Việc nghiên cứu đặc trưng một số thể loại truyện dân gian sẽ giúp giáo viên không những có khả năng hiểu đúng các thể loại được giới thiệu trong chương trình Tiểu học mà còn có khả năng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình khác
Đồng Hới, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Oanh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng gửi lời tri ân đến cô giáo ThS Trần Thị Mỹ Hồng, người
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
Tác giả
Nguyễn Thị Oanh
Trang 3KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của đề tài 4
6 Cấu trúc của đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN DÂN GIAN VÀ TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 1.1 Khái quát về truyện dân gian 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Một số thể loại truyện dân gian 7
1.1.2.1 Truyện thần thoại 7
1.1.2.2 Truyện truyền thuyết 8
1.1.2.3 Truyện cổ tích 9
1.1.2.4 Truyện cười 11
1.1.2.5 Truyện ngụ ngôn 13
1.2 Truyện dân gian trong chương trình Tiểu học 14
1.2.1 Hệ thống truyện dân gian trong chương trình Tiểu học 14
1.2.2 Đặc điểm truyện dân gian trong chương trình Tiểu học 15
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của truyện dân gian đối với học sinh Tiểu học 15
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VỀ TRUYỆN THẦN THOẠI, TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 2.1 Đặc trưng về truyện thần thoại trong chương trình Tiểu học 17
2.1.1 Nhân vật 17
2.1.1.1 Nhân vật là vị thần 17
2.1.1.2 Nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa 20
2.1.2 Cốt truyện 21
2.2 Đặc trưng về truyện truyền thuyết trong chương trình Tiểu học 22
2.2.1 Nhân vật 22
Trang 52.2.1.1 Nhân vật là anh hùng lịch sử 22
2.2.1.2 Nhân vật khởi nguyên và anh hùng văn hóa 24
2.2.2 Cốt truyện 27
2.2.3 Ngôn ngữ 29
2.3 Đặc trưng về truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học 30
2.3.1 Nhân vật 30
2.3.1.1 Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì 30
2.3.1.2 Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự) 33
2.3.1.3 Nhân vật trong truyện cổ tích loài vật 35
2.3.2 Kết cấu 39
2.3.2.1 Kết cấu của truyện cổ tích thần kì 39
2.3.2.2 Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự) 41
2.3.2.3 Kết cấu của truyện cổ tích loài vật 42
2.3.3 Ngôn ngữ 43
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ TRUYỆN CƯỜI, TRUYỆN NGỤ NGÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 3.1 Đặc trưng về truyện cười trong chương trình Tiểu học 47
3.1.1 Nhân vật 47
3.1.1.1 Nhân vật là trẻ em 47
3.1.1.2 Các nhân vật khác 49
3.1.2 Kết cấu 51
3.1.2.1 Kết cấu “tiệm tiến” 52
3.1.2.2 Kết cấu “gói kín, mở nhanh” 52
3.1.3 Ngôn ngữ 53
3.1.3.1 Lời văn kể chuyện 53
3.1.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 54
3.2 Đặc trưng về truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiểu học 55
3.2.1 Nhân vật 55
3.2.1.1 Nhân vật là loài vật 55
3.2.1.2 Các nhân vật khác 57
3.2.2 Kết cấu 59
3.2.2.1 Kết cấu dạng thể kịch 59
3.2.3 Ngôn ngữ và lời kể trong truyện ngụ ngôn 62
3.2.3.1 Ngôn ngữ 62
Trang 63.2.3.2 Lời kể 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC………
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là tài sản vô giá của dân tộc ta Đó là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng do con người sáng tạo ra khi tham gia sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống, xã hội, thiên nhiên và vũ trụ Văn học dân gian chính là bộ “Bách khoa toàn thư” vĩ đại, là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tinh hoa văn hóa của dân tộc Do vậy, đối với nhân dân ở tất cả các thời
đã qua, văn học dân gian là nơi họ có thể tìm được những kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày Không những thế, đối với chúng
ta ngày nay “Văn học dân gian giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân dân mình, dân tộc mình trong quá khứ, để từ đó hiểu được nhân dân mình, dân tộc mình trong giai đoạn cách mạng hiện tại”
[21;tr.15]
Nói đến văn học dân gian cùng những giá trị vĩnh hằng của nó, ta
không thể không nhắc đến truyện dân gian Truyện dân gian là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam Những câu chuyện bình dân, gần gũi nhưng
có sức thu hút, sức hấp dẫn lớn đối với mọi tầng lớp, đặc biệt là thiếu nhi Thưởng thức truyện dân gian là nhu cầu giải trí hàng đầu của các em Đến với truyện dân gian các em không chỉ được thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình
mà còn được giáo dục về phẩm chất, về nhân cách, được bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ… Trẻ em vốn ưa tưởng tượng, thích ước mơ, sống với thế giới nhiều xúc cảm mãnh liệt Truyện dân gian lại là thế giới của ước mơ, tưởng tượng, vì vậy, một số thể loại truyện dân gian đã trở thành món quà
tặng đầy yêu thương của người xưa dành cho các em
Đáp ứng nhu cầu thưởng thức truyện dân gian của các em nhỏ, hàng năm nhiều nhà xuất bản đã cho ra đời các truyện dân gian với số lượng đồ sộ Xuất phát từ những giá trị giáo dục và dạy học to lớn tiềm tàng trong truyện dân gian, các nhà biên soạn cũng đã chọn lọc, đưa nhiều truyện dân gian vào chương trình Tiểu học Thế nhưng trên thực tế, nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc giúp các em khám phá những giá trị đặc trưng của các thể loại truyện dân gian, hiểu đúng đặc trưng thể loại là vô cùng cần thiết khi phân
tích tác phẩm văn học
Trang 8Việc nghiên cứu đặc trưng một số thể loại truyện dân gian sẽ giúp giáo viên không những có khả năng hiểu đúng các thể loại được giới thiệu trong chương trình Tiểu học mà còn có khả năng hoàn thiện thao tác phân tích tác phẩm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học truyện dân gian trong chương
trình Tiểu học Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc
trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình Tiểu học”
2 Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu truyện dân gian của chúng ta trong nhiều năm qua vẫn không ngừng được tiến hành và phát triển Truyện dân gian đã là đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và những thành tựu đạt được về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận Họ đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng của truyện dân gian trên cơ sở những đặc sắc của từng thể loại truyện dân gian, phân loại và nhận diện các thể loại Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu trong phạm vi tư liệu bao quát được
Trước hết, chúng ta có thể kể đến “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện văn học Công trình nghiên cứu này đã nhận định rằng “Công việc điều tra sưu tầm văn học dân gian đã được tiến hành thường xuyên liên tục trên một diện rộng nhằm tìm kiếm tối đa các giá trị văn học và văn hóa đang lưu truyền trong nhân dân các địa phương, các dân tộc trong nước Gần như trên đất nước có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu sắc thái văn học gồm đủ thể loại như truyền thuyết, thần thoại, cổ tích… Có thể hình dung tổng thể văn học dân gian Việt Nam như một tấm thổ cẩm nhiều màu sắc” [20;tr.4]
Trong giáo trình “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” tài liệu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, tác giả Đỗ Bình Trị đã chỉ ra những đặc trưng thi pháp của bốn thể loại truyện dân gian: truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn Tác giả cho rằng “Những đặc trưng thể loại phải được coi như một chỉnh thể Chính chỉnh thể này chứ không phải những đặc trưng xét riêng rẻ, tạo nên diện mạo xác định của thể loại và biến thái của nó, tạo nên mối liên hệ giữa các thể loại Mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy Vì thế, có nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng “giải mã” được các tác phẩm thuộc thể loại” [3;tr.3]
Trang 9Nhà nghiên cứu Cao Đức Tiến cũng đã khái quát đặc trưng các loại truyện cổ dân gian, đó là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười trong cuốn giáo trình “Văn học” tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học Trong đó, tác giả đã bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước từng thể loại truyện dân gian
Bên cạnh đó cũng có các công trình đã nghiên cứu chuyên sâu từng thể loại truyện dân gian Nghiên cứu “Đặc trưng truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học” là công trình của Lê Thị Mỹ Huệ Trong đó, tác giả đã nói đến truyện ngụ ngôn với các đặc điểm về nhân vật, kết cấu và lời
kể Trong cuốn khóa luận “So sánh truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học từ gốc nhìn thi pháp” của Phạm Thị Vân, tác giả đã chỉ ra được những nét đặc sắc của hai thể loại, đồng thời đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn, xét trên bình diện về thi pháp học Đây cũng là cơ sở cần thiết cho người viết trong việc nghiên cứu đề tài
