1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân lập vi khuẩn clostridium spp trên vịt có triệu chứng liệt chân, liệt cánh, liệt cổ, tiêu chảy tại một số tỉnh đồng bằng sông cửu long và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh

59 810 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Đến năm 2012, đã có thêm hai công trình nghiên cứu được đăng tải trong Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, với nội dung nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium botulinum tại thành ph

Trang 1

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

*

LÊ VƯƠNG CẢNH

PHÂN LẬP VI KHUẨN CLOSTRIDIUM SPP

TRÊN VỊT CÓ TRIỆU CHỨNG LIỆT CHÂN, LIỆT CÁNH, LIỆT CỔ, TIÊU CHẢY TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN VỚI MỘT SỐ LOẠI

KHÁNG SINH

Luận văn tốt nghiệp Ngành Thú Y

Cần Thơ, 11/2014

Trang 2

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHÂN LẬP VI KHUẨN CLOSTRIDIUM SPP

TRÊN VỊT CÓ TRIỆU CHỨNG LIỆT CHÂN, LIỆT CÁNH, LIỆT CỔ, TIÊU CHẢY TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN VỚI MỘT SỐ LOẠI

KHÁNG SINH

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: 3102932 Lớp: CN1067A1

Cần Thơ, 11/2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y  TRANG DUYỆT

Đề tài: “Phân lập vi khuẩn Clostridium spp trên vịt có triệu chứng liệt chân,

liệt cánh, liệt cổ, tiêu chảy tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh”

Do sinh viên: Lê Vương Cảnh, mã số sinh viên: 3102932, thực hiện tại phòng Vi Trùng và Miễn Dịch của bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 07/2014 đến 11/2014

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 20… Cần Thơ, ngày… tháng… năm 20…

Duyệt của Bộ môn Duyệt của Cán bộ hướng dẫn

ThS Nguyễn Thu Tâm

Cần Thơ, ngày…… tháng… năm 20…

Duyệt của Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Do chính bản thân tôi thực hiện trong suốt quá trình làm đề tài tại phòng Vi Trùng và Miễn Dịch của bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Cần Thơ, ngày…… tháng… năm 20…

Tác giả luận văn

LÊ VƯƠNG CẢNH

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Khoảng thời gian xa nhà để học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Cần Thơ, đã giúp tôi ngày càng khôn lớn và trưởng thành hơn, cho tôi thấy được rằng: bên cạnh tôi luôn có gia đình, thầy cô, bạn bè và tất cả mọi người sẵn sàng giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể vượt qua tất cả Đến giây phút này đây, tôi

đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp và kết thúc khóa học chuyên ngành Thú Y của mình, thật hạnh phúc và vô cùng sung sướng Tôi không biết nói gì hơn ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người đã bên tôi, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, động viên, luôn đặt niềm tin và hy vọng vào tôi trong suốt khoảng thời gian vừa qua

Đầu tiên, con xin kính gửi lòng biết ơn đến với bà kính yêu và cha mẹ Công ơn dưỡng dục, sinh thành, dạy bảo con, luôn đặt niềm tin và hy vọng vào con Mọi người đã lao động miệt mài để tạo mọi điều kiện cho con ăn - học thành tài, đó luôn là nguồn động lực, động viên lớn nhất để con sống và học tập đến hôm nay

Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Lê Hoàng Sĩ, thầy là cố vấn học tập của tôi, người luôn quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong 5 năm học đại học Cô Nguyễn Thu Tâm, người đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu trong khoảng thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình, em vô cùng biết ơn và cám ơn Cô

Tôi xin gửi đến quý thầy cô Bộ môn Thú Y, thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng nói riêng cùng toàn thể thầy cô, ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ nói chung lời cám ơn tha thiết nhất Quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báo cũng như tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và phát triển trên giảng đường đại học

Cám ơn các bạn lớp Thú Y khóa 36 đã đồng hành cùng tôi trong khoảng thời gian 5 năm này, cùng tất cả những người bạn của tôi đã luôn bên cạnh - sát vai cùng tôi học tập và khôn lớn

Xin cám ơn quý công ty Vemedim đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu Cám ơn các anh, chị phòng vi sinh đã luôn hướng dẫn - giúp đỡ tôi Bên cạnh đó là lời cám ơn đến các cán bộ Thú y và các chủ hộ chăn nuôi tại

An Giang và một số Tỉnh Khác đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô trong Hội Đồng Giám Khảo, các thầy cô đã dành thời gian quý báo của mình để xem xét đề tài của tôi, nghe tôi báo cáo và đưa ra những nhận xét cho tôi để hoàn thiện bài báo cáo của mình

Xin chân thành cám ơn!

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang duyệt i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh sách bảng vi

Danh sách hình vii

Danh mục chữ viết tắt viii

Tóm lược ix

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp tại Việt Nam và trên thế giới 2

2.1.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp tại Việt Nam 2

2.1.2 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp trên thế giới 4

2.2 Giới thiệu về vi khuẩn Clostridium spp 9

2.2.1 Đặc điểm hình thái của vi khuẩn Clostridium spp 9

2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn Clostridium spp 9

2.2.3 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Clostridium spp 10

2.2.4 Khả năng đề kháng, đặc điểm tồn tại và phân bố của vi khuẩn Clostridium spp trong tự nhiên 12

2.2.5 Khả năng sinh độc tố của vi khuẩn Clostridium spp 14

2.2.6 Khả năng gây bệnh trên người và động vật của vi khuẩn Clostridium spp 16

2.3 Đặc điểm sinh học của vịt 18

2.3.1 Nguồn gốc, đặc điểm thích nghi của vịt 18

2.3.2 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt 18

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Nội dung nghiên cứu 21

3.2 Phương tiện nghiên cứu 21

3.2.1 Thời gian, đối tượng và địa điểm 21

3.2.2 Dụng cụ và trang thiết bị 21

3.2.3 Hóa chất và môi trường 21

3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 22

3.3.1 Phương pháp lấy mẫu 22

3.3.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập 23

Trang 7

3.3.4 Phương pháp kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn Clostridium

spp phân lập được với kháng sinh 26

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Tổng quang về địa điểm lấy mẫu 28

4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Clostridium spp 30

4.2.1 Tỷ lệ vịt bệnh nhiễm vi khuẩn Clostridium spp 30

4.2.2 Tỷ lệ vịt bệnh nhiễm các chủng vi khuẩn Clostridium 31

4.2.3 Tỷ lệ vịt bệnh nhiễm vi khuẩn Clostridium spp theo địa điểm 34

4.3 Kết quả kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh 37

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

5.1 Kết Luận 41

5.2 Đề Nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ CHƯƠNG 46

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1: Một số phản ứng sinh hóa của các vi khuẩn Clostridium 11

