PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 58)

CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU XÀ LÁCH XOONG

Năng suất xà lách xoong không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên như khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của số lượng N, số lượng P2O5, số lượng K2O, số lượng giống, chi phí thuốc nông dược sử dụng, ngày công lao động, số năm kinh nghiệm sản xuất và hộ có tham gia tập huấn đến năng suất vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Từ số liệu thu thập được của 50 nông hộ trồng xà lách xong tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích trên phần mềm Stata 11 thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng xà lách xoong trong năm 2013 và có bảng kết quả, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa Hằng số 2,939** 0,013 LnN 0,765* 0,079 LnP -0,421ns 0,266 LnK 0,000ns 0,999 LnG -0,013ns 0,882 LnT 0,128* 0,060 LnL 0,391* 0,059 KN 0,008* 0,079 TH 0,143** 0,037 Hệ số R2 0,5301 Hệ số F 5,78 Hệ số Prob>F 0,0001

Kiểm định Durbin watson 2,018

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý

nghĩa.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013)

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, ta thấy Prob>F=0,0001, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,5301 nghĩa là sự biến động năng suất xà lách xoong của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố số lượng N, số lượng P2O5, số lượng K2O, số lượng giống, chi phí thuốc nông dược sử dụng, ngày công lao động, số năm kinh nghiệm sản xuất và hộ có tham gia tập huấn được xác định trong mô hình ở mức độ 53,01%. Nguyên

bệnh nên các biến trên chỉ giải thích được 53,01% sự biến động của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ảnh hưởng.

Khi kiểm định mô hình, ta thấy vì độ phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ VIF = 2,02 (VIF<10) nên mô hình hồi quy trên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson = 2,018, sau khi tra bảng ta thấy hệ số d nằm trong khoảng từ dU = 1,93 đến 4-dU = 4-1,93 = 2,07 suy ra mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan.

Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%) và 1 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 5%), đó là số lượng N được sử dụng (P_value = 0,079), chi phí thuốc nông dược (P_value = 0,060), ngày công lao động (P_value = 0,059 ) và kinh nghiệm sản xuất (P_value = 0,079), cuối cùng là tập huấn (P_value= 0,037).Còn 3 biến không có ý nghĩa thống kê là lượng phân P, K nguyên chất sử dụng với giá trị P_value lần lượt là 0,266, 0,999, biến lượng giống với P_value = 0,882. Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Lượng N : Hệ số ước lượng của biến lnN có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị dương nên số lượng dưỡng chất N ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi số lượng N được sử dụng tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,765%. Điều này cho thấy lượng chất N có tác động đến năng suất của xà lách xoong. Hàm lượng N có tác dụng trong quá trình hình thành lá, thành phần của diệp lục giúp lá xanh hơn, lượng chất N giúp cây đẻ nhánh nhiều hơn, kích thích lá to hơn làm tăng khả năng quan hợp và làm tăng năng suất. Tuy nhiên sử dụng thích hợp sẽ cho năng suất cao nếu sử dụng quá liều lượng cũng dẫn đến giảm năng suất. Lượng NPK 16-16-8 sử dụng thích hợp với xà lách xoong là 30-40 kg/1000m2 (Th.S Trần Thị Ba, Trường Đại học Cần Thơ).

Lượng P: Hệ số ước lượng của biến LnP không có ý nghĩa thống kê nên số lượng dưỡng chất P2O5 không ảnh hưởng đến năng xà lách xoong của nông hộ. Lân chỉ có tác dụng đối với đất, cung cấp dinh dưỡng cho đất góp phần hạ phèn, đặc biệt có tác dụng kích thích ra rễ và quá trình hình thành hạt. Tuy nhiên xà lách xoong là loại rau ăn lá nên lân không có tác dụng trong quá trình tăng năng suất.

Lượng K: Hệ số ước lượng của biến LnK không có ý nghĩa thống kê nên số lượng dưỡng chất K2O không ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong của nông hộ. Lượng dưỡng chất K2O được các nông hộ sử dụng tương đối ít trong quá trình sản xuất nên trong mô hình nghiên cứu, lượng K2O không ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong năng suất. Vì kali có tác dụng làm kích

thích ra hoa, tạo hạt, chính vì thế đối với rau ăn lá như xà lách xoong là không có ảnh hưởng.