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về một số phương diện đặc điểm của truyện dân gian như “Giáo trình văn học dân gian” của Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà; “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam” của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn… Trong các giáo trình này, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến định nghĩa, nguồn gốc ra đời, phân loại và một vài đặc trưng của từng thể loại truyện dân gian
Qua việc điểm xuyết các công trình nghiên cứu về những đặc trưng của một số thể loại truyện dân gian, chúng tôi nhận thấy có một vài tác giả đã phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về các thể loại và những đặc sắc của chúng nhưng chưa đi vào các tác phẩm cụ thể phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học Bên cạnh đó, cũng có công trình đã nhắc đến vấn đề trên nhưng chỉ nghiên cứu chuyên sâu một thể loại truyện dân gian Như vậy, các công trình nghiên cứu kể trên chưa có công trình nào tổng hợp một cách đầy đủ các thể loại truyện dân gian, xem xét những đặc trưng của chúng ở các tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiểu học Đề tài “Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình Tiểu học” là một đề tài tập trung nghiên cứu những đặc trưng của từng thể loại truyện dân gian ứng với các tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiểu học Các công trình nhắc tới ở trên là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình Tiểu học
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những tác phẩm thể loại truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn trong chương trình SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách Truyện đọc từ lớp 1 đến lớp 5
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tác phẩm truyện dân gian trong chương trình Tiểu học để thấy được đặc sắc về nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện và kết cấu của từng thể loại truyện dân gian, từ đó tổng hợp, khái quát lại và đưa ra kết luận chung
- Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để thống kê, phân loại và xác định tần số xuất hiện của truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười trong chương trình Tiểu học Từ đó, xác định vị trí
và tầm quan trọng của các thể loại truyện dân gian trong chương trình
- Phương pháp so sánh: Dùng để thấy được điểm chung và điểm khác biệt của từng thể loại truyện dân gian Từ đó, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản của các thể loại
5 Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những đặc trưng của các thể loại truyện dân gian, qua đó thấy được đặc sắc của từng thể loại bằng việc tìm hiểu các tác phẩm truyện cụ thể trong chương trình Tiểu học
- Về thực tiễn: Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu cần
thiết giúp giáo viên hiểu đúng các thể loại được giới thiệu trong chương trình Tiểu học và hoàn thiện thao tác phân tích tác phẩm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học truyện dân gian trong chương trình Tiểu học
Trang 116 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về truyện dân gian và truyện dân gian trong
chương trình Tiểu học
Chương 2: Đặc trưng về truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện
cổ tích trong chương trình Tiểu học
Chương 3: Đặc trưng về truyện cười, truyện ngụ ngôn trong chương
trình Tiểu học
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN DÂN GIAN VÀ
TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
tố kích thích sự sáng tạo vốn có tính chất tự phát của truyện dân gian Nhân vật trung tâm của các thể loại truyện dân gian chính là bản thân nhân dân, bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên thành nhân vật văn học Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn đề thân thiết đối với nhân dân, truyện dân gian biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả những khát vọng và lí tưởng của nhân dân, thể hiện những quan niệm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người, về đạo đức,
về mĩ học Truyện dân gian mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung, càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng truyện dân gian các dân tộc ở khắp nơi trên thế giới, ta càng thấy rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian dân tộc mình không hề biệt lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân loại Nghiên cứu so sánh các thể loại truyện dân gian, ta có thể bắt gặp những hiện tượng trùng lặp tương tự nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, về các mô típ
nghệ thuật, các yếu tố thi pháp
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, truyện dân gian
là hình thức sơ khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh thần nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tác tạo văn hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động Kho tàng truyện dân gian Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại như truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,
Trang 13truyện cười Mỗi thể loại của truyện dân gian với những đặc sắc của nó làm nên những giá trị to lớn cho truyện dân gian để truyện dân gian vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định được sức sống ngay cả trong thời đại mới Đi sâu vào từng thể loại truyện dân gian để tìm hiểu những đặc điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn của truyện dân
gian bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian
1.1.2 Một số thể loại truyện dân gian
1.1.2.1 Truyện thần thoại
Khái niệm
Thần thoại là loại truyện dân gian kể về các vị thần, các nhân vật được sùng bái, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa phản ánh nhận
thức và quan niệm của thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
C Mác đã khẳng định: “Với tư cách là hình thức văn hóa tinh thần đầu tiên của loài người, thần thoại tức là tự nhiên và bản thân các hình thái ý thức
xã hội đã được trí tưởng tượng chế biến đi một cách vô ý thức” [21;tr.17]
Trên cơ sở định nghĩa trên về thần thoại chúng ta có thể thấy, thần thoại chính là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời
cổ Thông qua sự thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người đã gửi gắm khát vọng giải thích tự nhiên, xã hội và ước mơ chinh phục thế giới đó
Đọc truyện thần thoại các em học sinh Tiểu học như được hòa mình vào những câu chuyện kì bí, viết thêm trong bộ sưu tập những câu chuyện lí thú của các em Thế giới những câu chuyện thần thoại trong chương trình Tiểu học là vô cùng phong phú, những mơ ước của con người được gửi gắm trong những người anh hùng thần thánh của cộng đồng Học sinh Tiểu học lại vô cùng thích những nhân vật anh hùng, người mà luôn bênh vực công lí, bảo vệ chính nghĩa… Qua những mẫu truyện các em vừa được thư giãn sau những giờ học căng thẳng, vừa
có kiến thức về nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên
Nguồn gốc ra đời của thần thoại
Cơ sở đầu tiên dẫn đến sự ra đời của thần thoại là sự phát triển của xã hội công xã nguyên thủy khi con người đã xuất hiện tư duy và hoạt động ngôn ngữ Con người thời kì nguyên thủy trong khi tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với các hiện tượng vũ trụ kì bí, họ đã muốn cố gắng tìm hiểu, xuyên qua cái bề ngoài để nhận thức thế giới, nhận thức tự nhiên Sự nhận thức thế giới
Trang 14của con người lúc đó là hoang đường và ấu trĩ Con người tưởng tượng ra và đặt niềm tin vào sự tưởng tượng ấy
Trong quá trình lao động, sản xuất, con người nguyên thủy đã vận dụng
lí trí non nớt, sự nhận biết thô sơ của mình về thiên nhiên, vũ trụ để tìm câu trả lời cho những gì xảy ra xung quanh như: Tại sao lại có ngày? Tại sao lại
có đêm? Tại sao lại có bầu trời? Tại sao lại có mặt đất? Tại sao lại có mặt trời, mặt trăng và các vì sao? Tại sao lại có sự sống, sự chết? Con người sinh ra từ đâu? Tại sao lại có mưa gió, bão lụt, hạn hán? và còn rất nhiều câu hỏi khác Chính vì thế, họ đã làm ra thần thoại
Giai đoạn này, con người cũng đã nhận thức được mình là một bộ phận của thiên nhiên và hơn nữa còn muốn khẳng định mình là bộ phận tinh túy nhất của thiên nhiên Sự phân biệt giai cấp, phân biệt lợi ích giữa bộ tộc này
và bộ tộc khác, sự đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm đã chuyển hóa bộ phận thần tự nhiên sang bộ phận thần thoại anh hùng văn hóa
1.1.2.2 Truyện truyền thuyết
Khái niệm
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử được lí tưởng hóa hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố
hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu còn ưa thích” [21;tr.38] Như vậy, ta cũng thấy được rằng, điều chủ yếu mà truyền thuyết muốn phản ánh không phải là lịch
sử như thế nào mà là lịch sử đem lại cái gì cho nhận thức và tình cảm của nhân dân Nếu lịch sử quan tâm đến các diễn biến, các sự kiện thì truyền thuyết quan
tâm đến các mô típ, chi tiết đẫm màu sắc nhân văn