Bảng 2: Sự hiện diện của các Clostridium trong một số loại mẫu 13

Bảng 3: Các loại độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum 14

Bảng 4: Bệnh do độc tố thần kinh của Clostridium 16

Bảng 5: Bệnh do Clostridium gây trúng độc mô bào 16

Bảng 6: Bệnh đường ruột và độc tố đường ruột do Clostridium 17

Bảng 7: Đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh 26

Bảng 8: Tỷ lệ vịt bệnh nhiễm vi khuẩn Clostridium spp từ mẫu ruột 30

Bảng 9: Kết quả xác định vịt bệnh nhiễm các chủng Clostridium bằng phản ứng sinh hóa 32

Bảng 10: Tỷ lệ mẫu ruột vịt bệnh nhiễm các chủng Clostridium theo địa điểm lấy mẫu 35

Bảng 11: Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Clostridium spp với một số loại kháng sinh 37

Bảng 12: Tính nhạy cảm của các chủng Clostridium phân lập được đối với kháng sinh 39

Bảng 13: Kết quả đa kháng của vi khuẩn Clostridium spp đối với kháng sinh 39

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1: Quy trình giòi phân hủy xác của bệnh ngộ độc thịt gia cầm 6

Hình 2: Sơ đồ vai trò C botulinum trong một hệ sinh thái nước ngọt 7

Hình 3: Thu thập các mẫu vịt bị bệnh “cúm cần” 22

Hình 4: Mẫu ruột được bảo quản túi nilong và đuổi khí oxy 23

Hình 5: Mẫu ruột được chuẩn bị nuôi cấy phân lập 23

Hình 6: Môi trường được chuẩn bị để phân lập vi khuẩn 23

Hình 7: Tủ ấm CO2 để nuôi cấy các vi khuẩn yếm khí 23

Hình 8: Khuẩn lạc vi khuẩn dung huyết trên thạc máu 24

Hình 9: Khuẩn lạc vi khuẩn trên thạch máu 24

Hình 10: Môi trường CMM để giữ giống vi khuẩn 24

Hình 11: Vi khuẩn Clostridium spp dưới kính hiển vi quang học ở vật kính 100 25

Hình 12: Bào tử vi khuẩn được xem dưới kính hiểm vi quang học ở vật kính 100 25

Hình 13: Vi khuẩn Clostridium spp sinh catalates 25

Hình 14: Kết quả sinh hóa trong bộ kit API 20A 26

Hình 15: Địa điểm lấy mẫu tại một số tỉnh ĐBSCL 28

Hình 16: Kết quả phân lập các chủng Clostridium bằng phản ứng sinh hóa 32

Hình 17: Tỷ lệ mẫu ruột vịt bệnh nhiễm các chủng vi khuẩn Clostridium theo địa điểm lấy mẫu 35

Hình 18: Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Clostridium spp với một số loại kháng sinh 37

Hình 19: Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Clostridium spp phân lập được 38

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

PCR: Polymerase Chain Reation

SNAP: Survivors Network of those Abused by Priests

CMM: Cooked Meat Medium

CTV: Cộng tác viên

Trang 12

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi vịt chạy đồng là hình thức chăn nuôi chính và có truyền thống lâu đời của người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đây là hoạt động chăn nuôi rất có ý nghĩa trong nông nghiệp và chiếm một vị trí quan trọng trong chăn nuôi như: tận dụng được nguồn lúa rơi vãi sau khi thu hoạch, tiêu diệt các sinh vật có hại, cải thiện môi trường và cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho vịt Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi này còn chứa nhiều rủi ro do dịch bệnh và mầm bệnh nguy hiểm Được sự quan tâm của nhà nước, quản lý của cán bộ thú y

về tiêm phòng - quản lý dịch bệnh, cùng với kiến thức - kinh nghiệm của hộ chăn nuôi mà tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát Nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một số bệnh gây thiệt hại lớn cho hộ chăn nuôi như bệnh “cúm cần”, được người dân thường gọi khi vịt bệnh có các triệu chứng: liệt chân, liệt cánh, liệt cổ (Locke

và Friend, 1989; Rocke và Friend, 1998; Nguyễn Đức Hiền, 2012) Khi bệnh được phát hiện, tiến hành điều trị bằng nhiều loại kháng sinh nhưng không mang lại hiệu quả

Bệnh trên là do vi khuẩn Clostridium spp gây nên, với tác nhân chính là vi khuẩn C botulinum sản sinh ra độc tố botulin (Rocke, 2005; Nguyễn Đức Hiền

và Phạm Mạnh Hùng, 2012) Hiện tại, trên thế giới đã ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu về bệnh và trên nhiều đối tướng; Riêng tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu còn khiêm tốn, dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền (2012) đã

mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về vấn đề này

Từ những vấn đề trên, giúp tôi có định hướng và tiến hành nghiên cứu về vi

khuẩn Clostridium spp trong đề tài “Phân lập vi khuẩn Clostridium spp trên

vịt có biểu hiện liệt chân, liệt cánh, liệt cổ, tiêu chảy tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh” Với mục tiêu là:

 Tìm hiểu thêm nhiều thông tin, có thêm kiến thức và được đóng góp vào

nguồn tài liệu nghiên cứu về nhóm vi khuẩn Clostridium

 Xác định sự hiện của các chủng vi khuẩn Clostridium và ảnh hưởng của

chúng trong nhóm vi khuẩn Clostridium với các triệu chứng của bệnh

 Kiểm tra độ nhạy của vi khuẩn Clostridium spp phân lập được với một số loại kháng sinh

Trang 13

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp tại Việt Nam và trên

thế giới

2.1.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp còn rất khiêm tốn, nhưng với các nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp cho thấy sự

cần thiết, ý nghĩa và ngày càng đi vào chuyên sâu Tùy vào điều kiện chăn nuôi, vùng miền mà các công trình nghiên cứu có những hướng đi riêng: ở Miền Bắc, các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhiễm độc huyết ở trâu, bò và

tiêu chảy ở bò, lợn do vi khuẩn C perfringens ở Miền Trung, thì đi sâu vào nghiên cứu vai trò của vi khuẩn C perfringens trong các bệnh ở dê, cừu và lợn

Và ở Miền Nam, có công trình nghiên cứu trên vịt do vi khuẩn C botulinum và

một số công trình khác

Năm 2005, trong kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình về vi khuẩn C perfringens cho thấy: vi khuẩn hiện diện ở gan (71,4%) và ruột non (85,7%) của lợn con từ 1-7 ngày tuổi là rất cao, với 100% vi khuẩn C perfringens phân lập

sản sinh bêta-toxin và độc lực mạnh này đã gây chết chuột thí nghiệm trong 36 giờ với tỉ lệ 100%, khi phân lập ở ruột non và gan của chuột chết lại phát hiện vi

khuẩn C perfringens

Tiếp theo, vào năm 2009, tại Hà Nội và các vùng phụ cận, Huỳnh Thị Mỹ

Lệ và ctv đã nghiên cứu về vi khuẩn C perfringens và kết luận: tần suất phân lập được C perfringens từ phân lợn bị tiêu chảy là 55.6%, số lượng vi khuẩn tăng

lên rõ rệt từ 110,34-145,49 lần giữa lợn bị tiêu chảy so với lợn ở trạng thái khỏe mạnh Tiếp tục đi vào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, đến năm 2012,

