1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long

172 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 778,23 KB

Nội dung

Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình sản xuất và tiêu thụ mà người trồng rau xà lách xoong gặp phải như diện tích đất hẹp, manh mún, khó áp dụng các kỹ t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THÁI THỊNH MSSV: 4105156

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ RAU XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH,

Trang 3

LỜI CẢM TẠ -    -

Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến:

Quý thầy (cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy (cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt hơn 3 năm học tập tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến thầy PGS TS Võ Thành Danh Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị Phòng kinh tế thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là chú Đặng Văn Ngàn và chú Huỳnh Văn Sáu đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện

đề tài luận văn của mình Cùng với đó, xin cảm ơn bạn bè, những người thân luôn quan tâm và ủng hộ trong quá trình nghiên cứu

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý thầy (cô) để luận văn này hoàn thiện hơn

và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối lời, em kính chúc quý thầy (cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng quý cô chú, anh/chị tại phòng nông kinh tế thị xã Bình Minh, Vĩnh Long được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc

Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trần Thái Thịnh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN -    -

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……… Ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị

(kí tên và đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.4 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 6

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Giới thiệu xà lách xoong 6

2.1.2 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế 7

2.1.3 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 9

2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính khác 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 13

CHƯƠNG 3 19

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19

3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG 19

Trang 7

3.1.2 Khí hậu và thủy văn 19

3.1.3 Đặc điểm địa hình 20

3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 20

3.1.5 Tình hình dân cư 21

3.1.6 Tình hình kinh tế - xã hội 21

3.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN BÌNH MINH – VĨNH LONG 23

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN 25

3.3.1 Trồng trọt 27

3.3.2 Chăn nuôi 28

3.3.3 Thủy sản 30

3.4 TÌNH HÌNH TRỒNG XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH

30

3.4.1 Quy trình sản xuất và chăm sóc xà lách xoong 30

3.4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xà lách xoong của thị xã Bình Minh… 32

CHƯƠNG 4 33

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 33

4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT 33

4.1.1 Mô tả nguồn lực của nông hộ sản xuất xà lách xoong 33

4.1.2 Nguyên nhân trồng xà lách xoong 38

4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng xà lách xoong 39

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 41

4.2.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận sản xuất rau xà lách xoong 41

4.2.2 Nhận xét về tính kinh tế mô hình sản xuất ở 1 lứa xà lách xoong

45

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU XÀ LÁCH XOONG 47

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Trang 8

4.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận 51

4.4.2 Đánh giá chung về hiêu quả kinh tế 53

CHƯƠNG 5 57

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH XOONG THỊ XÃ BÌNH MINH 57

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 57

5.1.1 Điều kiện thuân lợi 57

5.1.2 Khó khăn 58

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH XOONG 59

CHƯƠNG 6 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

6.1 KẾT LUẬN 61

6.2 KIẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 66

Phụ lục 1 Phiếu điều tra kinh tế nông hộ 66

Phụ lục 2 Kết quả phân tích hồi quy 72

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Bình Minh từ năm 2010 – 2012 24

Bảng 3.2 Diện tích – năng suất – sản lượng lúa thị xã Bình Minh giai đoạn từ 2010 - 2012 27

Bảng 3.3 Diện tích – sản lượng cây màu từ năm 2010 -2012 28

Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của thị xã Bình Minh năm 2010 – 2012 29

Bảng 3.5 Tình hình sản xuất xà lách xoong của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012 32

Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ 33

Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ 34

Bảng 4.3 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 35

Bảng 4.4 Trình độ văn hóa của các nông hộ 36

Bảng 4.5 Tham gia tập huấn của các nông hộ 37

Bảng 4.5 Diện tích đất sản xuất xà lách xoong 38

Bảng 4.6 Nguyên nhân trồng xà lách 39

Bảng 4.6 Thuận lợi trong viêc trồng xà lách xoong 39

Bảng 4.7 Khó khăn trong việc trồng xà lách xoong 40

Bảng 4.8 Chi phí bình quân trên 1000m2 đất sản xuất xà lách xoong 41

Bảng 4.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 45

Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong 48

Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 51

Bảng 4.12 Phân phối mức hiệu quả về kỹ thuật và lợi nhuận 54

Bảng 4.13 Phân phối năng suất và lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả 55

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2011 – 2012 26 Hình 4.1 Cơ cấu chi phí trên 1000m2 đất canh tác của nông hộ 42

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việt Nam là một nước nông nghiệp, với truyền thống văn hóa gắn liền với nền văn minh trồng lúa nước từ lâu đời Nhờ vào điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi, ngoài việc trồng lúa nước Việt Nam còn trồng rất nhiều loại cây ăn trái, rau màu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước Với đặc điểm khí hậu đa dạng các sản phẩm rau màu của Việt Nam rất phong phú, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng rau màu lớn của cả nước với diện tích khoảng 246.240 ha chiếm gần 30% diện tích trồng rau cả nước, với nhiều loại đặc sản như bồn bồn ở Cà Mau, củ hành tím ở Sóc Trăng Trong

đó Vĩnh Long là tỉnh có sản lượng rau màu lớn của vùng với nhiều loại đặc sản như khoai lang tím (Bình Tân), đậu nành (Trà Ôn), diếp cá (Bình Minh) Khi nhắc đến rau màu ở Vĩnh Long thì không thể không nhắc đến rau xà lách xoong ở thị xã Bình Minh, với diện tích trồng lớn 446,2 ha (chi cục thống kê thị xã Bình Minh năm 2012) cung cấp rau xà lách xoong cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả thành phố Hồ Chí Minh, chính vì thế rau xà lách xoong Bình Minh ngày càng nổi tiếng khắp Đồng bằng sông Cửu Long

