184
.004
1.825194
4.628608
9
1.2257576
*
.1722096
.025
.221634
2.229881
15
-1.2169768
.2881289
.203
-3.435416
1.001462
18
-1.6829898
*
.1764078
.009
-2.721803
-.644177
21
-3.3887404
*
.2992695
.020
-5.734634
-1.042846
0
7.6580000
*
.2669459
.007
4.904183
10.411817
3
6.4419944
*
.2671965
.009
3.698112
9.185877
6
4.4438776
*
.3247065
.003
2.458512
6.429243
9
2.4427344
*
.2985936
.033
.346373
4.539096
12
1.2169768
.2881289
.203
-1.001462
3.435416
18
-.4660130
.3010343
.876
-2.542054
1.610028
21
-2.1717636
.3860883
.052
-4.369565
.026038
0
8.1240130
*
.1391458
.002
6.688584
9.559442
3
6.9080074
*
.1396260
.002
5.491310
8.324705
6
4.9098906
*
.2313780
.001
3.533823
6.285958
9
2.9087475
*
.1930273
.001
1.810190
4.007305
12
1.6829898
*
.1764078
.009
.644177
2.721803
15
.4660130
.3010343
.876
-1.610028
2.542054
21
-1.7057506
.3117140
.097
-3.898836
.487335
.2789338
.004
6.952280
12.707247
6
12
15
18
21
0
9.8297636
*
3
8.6137580
*
.2791737
.006
5.745787
11.481729
6
6.6156412
*
.3346316
.001
4.535530
8.695752
120
9
4.6144980
*
.3093575
.007
2.398903
6.830093
12
3.3887404
*
.2992695
.020
1.042846
5.734634
15
2.1717636
.3860883
.052
-.026038
4.369565
18
1.7057506
.3117140
.097
-.487335
3.898836
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
2.13
Kết quả xác định tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo
quản
Ngày bảo
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
0
0
0
0
3
0
0
0
0
6
0
0
0
0
9
4.7820
5.2937
4.9493
5.0083
12
7.1424
7.2923
6.9284
7.1210
15
7.9347
8.0734
8.2845
8.0975
18
8.9320
9.0483
8.7243
8.9015
21
8.9574
8.8849
9.0473
8.9632
Lần 1
Lần 2
Lần 3
GTTB
(%)
(%)
(%)
(%)
0
0
0
0
0
3
7.3874
8.3837
7.8472
7.872767
quản (mẫu
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
đối chứng)
121
Test of Homogeneity of Variances
tylehuhong
Levene Statistic
3.387
df1
df2
7
Sig.
16
.021
ANOVA
tylehuhong
Sum of Squares
Between Groups
Within Groups
Total
df
Mean Square
358.702
7
51.243
.332
16
.021
359.034
23
F
Sig.
2467.811
.000
Multiple Comparisons
tylehuhong
Dunnett T3
(I)
(J)
95% Confidence Interval
ngayba ngayba Mean Difference
oquan
oquan
0
3
.00000
.00000
.
.0000
.0000
6
.00000
.00000
.
.0000
.0000
9
-5.00832
*
.15065
.005
-6.5624
-3.4542
12
-7.12105
*
.10559
.001
-8.2103
-6.0318
15
-8.09753
*
.10170
.001
-9.1466
-7.0484
18
-8.90153
*
.09476
.001
-9.8791
-7.9240
21
-8.96320
*
.04697
.000
-9.4477
-8.4786
0
.00000
.00000
.
.0000
.0000
6
.00000
.00000
.
.0000
.0000
9
-5.00832
*
.15065
.005
-6.5624
-3.4542
12
-7.12105
*
.10559
.001
-8.2103
-6.0318
15
-8.09753
*
.10170
.001
-9.1466
-7.0484
18
-8.90153
*
.09476
.001
-9.8791
-7.9240
3
(I-J)
Std. Error
Sig.
Lower Bound
Upper Bound
122
*
.04697
.000
-9.4477
-8.4786
0
.00000
.00000
.
.0000
.0000
3
.00000
.00000
.
