KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG Bộ Môn Công Nghệ Thưc Phẩm Luận văn tốt nghiệp Đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO CÁ TRA,CÁ BASA TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỨC ĂN THỦY
Trang 1KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Bộ Môn Công Nghệ Thưc Phẩm
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHO CÁ TRA,CÁ BASA TẠI CÔNG TY TNHH
MTV THỨC ĂN THỦY SẢN MEKONG
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên: Th.S: Phan Nguyễn Trang Lê Văn Sang
MSSV:C1200654
Lớp:CB1208L1
Trang 2Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với đề tài “TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO CÁ TRA,CÁ BASA TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỨC ĂN THỦY SẢN MEKONG ” do sinh viên Lê Văn Sang thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua
Giáo viên hướng dẫn Giáo viên phản biện
Phan Nguyễn Trang Cần Thơ, ngày……Tháng……Năm 2014 Chủ tịch hội đồng
Trang 3TÓM LƯỢC
Ở nước ta hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển Đặc biệt là các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp,Cần Thơ… là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản, điển hình là cá tra ,
cá basa Chính vì vậy nên vấn đề thức ăn cho cá được đặt ra cấp thiết để tăng lợi nhuận cho người nuôi cá và tránh sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài Quy trình sản xuất thức ăn cho cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV thức ăn thủy sản Mekong đã đáp ứng được sự mong mỏi của người nuôi cá, như cầu thị trường cũng như mang lại những tín hiệu vui cho nghành chế biến va xuất khẩu cá của nước
ta Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý chất lượng HACCP thức ăn thủy sản cũng được thực hiện rất tốt, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm
Đề tài này được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Tôi chờ đợi và chân thành cảm ơn sự đóng góp của Thầy, Cô, anh, chị và các bạn bổ sung và sữa chữa những thiếu sót trong đề tài này để hoàn thiện hơn
Trang 4LỜI CẢM ƠNQua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Lãnh Đạo Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại quý Công ty
Cô Phan Nguyễn Trang đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm vô cùng quý báo để tôi hoàn thành tốt đề tài này
Anh Lê Tuấn Kiệt và tập thể anh chị phòng Quản Lý Chất Lượng, phòng Sản Xuất nhà máy thức ăn viên đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập qua Giúp tôi tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới cần có để hoàn thành tốt công việc
Quý thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm và các thầy cô trong Thư viện khoa Nông Nghiệp Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài này
Cùng các bạn sinh viên trong nhóm thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại nhà máy
Cuối cùng tôi xin chúc quý Công ty và quý Thầy Cô được dồi dào sức khõe
và luôn thành công trong công việc và cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP………
ĐỀ TÀI i
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH HÌNH ix
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Giới thiệu chung về nhà máy 2
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
2.1.1.1 Mục đích đầu tư 3
2.1.1.2 Công nghệ sản xuất 3
2.1.1.3 Chính sách chất lượng 3
2.1.1.4 Các sản phẩm của nhà máy 3
2.1.1.5 Vị trí kinh tế nhà máy 4
2.1.2 Tổ chức và thiết kế 6
1.1.3 Sơ đồ mặt bằng 7
2.2 Nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất thức ăn 8
2.2.1.Bột cá 8
2.2.1.1 Các chỉ tiêu cảm quan 8
2.2.2 Cám gạo 9
2.2.2.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 9
2.2.3 Cám mì viên 10
2.2.3.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 11
Trang 62.2.4 Bã nành 11
2.2.4.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 11
2.2.5 Mì lát (khoai Mì) 12
2.2.5.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 12
2.2.6 Hạt lúa mì 13
2.2.6.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 13
2.2.7 Bột xương thịt 14
2.2.7.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 14
2.2.8 DDGS (Bã ngô) 15
2.2.8.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 15
2.2.9 Dầu cá hồi 15
2.2.9.1 Các chỉ tiêu cảm quan: 15
2.2.10 Muối 16
2.2.11 Premix 17
2.3 Hệ thống HACCP……… 17
2.3.1 Giới thiệu HACCP……… ….17
2.3.2 HACCP áp dụng cho quy trình chế biến thực phẩm……….18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN 20
3.1 Phương tiện 20
3.1.1 Địa điểm thực hiện 20
3.1.2 Vật liệu và thiết bị sử dụng 20
3.1.3 Thời gian thực hiện 20
3.2 Phương pháp thảo luận 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 21
4.1 Khảo xác quy trình 21
4.2.Giải thích quy trình 22
4 2.1 Tiếp nhận nguyên liệu: 22
4 2.2 Nạp liệu: 22
4.2.3 Phối liệu: 22