Đến với những câu chuyện truyền thuyết mang yếu tố kì ảo và đậm màu sắc lịch sử, li kì, hấp dẫn, các em nhỏ vừa có kiến thức lịch sử vừa được đắm mình vào khung cảnh chiến sự vừa hư vừa thực Ngoài ra, các em sẽ cảm
thấy thêm yêu lịch sử của dân tộc và quyết tâm giữ gìn nó
Trang 15Nguồn gốc ra đời của truyền thuyết
Theo Ph AWngghen: “Tất cả các dân tộc trong quá trình phát triển lịch
sử của nó đều phải trải qua thời đại anh hùng” Truyền thuyết Việt Nam ra đời
và phát triển trong thời đại anh hùng Việt Nam, thời đại mà những yếu tố xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịch sử nhân loại Đó là thời kì con người bứt ra khỏi đời sống dã man, bước vào chế
độ văn minh đầu tiên Thời kì được đánh dấu bằng những chiến công lao động
và những biến đổi xã hội sâu sắc Ở Việt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kBì tiền sử, sự khởi đầu của thời kì sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kì văn hoá kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn
Việc sử dụng công cụ kim loại được coi như một cuộc cách mạng kĩ
thuật Công cụ sản xuất vô cùng phong phú và tiến bộ đã dẫn đến thành quả lao động được nâng cao, đời sống con người được cải thiện Nhu cầu mở rộng
thêm các vùng định cư và sản xuất, khai thác thêm các thị trường mới để trao
đổi sản phẩm, khám phá đất hoang… ngày càng dâng cao trong cộng đồng Chiến tranh giữa các bộ tộc xảy ra liên miên nhằm xâm lấn đất đai, mở rộng địa bàn, thôn tính lẫn nhau (dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên) Các bộ lạc có xu hướng, hoặc là thâu tóm lẫn nhau hoặc đoàn kết để chống lại
các bộ lạc lớn mạnh khác
Hoàn cảnh đó đã tạo nên một không khí hào hùng cho thời đại mà Ăngnghen nhận xét là: “thời đại mà mỗi thành viên nam giới của bộ lạc đến tuổi thành niên đều là những chiến binh” Các thành viên trong cộng đồng có điều kiện bộc lộ phẩm chất anh hùng của mình, ý thức về lịch sử, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ được nuôi dưỡng, xuất hiện các cá nhân anh hùng và tập thể
anh hùng Truyền thuyết ra đời nhằm tôn vinh sức mạnh, phẩm chất người anh hùng của mình, cộng đồng của mình
1.1.2.3 Truyện cổ tích
Khái niệm
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch
Trang 16và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con
người
Thế giới truyện cổ tích là thế giới có sự phân hóa giàu nghèo, tốt xấu, một thế giới với nhiều số phận con người nhỏ bé bị áp bức Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động Trong truyện cổ tích có nhiều con người với tấm lòng cao thượng và luôn chứa đựng luật nhân quả nên những con người bình dân đã gửi gắm tình cảm của mình với truyện cổ
tích:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được phật tiên độ trì”
(Lâm Thị Mỹ Dạ) Trong chương trình Tiểu học có rất nhiều mẫu truyện cổ tích mang yếu
tố hoang đường kì ảo làm hấp dẫn các em nhỏ Khi đọc truyện cổ tích các em được bắt gặp nhiều số phận con người với nhiều hoàn cảnh, tính cách khác nhau, qua đó các em sẽ biết cảm thông cho những số phận con người đáng thương
Phân loại truyện cổ tích
Có rất nhiều cách phân loại truyện cổ tích, cách phân loại phổ biến hiện nay dựa trên những khác biệt của đối tượng phản ánh thế giới đặc trưng của mỗi thể loại Truyện cổ tích được chia làm ba tiểu loại, đó là truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự), truyện cổ tích loài vật
+ Truyện cổ tích thần kì là nhóm truyện tiêu biểu nhất của truyện cổ tích Nó ra đời sớm và những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện này Khuynh hướng nổi bật của truyện cổ tích thần kì không phải là nhấn mạnh hiện thực mà là trình bày mơ ước, nguyện vọng và lí tưởng xã hội của nhân dân, thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo Yếu tố kì ảo rất đậm và tham gia như một phần không thể thiếu trong sự phát triển cốt truyện, nó đề cao trí tưởng tượng phong phú và lãng mạn của các tác giả dân gian Kết thúc của truyện cổ tích
Trang 17thần kì thường có hậu, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn mơ ước của nhân dân
+ Truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự) là nhóm truyện ra đời muộn, khi
mâu thuẫn và đấu tranh xã hội trở nên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng giải quyết những vấn đề xã hội bằng yếu tố kì ảo Tính thực tế đã chi phối những sáng tạo nghệ thuật của nhóm truyện này, những sinh hoạt đời thường, những quan hệ xã hội cụ thể phong phú, khiến cho yếu tố hiện thực đậm hơn yếu tố hoang đường Mơ ước công bằng, dân chủ được phản ánh tập trung trong nhóm truyện phân xử, tinh thần đề cao đạo đức tập trung trong nhóm truyện ca ngợi tình nghĩa và phê phán thói vô đạo Yếu tố kì ảo ít hơn truyện
cổ tích thần kì và thường tập trung ở cuối truyện, nhằm tô đậm hiện thực hơn
là phản ánh ước mơ
+ Truyện cổ tích loài vật là nhóm truyện mà nhân vật chính là các con vật trong thế giới loài vật Các con vật đó có thể là hoang dã hoặc là vật nuôi Thông qua mối quan hệ của các con vật đó mà tác giả dân gian gián tiếp phản ánh mối quan hệ giữa con người Do vậy, truyện cổ tích loài vật có những yếu
tố gần giống với truyện ngụ ngôn Tuy nhiên, chúng có những nét khác nhau khá đặc trưng Truyện cổ tích thường thiên về nội dung giải thích nguồn gốc, qua đó nêu bài học giáo dục, còn truyện ngụ ngôn thiên về việc nhấn mạnh trực tiếp những bài học đạo đức và kinh nghiệm sống Truyện cổ tích trình bày cả số phận nhân vật và chỉ kết thúc khi có câu trả lời chắc chắn về kết cục của những nhân vật đó, trong khi truyện ngụ ngôn chỉ quan tâm đến một nét tính cách, một hành động hoặc một mẫu đối thoại nào đó giữa các nhân vật Trong truyện cổ tích loài vật của các dân tộc Việt Nam thì những con vật nhỏ
bé và những vật nuôi thường chiếm thiện cảm của các tác giả dân gian nhiều hơn những con vật to lớn và những con vật hoang dã
1.1.2.4 Truyện cười
Khái niệm
Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài
hước
Truyện cười là loại truyện kể ngắn gọn bậc nhất Dài cũng chỉ 15 đến
20 câu, ngắn thì 5 đến 7 câu, trung bình khoảng trên dưới 10 câu Tuy ngắn
Trang 18thế nhưng cũng là cả một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc và cũng có nhân vật lại phần lớn là nhân vật “có nét” khó quên Toàn bộ các yếu
tố thi pháp của truyện cười như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện đều
phục vụ mục đích gây cười
Những mẫu truyện cười trong chương trình Tiểu học, một mặt giúp các
em được thư giãn sau những giờ học căng thẳng, mặt khác qua tiếng cười đó
để các em hiểu được ý nghĩa giáo dục trong truyện
Phân loại truyện cười
Có nhiều cách phân loại truyện cười do căn cứ vào những tiêu chí khác nhau:
Căn cứ vào đặc điểm thi pháp, các nhà nghiên cứu đã chia thành truyện
cười không kết chuỗi và truyện cười kết chuỗi
- Truyện cười không kết chuỗi
Tiểu loại này gồm những truyện cười có kết cấu độc đáo, khép kín, hoàn chỉnh Tính chất phiếm chỉ về nhân vật, địa điểm và thời gian xảy ra “sự kiện nghệ thuật” là đặc điểm bao trùm các truyện Chính tính phiếm chỉ ấy khiến đề tài của truyện rất rộng, thế giới nhân vật cực kì đa dạng và do vậy
chúng không thể kết chuỗi với nhau được
- Truyện cười kết chuỗi
Tiểu loại này gồm nhiều hệ thống truyện xoay quanh một nhân vật chính Mỗi hệ thống là một chuỗi Mỗi chuỗi gồm nhiều hạt Mỗi hạt là một truyện vừa hoàn chỉnh, có thể tồn tại độc lập, lại vừa là một kết cấu mở nghĩa
là có thể kết dính với những hạt khác, chất keo kết dính chính là một nhân vật chủ chốt – trung tâm Nhân vật trung tâm ấy vừa gợi nhắc đến một nguyên mẫu, thực tại, vừa vẫn là một hư cấu nghệ thuật khác xa nguyên mẫu đủ trở thành một hình tượng nhân vật của thế giới nghệ thuật truyện cười Đó là những Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột…
Căn cứ vào nội dung của truyện, có thể chia thành truyện khôi hài và
truyện trào phúng
- Truyện khôi hài
Tiểu loại truyện này gồm những mẫu truyện có mục đích chủ yếu là để
“người nông dân giải trí sau một ngày lao động mệt nhọc”, nhưng trong tiếng cười và cùng với tiếng cười, truyện cũng nhằm cả mục đích giáo dục nhẹ
nhàng như truyện “Cháy”…
Trang 19- Truyện trào phúng
Tiểu loại này gồm những truyện nhằm thẳng vào cái xấu có tính bản chất của đối tượng Về mặt xã hội, những tiếng cười này có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ vạch trần, phê phán những cái đã lỗi thời mà lại cứ bảo thủ, đang thống trị
kinh nghiệm sống nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta
Truyện ngụ ngôn có thể được xem như vở kịch nhỏ mà nhân vật có thể
là bất cứ vật gì trong vũ trụ, sân khấu có thể là bất cứ ở đâu Truyện ngụ ngôn mang đến cho các em nhỏ một thế giới gần gũi và quen thuộc với những loài vật, con vật, đồ vật xung quanh cuộc sống
Những câu chuyện ngụ ngôn nhẹ nhàng dễ dàng đi vào lòng các em nhỏ, chứa đựng ý nghĩa giáo dục lớn Bởi vậy trong chương trình Tiểu học có