Rau xà lách xoong về giá trị dinh dưỡng từ lâu không thể phủ nhận và thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Rau xà lách xoong vốn thông dụng với chúng ta, không chỉ là loại rau ngon, dễ ăn lại rẽ tiền mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả Những năm qua người nông dân thị

xã Bình Minh đã chuyển dần sang trồng rau xà lách xoong vì người dân đã xác định được đây là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích hợp với những

hộ gia đình có diện tích canh tác và vốn đầu tư hàng năm thấp

Hiện nay, trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao nhưng rau xà lách xoong ở thị xã Bình Minh chưa phát triển hết tiềm năng để đáp ứng nhu cầu đó Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

mà người trồng rau xà lách xoong gặp phải như diện tích đất hẹp, manh mún, khó áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, khả năng đầu tư tùy theo điều kiện kinh tế

hộ gia đình, rau bán trôi nỗi trên thị trường, giá cả không ổn định và kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, còn mang tính tự phát, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các

cơ quan chức năng và người dân trồng rau xà lách xoong Do đó, để cũng cố

và nâng cao hiệu quả sản xuất rau xà lách xoong ở thị xã Bình Minh, cũng như tìm ra những khó khăn thuận lợi và giải pháp nhằm phát triển tốt cho rau xà

Trang 13

định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu cho mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau xà lách xoong xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ đó nhằm đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ tại địa bàn nghiên cứu

Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng

xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

là nơi có các nông hộ đang sản xuất xà lách xoong, thuận lợi cho việc thu thập

số liệu sơ cấp từ các nông hộ

1.3.2 Phạm vi thời gian

- Các số liệu thứ cấp được trong đề tài được lấy trong giai đoạn 2010 đến

6 tháng đầu năm 2013

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra thực tế trong năm 2013

- Thời gian thực hiện đề tài: giới hạn trong học kỳ I năm 2013 – 2014

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ trồng rau xà lách xoong tại địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

1.3.4 Nội dung nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu có hạn trong khi quá trình sản xuất là khá phức

Trang 14

nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích hiệu quả kinh tế (phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của các hộ nông dân trồng xà lách xoong), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau xà lách xoong của hộ nông dân; phân tích hiểu quả kỹ thuật (ước tính mức hiệu quả kỹ thuật và các thất thoát nếu không đúng kỹ thuật) Từ những phân tích trên đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau xà lách xoong cho các hộ nông dân ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trong quá trình thực hiện đề tài, việc lược khảo tài liệu có liên quan là rất hữu ích giúp cho đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện và phong phú hơn

(1) Phạm Lê Thông (2010): “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa

và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long” Tác giả ước lượng từ

hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 477 nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình của các nông hộ trong vụ Đông Xuân là 7,2 tấn lúa/ha và các nông hộ có thể thu lãi khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí lao động gia đình) Mức hiệu quả kỹ thuật và kinh tế đạt được lần lượt là 85% và 72% Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 1,2 tấn lúa/ha và 3,2 triệu đồng/ha Có sự chênh lệch lớn trong năng suất cũng như hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộvà khả năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật và khả năng nắm bắt và lựa chọn đầu vào tối ưu tương ứng với giá cả Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và lợi nhuận đạt được

(2) Lê Văn Nhí (2012): “Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất

mía của nông hộ tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.” Tác giả đã sử dụng

các phương pháp như phương pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các thông tin về nông hộ sẽ được thống kê và tính toán bằng số tuyệt đối thời điểm, số tương dối kết cấu, bảng phân phối tần số, bảng phân phối tần số tích lũy Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính các khoản mục chi phí, thu nhập, lợi nhuận và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính Các số liệu sẽ được tính toán theo số trung bình cộng, số tương đối cường độ và số tương đối so sánh

Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, lợi nhuận của nông hộ, dùng phương

Trang 15

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía và lợi nhuận của nông hộ trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng Từ đó đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả tài chính của mô việc trồng mía của nông hộ nhằm góp phần cải thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế địa phương

(3) Nguyễn Trường Thạnh (2012): “Phân tích hiệu quả tài chính của

nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành- Sóc Trăng” Tác giả đã dùng phương

pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để so sánh diện tích, năng suất, sản lượng lúa trung bình của huyện qua các năm Thống kê các xã có diện tích, sản lượng trồng lúa cao so với các xã còn lại để từ đó có sự quan tâm và đầu tư hợp lí đối với các xã có diện tích và năng suất trồng lúa thấp Qua số liệu thống kê biết được sự biến động của diện tích trồng lúa tương ứng với năng suất, sản lượng đạt được từng năm Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập bảng biểu, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, số trung vị, phương sai, tần số,

…Dùng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên những

số liệu thống kê thu thập được để nghiên cứu đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ Dùng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu Tiến hành nhập toàn bộ dữ liệu sơ cấp đã qua xử lí vào máy tính và phân tích chúng theo các chương trình mẫu có sẵn, ở đây tác giả sử dụng chương trình phần mềm Stata11 để xử lí và lưu giữ số liệu điều tra được Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập bảng biểu, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, số trung vị, tần số,… so sánh số tương đối - tuyệt đối, số trung bình, giá trị lớn nhất – bé nhất; vẽ đồ thị để thấy rõ sự khác biệt về chi phí, doanh thu và lợi nhuận qua mỗi vụ sản xuất lúa trong năm của các nông hộ, ta biểu diễn chúng trên biểu đồ để thể hiện chi phí, doanh thu, lợi nhuận của từng

vụ sản xuất trong năm từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

(4) Nguyễn Thị Kiều Oanh (2012): “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các

chỉ tiêu tài chính trong sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” Tác giả trước hết là phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã

Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012 bằng phương pháp thống kê mô tả nguồn

số liệu thứ cấp thu thập được từ báo cáo kinh tế xã hội của phòng Kinh tế thị

xã Bình Minh, niên giám thống kê thị xã Bình Minh năm 2011.Tiếp đến dùng phương pháp so sánh và tính toán các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài chính trong việc sản xuất xà lách xoong

Trang 16

Doulags biên ngẫu nhiên cho mô hình để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong trong quá trình sản xuất Từ kết quả những phân tích nêu trên tìm ra những tồn tại, hạn chế để đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Kết luận