Trang 74.2.4 Trộn sơ bộ 23
4 2.5 Nghiền 23
4.2.6 Sàng tinh: 23
4.2.7 Trộn tinh: 23
4.2.8 Ép viên: 24
4.2.9 Sấy: 25
4 2.10 Sàng phân cỡ: 25
4 2.11 Làm nguội: 26
4 2.12 Bin chứa thành phẩm 26
4.2.13 Đóng bao 26
4.2.14 Thành Phẩm: 27
4.3 Phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm 28
4.3.1 Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm 28
4.3.1.1 Kiểm tra độ mịn từng bin 28
4.3.1.2 Kiểm tra thông số kỹ thuật 29
4.3.1.3 Kiểm tra bán thành phẩm 29
4.3.2 Kiểm tra chất lượng khâu thành phẩm 30
4.4 HACCP Quy trình sản xuất thức ăn viên cho cá Tra, cá Basa……… 32
4.4.1 Mô tả sản phẩm thức ăn viên……… ………32
4.4.2 Phân tích mối nguy……… 34
4.4.3 Quy phạm sản xuất GMP……….49
4.4.3.1 GMP 1: Tiếp nhận nguyên liệu……….49
4.4.3.2 GMP 2: Nạp liệu……….… 51
4.4.3.3 GMP 3: Phối liệu và trộn sơ bộ……….52
4.4.3.4 GMP 4: Nghiền và sàng tinh……….54
4.4.3.5 GMP 5: Trộn tinh……… 56
4.4.3.6 GMP 6: Hồ hóa và ép đùn……….58
4.4.3.7 GMP 7: Sấy……… 60
Trang 84.4.3.8 GMP 8: Sàng và làm nguội……… 61
4.4.3.9 GMP 9: Đóng bao……….62
4.4.3.10 GMP 10: Bảo quản……… 64
4.4.3.11 GMP 11: Vận chuyển……… 66
4.4.4: Quy phạm vệ sinh SSOP……….67
4.4.4.1 SSOP 1: An toàn nguồn nước……… ………67
4.4.4.2 SSOP 2: Vệ sinh vật liệu bao gói và các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm 70
4.4.4.3 SSOP 3: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo……… ……….…… 73
4.4.4.4 SSOP 4: Kiểm soát động vật gây hại……….… …………75
4.4.4.5 SSOP 5: Bảo quản và sử dụng hóa chất phụ gia……… ……77
4.4.4.6 SSOP 6: Vệ sinh cá nhân và sức khỏe công nhân……… …… 79
4.4.4.7 SSOP 7: Kiểm soát chất thải……… ……… 81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị…… ……… 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 84
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hóa sinh của bột cá: 9
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hóa sinh của cám gạo: 10
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hóa sinh của cám mì: 11
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu hóa sinh của bã nành: 12
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hóa sinh của mì lát: 13
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hóa sinh của hạt lúa mì: 13
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hóa sinh của bột xương thịt: 14
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu hóa sinh của DDGS: 15
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hóa sinh của dầu cá hồi: 16
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hóa sinh của muối: 16
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn độ mịn 28
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn kỹ thuật 29
Bảng 4.3: Kích cở viên 29
Bảng 4.4: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 31
Bảng 4.5: Mô tả sản phẩm thức ăn viên 32
Bảng 4.6: Phân tích mối nguy 34
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Thức ăn cá da trơn……… 4
Hình 2.2: Thức ăn cá có vảy……… ….5
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: 6
Hình 2.4: Sơ đồ mặt bằng của công ty: 7
Hình 2.5: Bột cá 60: 8
Hình 2.6: Cám mì viên:……… …10
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ………… ……… …… 21
Hình 4.2: Máy ép viên… ……….……… 24
Hình 4.3: Máy sấy…… ……….……….25
Hình 4.4: Đóng bao…… ……… ……… ……… 26
Hình 4.5: Thành phẩm:………… ……… ……… 27
Trang 11CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú như bờ biến dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và nhiều ao hồ Đó là tiềm năng quan trọng để đầu tư và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên nguồn thức ăn chưa đáp ứng đươc nhu cầu nuôi trồng thủy sản về số lượng lẩn chất lượng Do vậy những nhà máy chế biến thức ăn thủy sản được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản và chủ động được nguồn nguyên liệu, thuận tiện trong việc nuôi trồng gớp phần nâng cao chất lượng thủy sản và hạ giá thành sản phẩm
Sự ra đời của nhà máy thức ăn còn phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu hữu hiệu về mặt dinh dưỡng và sự tăng trưởng của cá tra, cá basa nhằm cho ra các sản phẩm tối ưu phục vụ cho quá trình chăn nuôi tốt vì vậy Công ty có thể nuôi thực nghiệm và chế biến khép kín, đưa ra các sản phẩm tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và quy định quốc tế
Để có được sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu khách hàng và quy định quốc tế Công ty cần phải đạt chuẩn HACCP, ISO 9001:2008, GLOBALGAP, ASC
HACCP gồm 2 điều kiện tiên quyết là quy phạm sản xuất GMP và quy phạm vệ sinh SSOP SSOP kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng Song, SSOP là Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nghĩa là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP SSOP cùng là một trong những chương trình tiên quyết bắt buộc phải áp dụng ngay cả khi không có chương trình HACCP mà mỗi nhà sản xuất đều tuân thủ