Huỳnh Thị Mỹ Lệ và ctv công bố kết quả phân lập C perfringens từ bò bị tiêu

chảy thuộc ba typ với tỷ lệ lần lượt là typ A (57,34%), typ D (41,33%) và typ C (1,33%); trong đó các chủng phân lập được từ bò khỏe mạnh, lợn khỏe mạnh và lợn bị tiêu chảy đều thuộc typ A

Năm 2011, đã có ba công trình nghiên cứu khoa học được công bố:

 Lê Văn Sơn và ctv đã xác định 2 gen độc tố (toxinotype) của C perfringens phân lập từ dê, cừu ở duyên hải Nam Trug Bộ bằng phương pháp multiplex PCR với tần số 76,28% typ A và 23,72% typ D Bên cạnh đó còn xác định kiểu gen liên quan đến 2 loại độc tố này

 Riêng Lê Văn Sơn cũng đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ và có những đóng

góp riêng của mình trong luận án: “Nghiên cứu một số đặc tính của Clostridium perfringens gây viêm ruột tiêu chảy ở dê, cừu tại một số tỉnh Nam Trung bộ và

Trang 14

biện pháp phòng trị” Kết quả bệnh viêm ruột tiêu chảy ở dê, cừu tại một số tỉnh

Nam Trung bộ là do vi khuẩn C perfringens thuộc hai typ: A (76,28%) và D

(23,72%) Đặc biệt, typ D ở gia súc bệnh cao hơn so với gia súc khỏe

 Cũng trong thời gian đó, Trần Đức Hạnh và ctv củng đã công bố kết quả

nghiên cứu về vi khuẩn C perfringens tại tỉnh phía Bắc với nhiều nội dung: tỷ lệ phân lập vi khuẩn C perfringens ở lợn tiêu chảy là 59,82% và ở lợn con bình

thường là 26,78%; thử nghiệm độc lực trên chuột ghi nhận 100% chuột chết trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ; và kết quả kiểm tra kháng sinh

Đến năm 2012, đã có thêm hai công trình nghiên cứu được đăng tải trong Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, với nội dung nghiên cứu về vi

khuẩn Clostridium botulinum tại thành phố Cần Thơ:

 Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền (2012) trên mẫu ruột vịt và bùn tại nơi

chăn nuôi có vịt bệnh Tỷ lệ mẫu nhiễm vi khuẩn C botulinum: trên ruột vịt là

14,77% (52/252) và bùn là 25,71% (27/105) Khi khảo sát tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh thì cho kết quả: 100% vi khuẩn nhạy cảm với ceftiofur, fosformycin và cephalexin và tất cả đều đề kháng với ampicillin

 Tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền và Phạm Mạnh Hùng

(2012) về độc tố từ vi khuẩn C botulinum phân lập được từ mẫu ruột vịt và bùn,

được tiến hành trên vịt và chuột thí nghiệm tại thành phố Cần Thơ Ghi nhận kết quả: Với liều 1ml dịch nổi ly tâm canh khuẩn pha loãng 1/10 gây chết 100% chuột thí nghiệm sau khi tiêm vào xoang bụng, trong khi tất cả chuột được tiêm bởi dịch này sau xử lý nhiệt vẫn bình thường Khi tiêm dịch nổi qua đường tĩnh mạch với liều 5ml/vịt gây chết 70% (7/10) và 10ml/vịt gây chết 100% (10/10) vịt thí nghiệm cùng với đó là triệu chứng lâm sàng chủ yếu được ghi nhận: ủ rũ, kém vận động (100%), liệt chân, cổ và mí mắt (80%) Vịt chết không có bệnh tích đặc trưng, ở một số vịt chết có bệnh tích xuất huyết tim (15%) và phổi (10%)

Và nghiên cứu gần đây nhất được ghi nhận là của Trần Đức Hạnh (2013), tiến hành nghiên cứu trên lợn tiêu chảy tại các tỉnh miền núi phía Bắc và biện pháp phòng trị trong luận án Tiến Sĩ Nông nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy

tỷ lệ lợn tiêu chảy nhiễm vi khuẩn C perfringens lên đến 59,82% (134/224)

Tiếp tục tiến hành chạy PCR để xác định type vi khuẩn thu được kết quả: trong

45 chủng của vi khuẩn được định type thì vi khuẩn sinh độc tố type A chiếm 55,56% (25/45), type C chiểm 40% (18/5) và type D chiếm 4,44% (2/45) Còn về thực hiện phác đồ điều trị cho thấy: phác đồ III là có tỷ lệ khỏi bệnh là cao nhất với tỷ lệ 87,5 (49/56), so với phác đồ I và II

Trang 15

2.1.2 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp trên thế giới

Theo kết quả ghi nhận mới nhất của Markey và ctv (2013) về vi khuẩn Clostridium spp có hơn 200 loài được phát hiện, với khoảng 14 loài có khả năng

sinh một hay nhiều loại độc tố Trong đó, có các loài ảnh hưởng cho người và

động vật đáng chú ý đó là: Clostridium botulinum, Clostridium perfringen, Clostridium difficile, Clostridium colinum

 Một số nghiên cứu và ghi nhận về sự ảnh hưởng của Clostridium botulinum

trên gia súc, gia cầm

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu khoa học về vi khuẩn C botulinum

rất đa dạng và phong phú Qua nghiên cứu tài liệu, độc tố của vi khuẩn không chỉ ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của con người mà còn nguy hại đến các loài động vật khác, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm khác đã được liệt kê vào

“Sách Đỏ”, được bảo vệ trong các khu bảo tồn của thế giới Sau đây là một số ghi

nhận và các nghiên cứu về vi khuẩn C botulinum

 Ở người được ghi nhận ở Trung Quốc: vào những năm 1989, tại 15 tỉnh, khu vực tự trị đã báo cáo sự phân bố và xuất hiện ngộ độc do các type khác nhau

của vi khuẩn C botulinum Trong 745 vụ ngộ độc bùng phát được ghi nhận, có

đến 421 ca tử vong trong số 2,861 ca ngộ độc (chiếm tỷ lệ 14,7%) Nguyên nhân

các vụ ngộ độc trên là do tất các type của vi khuẩn C botulinum (ngoại trừ type

G) Các đặc điểm dịch tể chính và sự phân bố của các type ở Miền Bắc và Nam

Trung Quốc đã được ghi nhận bởi Gao và ctv, 1990

 Ở động vật: có rất nhiều vụ ngộ độc xảy ra, nhưng chủ yếu được ghi nhận

ở các loài chim và vịt hoang dã

Năm 1996, tại bờ biển Salton ở California, đã ghi nhận sự chết đi với số lượng lớn của loài Bồ Nông Trắng của Mỹ và chiếm tỷ lệ 15-20% của quần thể

