Đánh giá chung về hiêu quả kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về lợi nhuận là hai thành phần cơ bản của hiệu quả kinh tế. Bởi vậy muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả lợi nhuận. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùngđể chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất

định. Kết quả ước tính mức hiệu quả của các nông hộ được trình bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12 Phân phối mức hiệu quả về kỹ thuật và lợi nhuận

Kỹ thuật Lợi nhuận

Mức hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 90- 100 13 26 7 14 80- 90 13 26 10 20 70- 80 10 20 8 16 60- 70 5 10 6 12 50- 60 7 14 5 10 <50 2 4 14 28 Trung bình 77,89 67,10 Thấp nhất 46,39 30,86 Cao nhất 98,65 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013)

Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất xà lách xoong đạt 77,89%. Số hộ đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao, trong khoảng 90-100% có 13 hộ, chiếm 26% trong tổng số 50 hộ tham gia canh tác và hộ có mức hiệu quả thấp, dưới 50% có 2 hộ. Phần lớn nông dân đạt mức hiệu quả trong khoảng từ 70 đến 90%, với 46% số hộ. Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hộ thấp nhất và cao nhất rất lớn, khoảng cách này từ 46,39% đến 98,65%. Rõ ràng sự chênh lệnh về kỹ thuật trồng xà lách xoong của nông dân là rất lớn. Chứng tỏ rằng việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng như tham gia các lớp tập huấn của nông dân có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả của các nông hộ. Ngoài ra, một số hộ nông dân có hiệu quả kinh tế thấp là do dịch bệnh tấn công. Để tăng hiệu quả kỹ thuật, có thể cố định đầu ra và điều chỉnh các yếu tố đầu vào. Những đầu vào như phân bón, lao động và thuốc nông dược được điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống là tùy vào cách sử dụng các yếu tố này của nông hộ. Có những hộ sử dụng dư thừa những yếu tố này, có những hộ sử dụng thiếu và những hộ này nên điều chỉnh để hợp lí chi phí và tăng năng suất xà lách xoong. Ngoài ra hiệu quả kỹ thuật còn phụ thuộc vào yếu tố khác như đất đai, thời tiết và kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.

Mức hiệu quả về lợi nhuận trung bình thấp hơn so với hiệu quả kỹ thuật, 67,10% so với 77,89%. Điều này cho thấy nông dân không đạt hiệu quả phân phối cao mà điều này hầu như không thể thực hiện được. Phần lớn nông dân lựa chọn lượng đầu vào dựa vào kinh nghiệm và ít có sự điều chỉnh tương ứng với những sự thay đổi của giá cả nên rất khó đạt tối đa hóa lợi nhuận với việc sử dụng đầu vào. Mặt khác, giá cả thường thay đổi mà đó là yếu tố mà nông dân không thể kiểm soát được. Không chọn được lượng đầu vào tối ưu, nông dân không thể đạt lợi nhuận tối đa và do vậy không đạt mức hiệu quả kinh tế cao. Cũng giống như hiệu quả kỹ thuật, chênh lệch hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ cũng rất lớn, với mức dao động trong khoảng 30,86 đến 100%. Sự chênh lệch quá lớn giữa các mức hiệu quả đạt được cũng cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện mức hiệu quả của những nông hộ đang ở mức thấp khi kỹ thuật sản xuất, kiến thức và thông tin thị trường đồng bộ và kịp thời hơn.

Dựa trên mức hiệu quả kỹ thuật, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần năng suất và lợi nhuận bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần kém hiệu quả này do yếu tố chủ quan (sử dụng đầu vào) và cả những yếu tố khách quan (sâu bệnh, thời tiết, thiên tai, giá cả thị trường) tác động. Các giá trị ước lượng này được thể hiện trong bảng 4.13 sau đây:

Bảng 4.13 Phân phối năng suất và lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả

Năng suất (kg/1.000m2) Lợi nhuận (đồng/1.000m2) Mức phi hiệu quả (%) Năng suất thực tế Năng suất có thể Năng suất mất đi Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận có thể Lợi nhuận mất đi 0- 10 1098,586 1150 51,414 11.361.536,33 11.852.571,43 491.035,10 10- 20 824,340 992,31 167,970 9.954.899,37 11,813,100,00 1.858.200,63 20- 30 648,283 855,556 207,273 7.115.483,83 9.485.888,89 2.370.405,06 30- 40 498,241 760 261,759 5.267.320,71 8.170.400,00 2.903.079,29 40- 50 395,530 700 304,47 4.458.570,72 8.059.600,00 3.601.029,28 >50 296,75 635 328,25 2.287.500,09 5.542.000,00 3.254.499,91 Trung bình 626,955 847,144 220,189 6.740.885,17 9.153.926,72 2.413.041,55

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013)

Những hộ có mức phi hiệu quả từ 0-10% thì bình quân năng suất xà lách xoong của nông dân mất khoảng 51,414 kg/1.000m2 và phần mất này tăng lên khi sự kém hiệu quả kỹ thuật càng tăng. Ở mức kém hiệu quả kỹ thuật 10-20% thì nông dân mất 167,97 kg/1.000m2. Đến khi mức kém hiệu quả lớn hơn 50% thì năng suất xà lách xoong mất đi là 328,25 kg/1.000m2. Theo như tính toán thì trung bình các nông hộ ở thị xã Bình Minh thất thoát năng suất khoảng hơn 626,955 kg/1.000m2. Có thể nói những khoản thất thoát này do kỹ thuật canh tác kém hiệu quả. Lượng thất thoát năng suất do kém hiệu quả dao động trong một khoảng rộng, từ 51,414 – 328,25 kg/1.000m2, cho thấy sự chênh lệch về kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào của nông dân khá lớn.

Lợi nhuận thất thoát trung bình trong sản xuất xà lách xoong của các nông hộ là 2.413.041,55 đồng/1.000m2. Nhìn chung, mức thất thoát sẽ càng lớn khi mức phi hiệu quả càng cao. Nói chung, các khoản thất thoát rất đáng kể. Nếu giảm được các khoản này, có thể làm tăng đáng kể lợi nhuận của nông hộ.

Nhìn chung, chênh lệch lượng năng suất và lợi nhuận bị thất thoát giữa các nông hộ rất lớn. Điều đó cho thấy có sự chênh lệch lớn trong kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các nông hộ. Đây cũng là tiềm năng lớn để nông dân cải thiện năng suất của mình, cải thiện kỹ thuật của những nông dân có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ giữa các nông dân.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT XÀ

LÁCH XOONG THỊ XÃ BÌNH MINH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)