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu đề tài “Quy trình sản xuất thức ăn dạng viên nổi cho cá tra,cá basa” nhằm để: Tìm hiểu các công đoạn hoàn thiện sản phẩm để sản xuất ra sản phẩm thức ăn cá tra,cá basa tốt nhất mạng lại giá trị kinh tế cao
Trang 12CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty : CÔNG TY TNHH MTV THỨC ĂN THỦY SẢN MEKONG
Tên viết tắt: MEKONG AQUAFEED
Địa chỉ : Ấp Tân Cường, Xã Phú Cường, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại : 067.3827178 – Fax: 067.3827179
Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong tiền thân là Công Ty TNHH MTV Chế Biến Thủy Sản Hoàng Long Công ty là một thành viên của tập đoàn Hoàng Long Công ty chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu và sản xuất thức ăn thủy sản đặc biệt là thức ăn cá tra, cá basa Ngoài ra công ty còn sản xuất bột cá và mở cá tận dụng được nguồn phụ phẩm xương đầu cá từ Công ty Công ty được thành lập
do tập đoàn Hoàng Long nhận thấy rõ sự cần thiết khi các vùng nuôi của Hoàng Long phải mua thức ăn từ nhiều nhà cung cấp như Việt Thắng, Con Cò,Vĩnh Hoàn…Và giá thức ăn ngày càng tăng cao đem lại lợi nhuận thấp cho các vùng nuôi của Hoàng Long Vì thế ban lãnh đạo tập đoàn Hoàng Long đã thành lập Công ty TNHH MTV Chế Biến Thủy Sản Hoàng Long với vốn đầu tư dự kiến là 758 tỷ đồng Công suất dự kiến nhà máy chế biến thức ăn thủy sản có công suất là 110.000 tấn/năm với diện tích 114 ha( khu nuôi trồng 100 ha) nằm ở vị trí rất thuận lợi: mặt trước là Tỉnh Lộ ĐT 844 và cách công ty khoản 50m là sông Đồng Tiến nên có thể lưu thông vận chuyển hàng hóa dễ dàng
Công Ty TNHH MTV Chế Biến Thủy Sản hoàng Long được thành lập vào ngày 20/06/2008 theo quyết đinh số 66/QĐ.CTY/2008, giấy CNĐKKD số
511041000006 do UBND tỉnh Đồng Tháp cấp đăng ký lần đầu ngày 09/07/2008 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng
Tháng 2/2010 nhà máy thức ăn đưa vào hoạt động, chi phí sản xuất ban đầu cao, kinh nghiệm trong việc thu mua chưa nhiều, tồn kho nguyên liệu giá cao cộng với tình hình kinh tế biến động của năm 2010 làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên hiệu quả lớn nhất mà Hoàng Long đạt được
là xây dựng được thương hiệu “đỉnh cao mới là phong cách Hoàng Long” trên thị trường trong thời gian ngắn Thức ăn viên của công ty đạt chỉ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tối ưu, tỷ lệ cá nuôi thịt trắng đạt trên 90% Thành quả này giúp Hoàng Long mạnh dạng lập kế hoạch tăng công suất sản xuất thức ăn viên lên bằng cách lắp thêm 1 dây chuyền sản xuất năm 2011, kế hoạch sản xuất năm 2012 là 140.000 tấn/năm và những năm tiếp theo là khoảng 170.000 tấn/năm
Trang 13Đến ngày 3/9/2013 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Hoàng Long được tách ra khỏi Công Ty TNHH MTV Chế Biến Thủy Sản Hoàng Long và lấy tên là Công ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong hoat động đến nay
Ngoài ra sản phẩm bột cá và mở cá tra của MeKong cũng được bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc trong nước và đã suất khẩu sang một số thị trường như Trung Quốc và Nhật…
Để duy trì sự phát triển bền vững cho ngành nuôi cá da trơn, mục tiêu quan trọng của Công ty là sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, an toàn cho vùng nuôi và môi trường bên ngoài theo đúng phương chăm ”đỉnh cao mới là phong cách Hoàng Long” Hiện Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO:9001:2008 được duy trì, cập nhât và phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên thấu hiểu và thực hiện
2.1.1.1 Mục đích đầu tư
Công ty chuyên sản xuất thức ăn thủy sản Ngoài ra công ty còn sản xuất bột
cá và mở cá tận dụng được nguồn phụ phẩm xương, đầu cá Nhằm cung cấp cho vùng nuôi và xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị kinh tế
- Sản phẩm của công ty mang lại lợi ích cho khách hàng
- sản phẩm được tổ hợp đầy đủ dưỡng chất giúp người nuôi rút ngắn thời gian nuôi, tỷ lệ phile cao và trắng hơn, tỷ lệ mở ít hơn
- Đặc biệt thức ăn MeKong không sữ dụng các phụ phế phẩm từ cá da trơn nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên của cá và đáp ứng tốt hơn những rào cản về xuất khẩu
2.1.1.4 Các sản phẩm của Nhà máy
a Thức ăn cho cá da trơn có 4 loại đạm: HL703(30đạm), HL704(28đạm), HL705(26đạm), HL706(22đạm)
Trang 14Nguồn: Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong
Hình 2.1: Thức ăn cá da trơn
Trang 15+ HL703(30đạm): Có 2 cở viên (HL703-2mm; HL703-4mm)
+ HL704(28đạm): Có 3 cở viên (HL704-2mm; HL704-4mm; HL704-6mm)
+ HL705(26đạm): Có 5 cở viên (4mm; 6mm; 8mm; 10mm; HL705-12mm)
Trang 16- Về giao thông đường thủy: Phía trước Nhà máy là sông Đồng Tiến, là tuyến sông chính đi về Đồng Tháp Mười, TP.Cao Lãnh và Long An