đa dạng loài ở Phương Tây Đáng chú ý nhất trong vụ ngộ độc này là lần đầu tiên cá, đặc biệt là cá Rô Phi (Oreochromis mossambicus), đã liên quan như là

nguồn gốc của sự ngộ độc botulin type C ở các loài chim (Rocke và ctv 2005)

Từ những năm 2000-2004, hơn 10.000 loài chim biển, chủ yếu là mòng

biển (Larus argentatus) chết không rõ nguyên nhân trong quần đỏa Blekinge ở

Đông Nam Thụy Điển Khi tiến hành nghiên cứu, nhóm đã phát hiện được độc tố botulin type C ở 11/16 (69%) mẫu huyết thanh của mòng biển bị ngộ độc và đã

được kiểm tra trên chuột (Neimanis và ctv, 2007)

Trang 16

Tại Seoul của Hàn Quốc, đã xảy ra vụ ngộ độc và gây chết trên 93 chim hoang dã, các loài chim đã được tìm thấy dọc theo bờ của sông Hangang (tháng 10/2008) Các triệu chứng lâm sàng đã được ghi nhận, khi tiến hành nghiên cứu

đã phát hiện độc tố type C của vi khuẩn C botulinum trong huyết thanh của

những con chim hoang dã và đã tiến hành xét nghiệm sinh học trên chuột Điều

ngạc nhiên trong kết quả này là: đã không có vi khuẩn C botulinum nào được phân lập từ xác chết của chúng (Woo và ctv, 2010)

Giữa những năm 1978-2008, tại các vùng đất ngập nước của Mancha Húmeda (trung ương Tây Ban Nha) đã ghi nhận sự bùng phát của 13 vụ ngộ độc gây ra cái chết của khoảng 20.000 con chim từ hơn 50 loài, bao gồm cả vịt đầu

trắng (Oxyura leucoceophala ) nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu Các nghiên

cứu cho thấy có một mối liên kết quan trọng giữa số lượng chim chết được ghi trong mỗi dịch bệnh ngộ độc và nhiệt độ trung bình vào tháng bảy (luôn >260C) Kết quả được ghi nhận ở 75 mẫu ruột của loài chim đã chết được tìm thấy trong

vụ ngộ độc đã được phân tích, với sự hiện diện của vi khuẩn C botulinum là 38,7% (Vidal và ctv, 2013)

Ngày 08/08/2011, ở Miền Bắc nước Ý đã bùng phát vụ ngộ độc ở các loài chim hoang dã và các động vật khác tại bờ suối Crostolo, ở vùng Emilia Romagna, Ý Nhóm đã tiến hành ghi nhận 20/28 mẫu dạ dày của vịt trời chết có giòi (ấu trùng ruồi xanh giai đoạn 3) Nhóm tiến hành nghiên cứu và xác định:

nguyên nhân gây chết là do độc tố C botulinum type C gây ra, độc tố được xác

định bằng một thử nghiệm trên chuột và khẳng định: độc tố trong huyết thanh và

ở ấu trùng ruồi xanh trong dạ dày của vịt chết (Defilippo và ctv, 2013)

 Những nghiên cứu về vi khuẩn C botulinum trong môi trường

Trong những năm 1975-1976, ở nhiều vùng của Vương quốc Anh và

Ireland đã tiến hành nghiên cứu về vi khuẩn C botulinum Mẫu đất được lấy từ

các ao, hồ, đầm lầy, bãi bùn, suối, sông ngòi, kênh rạch và mẫu tại nơi cư trú và

khu bảo tồn của các loài chim Tỷ lệ vi khuẩn C botulinum hiện diện trong các

mẫu đất thu thập được là 35,0% (194/554), trong đó cao nhất là type B (30,1%), tiếp theo là type C (3,4%), type E (2,7%) và thấp nhất là type D (1.1%) Với tỷ lệ

nhiễmm ghép hơn một type là 2,3% (Smith và ctv, 1978)

Khi tiến hành nghiên cứu, phân lập vi khuẩn C botulinum tại 28 vùng đất

ngập nước ở Saskatchewan Kết quả ghi nhận trên 326 mẫu đất thu được có

38,0% dương tính với vi khuẩn C botulinum và đã được xét nghiệm độc tố type

C gây chết chuột Kết quả còn ghi nhận thêm 59,2% mẫu đất từ đầm lầy có tiền

sử từng xảy ra bệnh ngộ độc và 6,2% số mẫu đất từ đầm lầy chưa có tiền sử xảy

ra vụ ngộ độc (Wobeser và ctv, 1987)

Trang 17

Tiếp theo là Locke và Friend (1989) đã trình bài nhiều nghiên cứu về bệnh ngộ độc botulin ở gia cầm, lần đầu tiên sử dụng thuộc ngữ “limberneck” cho những gia cầm (chim) bị ngộ độc Sau đó công trình nghiên cứu đã đƣợc tổng hợp lại trong quy trình “Quy trình ngộ độc gia cầm” Tiếp đến vào năm 1998, Rocke và Friend đã trình bày chi tiết hơn trong từng giai đoạn và đổi tên quy trình thành: “Quy trình giòi phân hủy xác trong bệnh ngộ độc gia cầm” nhƣ sau:

(Nguồn: Locke và Friend, 1989; Rocke và Friend, 1998)

15,6 – 32,20C

Hình 1: Quy trình giòi phân hủy xác của bệnh ngộ độc thịt gia cầm

Giòi tập trung độc tố

Xác động vật phân hủy sản sinh

Quá trình chết đi diễn ra nhanh

chóng

Trang 18

Và gần đây nhất là một công trình nghiên cứu của Espelund và Klaveness

(2014) về vai trò của C botulinum trong hệ sinh thái nước ngọt đã tạo ra một

“Vòng sinh thái” khép kín Trong đó, mỗi yếu tố, mỗi vai trò đều đã được nghiên cứu và trình bài trong nhiều báo cáo khoa học

 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium perfringens

Trong khoảng từ 05/2005 đến 11/2006, Svobodová và ctv (2007) tiến hành nghiên cứu vi khuẩn C perfringens trên gà khỏe mạnh tại 23 trang trại khác nhau

của Cộng Hòa Séc, trong tổng số 609 mẫu thu được có đến 112 (18,39%) mẫu

dương tính với C perfringens Còn tỷ lệ dương tính với C perfringens được

phân lập từ manh tràng tại 23 trại là 74%, dao động khoảng 104 cfu/g

Tại Ai Cập, Osman và ctv (2012) tiến hành nghiên cứu phân lập C perfringens trên mẫu ruột của gà thịt thương phẩm và gà mái thịt giống bố mẹ Vi khuẩn C perfringens được phân lập trong ruột cao nhất là ở tá tràng của gà thịt

thương phẩm là 41,7% và gà mái thịt giống bố mẹ là 58,4%, và thấp nhất ở hồi tràng lần lượt là: 15,6% và 27,1% Và tiếp tục tiến hành chạy multiplex PCR để xác định các gen mã hóa