Các đề tài tham khảo có mục tiêu là phân tích hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tài chính của các nông hộ sản xuất nông nghiệp từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hay tài chính nên có một số điểm chung với đề tài đang nghiên cứu Các bài nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, so sánh, … Để đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, sử dụng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, lợi nhuận Tùy những mô hình khác nhau mà các tác giả đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế hay tài chính khác nhau Các tài liệu tham khảo trên được dùng làm cơ sở cho việc nghiên

cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

kinh tế của việc trồng rau xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Giới thiệu xà lách xoong

2.1.1.1 Nguồn gốc

Theo tự điển Wikipedia xà lách xoong còn được gọi là cải xoong, thuộc

họ Thập tự (Brassicaceae) và có tên khoa học là nasturtium microphyllum L

Xà lách xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm

và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong những loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu

2.1.1.2 Đặc tính sinh học

Thân cải non, mềm, xốp dài 20 - 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 - 5cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành Lá kép có 3 - 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhở màu xanh đậm, rìa lá răng cưa Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập

Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4 - 5cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác, mực nước sâu thì thân cải mọc dài Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 - 200C, ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển Độ PH của đất thích hợp nhất 6 - 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng Cây rất thích

độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên

2.1.1.3 Giá trị dinh dưỡng

Cải xà lách xoong chứa một lượng sắt, canxi và axit folic đáng kể cùng với các vitamin A và C Xà lách có tác dụng như một chất kích thích nhẹ, là một nguồn hóa chất thực vật có tác dụng chống oxi hóa, bệnh đường phổi, nhuận trường, trợ giúp tiêu hóa, hen suyển,…

Rau xà lách xoong có khả năng ngăn ngừa ung thư Món rau quen thuộc này không chỉ mang lại 9 loại vitamin và khoáng chất, mà còn giúp ngăn chặn căn bệnh ung thư Đó là vì trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate (PEITC), chât này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tổn hại AND trong bạch cầu, và sự tổn hại đó sẽ gây ra cho các tiến trình phát sinh ung thư

Trang 18

Ngoài ra, theo y học cổ truyền ở một số nước, xà lách xoong còn dùng

để hỗ trợ cho bênh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, nhuận trường, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật Đặc biệt, xà lách xoong có thể được dùng để giúp cai nghiện rượu, thuốc lá

2.1.2 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm kinh tế nông hộ, nông hộ

Kinh tế hộ: là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu

dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này là nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có sản xuất ra để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế

Nông hộ: được hiểu là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chính của họ

là sản xuất nông nghiệp Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn

có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ

2.1.2.2 Khái niệm sản xuất

Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra (outputs) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được

Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác Trong sản xuất xà lách xoong thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị

Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng

Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu

ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất

Hàm sản xuất: mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Dạng tổng quát:

Y = f (X1, X2, , Xn)

Trong đó, Y là mức sản lượng đầu ra, là một hàm số của các nguồn lực đầu vào X1, X2, , Xn Đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu vào (biến độc lập) Trong hàm sản xuất, các biến số được giả định là biến có giá trị dương, liên tục và có thể phân chia vô hạn Hơn nữa, các đầu vào được

Trang 19

thể có của các đầu vào được giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa Hàm sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần Dạng hàm chính xác của phương trình trên phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế của quá trình sản xuất

2.1.2.3 Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ Trong quá trình chuyển hóa cũng là quá trình phát sinh các chi phí khác nhau cấu thành sản phẩm hay dịch vụ Quá trình sản xuất còn là một kế hoach được hoạch định của con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để hoàn thành một sản phẩm hay dich vụ nào đó

2.1.2.4 Khái niệm hàm lợi nhuận

Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng hiệu quả kinh tế

là việc sử dụng hàm lợi nhuận ngẫu nhiên với phần sai số hỗn hợp Hàm lợi nhuận là sự kết hợp những thành phần của hiệu quả sản xuất Bất kỳ những sai sót nào trong quyết định sản xuất đều được giả định là sẽ dẫn tới việc giảm lợi

nhuận hay doanh thu cho nhà sản xuất (Ali và cộng sự, 1994)

Hiệu quả lợi nhuận trong hàm lợi nhuận được định nghĩa là khả năng của nông hộ có thể đạt được lợi nhuận cao nhất ứng với mức nhất định của giá cả

và các yếu tố đầu vào của nông hộ Phần kém hiệu quả được xem là phần lợi nhuận bị mất đi do người nông dân không sản xuất được trên hàm lợi nhuận Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của giá cả đầu vào đến năng suất đạt được, mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas được sử dụng Nó có dạng cụ thể như sau:  =pF(X1, X2, X3,…, Xm)- 

2.1.2.5 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế

Hiệu quả: theo nghĩa phổ thông , phổ biến trong cách nói của mọi người

“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả”

Hiệu quả nghĩa là sử dụng phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định

Hiệu quả kinh tế được định nghĩa là lợi nhuận cao nhất mà một doanh

Trang 20

là: mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Một phương án có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư

Hiệu quả kinh tế được chia thành hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối Hiệu quả kỹ thuật được đo lường từ hàm sản xuất, hiệu quả phân phối

thường được ước lượng từ hàm lợi nhuận (Nguyễn Thị Mai, 2010)

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu được Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh ( ruộng đất, thời tiết, khí hậu)

2.1.3 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

2.1.3.1 Khái niệm chi phí

Tổng chi phí là toàn bộ số tiền chi cho hoạt động canh tác để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác

Tổng chi phí = chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác

Tổng sản lượng Năng suất =

Tổng diện tích

Doanh thu = Sản Lượng x Đơn giá

Trang 21

2.1.3.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí và thuế

Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập)

2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính khác

Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này cho biết một đồng chi phí

đầu tư thì chủ thể đẩu tư sẽ thu được bao nhiều đồng doanh thu Nếu chỉ số DT/CP nhở hơn 1 thì người sản xuất bi lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì người sản xuất hòa vốn, DT/CP lớn hơn 1 thì người sản xuất mới có lời

Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này cho biết một đồng chi phí

bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu LN/CP

là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt

Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ

ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu TN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt

Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một

Thu nhập TN/CP =

Chi phí

Lợi nhuận LN/CP =

Chi phí

Doanh thu DT/CP =

Chi phí Lợi nhuận = Doanh thu – (Chi phí + Thuế)

Trang 22

bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tao ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận

* Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu

này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Lí

do địa bàn trên được chọn làm địa bàn nghiên cứu là vì huyện có diện tích trồng xà lách xoong lớn của tỉnh cũng như của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long Với sự hướng dẫn của cán bộ thị xã Bình Minh, đề tài được tiến hành chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên 50 hộ nông dân sản xuất xà lách xoong để phỏng vấn trực tiếp tại xã tiêu biểu nhất của thị xã là xã Thuận An Đây là xã

có diện tích trồng xà lách xoong lớn nhất và hầu hết nông dân đều tham gia sản xuất từ lâu nên có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng xà lách xoong hơn,

vì vậy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu thập số liệu, khi đó số liệu mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu cũng sẽ cao hơn

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu phân tích trong đề tài là những số liệu phỏng vấn trực tiếp từ những hộ trồng rau xà lách xoong thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Số liệu

Thu nhập TN/NCLĐ =

Ngày công lao động gia đình

Lợi nhuận LN/DT =

Doanh thu

Trang 23

được thu thập dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ ở xã Thuận An, đây là xã có tham gia sản xuất xà lách xoong nhiều nhất của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong niên vụ gần nhất 2013

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu kết hợp lấy mẫu theo không gian (chọn mẫu theo cụm), sau đó dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì chuyển sang đối tượng khác)

Thông tin được điều tra gồm:

- Diện tích đất được mỗi hộ sử dụng trong mỗi vụ

- Sản lượng mỗi hộ thu hoạch trong một vụ và giá bán xà lách xoong

- Các chi phí liên quan đến việc trồng 1.000m2 như: giống, thu hoạch, phân bón, lao động, thuốc nông dược, máy móc, thiết bị, …

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng xà lách xoong trong mô hình

Các bước thu thập số liệu:

- Tham khảo danh sách nông hộ trong mô hình từ Phòng kinh tế thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

- Liên hệ với cán bộ hợp tác xã ( Hợp tác xã Thuận An, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) cần lấy số liệu

- Tiến hành điều tra số liệu tại các xã dưới sự hướng dẫn của các cán bộ tại xã

- Kiểm tra tính hợp lý của số liệu

Nội dung bảng câu hỏi:

- Thông tin tổng quan về tình hình sản xuất xà lách xoong của nông hộ trong mô hình

- Đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (Đất đai, lao động, trình độ học vấn,…)

- Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả kinh tế (Chi phí, doanh thu, lợi nhuận, )

- Những nhận định của người dân về kỹ thuật canh tác, cũng như kiến

Trang 24

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu từ các báo cáo tổng hợp năm 2013 của phòng kinh tế thị xã Bình Minh và niêm giám thông kê thị xã Bình Minh năm 2013

Số liệu thu thập từ sách báo, tạp chí và internet có liên quan đến đề tài

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

 Phân tích thực trạng sản xuất rau xà lách xoong tại thị xã Bình Minh,

tỉnh Vĩnh Long

- Các chỉ tiêu cần tính toán:

+ Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Bình Minh + Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp tại thị xã

+ Diện tích trồng xà lách xoong của thị xã qua từng năm

+ Sản lượng xà lách xoong của thị xã trong những năm gần đây

+ Năng suất xà lách xoong của thị xã từ năm 2010 – 2013

- Cách phân tích các chỉ tiêu:

+ Thống kê diện tích đất nông nghiệp so với các loại đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và các loại đất khác để thấy được tỷ lệ phần trăm của đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với các loại đất còn lại Từ đó, thấy được tài nguyên đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp được khai thác và sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng

+ Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để so sánh diện tích, năng suất, sản lượng xà lách xoong trung bình của thị xã qua các năm Qua số liệu thống kê biết được sự biến động của diện tích trồng xà lách xoong tương ứng với năng suất, sản lượng đạt được từng năm Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của huyện nhằm tăng năng suất và sản lượng xà lách xoong, góp phần phát triển kinh tế của địa phương theo hướng bền vững

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau xà lách xoong tại

thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

- Các chỉ tiêu cần tính toán:

+ Nhân khẩu của nông hộ: tổng số người trong gia đình

+ Độ tuổi lao động: tuổi của lao động chính trong gia đình từ 15 – 60 tuổi

+ Trình độ học vấn: không học, cấp I-III

Trang 25

+ Nguồn lực đất đai: diện tích đất trồng xà lách xoong của gia đình hiện nay

+ Kinh nghiệm sản xuất: tính từ lúc bắt đầu sản xuất xà lách xoong đến nay

+ Nguồn cung cấp giống: giống nhà, người thân hay trung tâm khuyến nông

+ Kỹ thuật canh tác: nguồn thông tin KHKT và tình hình áp dụng kỹ thuật canh tác hiện nay

+ Vật tư nông nghiệp: địa chỉ cung cấp vật tư và các hình thức thanh toán khi mua vật tư

+ Tình hình tiêu thụ: nguồn thông tin về giá cả và nơi thu mua sản phẩm rau xà lách xoong của nông dân

+ Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau xà lách xoong

- Cách phân tích các chỉ tiêu:

+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập bảng biểu, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, số trung vị, phương sai, tần số, … Dùng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên những số liệu thống kê thu thập được để nghiên cứu đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất xà lách xoong từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ

+ Dùng mô hình hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong của nông hộ tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Dùng phương pháp hồi qui và tương quan dựa trên hàm sản xuất Cobb– Douglas mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau xà lách xoong của nông hộ Tiến hành nhập toàn bộ dữ liệu sơ cấp đã qua xử lí vào máy tính và phân tích chúng theo các chương trình mẫu có sẵn, ở đây chúng ta

sử dụng chương trình phần mềm Stata11 để xử lí và lưu giữ số liệu điều tra được

Phân tích phương trình biểu diễn tương quan giữa biến phụ thuộc (năng suất) và các biến độc lập (các yếu tố) gọi là phương trình hồi quy đa biến có dạng như sau:

LnYi= 0+ 1lnNi+ 2lnPi+ 3lnKi+ 4lnGi+ 5lnTi+ 6lnLi+ 7KNi+ 8THi+

e i

Trang 26

 Biến phụ thuộc (Yi ): Năng suất (kg/1000m2) mà nông hộ thứ i đạt được

 k : các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k = 0, 1, 2, …, 8)

 N, P và K lần lượt là lượng phân đạm, lân và kali nguyên chất sử dụng, đơn vị tính (kg/1000m2)

Các loại phân nguyên chất trên được tính bằng lượng hỗn hợp mà nông dân

sử dụng cho %N, %P, %K có trong các loại phân hỗn hợp như: Ure (46%N), NPK (16 – 16 – 8) Bên cạnh các loại phân vô cơ NPK (16-16-8)

và Ure thì các nông hộ còn sử dụng phân chuồng hoai Tuy nhiên, khó xác định được tỷ lệ nguyên chất của N, P, K trong các loại phân chuồng chính vì thế lượng phân N, P, K chỉ xác định dựa trên phân ure (46%N) và NPK (16 – 16 – 8)

 G là lượng giống gieo sạ cho 1 ha, đơn vị tính là (kg/1000m2) Yếu tố này phản ánh mật độ gieo trồng xà lách xoong

 T là chi phí thuốc nông dược sử dụng, được tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng, đơn vị tính là (đồng/1000m2/đợt) Biến số này được thay thế cho các biến số về nồng

độ nguyên chất của các loại thuốc mà việc tính toán chúng hầu như không thể thực thiện được do nông dân sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng cũng không đồng nhất Chi phí bằng tiền cho thuốc nông dược có thể là biến thay thế tốt do chúng mang tính tương đồng giữa các hộ

 L là ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất trong một đợt Lao động gia đình tham gia hầu hết trong các khâu trong sản xuất như: làm đất, làm giàn che mát, trồng rau, bón phân, phun thuốc tưới tiêu, chăm sóc… Lao động gia đình được tính bằng ngày/1000m2/đợt

 KN là số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

 TH là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn Biến này có giá trị là 1 nếu nông dân có tham gia các lớp tập huấn và 0 nếu không tham gia

 Các tham số β0, β1,…, βk: Các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (

k = 0,1,2,…,8) Hệ số βk cho biết khi biến tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung bình của Y (năng suất) sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi

Trang 27

 Hệ số xác định R2: (Multiple Correlation Coefficient) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xi.

 Prob> F: mức ý nghĩa Prob> F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob> F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob> F nhỏ hơn mức ý nghĩa α

 T_ Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt

 P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết

+ H1: βk≠ 0, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)

 Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_ value < α

 Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_ value ≥ α

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình

 Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất rau xà lách xoong tại

Trang 28

 k: là các hệ sộ cần ước lượng trong mô hình (k = 0, 1, 2, …, 8)

 PG chi phí giống (đồng/1000m2)

 PP chi phí phân bón (đồng/1000m2)

 PT là chi phí thuốc nông dược sử dụng, được tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng, đơn vị tính là (đồng/1000m2)

 LD là chi phí lao động (đồng/1000m2)

 M là chi phí máy móc, che mát (đồng/1000m2)

 N là chi phí nhiên liệu (đồng/1000m2)

 KN là số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

 TH là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn Biến này có giá trị là 1 nếu nông dân có tham gia các lớp tập huấn và 0 nếu không tham gia

 Các tham số β0, β1,…, βk: Các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k= 0,1,2,…,8) Hệ số βk cho biết khi biến tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung bình của  (lợi nhuận) sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi

 Hệ số xác định R2: (Multiple Correlation Coefficient) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xi.

 Prob> F: mức ý nghĩa Prob> F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob> F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob> F nhỏ hơn mức ý nghĩa α

 T_ Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt

 P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ

 Kiểm định phương trình hồi qui:

Trang 29

 Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_ value < α

 Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_ value ≥ α

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình

 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng xà lách

xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Từ những phân tích trên, dùng phương pháp thống kê suy luận, phương pháp chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của mô hình và trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích được, vận dụng các kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để đưa ra đề xuất một số giải pháp thiết thực để giúp nâng cao hiệu quả cho mô hình sản xuất xà lách xoong trong vùng nghiên cứu

Trang 30

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG

Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện: Vũng Liêm, Mang thít, Long Hồ, Tam Bình, Trà

Ôn và Bình Tân

Vĩnh Long có vị trí giao thương rất thuận lợi nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ- là hai trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ là lợi thế thứ hai nối Vĩnh Long với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh phía Nam khu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Long phát triển kinh tế- thương mại và giao lưu trong khu vực và quốc tế qua đường bộ, đường thủy

3.1.2 Khí hậu và thủy văn

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào Nhiệt độ trung bình hàng năm cao từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36,90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30C

Khí hậu trên phạm vi tỉnh Vĩnh Long cơ bản là đồng nhất về các giá trị như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, rất ít xãy ra các hiện tượng cực đoan nên sản xuất nông nghiệp có thể lợi dụng để khai thác đạt hiệu quả cao và ít chịu rủi ro

so với các tỉnh khác trong khu vực như các tỉnh miền Trung và miền Bắc Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nước và chế độ thủy văn tại tỉnh Vĩnh Long cho thấy chúng có những tác động tốt là chủ yếu Có thể nói, điều kiện

tự nhiên hoàn toàn ưu đãi cho Vĩnh Long Tuy nhiên, trong giai đoạn(2000,

2001 và 2002), mới nhất là cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch các huyện Trà

Ôn, Bình Tân, Bình Minh và thành phố Vĩnh Long đều bị thiệt hại do ảnh

Trang 31

hưởng của chiều cường Vĩnh Long đang triển khai khắc phục thiệt hại do lũ lụt gây ra bằng cách đầu tư đê bao, cống đập từng vùng để bảo vệ đất canh tác