Do vị trí địa lí của nhà máy tiếp giáp với cả đường bộ lẩn đường thủy nên rất thuận lợi cho việc tiếp nhận nguyên liệu đầu vào cũng như thuận tiện cho việc xuất hàng đến nơi tiêu thụ
2.1.2 Tổ chức và thiết kế
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Nguồn: Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong
Phòng Tài chính-
kế toán
Phòng Hành chánh nhân sự
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng chế biến bột,
mỡ cá
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Bảo trì
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 17Bảo vê Bảo vệ
Tỉnh Lộ ĐT 844
Nhà xe
Khu vực tiếp nhận nguyên liệu
Khu vực xuất hàng
Khu vực ng.liệu
Kho nguyên liệu
Nhà ăn
Kho nguyên liệu Kho thành phẩm
Xưởng bột cá
Khu vực sản xuất thức ăn Kho thành phẩm
Lò hơi Sông Đồng Tiến
Trang 182.2 Nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất thức ăn
2.2.1.Bột cá
Nguồn: Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong
Mã hóa : P55, P60, P65
Nguồn cung cấp: nhiều tỉnh dọc bờ biển trên khắp Việt Nam
Là sản phẩm sấy nghiền từ cá tươi và sạch, cung cấp chủ yếu là đạm ngoài ra còn các chỉ tiêu khác như: chỉ tiêu béo,khoáng,…
Phạm vi sử dụng: được sử dụng trên thức ăn thủy sản và thức ăn gia súc
2.2.1.1 các chỉ tiêu cảm quan
- Dạng: bột, không vón cục
- Màu: đặc trưng của bột cá vàng,vàng nâu đến nâu nhạt
- Mùi: đặc trưng của bột cá sấy, không có mùi thối, mùi khai, mùi khét hay mốc
- Không có lẫn võ sò,võ cua ghẹ
- Không có sự hiên diện của côn trùng
Hình 2.5: bột cá P60
Trang 19Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hóa sinh của bột cá:
Samonella và Coliform Không cho phép
“Nguồn: Công ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
2.2.2 Cám gạo
Mã hóa: E02
Nguồn cung cấp: chủ yếu là trong nước Việt Nam
Là phụ phẩm của quá trình xay xát lúa hoặc là phụ phẩm sau quá trình đánh bóng gạo:
Cung cấp chủ yếu tinh bột, protein và một lượng chất béo tương đối
Phạm vi sử dụng: thường được dùng thức ăn cá và thức ăn gia súc,gia cầm
2.2.2.1 các chỉ tiêu cảm quan:
- Dạng : bột mịn, không đóng cục
- Màu: đặc trưng của cám gạo vàng tới vàng sậm, xám trắng, xám ngà
- Mùi: thơm đặc trưng của cám gạo, không có mùi mốc, mùi chua
- Không có sự hiện diện của côn trùng sống, chủ yếu là mọt
- Không lẫn các vật là hay nguyên liệu khác
* Chú ý: + Mức độ vỏ trấu trong cám gạo
+ Cám gạo có khã năng trộn lẫn với bột đá vôi.( CaCO3)
Trang 20Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hóa sinh của cám gạo:
Là phụ phẩm trong quá trình xay xát hạt lúa mì
Nguồn cung cấp: từ các nhà máy xay xát lúa mì ở Việt Nam và một số nước
Hình 2.6: cám mì viên
Trang 21Đặc tính: cung cấp chủ yếu là tinh bột và đạm
Phạm vi sử dụng: thường được sử dụng trong thức ăn cá và thức ăn gi súc
2.2.3.1 các chỉ tiêu cảm quan:
- Dạng: thường là dạng bột, không vón cục, nhưng nếu cám mì nhập khẩu thường ở dạng viên
- Màu: đặc trưng của cám mì vàng nhạt, vàng nâu, vàng nâu sậm
- Mùi: đặc trưng của cám mì, không có mùi mốc, mùi chua
- Không mốc
- Không có sự hiện diện của côn trùng sống
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hóa sinh của cám mì:
- Màu: đặc trưng của bã nành vàng tươi đến vàng nâu
- Mùi: đặc trưng của bã nành, không có mùi mốc
- Không có sự hiện diện của côn trùng sống
Chú ý: bã nành thường lẫn bắp hạt, hay các loại hạt khác Trường hợp này coi như tạp chất.( tỷ lệ tạp chất : theo hợp đồng thường max 2%)
Trang 22Bảng 2.4: Các chỉ tiêu hóa sinh của bã nành:
Chỉ tiêu phân tích Tiêu chuẩn Giới hạn Ghi chú
- Đặc tính: cung cấp tinh bột là chủ yếu
2.2.5.1 Các Chỉ Tiêu Cảm Quan:
- Màu: đặc trưng của mì trắng, trắng ngà
- Mùi: đặc trung mùi khoai mì, không có mùi mốc
- Mốc xanh bên ngoài: 3% max
- Mốc tím ở giữa lõi củ mì: 1% max
- Không có sự hiện diện của côn trùng sống
Chú ý: trong mì lát thường hay lẫn đá sẽ ảnh hưởng tới các máy móc trong nhà máy
Trang 23Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hóa sinh của mì lát:
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
2.2.6 Hạt Lúa Mì
Mã hóa: E03
- Nguồn cung cấp: Ấn Độ, Trung Quốc, Nga…
- Đặc tính: cung cấp chủ yếu là tinh bột,cũng cung cấp thêm đạm nhưng ít
- Phạm vi sử dụng: trong thức ăn cá và thức ăn gia súc
2.2.6.1 Các Chỉ Tiêu Cảm Quan:
- Dạng: hạt
- Màu: đặc trưng của lúa mì, vàng tới vàng nâu
- Mùi: đặc trưng của lúa mì, không có mùi chua, mùi mốc
- Không có sự hiện diện của côn trùng sống
- Tạp chất: 2% max, chủ yếu là cọng lúa mì, vỏ trấu lúa mì
Chú ý: trong hạt lúa mì nhập khẩu thường hay lẫn bắp hạt, trường hợp này bắp hạt cũng xem như tạp chất
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hóa sinh của hạt lúa mì:
Chỉ tiêu phân tích Tiêu chuẩn Giới hạn Ghi chú
Trang 242.2.7 Bột Xương Thịt.