rất nhiều mẫu truyện ngụ ngôn
Nguồn gốc xuất hiện của truyện ngụ ngôn
Sự xuất hiện của truyện ngụ ngôn đánh dấu một thời điểm mà ý thức xã hội đã phát triển khá cao Một số nhà nghiên cứu cho rằng truyện ngụ ngôn hoàn toàn thuộc lĩnh vực văn chương bác học, thậm chí có ý kiến còn khẳng định nguồn gốc ngoại lai của truyện ngụ ngôn Việt Nam Quả thật có nhiều tư liệu phù hợp với luận điểm ấy Đầu tiên, khá nhiều truyện ngụ ngôn Ấn Độ vào nước ta từ đầu Công nguyên cùng với đạo phật và đặc biệt nở rộ ở thời
Lí, Trần Cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác, theo chân những nhà sư
Tây Trúc, những truyện ngụ ngôn Ấn Độ như Bốn anh xẩm sờ voi, Con cò,
Con quạ với đàn cá tép, Mèo lại hoàn mèo… đã vào nước ta và được Việt hóa
đến mức nhuần nhuyễn Ngoài ra một số truyện ngụ ngôn Ấn Độ nữa truyền vào nước ta qua con đường văn học Hán, văn học Chăm và văn học Khơ Me
Lại có những truyện ngụ ngôn vốn của Trung Quốc (những truyện như Kéo
cây lúa lên cho chóng lớn của Mạnh Tử, Ôm cây đợi thỏ của Hàn Phi Tử,…)
cũng vào nước ta theo con đường Hán học Thời cận đại, cùng với ảnh hưởng của văn học Pháp, không ít truyện ngụ ngôn của La Phoongten, của Êdốp đã
du nhập vào nước ta
Trang 20Nhưng thực ra truyện ngụ ngôn không chỉ có nguồn gốc từ ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai Từ lâu rồi trong dân gian đã có nhiều truyện cổ tích về loài vật, trong quá trình phát triển, không ít trong số đó đã dần trở thành truyện ngụ ngôn Trong nhân dân ta còn sớm hình thành lối nói so sánh kiểu:
cao như sếu, chậm như rùa, nhanh như thỏ, yếu như sên, mạnh như hổ, ngốc như lừa…
Tóm lại, có thể truyện ngụ ngôn sớm được các nhà hoạt động văn hóa –
xã hội sáng tác và là một bộ phận văn học thành văn Nhưng chắc chắn nguồn gốc của truyện ngụ ngôn vốn từ văn học dân gian, sau này do sự tác động qua lại giữa hai dòng văn học dân gian và bác học, truyện ngụ ngôn phát triển
mạnh hẳn lên
1.2 Truyện dân gian trong chương trình Tiểu học
1.2.1 Hệ thống truyện dân gian trong chương trình Tiểu học
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, trong chương trình đổi mới SGK Tiếng Việt Tiểu học và sách Truyện đọc Tiểu học được biên soạn với nội dung chương trình phong phú Trong đó, truyện dân gian cũng chiếm một
số lượng tương đối lớn được phân bố rải rác từ lớp 1 đến lớp 5 Trong sách Tiếng Việt Tiểu học và sách Truyện đọc Tiểu học các thể loại truyện dân gian được biên soạn đan xen với nhau Theo thống kê trong SGK Tiếng Việt Tiểu học và sách Truyện đọc Tiểu học, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trang 211.2.2 Đặc điểm truyện dân gian trong chương trình Tiểu học
Trong chương trình Tiểu học, truyện dân gian được phân bố ở nhiều phân môn nhưng chủ yếu là tập đọc và kể chuyện Số lượng tác phẩm truyện dân gian được sử dụng nhiều trong cả sách Tiếng Việt và sách Truyện đọc, trong đó, các tác phẩm truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích chiếm số lượng lớn
hơn so với các tác phẩm của các thể loại còn lại
Hệ thống tác phẩm truyện dân gian trong chương trình Tiểu học với những chủ đề, đề tài đa dạng, nội dung phong phú với những nhân vật, những màu sắc, dáng vẻ bút pháp khác nhau Truyện dân gian cung cấp cho các em nhiều kiến thức quý, các em có kiến thức về lịch sử, về tự nhiên thông qua các câu chuyện truyền thuyết, thần thoại, các em nhỏ được hòa mình vào thế giới của các loài vật khi đọc truyện cổ tích và ngụ ngôn hay có tiếng cười giòn giã, thoải mái nhờ truyện cười Ngoài ra, các em sẽ tích lũy cho mình những bài
học đạo đức quý báu
Thế giới truyện dân gian trong chương trình Tiểu học thật phong phú
và đa dạng Nhờ đó, các em học sinh sẽ được tiếp xúc với nhiều kiểu nhân vật khác nhau có thể là loài vật, con người, đặc biệt là các nhân vật thần và bán thần Tất cả mang đến cho các em một thế giới muôn màu muôn vẻ Nhân vật trong truyện dân gian tuy đa dạng nhưng lại rất gần gũi và quen thuộc đối với các em, các con vật như thỏ, rùa, lừa, ngựa, sói, hổ, mèo, chó, chuột… Con người thì chủ yếu là cụ già, cậu bé, người nông dân… Nhân vật thần và bán thần tuy có năng lực phi thường nhưng cũng có những hành động, tính cách như con người Người biên soạn muốn đưa những gì chân thật và gần gũi nhất
đến với các em học sinh Tiểu học
Đặc điểm cấu trúc của các thể loại truyện dân gian là khác nhau, tuy đều là truyện dân gian nhưng mỗi thể loại lại có những nét riêng mà không thể nhầm lẫn được Do đó, học sinh Tiểu học có thể dễ dàng phân biệt các loại
truyện trong chương trình học của mình
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của truyện dân gian đối với học sinh Tiểu học
Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất, lứa tuổi này có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng
cụ thể chiếm ưu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham hiểu biết Nhân cách của các em đang trong giai đoạn phát triển và chịu sự chi phối tác
Trang 22động của nhiều yếu tố, các em dễ bắt chước Việc in những dấu hằn đầu tiên
về cái đẹp vào tâm trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những cảm xúc và quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các em sau này Chính lẽ đó mà truyện dân gian đã trở thành một phương tiện giáo dục rất
hiệu nghiệm đối với trẻ thơ
Khi bước vào thế giới của mỗi câu chuyện dân gian, các em như được cưỡi trên mình cỗ máy thời gian quay trở về quá khứ với những câu chuyện lịch sử li kì, gặp gỡ những nhân vật lịch sử có công lao lớn trong lịch sử đất nước thông qua truyện truyền thuyết Những câu chuyện thần thoại giúp các
em được bay bổng vào thế giới thần tiên, hiểu được nguồn gốc của loài người
và các hiện tượng xã hội Những bài học triết lí rút ra từ những mẫu truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giúp các em áp dụng ngay trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày, các em sẽ biết thông cảm cho những số phận đáng thương, trong lớp học phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không được đánh bạn, có ý thức giúp đỡ, yêu thương bạn bè Đây là những mầm móng tốt đẹp giúp các
em hình thành và phát triển nhân cách sau này Truyện dân gian trong chương trình Tiểu học đã thành công trong việc khái quát được các bài học nhận thức thành các tình huống thực tiễn Những tác phẩm truyện cười của truyện dân gian mang đến cho các em học sinh những phút giây thư giãn thoải mái, những tiếng cười sảng khoái sau những giờ học căng thẳng Truyện dân gian giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc của con người, của tự nhiên, về những phẩm chất đạo đức giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức cần thiết, biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những người xung quanh, nhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận một cách nhạy bén đối với cái thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong
tình cảm con người
Tóm lại, truyện dân gian có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí tưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước mơ đẹp
đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lên những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này Đặc biệt các em sẽ là
thế hệ lưu truyền và gìn giữ những mẫu truyện dân gian đáng quý này
Trang 23
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VỀ TRUYỆN THẦN THOẠI,
TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 2.1 Đặc trưng về truyện thần thoại trong chương trình Tiểu học 2.1.1 Nhân vật
2.1.1.1 Nhân vật là vị thần
Nhân vật chính trong thần thoại là thần, thần trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo Thần được gọi bằng những cái tên khác nhau như Ông, Bà, Thần, Trời… Các vị thần
trong thần thoại khác ở chức năng việc làm
M Gorki đã từng nhận xét: “Trong trí tưởng tượng của người nguyên thủy, một vị thần không phải là cái gì trừu tượng mà là một nhân vật có thực được trang bị bằng một công cụ lao động nào đó” [4;tr.15] Những vị thần trong mỗi câu chuyện thần thoại đều lí giải những điều bí ẩn của tự nhiên hay nguồn
gốc của loài người một cách thơ mộng bằng trí tưởng tượng và mơ ước
Câu chuyện Thần Biển kể rằng, Thần là một con rùa khổng lồ nằm giữa đáy đại dương, Thần không ăn uống chỉ hô hấp để tồn tại Mỗi khi Thần hít vào, nước theo hơi thở của Thần ào ào chảy vào bụng Thần làm cho nước biển hạ xuống làm thành thủy triều xuống, khi Thần thở ra nước từ bụng Thần
ào ra làm nước biển bỗng nhiên cao lên làm thành hiện tượng thủy triều lên Còn Thần Mặt Trời hằng ngày đi tuần thú trần gian đều cưỡi lên một chiếc kiệu, chiếc kiệu đó do hai tốp người khiêng Những người già khiêng kiệu thường rất cần mẫn, đi đến nơi về đến chốn khiến Thần Mặt Trời về nhà sớm