3.1.3 Đặc điểm địa hình

Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần

từ Bắc xuống Nam Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dóc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mặt nước biển Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m Toàn tỉnh được phân thành 3 dạng địa hình chính: Vùng có cao trình từ 1-1,25m, phân bố ở các xã ven tuyến sông Tiền và sông Hậu; vùng có cao trình từ 0,75-<1m, phân bố ở các xã có cự ly tối đa 10 km, ven tuyến sông Tiền và sông Hậu; vùng có cao trình từ 0,5-<0,75m, phân bố ở các xã vùng giữa tỉnh

Vĩnh Long có dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ Với địa hình trên, trong thế

kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu chung, song không lớn

3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.4.1 Đất đai thổ nhưỡng

Vĩnh Long có diện tích 147.520 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó có diện tích đất nông nghiệp là 119.659 ha, chiếm 81,11%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 0, chiếm 0%; diện tích đất chuyên dùng là 7.492 ha, chiếm 5,07%; diện tích thổ cư là 4.421 ha, chiếm 3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 15.948 ha, chiếm 10,8%

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 80.401 ha, chiếm 67,19%, trong đó có 89% là diện tích gieo trồng lúa 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.107 ha, chiếm 31%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 524 ha, chiếm 0,43%

3.1.4.2 Nước

Phần lớn ranh giới Vĩnh Long với các tỉnh khác được bao bọc bởi hai dòng Hậu Giang và Tiền Giang nên có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm Tại sông Tiền: lưu lượng mùa khô từ 563 – 1.900 m3/s và mùa lũ từ 10.406 – 16.300 m3/s; Tại sông Hậu: bình quân lưu lượng mùa khô từ 1.180 – 1.576

m3/s và mùa lũ là 21.500 m3/s Mùa lũ nước sông đem theo phù sa (tháng 8 –

Trang 32

10), trung bình từ 0,25 – 0,31 kg/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 – 25

km thuận lợi cho nhân dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản

3.1.4.3 Khoáng sản

Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3 (không

kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010)

Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng

200 triệu m3 , chất lượng khá tốt Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành phố

3.1.5 Tình hình dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người, mật độ dân số đạt 687 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 521.900 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân

số phân theo địa phương tăng 5,3 ‰.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng

4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người khmer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như tày, thái, chăm, mường

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 Tôn giáo khác nhau , nhiều nhất là Phật giáo có 155.580 người, Phật Giáo Hòa Hảo có 34.921 người, Công giáo có 34.005 người, đạo Cao Đài có 22.872 người, các tôn giáo khác như Tinh Lành có 6.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu sơn kỳ hương có 16 người, còn lại là đạo Bà la môn có 1 người

3.1.6 Tình hình kinh tế - xã hội

Năm 2012, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 7,82% so năm 2011 và tăng đều trên cả 3 khu vực: Nông - lâm - thủy sản tăng 3,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,45%, dịch vụ tăng 7,93% Tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với mục tiêu cả năm 3,18 điểm % và thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm trước 2,20 điểm % GDP bình quân đầu

Trang 33

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,54%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 17,31% và khu vực dịch vụ chiếm 35,15% Đây là năm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra; nguyên nhân chủ yếu

do ảnh hưởng giá một số sản phẩm nông - thủy sản giảm mạnh, trong khi giá nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng khá cao đã làm tăng nhanh tỷ trọng của khu vực III trong GDP

Văn hóa

Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương, Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v

Giao thông

Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54 và quốc lộ 80 Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng

Y tế

Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì tốt Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện thường xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp, đầu tư; các chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm Hoạt động tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình đến vùng nông thôn, vùng khó khăn của tỉnh được đông đảo người dân tham gia

Trong năm, khám và chữa bệnh cho 2.402.664 lượt người Tình hình dịch bệnh xảy ra trên người có chiều hướng tăng so cùng kỳ năm 2011, số ca mắc bệnh đường tiêu hóa là 8.107 trường hợp, tăng 2.003 trường hợp (32,8%); sốt xuất huyết 1.254 trường hợp tăng 32 trường hợp (2,6%); tay chân miệng

Trang 34

2.077 trường hợp, tăng 277 trường hợp so với cùng kỳ Riêng bệnh phong đã được Bộ Y tế kiểm tra công nhận loại trừ vào tháng 10/2012

Chương trình phòng chống AIDS được tiến hành triển khai đồng bộ từ tỉnh cơ sở bằng nhiều hình thức, nhất là tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng; trong năm phát hiện 86 trường hợp nhiễm HIV, đến nay toàn tỉnh đã phát hiện 2.165 trường hợp nhiễm HIV; trong đó, có 1.159 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 680 trường hợp tử vong, số trẻ em nhiễm HIV

là 112 trong đó có 36 trẻ tử vong

Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 93,76%, tiêm phòng sởi mũi 2 đạt 55,27%, phụ nữ 15-35 tuổi tiêm VAT2+ đạt 80,63% so với kế hoạch Tổng số người thực hiện các biện pháp tránh thai là 62.795 người Đến cuối tháng 10/2012, Dự án xây dựng Trạm Y tế (AP) đã cơ bản hoàn thành 91/95 trạm; còn lại 4 trạm, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12/2012

Giáo dục và đào tạo

Toàn tỉnh có 488 trường, 6.785 lớp học với 199.985 học sinh, so cùng kỳ năm trước tăng 130 lớp và giảm 159 học sinh; Tỷ lệ huy động vào nhà trẻ đạt 6,31% (giảm 3,08 so cùng kỳ), mẫu giáo đạt 80,06% (tăng 1,09%), trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% Tỷ lệ huy động học sinh học THCS đạt 92,1% (tăng 0,63%), THPT đạt 60,58% (giảm 0,93% so cùng kỳ);

số học sinh bỏ học tính đến thời điểm tháng 10 năm 2012 là 2.556 em (chiếm 1,53%) Học sinh đỗ đại học năm 2012 là 1.836/10.198 đạt tỷ lệ 18%, giảm 6,53% so với năm 2011

Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên được tiếp tục thực hiện khẩn trương Đến nay đã xây dựng hoàn thành 723 phòng (đạt 85%), đang xây dựng 114 phòng Toàn tỉnh có 91 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 07 trường so với năm 2011), đạt 40,30% kế hoạch

3.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN BÌNH MINH – VĨNH LONG

Bình Minh là một thị xã của tỉnh Vĩnh Long Thị xã Bình Minh được thành lập vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên

và nhân khẩu của huyện Bình Minh Đồng thời, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập 3 phường thuộc thị xã Bình Minh

Vị trí địa lý:

Thị xã Bình Minh nằm ở phía Tây Nam của Vĩnh Long

Trang 35

+ Phía Bắc giáp huyện Bình Tân

+ Phía Nam giáp huyện Trà Ôn và thành phố Cần Thơ

+ Phía Tây giáp huyện Bình Tân và thành phố Cần Thơ

+ Phía Đông giáp với huyện Tam Bình

Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 9.163,4 ha, nhìn chung người dân thị

xã Bình Minh sử dụng đất đai cho nông nghiệp là chủ yếu Bảng 3.1 sẽ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thị xã Bình Minh từ năm 2010 đến năm 2012 Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Bình Minh từ năm 2010 – 2012

Khoản mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) Đất nông

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012)

Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 6.907,8 ha chiếm 75,38%; đến năm 2011, diện tích dất nông nghiệp 6.905,2 ha chiếm 75,36% giảm 2,6 ha so với năm 2010 Năm 2012 đất nông nghiệp là 6.895,2 ha chiếm 75,25% giảm

Trang 36

2012 cụ thể năm 2011 là 1.143,4 ha chiếm 12,47% tăng 1,5 ha so với năm

2010, năm 2012 là 1.153,4 ha chiếm 12,59% tăng 10 ha so với năm 2011 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản ở Bình Minh qua ba năm 2010-2012 thay đổi không đáng kể, năm 2012 là 30 ha chiếm 0,33%; diện tích sông, rạch không thay đổi qua các năm chiếm 11,84%

Khí hậu – sông ngòi

Giống như tỉnh Vĩnh Long nói chung, huyện Bình Minh cũng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào

Ở huyện Bình Minh so với các vùng lân cận thuộc ĐBSCL, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng

đa canh, thâm canh tăng vụ Nhiệt độ trung bình 26 – 270C, bình quân khoảng trên 2600 giờ nắng/năm, ẩm độ bình quân 80 – 83% Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, phụ thuộc vào chế độ mực nước của triều biển Đông; mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 phụ thuộc phần lớn vào mực nước sông Cửu Long Bên cạnh đó, thị xã Bình Minh nằm bên bờ sông Hậu, sông rạch chằng chịt chiếm trên 11,84% trong tổng số diện tích Với việc điều kiện khí hậu thuận lợi, sông ngòi chằng chịt cung cấp nguồn nước tưới dồi dào đó là những điều kiện tốt để Bình Minh phát triển nhanh và mạng nền nông nghiệp của mình

Dân số - lao động

Dân số cũng là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thị

xã Bình Minh Dân số trung bình của thị xã Bình Minh năm 2012 là 88.386 người với 23.325 hộ dân cư Trong đó dân cư thành thị là 22.370 người chiếm 25,31%, nông thôn 66.016 người, chiếm 74,69% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn thị xã là 9,91 %o , mứ tỷ lệ sinh là 16,02 %o

Dân số đông đã tạo nguồn lao động dồi dào cho thị xã, đa số người dân

có hoạt động chính là nông nghiệp Tình hình dân số trong độ tuổi lao động toàn thị xã là 61.344 người, thành thị có 15.529 người chiếm 25,32%, nông

thôn 45.805 người chiếm 74,68%

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN

Sản phẩm nông nghiệp chính của thị xã vẫn là lúa, hoa màu, và cây ăn trái Mục tiêu của thị xã Bình Minh trong những năm tới là giảm dần tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi, tăng tỷ trọng dịch vụ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn

Trang 37

Hình 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2011 – 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012)

Nhìn vào hình 3.1 ta thấy ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, năm

2012 tăng 0,24% , chăn nuôi giảm 0,71% và dịch vụ tăng 0,47% so với năm

2011 Ngành nông nghiệp vẫn là thế mạnh của toàn thị xã Mặc dù giá trị sản xuất ngành trồng trọt không tăng vượt trội, nhưng cũng cho thấy rằng, càng ngày nông dân càng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, làm cho giá trị sản xuất của ngành tăng dần qua từng năm

Đây là dấu hiệu tốt cho thấy được sự chỉ đạo đúng hướng của các ngành, các cấp lãnh đạo làm cho giá trị sản xuất của huyện tăng

Trang 38

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012)

Từ số liệu bảng 3.2 cho thấy cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của toàn thị xã, diện tích trồng lúa năm 2011 là 10.396,3 ha tăng 429,9 ha so với năm

2010 Đến năm 2012 diện tích trồng lúa là 9.664,7 ha giảm xuống 731,6 ha so với năm 2011 Diện tích trồng lúa giảm là do nông dân đưa màu xuống đất ruộng (nhất là khoai lang), đối với những năm làm 3 vụ lúa thì diện tích gieo trồng lớn, đối với những năm các hộ kết hợp 2 vụ lúa 1 vụ màu thì diện tích gieo trồng lúa giảm xuống

Năng suất lúa qua các năm từ 2010 đến năm 2012 đều tăng Năm 2011 năng suất lúa đạt 5,62 tấn/ha tăng 0,2 tấn/ha so với năm 2010 Năm 2012 năng suất lúa tiếp tục tăng lên 5,73 tấn/ha tăng 0,11 tấn/ha Nguyên nhân năng suất tăng là do nông dân biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với kinh nghiệm dày dặn của người dân giúp họ có thể ứng phó được với sâu bệnh hại nên năng suất tăng lên

Tuy năng suất lúa năm 2012 cao hơn 0,11 tấn/ha so với năm 2011 nhưng sản lượng lúa cả năm 2012 đạt 55.413,5 tấn, giảm 3.012,8 tấn so với năm