Mã hóa: P45
là phụ phẩm của các qui trình giết mổ công nghiệp đã qua quá trình sấy
Nguồn cung cấp: Ý, Tây Ban Nha, Argantina…
Phạm vi sử dụng: thường được dùng trong sản xuất thức ăn cá
2.2.7.1 Các Chỉ Tiêu Cảm Quan:
- Dạng: bột, có lẫn những cục xương nhỏ
- Màu: nâu, vàng nâu đến vàng sậm
- Mùi: tanh đặc trưng, không có mùi thối, mùi khai, mùi khét
- Không mốc, không vón cục
- Không lẫn các vật liệu khác
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hóa sinh của bột xương thịt:
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
Trang 252.2.8 DDGS (Bã Ngô)
Mã hóa: P07
Là phụ phẩm của quá trinh lên men cồn công nghiệp
Nguồn gốc cung cấp: Mỹ là chủ yếu
Đặc tính: cung cấp chủ yếu là đạm, béo và một ít tinh bột
Phạm vi sử dụng: được sử dụng trên thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cá
2.2.8.1 Các Chỉ Tiêu Cảm Quan:
- Dạng: mãnh hay bột
- Màu: đăc trưng của DDGS, vàng tươi tới vàng sậm
- Mùi: có mùi cồn nhẹ và đặc trưng của DDGS
- Không có sự hiện diện của côn trùng sống, chủ yếu là mọt
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu hóa sinh của DDGS:
Nguồn cung cấp: Chile, Peru, Ecuador…
Đặc tính: chủ yếu cung cấp chất béo
Phạm vi sử dụng: được sử dụng trên thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc
2.2.9.1 Các Chỉ Tiêu Cảm Quan:
- Dạng: lỏng
Trang 26- Màu: đặc trưng của dầu cá hồi, vàng tới hồng nâu
- Mùi: có mùi đặc trưng của dầu cá, không mùi ôi, thối
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hóa sinh của dầu cá hồi:
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
2.2.10 Muối
Mã hóa: M03
Nguồn cung cấp: các tỉnh ven biển
Đặc tính: cung cấp chủ yếu NaCl
Phạm vi sử dụng: được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, gia súc,gia cầm Các Chỉ Tiêu Cảm Quan:
- Dạng: tinh thể mịn, không đóng cục
- Màu: đặc trưng của muối, trắng đục, trắng ngà không lẩn màu đen
- Không mùi
- Vị mặn
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hóa sinh của muối:
Chỉ tiêu phân tích Tiêu chuẩn Giới hạn Ghi chú
Trang 272.2.11 Premix
Là những chất phụ gia dạng bột được bổ sung vào trong thức ăn viên nhằm mục đích tăng giá trị dinh dưởng, vitamin và khoáng chất, duy trì sức khỏe đường ruột cho cá… nhằm giúp cá tăng trọng nhanh và đạt năng suất cao hơn
Tính chất:
- Phân tích dinh dưỡng: Theo tiêu chuẩn hợp đồng với nhà cung cấp
2.3 HỆ THỐNG HACCP
2.3.1 Giới thiệu HACCP
HACCP được viết tắt từ tiếng Anh “Hazard Analysis Critical Control Points”
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm
soát tại các điểm tới hạn (Hồ Quang Trí - Huỳnh Thị Phượng Loan, 2000)
Quan điểm về các điểm tới hạn được biết dưới tên gọi “Phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn HACCP” Quan niệm này được Pillbury và NASA đưa
ra vào năm 1970 Và được hoàn thiện dần cho đến năm 1971 được công bố rộng rãi (Anon 1972) Lúc đầu quan niệm này được đưa ra chủ yếu để đảm bảo tính vô hại của thực phẩm dành riêng cho các phi hành gia trong khi bay vào vũ trụ Từ đó HACCP được phát triển, hoàn thiện dần và được áp dụng trong nhiều công nghệ sản xuất thực phẩm
Từ năm 1985 HACCP được khuyến cáo áp dụng ở tất cả những nước trên thế giới
Từ đầu các nước Canada, CEE, Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng HACCP vào các nhà máy chế biến thực phẩm Trong tương lai gần việc áp dụng HACCP có thể sẽ bắt buộc với tất cả các nước trên thế giới Nội dung cơ bản của HACCP là chú trọng vào nguyên liệu ban đầu, quy trình sản xuất và có tính chất phòng ngừa hơn là kiểm tra Đây là phương pháp phòng ngừa nhằm phát hiện các mối nguy có thể xảy ra trong sản xuất nhằm kiểm soát được các mối nguy ở điểm tới hạn và thẩm tra xem
hệ thống có hoạt động tốt không
Nhờ vào cách tiếp cận phòng ngừa, HACCP đáp ứng tốt mục đích về đảm bảo chất lượng Đối với người tiêu dùng HACCP là đảm bảo gần như chắc chắn về độ an toàn của thực phẩm Đối với xí nghiệp, điều đó được thể hiện sự giảm thiểu mất mát
và các khiếu nại của khách hàng
Hệ thống nhận biết đánh giá và kiểm soát các mối nguy gây ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm
Trang 28Hệ thống HACCP dựa trên nền tảng khoa học và có hệ thống Hệ thống này nhận biết các mối nguy đặc biệt và các biện pháp kiểm soát các mối nguy này để đảm bảo mức độ an toàn thực phẩm