vì thế mặt đất nhanh tối, đó là những ngày mùa đông Còn tốp kia do những chàng thanh niên khiêng, họ nhởn nhơ vừa đi vừa ngắm trời ngắm đất không chăm chú đến công việc khiến kiệu về nhà chậm vì vậy ngày ở mặt đất dài hơn, đó là những ngày mùa hè Thần Mưa thì không cần mẫn như Thần Mặt trời ông được phân công làm mưa nhưng lại ham chơi nên nhiều khi quên việc Chỗ đã cho mưa rồi lại tưới đi tưới lại mặt đất sinh ra lụt lội còn có chỗ quên cho mưa khiến đất đai khô nẻ, người vật chết khô Người ta muốn có mưa phải đánh trống sấm, cúng tế Thần để thức tỉnh Thần nhớ nhiệm vụ của người Thần Trụ Trời dùng đôi tay khổng lồ đào đất, đắp cột chống trời, khi trời đất xa nhau Thần mới phá cột đi, đất đá văng ra thành đồi núi, nơi đào đất thành biển Thần trong thần thoại không thể trong chớp mắt xây xong một
Trang 24cung điện lộng lẫy, thần cũng không phẩy tay dời núi lấp sông hoặc đọc thần chú lập tức các món sơn hào hải vị hiện ra ngon lành như các nhân vật trong truyện cổ tích Muốn chống trời thần phải hì hục đào đất, đắp đá, dựng cột, muốn cho trời rộng đất dài, trời đất khớp nhau các thần phải ra sức co kéo, muốn đội bầu trời thần phải dùng đôi vai vĩ đại của mình… Có một nhà nghiên cứu đã nhận xét “Thần trong thần thoại không phải là cái gì khác hơn
sự thần thánh hóa con người”
Nhân vật thần trong thần thoại có thể đem lại sự may mắn mà cũng có thể đem lại sự rủi ro cho con người Các nhân vật thần mang nhiều tính cách khác nhau có thể thiện cũng có thể ác nhưng thường thì uy nghiêm Truyện thần thoại trong chương trình Tiểu học với số lượng không nhiều nhưng mỗi câu chuyện các vị thần lại có những nét tính cách riêng, đưa các em vào thế giới vừa thực vừa ảo Chẳng hạn trong câu chuyện “Ông Mạnh thắng Thần Gió” (Tiếng Việt 2, tập 2)
“Ngày xưa loài người chưa biết làm nhà phải ở hang núi… Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển
cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa” [12;tr.13]
Đọc truyện thần thoại trên chắc hẳn người đọc cảm thấy Thần Gió trong truyện thật không tốt, Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay, quật đổ nhà của ông Mạnh Tuy nhiên, mấy tháng sau Thần Gió đã biết ăn năn, hối hận về lỗi lầm của mình thể hiện ở việc Thần thường đến thăm ông Mạnh, đem cho ông Mạnh không khí mát lành từ biển và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa Qua câu chuyện, các em nhỏ cảm nhận được tuy Thần Gió có lỗi nhưng đã biết ăn năn nên đã được tha thứ, cũng giống như khi các em phạm phải một
sai lầm nào đó nếu biết hối lỗi và sửa sai thì sẽ được mọi người tha thứ
Khi đọc truyện thần thoại các em nhỏ không chỉ được gặp những vị thần hiền lành mà còn được biết những vị thần có tính khí thất thường khiến loài người luôn phải chịu những cơn nổi giận của thần và hậu quả là lũ lụt, hạn hán… xảy ra Tuy vậy đừng tưởng rằng các vị thần muốn làm gì thì làm, những vị thần sai trái sẽ bị trừng trị Trong thần thoại “Cóc kiện trời” (Tiếng
Việt 3, tập 2)
“Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối trụi trơ, chim muông khát khô cả họng… Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa” [14;tr.122]
Trang 25Vì Thần Mưa không chịu đổ mưa làm cho hạn hán xảy ra nên Cóc đã cùng những người bạn của mình lên thiên đình kiện Thần Mưa Lên đó, Cóc
và những người bạn đã cho Thần Sét một trận vì tội ngăn cản lên kiện Thần Mưa, Thần Sét bị Ong đốt, Thần bị “Cua giơ càng ra kẹp”, “bị Cọp vồ” và cuối cùng, Cóc và những người bạn đã chiến thắng Câu chuyện thần thoại này nhằm giải thích hiện tượng mưa qua câu cuối “Từ đó, hễ Cóc nghiến răng
là trời đổ mưa”
Không phải chỉ có thế giới con người mới có sự tranh đấu mà thế giới các thần cũng vậy, thần cũng rất hiếu thắng như trong truyện “sự tích Sông
Cửu Long” (Truyện đọc 3)
“Cửu Long có nhiều tên, trong đó một tên rất quen thuộc với Việt Nam cũng như trên thế giới là sông Công… Người ta còn nói vì Thần đi đi lại lại chờ đợi nên chỗ ấy trở thành chín cửa sông như chín con rồng, vì thế còn có tên là Cửu Long” [24;tr39]
Trong truyện, Thần Săn và Thần Câu là bạn thân nhưng không hiểu vì
lí do gì giữa hai thần lại nảy ra một cuộc tranh cãi gay gắt, thiên thần đã phải giải quyết bằng cách cho hai người thi đấu, đó là một cuộc chạy đua Thần Săn chạy đá văng đất lún, trở thành dòng sông, chỗ Thần Săn ngồi lại nghỉ nay là Biển Hồ Chỗ Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng có lắm khúc quanh co Câu chuyện giải thích sự hình thành Sông Cửu Long với chín cửa sông “Vì Thần đi đi lại lại chờ đợi nên chỗ đó thành chín cửa sông, vì thế còn
có tên là Cửu Long” Cũng có những vị thần tốt bụng, luôn giúp đỡ con người
và giúp cho con người nhận ra nhiều điều trong cuộc sống như trong truyện
“Điều ước của vua Mi-đát” (Tiếng việt 4, tập 1), câu chuyện kể về Thần ni-dốt đã giúp vua Mi-đát nhận ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng
Đi-ô-ước muốn tham lam
Như vậy, trong chương trình Tiểu học không có nhiều truyện thần thoại nhưng hệ thống nhân vật thần trong thần thoại được xây dựng với nhiều nét tính cách khác nhau Đặc biệt với cách viết tưởng tượng, hư cấu nhân vật thần trong thần thoại được mô tả hết sức thần kì, đưa các em nhỏ vào thế giới kì bí, siêu nhiên của các vị thần để giúp các em dễ dàng hiểu rõ nguồn gốc của vũ trụ, tự nhiên và những mơ ước mà con người gửi gắm vào các vị thần này Ngoài ra những câu chuyện trong chương trình Tiểu học cũng mang ý nghĩa
giáo dục
Trang 262.1.1.2 Nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa
Ngoài nhân vật chính là các vị thần trong truyện thần thoại thì các em nhỏ còn biết thêm một nhân vật tiêu biểu không kém trong truyện thần thoại,
đó là nhân vật anh hùng chinh phục tự nhiên, lao động và sáng tạo văn hóa
Đọc truyện các em được khám phá thế giới tự nhiên, thế giới con người với nhiều điều lí thú Đầu tiên phải kể đến hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu
Cơ trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên” (Tiếng Việt 1, tập 2), Lạc Long Quân
và Âu Cơ không phải chỉ có chức năng sinh sản nòi giống, họ cũng chính là những anh hùng văn hóa đầu tiên, cuộc hôn nhân của họ được xem là sự kết hợp giữa Thần Nước (Lạc Long Quân), Thần Đất (Âu Cơ) nhằm đem lại mưa thuận gió hòa Sự hài hòa đất nước làm mọi vật sinh sôi nảy nở, con người ấm
no hạnh phúc Bên cạnh truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thì truyện “Chuyện
quả bầu” cũng giải thích nguồn gốc các dân tộc ở nước ta
“Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi…
đó là tổ tiên các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay” [16;tr117]
Từ quả bầu, chiếc bào thai cùng một dòng máu sinh ra các dân tộc anh
em, rõ ràng truyện nhắc nhở các dân tộc Việt Nam rằng họ đã từ một cội nguồn duy nhất mà sinh ra Thông qua hai câu chuyện trên, các em học sinh
hiểu được về nguồn gốc của loài người, biết sống yêu thương và đoàn kết
Lịch sử chống lụt của cha ông ta phải kể đến chàng Sơn Tinh trong truyện
“Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” (Tiếng Việt 2, tập 2), nội dung của truyện như sau:
“Hùng vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là
Mị Nương… Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây
lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua” [12;tr.61]
Trong quá trình tiếp cận với tự nhiên, con người luôn khao khát giải thích thế giới tự nhiên bao quanh mBình Họ thần thánh hóa các hiện tượng đó, gán cho thiên nhiên bí ẩn những vị thần tối linh rồi từ đó thờ phụng họ, ngưỡng mộ họ tuyệt đối Khi đã ý thức được vũ trụ và chính bản thân mình, con người luôn luôn tự hỏi: Mình sinh ra từ đâu? Tại sao có loài người? Những câu hỏi đó con người lại trả lời bằng cách sáng tạo ra những câu
chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc loài người
Trong chương trình Tiểu học, nhà biên soạn không đưa vào nhiều câu chuyện thần thoại như các thể loại truyện khác, nhưng cho dù với số lượng ít
Trang 27hơn thì nội dung mà tác giả muốn gửi gắm đến học sinh về con người hay tự nhiên đều được thể hiện đầy đủ với các tác phẩm nổi bật nhất với những nhân vật điển hình Nhân vật vị thần với năng lực siêu nhiên hay các anh hùng với khả năng phi thường, tất cả mang đến cho các em học sinh Tiểu học một thế
giới kì bí, đầy màu sắc huyền thoại
2.1.2 Cốt truyện
Cốt truyện thần thoại khá đơn giản, ít tình tiết, hầu như không có những nhánh rẽ vì ít nhân vật, ít quan hệ Nó chủ yếu tập trung mô tả diện mạo, đặc điểm và hành trạng các thần một cách khái quát Phần lớn ở cốt truyện này thường có kết cấu: một thần – một nhân vật – một hành động Chính vì lẽ đó
mà những câu chuyện thần thoại thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới một cách giản đơn, ngây thơ được đưa vào chương trình Tiểu học khá phù hợp với
lứa tuổi các em
Câu chuyện xoay quanh một nhân vật thần, tập trung miêu tả, kể về hành động của nhân vật thần như Thần Gió trong truyện “Ông Mạnh thắng
Thần Gió” (Tiếng Việt 2, tập 2)
“Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi… Mấy tháng sau Thần Gió đến nhà ông Mạnh, vẻ ăn năn Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi Từ đó Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa” [12;tr.13]
Câu chuyện kể về Thần Gió tính tình rất khó ưa, luôn tìm cách để quật
đổ ngôi nhà của ông Mạnh nhưng cuối cùng thì Thần Gió cũng đã biết việc làm của mình là sai, Thần đã ăn năn, hối lỗi, Thần đã đưa không khí mát lành
từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa đến với ngôi nhà của ông Mạnh Như vậy ta thấy cốt truyện trên đã đảm bảo được kết cấu : một thần – một nhân vật – một hành động (nhân vật Thần Gió, ông Mạnh và hành động quật đổ nhà của Thần Gió)
Song song đó, trong thần thoại cũng có những trường hợp một cốt truyện nhiều chủ đề Cốt truyện là cốt truyện đơn, song đã thêm những tình
tiết, biến cố, sự kiện,… ở kết cấu này phần lớn là chủ để về Nguồn gốc
loài người, chủ đề Hồng thủy, Quả bầu,… hiện tượng phức hợp chủ đề trong
thần thoại phản ánh sự đa dạng, nhiều tầng chồng chất lên nhau trong quá
Trang 28trình lưu truyền Chính điều này đã tạo nên tính đa nghĩa ở một số thần thoại
như trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (Tiếng Việt 2, tập 2)
“Hùng vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là
Mị Nương Nhà vua muốn kén cho công chúa một người tài giỏi… Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua” [12;tr.61]
Trong truyện ẩn chứa hai chủ đề, một là giải thích một hiện tương tự nhiên,
hai là cuộc chiến thôn tính đất đai màu mỡ vùng sông nước của các bộ lạc
Đa số các truyện thần thoại, cốt truyện tập trung lí giải các hiện tượng thiên nhiên qua việc chú trọng miêu tả hành động của thần Hành động và cốt cách của thần mang đặc điểm của hiện tượng tự nhiên mà thần thể hiện Cốt truyện tập trung xây dựng nhân vật chính Thần thoại không phải là những tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh và ổn định mà thường chỉ là những mẩu truyện, những tình tiết mà người kể hoặc người biên soạn có thể tùy ý sắp xếp
theo những hệ thống ít nhiều khác nhau
2.2 Đặc trưng về truyện truyền thuyết trong chương trình Tiểu học 2.2.1 Nhân vật
2.2.1.1 Nhân vật là anh hùng lịch sử
Lịch sử nước ta là lịch sử trải dài nhiều nghìn năm chống giặc ngoại xâm Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền văn hóa dân tộc là một nội dung rất phong phú của lịch sử ta Các nhân vật lịch sử khi trở thành các nhân vật trong văn học dân gian, đã được tô điểm hư cấu lên rất nhiều Nhờ đó mà những câu chuyện lịch sử trở nên li kì, hấp dẫn với các em
nhỏ hơn và nhất là dễ đi vào lòng các em hơn
Nhân vật anh hùng tiêu biểu và nổi bật là Gióng, ta bắt gặp Gióng trong truyện “Tre ngà” (Tiếng Việt 1, tập 1) Truyện kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú Nhưng tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông
Trang 29ra diệt giặc Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời Thánh Gióng là nhân vật đậm màu sắc huyền thoại, Gióng mang trong mình sức mạnh phi thường của thần linh và được sự trợ giúp của vật thần là “Ngựa sắt” Gióng không chỉ là người anh hùng của một địa phương Gióng tập trung cả ý chí, tinh thần đoàn kết và sức mạnh của liên minh bộ lạc Đó là đại diện xuất sắc của cả cộng đồng, trong đó có sự dồn tụ của sức người từ bà mẹ nghèo đã sinh ra và nuôi dưỡng Gióng, dân làng kìn kìn gánh cà, gánh gạo, nấu cơm cho Gióng ăn, dệt vải cho Gióng mặc…, những người cùng Gióng ra trận Tất cả tạo thành một cuộc ra trận rầm rộ, điệp trùng, một cuộc biểu dương lực lượng và ý chí của dân tộc non trẻ chống
ngoại xâm
Bên cạnh nhân vật được thần thánh hóa, nhân vật anh hùng lịch sử trong truyền thuyết còn là những con người có thật trong lịch sử như Bà
Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu…
Nói đến truyền thống anh hùng dân tộc ta, những trang sử anh hùng đầu tiên của lịch sử thành văn đã do phụ nữ viết lên Cuộc khởi nghĩa của hai Bà
Trưng trong truyện “Hai Bà Trưng” (Tiếng Việt 3, tập 2)
“Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ… Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà” [17;tr.5]
Truyện kể rằng, thuở xưa, dân ta bị giặc ngoại xâm đàn áp đủ điều Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi, Trưng Trắc và Trưng Nhị Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ Tô Định biết vậy nên dùng mưu giết Thi Sách chồng bà Bà Trưng Trắc thù Tô Định giết chồng, bèn cùng em là Trưng Nhị dấy binh Kết quả là thành trì của giặc lần lượt sụp đổ Tô Định ôm đầu chạy về nước Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đã mở đầu truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc hàng mấy nghìn năm của dân tộc ta Cuộc chiến đấu được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân
Ta thấy các nhân vật lịch sử gần với nhân dân, gần với cuộc đời thường Công
trạng của họ là một phần của nhân dân, được nhân dân bảo vệ, chở che
Một nhân vật anh hùng đáng khâm phục không kém là Trần Quốc Toản
trong truyện “Trần Quốc Toản kịch chiến với Ô Mã Nhi” (Truyện đọc 4)
Bữa nay, tiết trời đã sang hạ nhưng trước khi ra trận, Quốc Toản vẫn mặc lót bên trong tấm áo đại hồng đã rách mà mẫu thân chàng đã vá tiếp vào
Trang 30đây mấy miếng vải màu chàm… Giặc chạy, xéo lên nhau chết nhiều “vô kể”
truyện “Ông Yết Kiêu” (Truyện đọc 2)
“Ngày xửa ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá… Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ở cửa biển Vạn Ninh, nơi ông
đánh giặc và ở nhiều cửa biển khác” [23;tr.101]
Câu chuyện kể về một người dân làm nghề đánh cá, có tên là Yết Kiêu, ông là người có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang một trăm thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta Nhà vua rao tin tìm người tài, ông Yết Kiêu xin đi đánh giặc, ông chỉ cần một cái khoan, một cái đục và một cái búa Ông lặn xuống đáy biển, khoan đục đáy thuyền làm thuyền giặc chìm lần lượt, khiến chúng hoảng sợ và quay về nước Những truyền thuyết về nhân vật bình dân đã chứng minh một chân lí, nhân dân chính là người làm nên lịch sử, nhân vật chính của các sự kiện lịch sử chính là nhân dân
Hệ thống truyền thuyết với các nhân vật lịch sử đã chứng minh một điều hết sức thiêng liêng, đó là truyền thống yêu nước lâu đời và bền vững của nhân dân ta Truyền thống đó đã tạo nên sức mạnh giúp ta chiến thắng
mọi kẻ thù dân tộc dù lớn mạnh tới nhường nào
2.2.1.2 Nhân vật khởi nguyên và anh hùng văn hóa
Đây là bộ phận truyền thuyết về nguồn gốc các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, các thủy tổ các nghề và làng nghề thủ công truyền thống Có một
số nhân vật đã có trong thần thoại nhưng lại được lịch sử hóa và xuất hiện lại
trong truyền thuyết Đầu tiên phải kể đến là hai nhân vật Lạc Long Quân và
Âu Cơ trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên” (Tiếng Việt 1, tập 2), truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ Ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh
Trang 31đẹp tuyệt trần Hai người kết duyên với nhau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con Năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống biển, năm mươi người con còn lại theo Âu Cơ lên núi Một trăm người con này sau đó trở thành tổ tiên người Việt Nam Trong truyện giải thích nguồn gốc loài người là chủ đề thần thoại còn giải thích nguồn gốc cộng đồng dân tộc là chủ đề của truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ không phải chỉ có chức năng sinh sản nòi giống cao quý, họ cũng chính là những anh hùng văn hóa đầu tiên Họ dạy dân trồng lúa, lấy vỏ cây làm áo, lấy sợi dệt
vải, làm bánh trái để ăn, làm nhà ở để tránh thú giữ,…
Đặc điểm thiên nhiên Việt Nam là nắng lắm mưa nhiều, hạn hán vừa qua thì úng lụt lại tiếp liền Đất - nước, nắng – mưa, hạn – lụt chính là những yếu tố quan trọng kết tinh truyền thống và tính cách người Việt Người Việt chống thiên nhiên, chống hạn và chống lụt Đặc điểm địa hình – lịch sử đó đã
in dấu đậm trong truyền thuyết anh hùng Đó là chiến công của Sơn Tinh đánh Thủy Tinh trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (Tiếng Việt 2, tập 2), truyện kể về câu chuyện kén rể của vua Hùng, có hai chàng trai đến cầu hôn là Sơn Tinh và Thủy Tinh Cả hai người đều tài giỏi nên nhà vua không biết chọn
ai, đành nêu ra thử thách về lễ vật và Sơn Tinh đã chiến thắng Thủy Tinh tức giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh, chính trận đánh đó đã gây ra hiện tượng lũ lụt Trong thần thoại cuộc chiến giữa Thủy tinh và Sơn Tinh được cho là tranh dành người đẹp, nhưng truyền thuyết lại mang một màu sắc khác nổi bật, Thủy Tinh “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” đâu phải chỉ vì Mỵ Nương mà chính là những cuộc chiến thôn tính đất đai màu mỡ vùng sông nước của các
bộ lạc vùng cao đã được hình tượng hóa và thơ mộng hóa Những cuộc chiến tranh giữa các cộng đồng đã tác động rất lớn tới ý thức về quốc gia, dân tộc và
về chủ quyền lãnh thổ của mọi thành viên trong cộng đồng