2011 Nguyên nhân sản lượng năm 2012 giảm là do diện tích trồng lúa bị thu hẹp lại

Trong 6 tháng đầu năm 2013, vụ lúa Đông Xuân 2012 – 2013 xuống giống và thu hoạch được 3.426,09 ha; năng suất đạt 6,87 tấn/ha; sản lượng đạt 20.530,4 tấn So với vụ lúa Đông xuân 2011 – 2012 thì diện tích tăng 146 ha hay tăng 4,45% Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích lúa tăng do một số hộ nông dân chuyển sang lúa thay cho trồng khoai (xuất phát từ giá khoai lang giảm mạnh là cho nông dân bị lỗ nặng trong năm 2012); năng suất giảm 0,09 tấn/ha hay giảm 1,35%; mặc dù năng suất giảm hơn năm trước nhưng do diện tích tăng nhiều nên làm cho sản lượng chung tăng 694,3 tấn hay tăng 3,04%

Trang 39

3.3.1.2 Cây màu

Qua những năm gần đây từ 2010 – 2012 diện tích cây màu luôn tăng (nhất là khoai lang) Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông dân đưa cây màu xuống ruộng làm cho diện tích cây màu tăng Bảng 3.3 Diện tích – sản lượng cây màu từ năm 2010 -2012

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012)

Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích cây màu qua các năm đều tăng Diện tích cây màu cả năm 2010 đạt 3.992,3 ha đến năm 2011 gia tăng thêm 318 ha (tỉ lệ 7,97%) đạt 4.310,3 ha Đến năm 2012 diện tích rau màu tiếp tục gia tăng nâng tổng số diện tích trồng màu của toàn thị xã lên 5.050,7 ha, tăng 740,4 ha

so với năm 2011 (tỉ lệ tăng 17,18%) Như vậy giai đoạn từ năm 2010 – 2010 diện tích rau màu thị xã Bình Minh tăng lên 1.058,4 ha (tỉ lệ tăng 26,51%) Sản lượng năm 2011 đạt 86.472,6 tấn tăng 10.425,8 tấn so với năm 2010 (tỉ lệ tăng 13,71%) Sản lượng năm 2012 đạt 108.476,4 tấn tăng 22.003,8 tấn

so với năm 2010 (tỉ lệ tăng 25,45%) Sản lượng tăng nhiều chủ yếu là tăng sản lượng khoai lang, do việc đưa mô hình trồng khoai trên đất lúa được thị xã triển khai rộng trên địa bàn thị xã và đạt kết quả tốt

3.3.1.3 Cây ăn trái

Năm 2012 diện tích cây ăn trái của huyện là 3.205,5 ha tăng 39,1 ha (tỉ

lệ 1,23%) so với năm 2011 (3.166,4ha) Vườn chậm phát triển, phần lớn trồng bưởi, sầu riêng, mận An Phước, mận Xanh Đường,… do năng suất và giá cả

ổn định nên kinh tế vườn mang lại hiệu quả cao trên cùng một đơn vị diện tích Đặc biệt thị xã có thế mạnh về bưởi Năm Roi với diện tích trồng là 1.947,2 ha được trồng nhiều tập trung ở xã Mỹ Hòa

3.3.2 Chăn nuôi

Đối với thị xã Bình Minh chăn nuôi không được phát triển như trồng trọt Nhìn chung trên địa bàn thị xã về gia súc chủ yếu là: trâu, bò, heo, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) Bảng 3.4 sẽ thể hiện tình hình chăn nuôi của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012:

Trang 40

Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của thị xã Bình Minh năm 2010 – 2012

Các chỉ

tiêu

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Đàn lợn 16.121 2.820,1 13.747 2.516,0 13.655 2.398,8 Đàn gà 105.469 365,1 116.500 352,8 120.058 363,5 Đàn vịt 78.375 366,5 88.396 333,9 90.515 338,2 Đàn ngan,

ngỗng

36.197 162,0 40.051 177,7 40.335 179,0

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012)

Đàn trâu: số lượng đàn trâu năm 2011 là 53 con giảm 99 con so với năm 2010 Đến năm 2012 số lượng đàn trâu là 73 con tăng 20 con so với năm

2011 Sự biến động số lượng cũng dẫn tới sự biến động về sản lượng Cụ thể năm 2011 sản lượng đàn trâu là 33.5 tấn, tăng 18,8 tấn Năm 2012 sản lượng đàn trâu giảm mạnh chỉ còn 6.2 tấn, như vậy đã giảm 27,3 tấn so với năm

2011

Đàn bò: năm 2010 số lượng đàn bò đạt 1.417 con với sản lượng là 176,9 tấn Đến năm 2011 số lượng đàn bò tăng lên 17 con đạt 1.430 con với sản lượng 179,5 tấn nhưng năm 2012 số lượng đàn bò giảm xuống chỉ còn 1.358 con với sản lượng chỉ còn 166.1 tấn

Đàn lợn: số lượng đàn lợn giảm dần qua các năm, năm 2010 số lượng đàn lợn đạt 16.121 con nhưng đến năm 2011 số lượng chỉ còn 13.747 con và năm 2012 sản lượng tiếp tục giảm xuống chỉ còn 13.655 con Số lượng đàn lợn giảm kéo theo sản lượng cũng giảm theo năm 2010 sản lượng đàn lợn là 2.820,1 tấn, đến năm 2011 sản lượng giảm xuống chỉ còn 2.516,0 tấn và năm

2012 sản lượng tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2.398,8 tấn

Đàn gia cầm (đàn gà, vịt, ngan, ngỗng): qua bảng 3.4 ta thấy số lượng đàn gia cầm phát triển ổn định, số lượng và sản lượng tăng đều từ năm 2010 đến 2012.Tuy nhiên đến cuối năm 2011 và năm 2012 có đợt dịch cúm gia cầm H%N1 làm cho số lượng bị giảm đi đáng kể Cụ thể năm 2010 số lượng đàn

gà là 105.469 con với sản lượng 365,1 tấn đến năm 2011 là 116.500 con với

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w