Tại Bờ Biển Ngà, Kra Athanase Kouassi (2014), đã tiến hành nghiên cứu về

sự hiện diện của vi khuẩn C perfringens và C difficile, kiểm tra độ nhạy của

kháng sinh với vi khuẩn trong thịt bò nấu chín bán trên đường phố Trong 395 mẫu (gồm thận và thịt bò được nấu chín) sau khi tiến hành phân lập, định danh bằng bộ kit API 20A và chạy PCR kiểm tra Kết quả kiểm tra cho thấy vi khuẩn

(Nguồn: Espelund và Klaveness, 2014)

Hình 2: Sơ đồ vai trò C botulinum trong một hệ sinh thái nước ngọt

Bào tử Tảo

Thực vật

Động vật không xương sống

Yếu tố truyền lây

Môi trường

Trang 19

C difficile chiếm tỷ lệ 12,40% (ở thận là 11,04% và ở thịt là 13,45%) và C perfringens chiếm tỷ lệ 5,06% (ở thận là 2,32% và ở thịt là 7,17%) Và kết quả

kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh đã được ghi nhận

 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium diffcile

Tại Slovenia, để đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn C difficile trong chăn nuôi gia cầm, Pirš Tina và ctv (2012) đã tiến hành nghiên cứu trên 880 mẫu phân

và môi trường trong 7 trang trại khác nhau Kết quả kiểm tra cho thấy có đến

21,5% (189/880) mẫu dương tính với vi khuẩn C difficile, với tỷ lệ nhiễm ở các

trang trại là 85,7% (6/7), riêng trại F là hoàn toàn sạch bệnh

Một nghiên cứu lớn về sự phân bố của vi khuẩn C difficile trong môi

trường đã được tiến hành tại khu vực Cardiff của Nam Wales Trong tổng số

2.580 mẫu kiểm tra cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn C difficile chiếm tỷ lệ 7,1% (184/2.580) Sự phân bố của C difficile trong môi trường rất đa dạng, đáng

chú ý nhất ở các mẫu: phân của các loại động vật chiếm tỷ lệ 2,2% (16/724), mẫu đất chiếm tỷ lệ 21,0% (22/104) và cao nhất ở các mẫu môi trường nước: nước ở các sông (87,1%), tại các hồ (46,7%), tại các biển (44,0%) Ngoài ra, một số mẫu khác củng đã được kiểm tra và ghi nhận (Salf và Brazier, 1996)

 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium colinum

Tại Nhật Bản, vào tháng hai và tháng ba năm 1987, đã xảy ra dịch bệnh viêm loét ruột ở gà ở 5 trại gia cầm của quận Kagoshima, đây là báo cáo đầu tiên

về bệnh xảy ra trên gà ở Nhật Bản, ước tính tỉ lệ chết từ 1-5% trong đàn gà bệnh Khi tiến hành mổ khám và nghiên cứu ghi nhận được các gà thịt đều bị viêm loét

trong ruột, hoại tử ở gan và lách, vi khuẩn C colinum được xác định sau đó bằng

các kiểm tra đặc tính sinh hóa và sắc ký khí-lỏng Bên cạnh đó còn tiến hành

kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh(Kondo và ctv, 1988)

Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm

2008, nhằm để xác định tỷ lệ nhiễm cấp vi khuẩn C colinum trong các đàn gà

thịt ở phía Nam và Bắc của Jordan Trong 170 đàn gà thịt khảo sát, các mẫu bệnh phẩm ruột đã được thu thập và kiểm tra bằng PCR, kết quả cho thấy có đến

20 đàn gà trong cả hai khu vực (11,8%, 95% với độ tin cậy: 10-22%) dương tính

với C colinum Riêng tỷ lệ nhiễm C colinum tại khu vực phía Nam là 4,7% và

phía Bắc là 7,1%, kết quả này có ý nghĩa thống kê (χ2 = 3,9, df = 1, P = 0,0482) (Roussan và ctv, 2009)

Và gần đây nhất là công trình nghiên cứu tổng hợp của Cooper và ctv (2013) về bệnh đường ruột ở gia cầm do Clostridial, trong nghiên cứu tổng hợp

đã chỉ ra rằng các vi khuẩn Clostridial (bao gồm: C perfringens, C colinum, C difficile và các Clostridium khác) là những tác nhân quan trọng nhất trong bệnh đường ruột, gây thiệt hại kinh tế, tiêu tốn thức ăn và gây tử vong cao trong nghành chăn nuôi gia cầm trên thế giới

Trang 20

2.2 Giới thiệu về vi khuẩn Clostridium spp

Theo kết quả ghi nhận của Markey và ctv (2013) về vi khuẩn Clostridium spp có hơn 200 loài, với khoảng 14 loài có tầm quan trọng trong ngành thú y

Phần lớn các loài gây bệnh bằng khả năng sản sinh một hay nhiều loại ngoại độc

tố với độc lực khác nhau

Phân loại theo tên khoa học: nhóm vi khuẩn thuộc chi (genus) Clostridium,

họ (family): Clostridiaceae, bộ (orther): Clostridiales, lớp (class): Clostridia, ngành (phylum): Firmicutes và giới (regnum): Bacteria

2.2.1 Đặc điểm hình thái của vi khuẩn Clostridium spp

Đặc điểm chung của các loài Clostridium là những trực khuẩn gram dương, sống yếm khí, có kích thước 0,3-1,3 x 3-10 micromet (Markey và ctv 2013), có

khả năng hình thành bào tử Bào tử được hình thành thường lớn hơn thân của vi khuẩn, là thay đổi hình thái, có một đầu to hình thoi, do đặc điểm này nên vi

khuẩn có tên là Clostridium, bắt nguồn từ chữ “Closter” có nghĩa là “hình thoi” (Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001) Các vi khuẩn gây bệnh trong nhóm Clostridium đều có dạng trực khuẩn thẳng, riêng loài C spiroform có hình hơi

cong hoặc hình xoắn ốc

Hầu hết các loài trong giống Clostridium đều có khả năng đi động nhờ lông nhung, riêng C perfringens là loài duy nhất không di động

2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn Clostridium spp

Khi nuôi cấy vi khuẩn Clostridum spp phải đảm bảo mọi điều kiện về yếm

khí nghiêm ngặc, nhưng yêu cầu điều kiện yếm khí của các loài cũng có sự khác nhau: Một số loài yếm khí triệt để và không thể phát triển được nếu như có sự hiện diện của O2 (C novyia và C haemolyticum là loài khắc khe nhất về điều kiện yếm khí); Một số loài tương đối tùy tiện (C histolyticum, C tertium, C carnis) có thể phát triển được trong điều kiện hỗn hợp khí 5% O2 + 10% CO2 + 85% N2 hoặc thậm chí trong môi trường bình thường Hầu hết các loài của