.0000
.0000
9
-5.00832
*
.15065
.005
-6.5624
-3.4542
-7.12105
*
.10559
.001
-8.2103
-6.0318
15
-8.09753
*
.10170
.001
-9.1466
-7.0484
18
-8.90153
*
.09476
.001
-9.8791
-7.9240
21
-8.96320
*
.04697
.000
-9.4477
-8.4786
0
5.00832
*
.15065
.005
3.4542
6.5624
3
5.00832
*
.15065
.005
3.4542
6.5624
6
5.00832
*
.15065
.005
3.4542
6.5624
12
-2.11273
*
.18397
.006
-3.2327
-.9927
-3.08922
*
.18176
.002
-4.2111
-1.9673
-3.89321
*
.17797
.001
-5.0230
-2.7635
21
-3.95488
*
.15780
.004
-5.2943
-2.6154
0
7.12105
*
.10559
.001
6.0318
8.2103
3
7.12105
*
.10559
.001
6.0318
8.2103
6
7.12105
*
.10559
.001
6.0318
8.2103
9
2.11273
*
.18397
.006
.9927
3.2327
15
-.97649
*
.14660
.029
-1.8108
-.1422
18
-1.78048
*
.14188
.003
-2.5927
-.9682
-1.84215
*
.11557
.006
-2.6981
-.9862
0
8.09753
*
.10170
.001
7.0484
9.1466
3
8.09753
*
.10170
.001
7.0484
9.1466
6
8.09753
*
.10170
.001
7.0484
9.1466
9
3.08922
*
.18176
.002
1.9673
4.2111
12
.97649
*
.14660
.029
.1422
1.8108
18
-.80399
*
.13900
.048
-1.5967
-.0113
21
-.86566
*
.11202
.043
-1.6816
-.0497
8.90153
*
.09476
.001
7.9240
9.8791
3
8.90153
*
.09476
.001
7.9240
9.8791
6
8.90153
*
.09476
.001
7.9240
9.8791
9
3.89321
*
.17797
.001
2.7635
5.0230
21
6
12
9
15
18
12
21
15
18
0
-8.96320
123
21
12
1.78048
*
.14188
.003
.9682
2.5927
15
.80399
*
.13900
.048
.0113
1.5967
21
-.06167
.10576
1.000
-.8079
.6846
8.96320
*
.04697
.000
8.4786
9.4477
8.96320
*
.04697
.000
8.4786
9.4477
6
8.96320
*
.04697
.000
8.4786
9.4477
9
3.95488
*
.15780
.004
2.6154
5.2943
12
1.84215
*
.11557
.006
.9862
2.6981
15
.86566
*
.11202
.043
.0497
1.6816
18
.06167
.10576
1.000
-.6846
.8079
0
3
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
2.14
Kết quả xác định cường độ màu sắc của Rong nho tươi theo thời gian
bảo quản
Ngày bảo
quản (mẫu
GTTB (%)
Red
Green
Blue
0
29.74
45.96
24.31
3
31.28
43.46
25.26
6
33.77
45.03
21.19
9
34.23
46.42
19.35
12
34.03
45.96
20.02
15
35.16
45.30
19.54
18
35.74
44.91
19.36
21
34.20
46.11
19.69
bảo quản)
Ngày bảo
quản (mẫu
GTTB (%)
Red
Green
Blue
0
29.74
45.96
24.31
3
31.62
41.02
27.36
bảo quản)
124
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic
df1
df2
Sig.
Red
5.360
7
16
.003
Green
3.888
7
16
.012
Blue
3.617
7
16
.016
ANOVA
Sum of Squares
Red
Between Groups
F
7
12.097
4.497
16
.281
Total
89.173
23
Between Groups
18.964
7
2.709
2.905
16
.182
21.869
23
117.799
7
16.828
2.095
16
.131
119.894
23
Within Groups
Total
Blue
Mean Square
84.676
Within Groups
Green
df
Between Groups
Within Groups
Total
Sig.
43.034
.000
14.919
.000
128.522
.000
Multiple Comparisons
Dunnett T3
Depende (I)
nt
(J)
95% Confidence Interval
ngayba ngayba Mean Difference
Variable oquan
oquan
Red
3
-1.55027
.70200
.642
-8.3863
5.2858
6
-4.03797
.70022
.143
-10.9360
2.8600
9
-4.49503
.81303
.077
-9.7151
.7251
12
-4.29549
.69776
.129
-11.2820
2.6910
15
-5.42557
.69521
.084
-12.5079
1.6568
18
-6.00393
.69630
.068
-13.0446
1.0368
21
-4.46417
.73163
.100
-10.5178
1.5895
0
(I-J)
Std. Error
Sig.