HACCP là công cụ đánh giá các mối nguy và thành lập hệ thống kiểm soát tập trung vào việc ngăn ngừa hơn là chủ yếu vào thử nghiệm cuối cùng
HACCP được áp dụng trong suốt một dây chuyền sản xuất thực phẩm từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng
Việc áp dụng HACCP đòi hỏi sự cam kết và tham gia của lãnh đạo và toàn thể công nhân, đòi hỏi sự tiếp cận đa ngành, bao gồm các nhà chuyên môn về nông học, vệ sinh thú y, vi sinh vật, y học, quản lý sức khỏe cộng đồng, công nghệ thực phẩm, vệ sinh môi trường, hóa học và các ngành kỹ thuật liên quan khác Hệ thống HACCP được thiết kế để phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy liên quan đến thực phẩm ngay từ khi tiếp nhận nguyên liệu, trải qua suốt quá trình sản xuất tới nơi phân phối cho người tiêu dùng Hệ thống HACCP phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các Quy phạm sản xuất (GMP) và các Quy phạm vệ sinh (SSOP) GMP và SSOP tác động đến môi trường của hoạt động chế biến sản xuất và cần được coi là chương trình tiên quyết của HACCP
Các nguyên tắc cơ bản của HACCP:
1 Phân tích mối nguy, xác định biện pháp phòng ngừa
2 Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
3 Thiết lập giới hạn cho mỗi CCP
4 Giám sát cho mỗi CCP
5 Các hành động sửa chữa
6 Các thủ tục thẩm tra
7 Các thủ tục lưu trữ hồ sơ
(Lê Nguyễn Đoan Duy, 2011)
2.3.2 HACCP áp dụng cho quy trình chế biến thực phẩm
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở kiểm tra phòng ngừa tại các điểm kiểm soát trọng yếu Hệ thống này chỉ có thể hữu hiệu khi tuân thủ nghiêm ngặt các chương trình điều kiện tiên quyết, đó là: Các điều kiện sản xuất, nhà xưởng và vệ sinh được thực hiện tốt Những điều này được quyết định thành quy phạm phải tuân theo là:
- Quy phạm sản xuất (GMP)
Trang 29- Quy phạm vệ sinh (SSOP)
(Lê Nguyễn Đoan Duy, 2011)
2.4.2.2 Quy phạm vệ sinh (SSOP)
SSOP là chữ cái viết tắt từ “Sanitation Standard Operating Procedues” nghĩa là
Quy phạm vệ sinh hoặc Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh
- SSOP giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP
- Giảm số lượng các điểm kiểm soát trong kế hoạch HACCP
- Tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP
- Cần thiết ngay cả khi không có chương trình HACCP
(Nguyễn Kim Thanh – Nguyễn Hữu Phước, 2012)
Trang 30CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN 3.1 PHƯƠNG TIỆN
3.1.1 Địa điểm thực hiện
Quá trình tìm hiểu và thu thập số liệu được thực hiện tai Công ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong, tại Ấp Tân Cường, Xã Phú Cường, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp
3.1.2 Vật liệu và thiết bị sử dụng
Bao gồm các dụng cụ và thiết bị của nhà máy
3.1.3 Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài khảo sát từ tháng 1/2014 đến cuối tháng 4/2014 3.2 Phương pháp thảo luận
Theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tôi tiến hành tìm hiểu và thu thập số liệu tại nhà máy ở vấn đề sau: Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản dạng viên nổi Tất cả các số liệu được thu thập bằng phỏng vấn tổ trưởng của từng khâu và các nhân viên vận hành máy
Từ các kết quả của quá trình khảo sát thực tế tiến hành tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn trong quá trình sản xuất từ đó tìm ra yếu tố có lợi cũng như bất lợi để có thể sản xuất được thức ăn thủy sản dạng viên nổi có chất lượng tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 31CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 KHẢO SÁT QUY TRÌNH
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
Hình 4.1: sơ đồ quy trình công nghệ
Làm nguội
Thành phẩm Bin chứa TP
Sàng tinh
Phối liệu Nạp liệu
Nghiền
Sàng phân cỡ Sấy
Muối
Phế phẩm Trộn sơ bộ
Liêu thô
Trang 324.2 GIẢI THÍCH QUY TRÌNH
4 2.1 Tiếp nhận nguyên liệu:
Đây là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cung ứng cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, nên phải đảm bảo đầy
đủ các tiêu chuẩn theo quy định của nhà máy Nguyên liệu sau khi thu mua được chứa trong kho Trước khi sản xuất được lấy mẫu kiểm tra Nếu nguyên liệu đạt chất lượng thì tiến hành cho nạp liệu để sản xuất
Tiêu chuẩn chất lượng
- Nguyên liệu đúng loại
- Không bị mốc, mọt, vón cục
- Màu mùi đặc trưng
- Không nhiễm tạp chất đất đá, nylon và tạp chất khác
- Không chứa dư lượng thuốc hóa học, độc tố