Clostridium gây bệnh cho động vật đều chỉ phát triển trong điều kiện yếm khí tuyệt đối, riêng C perfringens có thể sinh trưởng trong điều kiện yếm khí không

triệt để

Các môi trường thạch được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn Clostridium spp

như: thạch glucose, thạch huyết thanh có glucose, thạch máu glucose, thạch

tryptis soy (Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001) Đây không phải là các môi trường chuyên biệt để phân lập cho vi khuẩn Clostridium spp., nhưng vi khuẩn đã được

nghiên cứu, ghi nhận sự phát triển, các yếu tố nhận dạng khuẩn lạc của vi khuẩn Việc bảo quản các đĩa thạch trong điều kiện yếm khí hoặc trước khi cấy vài giờ

để trong điều kiện yếm khí sẽ làm tăng khả năng phân lập vi khuẩn Clostridium

Trang 21

Các môi trường lỏng hoặc bán lỏng thể có khả năng oxy hóa khử thấp như môi trường CMM và môi trường thioglycollate thường được sử dụng nuôi cấy và

giữ giống vi khuẩn Clostridium, riêng môi trường thioglycollate còn được sử

dụng để vận chuyển mẫu Các môi trường này cần được đun sôi cách thủy trong vòng 5-10 phút nhằm loại bỏ O2, sau đó làm nguội thật nhanh đến nhiệt độ phòng

rồi mới tiến hành cấy vi khuẩn (Markey và ctv, 2013)

2.2.3 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Clostridium spp

Vi khuẩn Clostridium spp có khả năng lên men nhiều loại hợp chất hữu cơ

và sản sinh ra sản phẩm cuối cùng như: acid acetic, acid butyric, butanol, acetone

và một lượng lớn khí (CO2 và H2) được sinh ra trong suốt quá trình lên men đường Một loạt các hợp chất có mùi hôi được hình thành trong quá trình lên men

của các axit amin và axit béo Các vi khuẩn Clostridium cũng sản sinh nhiều loại

enzyme ngoại bào để phân hủy các loại phân tử lớn như protein, lipid, collagen,

cellulose, trong môi trường Do đó, các vi khuẩn Clostridium đóng một vai trò

quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ và tham gia vào chu trình carbon trong tự nhiên Trong nhiễm khuẩn yếm khí các tác nhân này là tác nhân quan trọng giúp cho quá trình xâm nhập và hình thành bệnh lý của các vi khuẩn

Clostridium (Todar, 2006)

Trang 22

Dựa vào kết quả của những phản ứng sinh hóa đặc trưng của từng chủng vi khuẩn để tiến hành định danh và phân loại vi khuẩn

Bảng 1: Một số phản ứng sinh hóa của các vi khuẩn Clostridium

Giải thích: (+): Phản ứng dương tính (V): Phản ứng thay đổi

(-): Phản ứng âm tính (.): Không có dữ liệu

Trang 23

2.2.4 Khả năng đề kháng, đặc điểm tồn tại và phân bố của vi khuẩn Clostridium spp trong tự nhiên

Khả năng đề kháng và thích nghi trong môi trường tự nhiên của loài

Clostridium là rất tốt Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển, sinh sản và

sản xuất ra độc tố gây bệnh Còn khi gặp bất lợi về: nhiệt độ, ẩm độ, pH hay dinh

dưỡng thì các loài Clostridium sẽ thay đổi sinh trưởng bằng cách hình thành một

thể nghỉ bên trong tế bào có dạng hình cầu hay hình bầu dục gọi là nội bào tử (endospore), nha bào hay gọi chung là bào tử (spore) Bào tử có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, kháng hóa chất, chịu áp suất thẩm thấu cao và có khả năng tồn tại lâu trong môi trường Bào tử được hình thành từ trong tế bào vi khuẩn qua nhiều giai đoạn và mỗi tế bào chỉ sinh ra một bào tử Các tế bào có khả năng hình thành bào tử gọi là tế bào sinh dưỡng Trong tế bào này, nha bào dần dần được hình thành đồng thời tế bào sinh dưỡng cũng bị triệt tiêu, cuối cùng chỉ còn lại nha bào tự do, khi gặp điều kiện thuận lợi lại tiếp tục phát triển

Trong tự nhiên vi khuẩn hay bào tử vi khuẩn Clostridium spp tồn tại đa

dạng và phân bố rộng rãi Trong hệ tiêu hóa của vật chủ cảm nhiễm (bao gồm cả người) là môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển, một số chủng vi

khuẩn còn được xem là vi khuẩn thường trực trong đường ruột (như: C perfringens) ( Cooper và ctv, 2013) Vi khuẩn trong phân hay từ xác vật chủ chết phân hủy vào môi trường tự nhiên, từ khu vực nay sang khu vực khác, hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác (Espelund và Klaveness, 2014)

Nhưng mỗi loại vi khuẩn Clostridium lại có thể tồn tại ở các môi trường, có

các yếu tố truyền lây và vật chủ thích hợp, điều đó sẽ tạo nên sự đặc trưng của từng chủng vi khuẩn Sự hiện diện, phổ biến của từng chủng có ý nghĩa trong thú

y được ghi nhận trên các mẫu lâm sàng nghiên cứu như sau:

Trang 24

Bảng 2 Sự hiện diện của các Clostridium trong một số loại mẫu

Loài

Clostridium

Loại mẫu Phân Đất (nước) Trầm tích biển Thức ăn

Vi khuẩn Clostridium spp có sự hiện diện phong phú trong phân, điều này

đã cho thấy được khả năng bùng phát dịch bệnh của vi khuẩn đối với vật chủ Ngoài môi trường tự nhiên, yếu tố hàng đầu là điều kiện yếm khí sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và phân bố, trong đất (nước) là môi trường phù hợp

nhất và có sự hiện diện đa dạng các chủng vi khuẩn Theo Nguyễn Thiện và ctv

(2005) ghi nhận tại các vùng ao, hồ, đầm nước lớn tại nước ta, khả năng khuếch tán trong đất (nước) của oxy kém và giảm dần theo độ sâu, nhưng bên cạnh đó, hàm lượng cao của carbon dioxide luôn là điều kiện phát triển tốt nhất của vi khuẩn Riêng các loại đất có sự khuếch tán oxy kém trong tự nhiên là đất tại các đầm lầy, đất phù sa, đất ruộng, đất bị nhiễm chất hữu cơ hoặc các loại kim loại nặng Tại các vùng đất ẩm ướt thì oxy trong đất thấp vì các khe hở của đất được lấp đầy bời nước nên làm cho oxy không thể đi sâu vào lòng đất

Ngoài ra, các yếu tố khác như nhiệt độ, pH, các chất vô cơ, các chất hữu cơ trong quá trình phân hủy xác động vật hay các loại thực vật thủy sinh, các ion:

Trang 25

NO3-, NH4+, P2O52-, nồng độ muối trong đất (nước) (Nguyễn Thiện và ctv, 2005)

sẽ ảnh hưởng đến vi khuẩn trong môi trường

2.2.5 Khả năng sinh độc tố của vi khuẩn Clostridium spp

Có hơn 14 loài vi khuẩn Clostridium gây bệnh quan trọng cho người và động vật, với khả năng sản sinh ra một hay nhiều loại độc tố (Markey và ctv, 2013) Theo Todar (2006), các vi khuẩn Clostridium spp sinh độc tố gây bệnh