Khi cộng đồng mới hình thành và phát triển thì khám phá những vùng đất rộng lớn cũng như tìm ra một loại giống cây trồng mới, tìm ra một loại thức ăn mới,… đều là những thắng lợi, những chiến công vĩ đại đưa cộng đồng tiến đến văn minh Chính vì vậy, nhân vật An Tiêm trong truyện “Sự tích dưa hấu” (Tiếng Việt 1, tập 2) đã trở thành anh hùng lao động, anh hùng văn hóa được dân chúng suy tôn thành thần thánh Truyện kể rằng, ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm Sau này lớn lên nhà vua cưới vợ cho chàng Hai
Trang 32vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc và sinh được một người con trai Tuy nhiên, An Tiêm càng ngày càng sinh ra kiêu ngạo Câu chuyện đến tai nhà Vua, Vua giận đem bỏ gia đình Mai An Tiêm ra ngoài đảo hoang và chỉ cho lương thực đủ dùng trong bốn năm tháng, ăn hết là chết đói Ở không được bao lâu, An Tiêm thấy con chim thả sáu bảy hạt dưa xuống trên mặt cát An Tiêm bèn gieo hạt chẳng mấy chốc những hạt ấy đâm chồi nảy lộc kết thành những quả dưa đếm không xiết An Tiêm bổ dưa ra ăn thì mùi vị thơm tho ngọt ngào, khi ăn vào tinh thần khỏe khoắn rồi mỗi năm trỉa thêm đem đổi lấy lúa gạo nuôi vợ con Nhưng không biết tên dưa ấy là gì, mới nhân chim tha từ phương Tây đem qua bèn đặt tên Tây qua Người Tàu ăn thấy ngon, khen là
“hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon
Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm Rồi từ đó, các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm Nhờ đó mà cuộc sống của gia đình An Tiêm trở nên đầy đủ Lâu ngày nhà Vua nhớ đến An Tiêm sai người ra đảo xem còn sống hay chết, người ấy đem về mấy giỏ dưa và tâu lại mọi chuyện Vua mới ngộ ra, bèn triệu An Tiêm về và trả lại chức quan Hay nhân vật Trần Quốc Khái trong truyện
“Ông tổ nghề thêu” (Tiếng Việt 3, tập 2)
“Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học… Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu” [14;tr.23]
Truyện kể rằng có một cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học, lớn lên làm quan trong triều đình nhà Lê Một lần, ông được cử làm sứ thần sang Trung Quốc Vua muốn thử tài ông nên đã sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi Lầu chỉ có hai pho tượng, hai cái lọng và một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước Ông lẩm nhẩm ba chữ
và biết được dụng ý của nhà vua, thức ăn chính là ở pho tượng Có thức ăn, có nước uống, nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm, cách thêu và làm lọng Học được cách thêu và làm lọng, ông tìm đường xuống, rồi
về nước, truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng Nhân dân tôn ông là
ông tổ nghề thêu
Hình tượng Lạc Long Quân, Sơn Tinh, An Tiêm, Thánh Gióng… là những hình tượng khổng lồ đẹp đẽ, tiêu biểu cho nhân dân anh hùng trong buổi đầu dựng nước Họ là biểu tượng của tài năng, trí tuệ, tinh thần đoàn kết,
Trang 33niềm tin và mơ ước lớn của nhân dân lao động Họ cũng khẳng định giá trị của lao động sáng tạo và giá trị của người lao động, đó là niềm tự hào và khí thế của nhân dân trong thời đại anh hùng Việt Nam Những kì tích chinh phục
tự nhiên, sáng tạo văn hóa đó cũng đồng thời là minh chứng khá rõ cuộc sống làm ăn, nếp nghĩ, nếp cảm của một dân tộc đã sớm định cư, sản xuất nông
sử văn hóa Chính các em cũng là những người tiếp nối và gìn giữ những
truyền thống văn hóa ấy
2.2.2 Cốt truyện
Nếu thần thoại, cốt truyện chỉ xoay quanh một nhân vật thì cốt truyện truyền thuyết lại xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có truyện có hai hệ thống nhân vật đối lập nhau như truyện An Dương Vương: Một bên là An Dương Vương, Mỵ Châu, thần Kim Quy; một bên là Triệu Đà, Trọng Thủy, con tinh Gà Trắng Như vậy cốt truyện của truyền thuyết phức tạp, đa dạng hơn thần thoại Cốt truyện truyền thuyết thường theo ba đoạn đời nhân vật chính:
+ Đoạn đời thứ nhất kể về hoàn cảnh và thân thế của nhân vật chính
- Mô típ sự thụ thai kỳ lạ của mẹ người anh hùng do quan hệ bí ẩn, bất
thường với một hiện tượng, một sự vật nào đó
- Mô típ về tướng lạ có từ khi lọt lòng như gan bàn chân có ba sợi lông trắng, có nốt ruồi đỏ trong vành tai, trên trán có ba đường chỉ ngang, tay dài
quá gối,…
- Mô típ về sự biểu hiện khác thường, hơn người khi còn trẻ như: nâng cối đá lên cao, tay không giết cọp dữ, nhảy cao và xa khác thường, có phép lạ, không nói không cười, có chí lớn…
- Mô típ về hoàn cảnh xã hội: loạn lạc liên miên, giặc ngoại xâm sắp xâm lược hoặc đang thống trị hà khắc, triều đình mục nát, dân chúng lầm than…
- Mô típ xuất thân của nhân vật chính hoặc là con nhà nghèo đã qua thử thách cuộc đời hoặc là con nhà nòi có truyền thống thượng võ, yêu nước thương nòi, gia đình mang mối thù với giặc ngoại xâm…
Trang 34+ Đoạn đời thứ hai là quá trình hoạt động của nhân vật chính
Phần này kể lại hành động, chiến công, kì tích của nhân vật chính với
nhiều tình huống thăng trầm, gian nguy, thất bại rồi thành công
+ Đoạn đời thứ ba là sự kết thúc của nhân vật chính
- Mô típ về sự hoá thân, thăng hoa của nhân vật
- Mô típ về sự hiển linh, hiển thánh giúp con cháu làm ăn và đánh giặc
- Mô típ về sự vinh phong, gia phong tên hiệu của các triều đại sau cho người anh hùng
- Mô típ về nghi lễ thờ cúng liên quan đến tôn vinh, nhớ ơn người anh hùng
Ví dụ: Ta có thể phân tích cấu trúc truyện “Tre ngà” (Tiếng Việt 1, tập 1) để thấy rõ điều đó
Đoạn đời thứ nhất
Nhân vật chính là Thánh Gióng Gióng được sinh ra trong gia đình hai ông bà lão, hai ông bà này tuy làm việc chăm chỉ, nổi tiếng phúc đức nhưng mãi không có con Gióng ra đời với sự thụ thai kì lạ của bà lão, bà ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ và về nhà mang thai Gióng Gióng khôi ngô tuấn tú, ba năm mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy Hoàn cảnh
xã hội lúc bấy giờ là giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta
Đoạn đời thứ hai
Khi nghe tiếng rao tìm người tài đi đánh giặc, Gióng cất tiếng nói tiếng cười, lớn nhanh như thổi Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù Gióng đánh cho giặc tan tác
Đoạn đời thứ ba
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ
Thêm một ví dụ nữa để thấy rõ hơn về sơ đồ cấu trúc trên qua truyện
“Ông Yết Kiêu” (Truyện đọc 2)
Đoạn đời thứ nhất
Nhân vật chính là Yết Kiêu Ông làm nghề đánh cá, là người có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi Ông là người có tài lội nước, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên Hoàn cảnh xã hội: giặc ngoại xâm mang một trăm thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta
Trang 35Đoạn đời thứ hai
Yết Kiêu xin đi đánh giặc, ông chỉ cần một cái khoan, một cái đục và một cái búa Ông lặn xuống đáy biển, khoan đục đáy thuyền làm thuyền giặc chìm lần lượt, khiến chúng hoảng sợ và quay về nước
ít hơn vì những chiến công kì tích của nhân vật phần lớn dựa vào tài năng có thật của nhân vật và nó phải phù hợp nhất định với sự thật lịch sử Địa điểm, hành vi chính yếu và công tích quan trọng của người anh hùng bao giờ cũng được nhân dân giữ vững tính lịch sử cụ thể của nó
2.2.3 Ngôn ngữ
Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết bắt nguồn từ đặc điểm lời kể truyền thuyết Có ba loại văn bản lời kể của truyền thuyết về nhân vật lịch sử Văn bản lời kể được truyền tụng trong dân gian, gọi là văn bản truyền thuyết dân gian Loại văn bản thứ hai là bản thần tích do chính quyền phong kiến thể chế, hành chính hoá dựa trên truyền thuyết dân gian như là bản tiểu sử về nhân vật anh hùng Trong quá trình lưu truyền qua nhiều thế hệ thì lại xuất hiện một loại văn bản mới do sự kết hợp pha trộn hai loại văn bản kể vừa nêu trên Tuy nhiên, văn bản kể mà chúng ta được biết ngày nay không thể nào xác định rõ
nó là loại văn bản nào trong ba loại trên Đặc điểm tiêu biểu của lời kể truyền thuyết là ngôn ngữ cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật Chẳng hạn trong truyện “Sơn
Tinh, Thủy Tinh” có nói “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái
đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương” [16;tr.61] nhưng không sử dụng từ ngữ để
miêu tả cho vẻ đẹp đó của nàng Những lời thoại nhân vật được chú ý kể là lời thể hiện khí khái, lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy như lời của nhân vật Thánh Gióng trong “Tre ngà” nói với sứ
giả vua Hùng, “Sứ giả về nói với nhà vua rèn cho ta một con ngựa sắt cao hai
trượng, một thanh gươm sắt dài bằng cây tre, một áo giáp sắt, một cái nón sắt
Trang 36to bằng cái nong đại Tất cả một tháng phải xong, đem về đây đầy đủ”
[13;tr.57] Lời quả quyết của Trần Quốc Toản trong truyện “Trần Quốc Toản
kịch chiến với Ô Mã Nhi”, “phá cường địch, báo hoàng ân” [25;tr.132] Đối
với bộ phận truyền thuyết kết chuỗi, do có nhiều truyện cùng song hành tồn tại trong hệ thống chuỗi kể về nhân vật lịch sử nên chúng ta dễ nhận ra truyện mang đậm yếu tố thần tích, truyện mang đậm truyền thuyết dân gian