Tiêu chuẩn chất lượng
- Bin phải chứa đúng nguyên liệu theo quy định
- Mỗi bin chứa duy nhất một loại nguyên liệu
4.2.3 Phối liệu:
Tùy vào công thức sản xuất mà nguyên liệu được định lượng vào bồn chứa từ các bin thông qua hệ thống lập trình máy tính theo từng mẽ Mục đích đáp ứng theo yêu cầu khách hàng, tạo giá trị về kinh tế
Tiêu chuẩn chất lượng
- Đúng tỉ lệ về khối lượng từng loại nguyên liệu trong công thức phối liệu
- Đúng khối lượng theo mẽ trộn: 1 tấn/mẽ
Trang 33Tiêu chuẩn chất lượng
- Kích thước lổ lưới nghiền từ 0.8 – 1 mm
- Tốc độ quay của lưỡi dao đủ lớn khoản 25-35Hz để tạo lực va đập mạnh và làm phá vỡ cấu trúc hạt
4.2.6 Sàng tinh:
Hổn hợp nguyên liệu sau khi qua nghiền được đưa vào sàng tinh để sàng lại nhằm loại trừ những hạt có kích thước lớn để đạt tiêu chuẩn độ mịn theo yêu cầu sản xuất Phần mịn qua lưới sàng sẽ tiếp tục qua trộn tinh, phần nguyên liệu thô không qua lưới sàng sẽ được vít tải hồi lưu trở lại máy nghiền và được nghiền lại
Tiêu chuẩn chất lượng
- Độ mịn qua rây có kích thước lỗ lưới 0.4 mm là ≥ 85 %
4.2.7 Trộn tinh:
Nguyên liệu sau khi có độ mịn đạt được đưa vào máy trộn đúng khối lượng 1000 kg sau đó tiến hành thao tác trộn như sau:
+ Trộn đều hổn hợp nguyên liệu: 20 giây Sau đó:
+ Đổ premix vào trộn khoảng 15 giây Tiếp tục:
+ Định lượng dầu cá, dịch cá vào và trộn khoảng 200 - 240 giây
Công đoạn này làm cho các nguyên liệu được trộn đều vào nhau tạo cho hổn hợp thức ăn đồng nhất về mặt dinh dưỡng và góp phần làm cho quá trình hồ hóa diễn ra tốt hơn
Khi thực hiện xong quá trình trộn, hổn hợp nguyên liệu được chuyển đến bin chứa chuẩn bị cho quá trình tiếp theo
Tiêu chuẩn chất lượng
- Định lượng premix, dầu cá, dịch cá vào đúng theo công thức phối trộn
Trang 34- Hỗn hợp nguyên liệu được đảm bảo trộn đều
- Khối trộn có cấu trúc đồng nhất không bị vón cục
4.2.8 Ép viên:
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
Đây là công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra bán thành phẩm qua quá trình chuyển hóa nguyên liệu từ dạng bột sang dạng viên nổi bằng phương pháp nén áp suất Công đoạn này nhằm tạo độ chín cho sản phẩm, định hình cho sản phẩm, đồng thời tiêu diệt vi sinh vật, nấm mốc
Công đoạn này được chia làm hai giai đoạn chính: Hồ hóa và ép tạo viên- Hồ hóa: Nguyên liệu khô được đưa vào bồn trộn, sau đó được gia nhiệt và tăng độ ẩm lên 18
- 22% bằng nước và hơi nước nóng từ lò cấp hơi để thực hiện quá trình hồ hóa
- Ép tạo viên : Tùy theo yêu cầu sản xuất mà tạo ra viên có kích cở khác nhau nhờ vào khuôn
Nguyên liệu sau khi hồ hóa sẽ được trục vít đẩy qua lỗ khuôn và được dao cắt thành dạng viên theo yêu cầu Hơi nước được đưa vào ở áp lực cao và buồng ép được giữ
ở áp suất cao hơn áp suất không khí nhiều lần, khi viên thức ăn ra khỏi ép đùn hơi nước bên trong viên sẽ giãn nở tạo nên những lổ nhỏ bên trong cho viên thức ăn xốp
và nhẹ nên nổi được trong nước
Tiêu chuẩn chất lượng
Trang 35+ Màu đặc trưng của sản phẩm
+ Viên hình trụ kích thước đều nhau về đường kính, viên không hở dao, viên cắt xéo
+ Độ nổi: 100% đối với viên có kích cỡ ≥ 4 mm và 95% đối với viên có kích cỡ
< 4 mm
+ Độ đồng đều ≥ 80%
+Độ bền viên trong nước ≥ 30 phút
4.2.9 Sấy:
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
Bán thành phẩm từ máy ép đùn được đưa vào lò sấy nhằm làm giảm hàm lượng ẩm sản phẩm và đình chỉ các quá trình sinh hóa xảy ra trong sản phẩm, đồng thời ức chế sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật
Tiêu chuẩn chất lượng
- Nhiệt độ sấy: 90 – 130oC
- Thời gian sấy :10 – 15 phút
- Hàm lượng ẩm sản phẩm sau khi sấy ≤ 11.5% và sau khi làm nguội đạt ≤ 11%
4 2.10 Sàng phân cỡ:
Công đoạn này bán thành phẩm được phân loại theo kích cở của sàng, giúp loại bỏ phế phẩm có kích cỡ ngoài tiêu chuẩn kích cỡ viên Sàng phân cở có 2 lớp lưới sàng, lớp lưới đầu có kích lớn hơn kích thước viên nhằm loại bõ những viên dài có kích thước lớn và những viên bị dính chùm, lớp lưới thứ 2 có kích thước nhỏ hơn viên nhằm loại bõ những viên nhỏ, viên bị bể và bụi
Hình 4.3: máy sấy
Trang 36Tiêu chuẩn chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng
Nhiệt độ viên sau khi làm nguội ≤ 40oC
Trang 37Bán thành phẩm được định lượng qua hệ thống cân tự động, với khối lượng tịnh là 40.16 kg ± 0.02 kg/bao Sau đó được cho vào bao bì và may kín thuận lợi cho quá trình bảo quản và vận chuyển