Lower Bound
Upper Bound
125
3
6
9
12
15
0
1.55027
.70200
.642
-5.2858
8.3863
6
-2.48770
*
.14660
.001
-3.3279
-1.6475
9
-2.94476
.43842
.092
-6.8702
.9807
12
-2.74522
*
.13435
.001
-3.5594
-1.9310
15
-3.87529
*
.12044
.001
-4.7567
-2.9939
18
-4.45366
*
.12659
.000
-5.2862
-3.6211
21
-2.91390
*
.25783
.015
-4.7786
-1.0492
0
4.03797
.70022
.143
-2.8600
10.9360
3
2.48770
*
.14660
.001
1.6475
3.3279
9
-.45706
.43555
.980
-4.4616
3.5475
12
-.25752
.12467
.673
-.9870
.4720
15
-1.38759
*
.10954
.009
-2.1478
-.6273
18
-1.96596
*
.11626
.002
-2.6936
-1.2383
21
-.42620
.25292
.823
-2.3515
1.4991
0
4.49503
.81303
.077
-.7251
9.7151
3
2.94476
.43842
.092
-.9807
6.8702
6
.45706
.43555
.980
-3.5475
4.4616
12
.19954
.43158
1.000
-3.9258
4.3249
15
-.93053
.42746
.653
-5.1975
3.3365
18
-1.50889
.42923
.340
-5.7129
2.6951
21
.03086
.48445
1.000
-3.2302
3.2919
0
4.29549
.69776
.129
-2.6910
11.2820
3
2.74522
*
.13435
.001
1.9310
3.5594
6
.25752
.12467
.673
-.4720
.9870
9
-.19954
.43158
1.000
-4.3249
3.9258
15
-1.13008
*
.09251
.006
-1.7118
-.5483
18
-1.70844
*
.10038
.001
-2.2929
-1.1240
21
-.16868
.24603
1.000
-2.2114
1.8740
0
5.42557
.69521
.084
-1.6568
12.5079
3
3.87529
*
.12044
.001
2.9939
4.7567
6
1.38759
*
.10954
.009
.6273
2.1478
126
9
18
21
Green
0
3
.93053
.42746
.653
-3.3365
5.1975
12
1.13008
*
.09251
.006
.5483
1.7118
18
-.57836
*
.08082
.026
-1.0527
-.1040
21
.96140
.23871
.262
-1.2625
3.1853
0
6.00393
.69630
.068
-1.0368
13.0446
3
4.45366
*
.12659
.000
3.6211
5.2862
6
1.96596
*
.11626
.002
1.2383
2.6936
9
1.50889
.42923
.340
-2.6951
5.7129
12
1.70844
*
.10038
.001
1.1240
2.2929
15
.57836
*
.08082
.026
.1040
1.0527
21
1.53976
.24187
.101
-.5972
3.6767
0
4.46417
.73163
.100
-1.5895
10.5178
3
2.91390
*
.25783
.015
1.0492
4.7786
6
.42620
.25292
.823
-1.4991
2.3515
9
-.03086
.48445
1.000
-3.2919
3.2302
12
.16868
.24603
1.000
-1.8740
2.2114
15
-.96140
.23871
.262
-3.1853
1.2625
18
-1.53976
.24187
.101
-3.6767
.5972
3
2.49538
.44235
.156
-2.0513
7.0420
6
.92277
.51763
.792
-2.4072
4.2527
9
-.46819
.48693
.992
-4.0142
3.0778
12
.00109
.44626
1.000
-4.3995
4.4017
15
.65400
.45140
.893
-3.5779
4.8859
18
1.05103
.44327
.595
-3.4596
5.5617
21
-.15476
.59697
1.000
-3.5678
3.2582
0
-2.49538
.44235
.156
-7.0420
2.0513
6
-1.57261
.26992
.146
-4.3300
1.1848
9
-2.96357
*
.20499
.025
-5.0428
-.8843
12
-2.49429
*
.06374
.002
-3.0534
-1.9352
15
-1.84138
*
.09316
.011
-2.7291
-.9537
18
-1.44435
*
.03749
.000
-1.7045
-1.1842
21
-2.65013
.40161
.116
-6.7749
1.4746
127
6
9
12
15
18
0
-.92277
.51763
.792
-4.2527
2.4072
3
1.57261
.26992
.146
-1.1848
4.3300
9
-1.39096
.33806
.154
-3.3971
.6151
12
-.92168
.27628
.360
-3.4654
1.6221
15
-.26877
.28451
.992
-2.6148
2.0772
18
.12826
.27143
1.000
-2.5725
2.8290
21
-1.07753
.48328
.608
-4.0668
1.9118
0
.46819
.48693
.992
-3.0778
4.0142
3
2.96357
*
.20499
.025
.8843
5.0428
6
1.39096