2.3 Đặc trưng về truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học
2.3.1 Nhân vật
Đọc truyện cổ tích sẽ đưa các em nhỏ đến với những câu chuyện li kì, hấp dẫn, đa màu sắc với đa tính cách nhân vật trong xã hội Nhân vật trong truyện cổ tích rất đa dạng, phong phú và sinh động Nó phản ánh hầu như toàn
bộ mọi hạng người, mọi loại nghề nghiệp trong xã hội Nhân vật cổ tích còn
là nhân vật của các quan hệ gia đình, thân tộc, xã hội Nhân vật xuất hiện trong cổ tích bao giờ cũng nêu lên những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình Tùy theo các thể loại truyện cổ tích khác nhau để tạo ra
Trang 37truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải Cuối cùng cả hai hóa lên trời Chữ Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc Truyện đã nói lên được lí tưởng sống của nhân dân ta, dù nghèo đói, khó khăn cũng không bao giờ đánh mất phẩm chất đạo lí làm người Dù không lập những chiến công hiển hách nhưng Chử Đồng Tử đã đứng đằng sau phù trợ cho Triệu Việt
Vương đánh thắng quân giặc, cũng là nghĩa khí cao đẹp của dân tộc ta
Câu chuyện có thể kể về một nhân vật hoặc một nhóm nhân vật, trong
đó mỗi nhân vật có những tài lạ khác nhau, tất cả đều phục vụ cho mục đích bảo vệ chính nghĩa, diệt cái ác Chẳng hạn như bốn nhân vật Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng trong truyện “Bốn anh tài” (Tiếng Việt 4, tập 2), truyện kể rằng, ở một bản nọ có một cậu bé tên
là Cẩu Khây nhỏ người nhưng sức bằng trai mười tám, tinh thông võ nghệ Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh phá làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường tìm diệt yêu tinh Trên đường đi Cẩu Khây gặp được những người bạn tài giỏi, cũng muốn cùng đi diệt yêu tinh với cậu Đó là cậu bé vạm vỡ Nắm Tay Đóng Cọc có tài dùng tay làm vồ đóng cọc, cậu bé Lấy Tai Tát Nước có tài lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà và cậu bé Móng Tay Đục Máng có tài lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng Bốn anh em Cẩu Khây tìm đến chỗ yêu tinh, giao đấu với yêu tinh một trận Khi yêu tinh thò đầu vào, Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái Làm nó găy gần hết hàm răng Yêu tinh bỏ chạy, Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi, yêu tinh phun nước làm ngập cánh đồng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước chảy đi, nước cạn khô Yêu tinh đầu hàng Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây Những nhân vật kì tài như thế cũng có thể gọi là những nhân vật anh hùng vì họ đã dựng nên lịch sử và góp phần làm nên cuộc
sống an lành, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Trang 38lâu Những con người bất hạnh như thế này thường được sự trợ giúp của lực lượng thần kì (con người thần kì, vật thần kì) Có thể kể đến một nhân vật tiêu biểu là Tấm trong truyện “Tấm Cám” (Tiếng Việt 4, tập 2), đây là một trong nhiều truyện nổi bật cho loại truyện cổ tích thần kì Câu chuyện kể về Tấm, nhân vật bất hạnh là người lao động lương thiện vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, lại liên tiếp bị đọa đày qua rất nhiều hoạn nạn do mẹ con Cám gây ra Tấm
mồ côi, phải sống cảnh dì ghẻ con chồng, chết đi sống lại qua bao kiếp nhưng cuối cùng vẫn trở lại làm người, bước lên đỉnh cao của hạnh phúc Trong truyện có sự tham gia của các yếu tố thần kì Trong Tấm Cám yếu tố thần kì trước hết gắn liền với nhân vật Bụt Mỗi lần gặp thử thách là Bụt lại xuất hiện đem đến cho Tấm rất nhiều những điều kì diệu, ở phần sau, nhân vật Bụt không xuất hiện nữa, yếu tố thần kì lúc này gắn liền với các hình thức hóa thân của Tấm Hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị, trở lại làm người Đó là hành trình số phận quen thuộc của những nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích Hành trình đó vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện cho những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động
Bên cạnh Tấm trong truyện “Tấm Cám”, truyện “Cây khế” (Tiếng Việt
1, tập 1) kể về nhân vật người em cũng là típ nhân vật điển hình trong truyện
cổ tích thần kì Truyện kể rằng, ngày xưa có một gia đình cha mẹ chết sớm còn lại hai anh em Người anh tham lam, bủn xỉn cùng vợ chiếm hết gia tài nên ngày càng giàu chỉ để lại cho hai vợ chồng người em nghèo khó nhưng tốt bụng một cây khế cùng một mảnh vườn nhỏ để kiếm sống Một hôm có một con chim lạ rất to đến ăn khế của người em, hai vợ chồng người em cố nài nỉ xin chim đừng ăn thì chim lại nói sẽ ăn một quả khế trả một cục vàng Sau khi ăn khế như đã hứa thì chim trả ơn cho hai vợ chồng người em bằng cách chở người em ra đảo lấy vàng Từ đó, người em giàu có, sung túc Người anh thấy vậy thì ganh tị đòi đổi nhà cửa lấy mảnh vườn cùng cây khế của người em để chờ chim đến ăn khế trả vàng Sau khi đổi xong, hai vợ chồng người anh cũng gặp chim đến ăn khế và đòi trả vàng Chim chở người anh ra đảo lấy vàng nhưng vì người anh tham lam lấy nhiều vàng quá nên chim chở
về không nổi đã hất người anh xuống biển Người em hiền lành, biết bằng lòng với những gì mình có, được hưởng một cuộc sống hạnh phúc Còn người anh tham lam đã phải trả giá cho điều đó Thông qua câu chuyện, các bạn đọc nhỏ tuổi sẽ rút ra được bài học là anh em trong một nhà phải yêu thương, giúp
Trang 39đỡ lẫn nhau, đừng quá tham lam mà phải biết chia sẻ cho người khác Trong truyện yếu tố thần kì gắn với con chim khổng lồ, nó là vật trung gian giữa hai nhân vật, không thiên vị ai và không giúp đỡ ai trong hai phe thiện, ác Yếu tố
kì diệu dạng này chỉ nhằm mục đích thử thách, phân định bản chất nhân vật,
chứ không nhằm trợ giúp nhân vật thiện
Như vậy, ta thấy nhân vật truyện cổ tích thần kì thường không rõ tính cách Tất cả những nhân vật thiện đều có bản chất giống nhau, tính cách hao hao giống nhau, chỉ khác nhau ở tình huống, hành động nhân vật Nhân vật ác cũng giống nhau theo khuôn mẫu đã định sẵn Kết thúc cuối cùng, số phận nhân vật cũng giống nhau Người nhân hậu được giàu sang, sống hạnh phúc,
kẻ gian ác thì bị trừng phạt, mất hết tài sản hoặc là chết
2.3.1.2 Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt (thế sự)
Nhân vật là người thông minh
Nhân vật thông minh là những nhân vật dùng sự thông minh của mình
để phân xử, ứng xử những tình huống trong đời sống mang lại sự công bằng cho mọi người Chẳng hạn nhân vật vị quan trong truyện “Phân xử tài tình”
anh chàng Mồ Côi trong truyện “Mồ Côi xử kiện” (Tiếng Việt 3, tập 1)
“Ngày xưa, một viên quan trấn nọ thấy Mồ Côi thông minh hoạt bát, liền đưa chàng về hầu điếu đóm… Nói xong, Mồ Côi trả lại hai đồng bạc trắng cho cụ già rồi tuyên bố kết thúc vụ kiện” [13;tr.139]
Trang 40Nhân vật anh chàng Mồ Côi dù không được học qua trường lớp nào nhưng với tài trí, sự thông minh của mình, anh đã thay mặt quan xử các vụ án hết sức công bằng, làm cho cả bên nguyên và bị rất hài lòng Chẳng hạn như
vụ án chủ quán kiện một ông cụ là ngửi hết hương thơm từ thức ăn của quán nhưng không trả tiền Mồ Côi là một anh chàng thông minh và rất tôn trọng lẽ công bằng nên anh đã tìm ra được cách giải quyết sao cho hợp lí nhất, đó là cho chủ quán nghe đủ tiếng kêu phát ra từ những đồng bạc trắng bằng với giá trị của hương thơm từ thức ăn mà ông già đã ngửi Dù ở địa vị, tầng lớp nào,
tất cả mọi người đều có ước mong về sự công bằng và tính dân chủ
Lại có những con người dùng mẹo lừa để thể hiện trí thông minh của
mình như cụ già trong “Đốt cháy đồng lúa chín” (Truyện đọc 3)
“Ngày xưa có một cụ già sống trên một ngọn núi cao… Khi họ đã hiểu
ý nghĩa của việc cụ già đã làm, họ hết lời ca ngợi và cảm ơn cụ về sáng kiện cứu dân làng khỏi cơn sóng thần khủng khiếp” [24.tr.34]
Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của một cụ già đã cứu những người dân ven biển thoát khỏi cơn sóng thần hung dữ Cụ già đã nhìn thấy một hiện tượng lạ trên bầu trời và như đoán trước điều gì sắp xảy ra, cụ
đã dùng thanh gỗ đang cháy ném vào đồng lúa, làm cho đồng lúa bị thiêu sạch Nhân dân dưới chân núi thấy vậy tất cả đều chạy lên vì muốn chỉ trích
cụ già nhưng sau đó, họ đã thấy một cảnh tượng hãi hùng, sau lưng họ chỉ còn lại là nước, ngôi làng biến mất tăm Nhưng thật may tất cả cư dân đều an toàn
vì đang ở trên núi
Như vậy, chúng ta thấy rằng dù các nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt sử dụng trí thông minh của mình như thế nào thì họ cũng một lòng muốn mang lại cuộc sống công bằng, thuận theo lẽ phải cho người dân
Nhân vật là người ngốc nghếch
Ngoài nhân vật là người thông minh ra thì truyện cổ tích sinh hoạt còn
có những câu chuyện mà nhân vật chính là những con người ngốc nghếch Đó
có thể là những con người ngốc nghếch thật sự, hành động máy móc, đôi khi gặp may mắn nên thành công như anh chàng ngốc trong truyện “Anh chàng
ngốc và con ngỗng vàng” (Tiếng Việt 1, tập 1)
“Nhà kia có một anh con út rất ngốc nghếch… Anh được cưới công chúa xinh đẹp làm vợ” [9;tr.169]