Tiêu chuẩn chất lượng
- Khối lượng tịnh: 40.16 kg ± 0.02 kg/bao
- Bao bì đúng sản phẩm: đúng loại đạm, đúng kích cỡ viên,
- Nhiệt độ đóng bao ≤ 40oC
- Bao bì còn nguyên vẹn
- Mối may kín, đẹp
4.2.14 Thành Phẩm:
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
Đóng bao xong bao thành phẩm được chất vào pallet để dể vận chuyển, mỗi pallet 25bao 40kg (1 tấn)
Hình 4.5: thành phẩm
Trang 384.3 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÁN THÀNH PHẨM VÀ SẢN PHẨM
Kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu quan trọng để đánh giá lại chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và bảo quản Đảm bảo sản phẩm trước khi xuất xưởng đạt yêu cầu
Qua thời gian Thực tập tại Công Ty Tôi xin trình bày phương pháp kiểm tra chất lượng bán thành phẩm tại khâu ép đùn và khâu thành phẩm
4.3.1 Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm
4.3.1.1 Kiểm tra độ mịn từng bin
Mỗi mẫu lấy khoảng 200g, tiến hành kiểm tra cảm quan Sau đó cân 100g cho vào khây và sàng Cân lấy phần nguyên liệu sau khi qua sàng Lấy kết quả và tính % độ mịn theo công thức :
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
Độ mịn phải đạt : ≥ 82%, 85%, 90% tùy theo từng loại kích cở viên
Nếu kết quả kiểm tra độ mịn (< 82%) hoặc phát hiện mì lát hoặc các thành phần thô khác thì báo ngay cho vận hành kiểm tra lại lưới nghiền hoặc máy sàng tinh
Ghi nhận kết quả vào biểu mẫu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm
Trang 394.3.1.2 Kiểm tra thông số kỹ thuật
Kiểm tra hơi tổng, kiểm tra thông số từng máy ép đùn về: nhiệt độ hồ hóa, nhiệt độ đầu ép, nhiệt độ ép, ampe Nếu phát hiện các thông số trên nằm ngoài giới hạn cho phép thì báo cho vận hành điều chỉnh lại Đồng thời đánh giá cảm quan bán thành phẩm, nếu không đạt về chất lượng thì tách sản phẩm
Bảng 4.2 tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiến hành kiểm tra BTP sau ép đùn
* Kiểm tra kích cở viên: Dùng thước kẹp và đo bán kính của cở viên Tùy theo yêu cầu khách hàng mà ép ra những viên có kích cở khác nhau
2.5 4.4 5.5 7.5 9.1 11.5
3.4 4.8 7.1 8.5
11 12.8
“Nguồn Công Ty TNHH MTV Thức Ăn Thủy Sản MeKong”
* Kiểm tra hình dạng viên : Viên hình trụ đều nhau, bề mặt bóng mịn, chiều dài = 1.0 – 1.2 đường kín
Trang 40* Kiểm tra tỉ lệ đồng đều : Lấy mẫu và kiểm tra cảm quan, dùng thước đo kích cỡ
10 viên lấy ngẫu nhiên sau đó thống kê viên có kích cỡ nằm ngoài độ lệch kích cỡ
Độ đồng đều = (Số viên đo đạt/tổng số viên đo)*100%
Nếu tỉ lệ kích cở viên đồng cở khoảng 80 % thí chấp nhận Nếu không phù hợp thì báo vận hành chỉnh sửa
* Kiểm tra tỉ lệ nổi: Lấy mẫu và tiến hành làm nguội ≤ 40oC, sau đó cho khoảng
100 viên thành phẩm vào ca nước lạnh, quan sát nếu có viên chìm vượt tiêu chuẩn thì cô lập sản phẩm ra ngay
Viên có kích cỡ ≤ 2 mm , tỉ lệ nổi: ≥ 95%
Viên có kích cỡ ≥ 4 mm, tỉ lệ nổi : 100%
* Kiểm tra tốc độ ép và lưu lượng nước : Ghi nhận thông số tốc độ ép và lưu lượng nước, nếu bán thành phẩm không đạt thì điều chỉnh cho phù hợp Ghi nhận kết quả vào biểu mẫu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm
4.3.2 Kiểm tra chất lượng khâu thành phẩm
* Kiểm tra sản phẩm ngoài băng tải
Tiến hành kiểm tra cảm quan sản phẩm ngoài băng tải từng line Nếu phát hiên sản phẩm có ẩm cao hoặc thấp, thì khống chế độ ẩm ngay tại băng tải báo vân hành điều chỉnh độ ẩm kịp thời trước khi sản phẩm vào bin chứa
* Kiểm tra sản phẩm trong khâu đóng gói
Tiến hành lấy mẫu 1h / lần Khối lượng mẫu lấy khoảng 100g Mẫu lấy được chia làm 2 phần Phần nguyên viên và phần xay nhiễn Dùng máy xay Xay ½ lượng mẫu sau đó tiến hành kiểm tra đồng thời lưu mẫu lại để đem về phòng kiểm nghiệm phân tích đạm và các chỉ tiêu hóa học, vi sinh
Lấy mẫu và kiểm tra cảm quan chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu: Màu sắc, hình dạng, mùi vị, độ ẩm theo tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm
- Kiểm tra các chỉ tiêu vật lý:
+Độ nổi: Thả khoảng 100 viên thành phẩm vào ca nước lạnh, sau đó quan sát nếu
có viên chìm vượt tiêu chuẩn thì cô lập sản phẩm ra ngay
+Độ rã: Thả viên thức ăn vào trong nước theo dõi và tính thời gian từ lúc thả vào cho đến lúc viên bắt đầu tự rã
+Kích cỡ viên: Dùng thước đo kích cỡ 10 viên lấy ngẫu nhiên sau đó lấy trung bình.Nếu sản phẩm không đạt tiến hành tách ra