đáng chú ý

 Clostridium botulinum

C botulinum sản sinh 08 loại độc tố thần kinh bao gồm: A, B, Cα, Cβ, D, E, F và

G (Markey và ctv, 2013) Có 6/8 loại độc tố có đến 05 phân nhóm Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng C botulinum đều sản sinh độc tố

Bảng 3: Các loại độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum

Loại độc tố Các loài động vật cảm nhiễm Nguồn của độc tố

Type A Người, gia cầm, chồn Các loại rau cải, trái cây, cá, thịt

Type B Người, ngựa (gia súc, gia cầm) Thịt và các sản phẩm từ thịt, rau cải,

Gia súc, ngựa, chồn, chó (heo,

người)

Xác các loài động vật, phân gia cầm, thức ăn ủ chua không bảo đảm chất lượng

Type D Gia súc, cừu (ngựa, người) Xác các loài động vật, xương

Type E Người, chim, cá Cá, các sản phẩm từ cá, bùn ở lớp

đáy ao (ao cá nuôi)

(Nguồn: Markey và ctv, 2013)

Độc tố được hấp thụ ở ruột vào máu đi đến các khớp nối thần kinh cơ ngoại vi tấn công các protein dung hợp (SNAP-25, syntaxin hoặc synaptobrevin) tại điểm tiếp hợp thần kinh cơ gây ức chế sản sinh acetylcholine từ đó gây cản trở quá trình dẫn truyền xung thần kinh gây liệt cơ bắp, trái ngược với tình trạng co cơ

trong các bệnh uốn ván (độc tố của C botulinum tác động trên thần kinh ngoại vi

Trang 26

gây hiện tượng “liệt mềm”, trong khi đó độc tố C tetani tác động lên hệ thần

kinh trung ương gây “liệt cứng”)

Miễn dịch đối với ngộ độc botulin không phát triển vì lượng độc tố cần thiết để tạo ra một đáp ứng miễn dịch sẽ gây tử vong Dù chất độc không bền với nhiệt

độ, dễ dàng bị phá hủy ở 1000C trong 20 phút, nhưng các bào tử của C botulinum chỉ có thể bị tiêu diệt nhiệt độ 1200C trong 15 phút Vì vậy cần xây dựng biện pháp thích hợp để phòng chống ngộ độc botulin

C trong 5 phút và nhanh chóng mất hoạt tính ở 00C trong môi trường có formalin

Độc tố uốn ván không có ích cho vi khuẩn, nó không phá hủy bất cứ cấu trúc, tổ chức nào để giúp vi khuẩn xâm nhập vào mô của động vật Hoạt tính của độc tố được gắn với mô thần kinh, là loại mô mà vi khuẩn dường như không thể đến trực tiếp trong quá trình nhiễm trùng ở các loài động vật

phòng dẫn đến kết quả âm tính giả Nhiễm trùng C difficile có thể được điều trị

thành công bằng kháng sinh metronidiazone hoặc vancomycin trong 10 ngày bằng đường uống (Todar, 2006)

Trang 27

2.2.6 Khả năng gây bệnh trên người và động vật của vi khuẩn Clostridium spp

Vi khuẩn Clostridium spp có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho người và

nhiều loài động vật, phân bố khắp nơi trên thế giới và tồn tại đa dạng ở các môi

trường Trong hệ tiêu hóa vật chủ vi khuẩn Clostridium spp không chỉ tác động

trực tiếp gây tổn thương, hủy hoại mô bào, mà còn sản sinh ra độc tố nguy hiểm Khi ra ngoài môi trường tự nhiên, vi khuẩn có thể phân bố trong đất, nước, thực vật, hay sản sinh độc tố vào trong môi trường, lan truyền đến các yếu tố truyền lây, và cuối cùng là hình thành bào tử để có thể gặp điều kiện thuận lợi và tiếp

tục phát triển Theo Duchesnes và ctv (2006), đã có đến 40-50 loài Clostridium

được ghi nhận là nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật

Một số bệnh do vi khuẩn Clostridium spp gây ra ảnh hưởng trên người và động vật được tóm tắt lại trong các bảng sau (Markey và ctv, 2013):

Bảng 4: Bệnh do độc tố thần kinh của Clostridium

Loài Clostridium Loài mắc bệnh Tên bệnh

Clostridium tetani Ngựa, loài nhai lại, người

(C botulinum type G) Người Trúng độc thịt (botulin)

Bảng 5: Bệnh do Clostridium gây trúng độc mô bào

Loài Clostridium Loài mắc bệnh Tên bệnh

Clostridium chauvoei Bò, cừu

Bò, cừu và lợn

Ung khí thán (blackleg) Phù thủng ác tính

Clostridium septicum Cừu

Gia cầm

Braxy Chứng viêm da hoại tử

Clostridium sordellii Bò, cừu, ngựa Hoại thư sinh hơi

Clostridium colinum Chim cảnh, gà con và gà

Trang 28

Bảng 6: Bệnh đường ruột và độc tố đường ruột do Clostridium

Loài Clostridium Loài mắc bệnh Tên bệnh

Cừu (dưới 3 tuần tuổi) Bệnh lỵ

Bê non và ngựa non Nhiễm độc tố ruột huyết

Type C

Lợn choai, cừu, bê, ngựa

Cừu trưởng thành Run cơ

Type D Cừu (trừ con sơ sinh), dê,

Trang 29

2.3 Một số đặc điểm sinh học của vịt

2.3.1 Nguồn gốc, đặc điểm thích nghi của vịt

Vịt là tên gọi phổ thông cho một số loài thuộc họ vịt (Anatidae), bộ ngỗng (Anseriformes) Các loài này được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các phân họ thuộc họ Anatidae (Phùng Đức Tiến, 2013) Vịt chủ yếu là loài chim nước, thuộc loại thủy cầm có nguồn gốc từ vịt trời (Anas platyrhynchos), sống

được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn, có kích thước nhỏ hơn so với những người bà con của chúng là ngan, ngỗng và thiên nga

Vịt có thân hình chắc chắn, mỏ rộng, dẹp và cong ở đầu, chân dài trung bình nhưng có các ngón chân dài hơi cong được liên kết với lớp màng (Lâm Minh Thuận và Chế Minh Hùng, 2004) nên có khả năng bơi tốt, chính lớp màng cũng là một cơ qua xúc giác có thể cảm nhận được nhiệt độ của nước Bộ lông của vịt vừa nhẹ, vừa dày được xếp khít nhau không thấm nước nên vịt có khả năng chịu đựng với mọi điều kiện thời tiết (lạnh, ẩm ướt, nóng) Các đặc điểm trên giúp vịt phát triển tốt tại các vùng đồng bằng có sông ngòi dày đặc, vùng đất trũng, đầm lầy