.33806
.154
-.6151
3.3971
12
.46929
.21329
.638
-1.3620
2.3006
15
1.12220
.22385
.131
-.5301
2.7745
18
1.51922
.20697
.088
-.4888
3.5273
21
.31344
.45025
1.000
-2.8252
3.4521
0
-.00109
.44626
1.000
-4.4017
4.3995
3
2.49429
*
.06374
.002
1.9352
3.0534
6
.92168
.27628
.360
-1.6221
3.4654
9
-.46929
.21329
.638
-2.3006
1.3620
15
.65291
.11024
.057
-.0293
1.3351
18
1.04994
*
.06986
.005
.5770
1.5229
21
-.15585
.40592
1.000
-4.1221
3.8104
0
-.65400
.45140
.893
-4.8859
3.5779
3
1.84138
*
.09316
.011
.9537
2.7291
6
.26877
.28451
.992
-2.0772
2.6148
9
-1.12220
.22385
.131
-2.7745
.5301
12
-.65291
.11024
.057
-1.3351
.0293
18
.39703
.09745
.229
-.3866
1.1806
21
-.80876
.41156
.721
-4.5971
2.9796
0
-1.05103
.44327
.595
-5.5617
3.4596
3
1.44435
*
.03749
.000
1.1842
1.7045
6
-.12826
.27143
1.000
-2.8290
2.5725
9
-1.51922
.20697
.088
-3.5273
.4888
12
-1.04994
*
.06986
.005
-1.5229
-.5770
128
21
Blue
0
15
-.39703
.09745
.229
-1.1806
.3866
21
-1.20579
.40263
.440
-5.2911
2.8796
0
.15476
.59697
1.000
-3.2582
3.5678
3
2.65013
.40161
.116
-1.4746
6.7749
6
1.07753
.48328
.608
-1.9118
4.0668
9
-.31344
.45025
1.000
-3.4521
2.8252
12
.15585
.40592
1.000
-3.8104
4.1221
15
.80876
.41156
.721
-2.9796
4.5971
18
1.20579
.40263
.440
-2.8796
5.2911
3
-.94844
.33035
.436
-3.6283
1.7314
6
3.11187
*
.35618
.023
.7270
5.4968
9
4.95989
*
.49008
.007
2.1115
7.8083
4.29106
*
.31168
.028
1.0973
7.4849
4.76823
*
.31643
.019
1.7435
7.7930
18
4.94956
*
.32352
.014
2.1240
7.7751
21
4.61559
*
.39027
.005
2.2980
6.9332
0
.94844
.33035
.436
-1.7314
3.6283
6
4.06031
*
.20554
.001
2.7642
5.3564
9
5.90833
*
.39441
.014
2.4942
9.3225
12
5.23950
*
.11192
.002
4.1424
6.3366
15
5.71667
*
.12453
.000
4.8532
6.5802
5.89800
*
.14158
.000
5.0692
6.7268
21
5.56403
*
.26017
.003
3.6840
7.4440
0
-3.11187
*
.35618
.023
-5.4968
-.7270
3
-4.06031
*
.20554
.001
-5.3564
-2.7642
9
1.84803
.41629
.172
-1.1972
4.8933
12
1.17920
.17395
.108
-.5772
2.9356
15
1.65636
*
.18232
.041
.1363
3.1764
18
1.83769
*
.19436
.021
.4834
3.1920
21
1.50372
.29227
.081
-.2469
3.2544
.49008
.007
-7.8083
-2.1115
12
15
3
18
6
9
0
-4.95989
*
3
-5.90833
*
.39441
.014
-9.3225
-2.4942
6
-1.84803
.41629
.172
-4.8933
1.1972
129
12
15
12
-.66883
.37891
.790
-4.5599
3.2223
15
-.19167
.38283
1.000
-3.9383
3.5549
18
-.01033
.38871
1.000
-3.5725
3.5518
21
-.34430
.44580
.999
-3.1876
2.4990
-4.29106
*
.31168
.028
-7.4849
-1.0973
3
-5.23950
*
.11192
.002
-6.3366
-4.1424
6
-1.17920
.17395
.108
-2.9356
.5772
9
.66883
.37891
.790
-3.2223
4.5599
15
.47717
.05934
.059
-.0389
.9932
18
.65850
.08976
.085
-.1977
1.5147
21
.32453
.23601
.911
-2.0819
2.7309
-4.76823
*
.31643
.019
-7.7930
-1.7435
-5.71667
*
.12453
.000
-6.5802
-4.8532
6
-1.65636
*
.18232
.041
-3.1764
-.1363
9
.19167
.38283
1.000
-3.5549
3.9383
12
-.47717
.05934
.059
-.9932
.0389
18
.18133
.10507
.815
-.4784
.8410
21
-.15264
.24225