Vịt có chiếc mỏ dẹp rất lợi hại trong việc bắt các loài sinh vật nhỏ dưới nước như thực vật thủy sinh, côn trùng, các động vật lưỡng cư, động vật thân mềm có kích thức nhỏ như sò, ốc, hến ; ngoài ra, cỏ và các loài thực vật dước nước cũng là thức ăn khoái khẩu của loài vịt (Phùng Đức Tiến, 2013) Bên cạnh

đó, khi vịt sục bùn, mò tìm thức ăn trên ruộng lúa cũng giúp cải thiện được tính phù nhiêu của đất và tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho lúa, gia súc và con người như bọ gậy, các loại ấu trùng khác kể cả ký chủ trung gian của chúng như

ốc, hến (Bùi Xuân Mến, 2000; Lâm Minh Thuận và Chế Minh Hùng, 2004) Đó

là đặc điểm thích nghi có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp

2.3.2 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt

Bộ máy tiêu hóa của vịt có những cấu tạo đặc trưng phù hợp với chức năng lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn thô và cứng Thức ăn cần thiết cho những hoạt động sống, sinh trưởng, sinh sản được tiêu hóa và hấp thụ qua bộ máy tiêu hóa gồm: miệng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, tuyến tụy, túi mật và ống mật (http://tailieu.vn/doc/cam-nang-chan-nuoi-vit-1438292.html)

Miệng

Vịt không có răng nên dùng mỏ để lấy thức ăn Mỏ vịt dẹt và dài, bên trong

có các mẫu nhỏ để lọc và giữ thức ăn (gọi là răng giả) Mỏ cấu tạo bởi lớp sừng, trong có nhiều sợi thần kinh bao bọc dây thân kinh còn ở trên vòm miệng cứng

và dưới lớp sừng biểu bì của lưỡi

Ngày đăng: 17/09/2015, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Xuân Bình, 2005. Vi khuẩn Escherichia coli và Clostridium perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, chế tạo sinh phẩm phòng trị. Luận án Tiến Sĩ Nông nghiệp, HÀ NỘI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Escherichia coli" và "Clostridium perfringens
3. Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên, 2012. Xác định genotyp của vi khuẩn Clostridium perfringens phân lập đƣợc từ bò và lợn mắc hội chứng tiêu chảy nuôi tại Hà Nội và vùng phụ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012, tập 10, số 4, trang 627-632 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clostridium perfringens
4. Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trần Thị Lan Hương, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên, 2009. Tỷ lệ nhiễm Clostridium trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7, số 2, trang 172-179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clostridium
6. Lê Văn Sơn, 2011. Nghiên cứu một số đặc tính của Clostridium perfringens gây viêm ruột tiêu chảy ở dê, cừu tại một số tỉnh Nam Trung bộ và biện pháp phòng trị. Luận án Tiên Sĩ Nông nghiệp, HÀ NỘI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clostridium perfringens
7. Lê Văn Sơn, Đặng Thanh Hiên, Lê Đình Hải, Lê Lập, Nguyên Ngọc Nhiên và Nguyễn Viết Không, 2011. Xác định gen độc tố và tổ hợp của chúng với các gen mã hóa những độc tố chính của Clostridium perfringens phân lập từ dê và cừu ở duyên hải Nam Trung Bộ. Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 18, số 5, trang 38-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clostridium perfringens
8. Nguyễn Đức Hiền và Phạm Mạnh Hùng, 2012. Độc tính và tính gây bệnh trên vịt của độc tố vi khuẩn (Clostridium botulinum) phân lập tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, 22c, trang 40-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clostridium botulinum
9. Nguyễn Đức Hiền, 2012. “Phân lập và xác định tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn (Clostridium botulinum) từ vịt và môi trường chăn thả tại thành phố Cần Thơ”. Tạp chí khoa học, 22c, trang 64-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và xác định tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn ("Clostridium botulinum") từ vịt và môi trường chăn thả tại thành phố Cần Thơ"”
13. Trần Đức Hạnh, 2013. Nghiên cứu vai trò của E.coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và biện pháp phòng trị. Luận án Tiến Sĩ Nông nghiệp, HÀ NỘI Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.coli, Salmonella" và "Clostridium perfringens
14. Trần Đức Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên và Cù Hữu Phú, 2011. Kết quả phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Cl.Perfringens ở lợn con tiêu chảy tại các tỉnh phía Bắc. Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 18, số 5, trang 32-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cl. "Perfringens
1. Chun, C. L., U. Ochsner, M. N. Byappanahalli, R. L. Whitman, W. H. Tepp, G. Lin, E. A. Johnson, J. Peller and M. J. Sadowsky, 2013.Association of toxin-producing Clostridium botulinum with the macroalga Cladophora in the Great Lakes. Environ Sci Technol, 47(6):2587-2594 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Association of toxin-producing Clostridium botulinum with the macroalga Cladophora in the Great Lakes
2. Cooper, K. K., J. G. Songer and F. A. Uzal, 2013. Diagnosing clostridial enteric disease in poultry. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation, 25(3): 314–327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnosing clostridial enteric disease in poultry
3. Defilippo, F., L. Andrea, M. Giulia, M. Dario, C. F. Maria, P. Federica, B. Paolo, D. Michele and G. Merialdi, 2013. Outbreak of Type C Botulism in Birds and Mammals in the Emilia Romagna Region, Northern Italy. Journal of Wildlife Diseases. Journal of Wildlife Diseases, tập 49, số 4, trang 1042-1046 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2013. Outbreak of Type C Botulism in Birds and Mammals in the Emilia Romagna Region, Northern Italy
4. Duchesnes, C., P. E. Granum, M. G. Menozzi, M. Peck, S. Pelkonen, M. Popoff, E. Stackebrandt and R. Titball, 2006. Genus Clostridium, Clostridia in medical, veterinaryand food microbiology Diagnosis and typing. Trang: 51-54; 163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clostridium
6. Gao, Q. Y., Y. F. Huang, J. G. Wu, H. D. Liu and H. Q. Xia, 1990. A review of botulism in China. Biomed Environ Sci, 3 (3): 326-336 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A review of botulism in China
5. Lâm Minh Thuận và Chế Minh Hùng, 2004. Kỹ thuật chăn nuôi thủy cầm (Vịt, ngang, ngỗng). Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 25-29 Khác
10. Nguyên Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2001. Vi sinh vật học thú y. Nhà xuất bản Ngông nghiệp Hà Nội, trang 134- 138 Khác
11. Nguyễn Thiện, Lê Xuân Hồng và Nguyễn Công Quốc, 2005. Xóa đói giảm nghèo bằng phương thức chăn nuôi kết hợp vịt-cá-lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 9-19 Khác
15. Trần Linh Thước, 2010. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, trang 99- 100.Tài liệu nước ngoài Khác
5. Espelund, M. and D. Klaveness, 2014. Botulism outbreaks in natural environments - an update. Fronties in Microbiology, tập 5, số 287, trang 1-7 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w