1.000
-2.3542
2.0490
0
0
3
18
21
0
-4.94956
*
.32352
.014
-7.7751
-2.1240
3
-5.89800
*
.14158
.000
-6.7268
-5.0692
6
-1.83769
*
.19436
.021
-3.1920
-.4834
9
.01033
.38871
1.000
-3.5518
3.5725
12
-.65850
.08976
.085
-1.5147
.1977
15
-.18133
.10507
.815
-.8410
.4784
21
-.33397
.25144
.933
-2.3335
1.6656
0
-4.61559
*
.39027
.005
-6.9332
-2.2980
3
-5.56403
*
.26017
.003
-7.4440
-3.6840
6
-1.50372
.29227
.081
-3.2544
.2469
9
.34430
.44580
.999
-2.4990
3.1876
12
-.32453
.23601
.911
-2.7309
2.0819
15
.15264
.24225
1.000
-2.0490
2.3542
18
.33397
.25144
.933
-1.6656
2.3335
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
130
Phụ lục 3: Một số hình ảnh
Mẫu 0 ngày bảo quản
Mẫu 6 ngày bảo quản
Mẫu 3 ngày bảo quản
Mẫu 9 ngày bảo quản
131
Mẫu 12 ngày bảo quản
Mẫu 18 ngày bảo quản
Mẫu 15 ngày bảo quản
Mẫu đối chứng 2 ngày bảo quản
Hình ảnh các mẫu Rong nho theo thời gian bảo quản
[...]... sự biến đổi về thành phần hóa học của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA 2 Nghiên cứu sự biến đổi vi sinh vật trên Rong nho tươi theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA 3 Nghiên cứu sự biến đổi về chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA 4 Nghiên cứu sự biến đổi về các chỉ tiêu vật lý của Rong nho tươi theo thời gian. .. Rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi theo thời gian bảo quản bằng khí Nitơ, bao gói PA là cấp thiết Mục đích đề tài Nghiên cứu sự biến đổi về thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan và tính chất vật lý của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ Nội dung nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào các nội dung cụ thể sau đây: 1 Nghiên cứu sự. .. nho sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng rong và kéo dài thời gian sử dụng rong nho Với mỗi phương pháp bảo quản khác nhau cho chất lượng dinh dưỡng và thành phần Rong nho trong thời gian bảo quản khác nhau Do vậy, để xác định phương pháp tối ưu cho vi c bảo quản rong nho vi c thực hiện đề tài Nghiên cứu sự biến đổi về thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan và chỉ tiêu 2 vật lý của Rong. .. gian bảo quản bằng khí nitơ, bao gói PA Ý nghĩa khoa học của đề tài Cung cấp các số liệu khoa học về sự biến đổi của Rong nho theo thời gian bảo quản bằng khí nitơ Ý nghĩa thực tế của đề tài Kết quả của đề tài góp phần hỗ trợ thêm cơ sở khoa học cho các doanh nghiệp kinh doanh Rong nho trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài Nâng cao giá trị kinh tế cho Rong nho, tạo điều kiện cho nghề nuôi trồng Rong nho. .. nghiên cứu chế biến Rong nho thành sản phẩm Rong nho cán mỏng làm màng bao gói cho món ăn Shushi của Nhật Bản và nhận thấy Rong nho xử lý nhiệt và phối trộn với một số polysaccharid khác có thể tạo màng rất tốt [7] Năm 2010, Vũ Ngọc Bội và Phạm Văn Đạt đã tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu chế biến bột Rong nho (Caulerpa lentillifera) và kết quả nghiên cứu cho thấy nếu được xử lý tốt, Rong nho hoàn toàn... không những có sản lượng cao mà còn có giá trị dinh dưỡng và kéo dài được thời gian bảo quản là vấn đề cần được quan tâm Vi c nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi Rong nho đến chất lượng của Rong nho góp phần đem lại thuận lợi cho nghề nuôi trồng Rong nho, giúp nghề nuôi trồng Rong nho trong nước phát triển bền vững 1.1.5 Tình hình nghiên cứu Rong nho biển trên thế giới Chi rong Caulerpa được mô tả đầu... phương pháp này ít ảnh hưởng đến chất lượng rau quả và thời hạn bảo quản cũng dài • Bảo quản trong môi trường thay đổi thành phần khí quyển Bảo quản CA (Control Atmosphere) dựa vào nguyên lý tiềm sinh - Anabioza: Đây là phương pháp bảo quản rau quả tươi trong môi trường khí quyển mà thành phần không khí như O2, CO2 được điều chỉnh khác với khí quyển bình thường Trong khí quyển bình thường có chứa 21%... cho thấy, thành phần hóa học cơ bản của Rong nho phụ thuộc vào độ tuổi của Rong nho: - Hàm lượng ẩm của Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt là 94.16%, 92.61%, 90.05%, 90.34% - Hàm lượng tro toàn phần của Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt là 1.05%, 1.26%, 1.60% và 1.70% - Hàm lượng protein của Rong nho 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi lần lượt là 6.6%, 6.8%, 6.9% và 7.1% - Hàm lượng lipid... bảo quản trong môi trường không khí lạnh hoặc sấy khô thì Rong nho có thể bảo quản được trong thời gian dài mà không làm hư hỏng cấu trúc và vẫn giữ được hương vị đặc trưng của rong [28], [37] Cũng bảo quản bằng nước muối nhưng theo tác giả Mukoda et al, (2006), nếu Rong nho được bảo quản trong môi trường nước muối từ 1,0-9,9% sẽ không gây hư hỏng đến cấu trúc của rong [28] Hay kết quả nghiên cứu của. .. acid và kiềm nồng độ cao Màng PA trong suốt và có độ bóng bề mặt cao Màng PA ghép cùng PE được dùng làm bao bì chứa thực phẩm lạnh đông, hoặc bao bọc thực phẩm ăn liền được hâm nóng trong lò viba trước khi ăn 1.4 Tổng quan về bảo quản rau quả 1.4.1 Các biến đổi của rau quả tươi sau khi thu hoạch [30] • Biến đổi sinh hóa Hô hấp là quá trình sinh học cơ bản xảy ra trong rau quả khi bảo quản tươi Về bản chất ... PA Nghiên cứu biến đổi vi sinh vật Rong nho tươi theo thời gian bảo quản khí nitơ, bao gói PA Nghiên cứu biến đổi chất lượng cảm quan Rong nho tươi theo thời gian bảo quản khí nitơ, bao gói PA. .. cho vi c bảo quản rong nho vi c thực đề tài Nghiên cứu biến đổi thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan tiêu vật lý Rong nho (Caulerpa lentillifera) tươi theo thời gian bảo quản khí. .. quản khí Nitơ, bao gói PA là cấp thiết Mục đích đề tài Nghiên cứu biến đổi thành phần hóa học, vi sinh vật, chất lượng cảm quan tính chất vật lý Rong nho tươi theo thời gian bảo quản khí nitơ