Lượng giống: Hệ số ước lượng của biến LnG không có ý nghĩa thống kê nên lượng giống sử dụng không có ảnh hưởng đến năng suất đạt được. Điều này cho thấy việc trồng nhiều hay ít đều không ảnh hưởng đến năng suất, vì xà lách xoong khi trồng rau giống được chăm sóc tốt sẽ đẻ nhánh rất nhanh. Chinh vì thế người dân nên trồng rau vởi mật độ thích hợp để giảm chi phí đầu tư. Theo khuyến cáo của phòng kinh tế thị xã Bình Minh cho các hộ trồng xà lách xoong với mật độ 700 kg rau giống cho 1000m2.

Lượng thuốc nông dược: Hệ số ước lượng của biến LnT có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị dương, điều này cho biết việc tăng chi phí thuốc nông dược có thể làm tăng năng suất. Sự tồn tại của sâu hại, dịch bệnh đã làm cho ảnh hưởng của yếu tố đầu vào này trở nên có ý nghĩa. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc nông dược tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,128%.

Lao động gia đình: Hệ số ước lượng của biến LnL có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị dương nên số ngày công lao động ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi số lượng ngày công lao động được sử dụng tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,391%. Xà lách xoong cần được chăm sóc kỹ, làm sạch cỏ. Xà lách xoong loại rau rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên, cần tưới đủ ẩm, mùa nắng bình quân 45 phút tưới một lần. Mùa mưa thì tưới khoảng 8 đến 10 lần một ngày. Nếu được chăm sóc tốt xà lách xoong sẽ đạt năng suất cao.

Kinh nghiệm : Hệ số ước lượng của biến KN có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị dương, điều này cho biết kinh nghiệm sản xuất của nông hộ càng cao có thể làm tăng năng suất xà lách xoong, vì khi có kinh nghiệm cang nhiều thì các nông hộ sẽ biết ứng phó với thiên tai, sâu bệnh hại một cách dể dàng hơn. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi kinh nghiệm tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,008 kg/1000m2.

Tập huấn : Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa 5%, điều này cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong. Vì khi tập huấn các nông hộ sẽ được hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại, biết thêm các kỹ thuật canh tác,… Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì hộ có tập huấn năng suất có thể cao hơn 0,142%.

4.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là vô cùng cần thiết để có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao về mặt tài chính.

Lợi nhuận trong sản xuất xà lách xoong bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích các yếu tố chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí máy móc, che mát, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động, kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất xà lách xoong của nông hộ tại thị xã Bình Minh. Sau đây là bảng 4.17, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất xà lách xoong.

Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa Hằng số 0,199ns 0,974 LnPG 0,032ns 0,854 LnPP -0,017ns 0,911 LnPT 0,138 ns 0,214 LnM 0,040ns 0,836 LnN -0,101ns 0,660 LnLD 0,970*** 0,009 KN 0,019*** 0,007 TH 0,226** 0,033 Hệ số R2 0,4224 Hệ số F 3,75 Hệ số Prob>F 0,0023

Kiểm định Durbin watson 2,055

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý

nghĩa.

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, ta thấy Prob>F=0,0023, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,4224 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 42,24%.

Khi kiểm định mô hình, ta thấy vì độ phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ VIF = 1,37 (VIF<<10) nên mô hình hồi quy trên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson =2,055, sau khi tra bảng ta thấy hệ số d nằm trong khoảng từ dU = 1,93 đến 4- dU = 4-1,93 = 2,07 suy ra mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan.

Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 2 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 1%) và 1 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 5%) đó là chi phí lao động (P_value = 0,009), kinh nghiệm sản xuất (P_value = 0,007) và tập huấn kỹ thuật (P_value = 0,033). Còn 5 biến không có ý nghĩa thống kê là chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc nông dược, chi phí máy móc, che mát và chi phí nhiên liệu P_value lần lượt là 0,854, 0,911, 0,214, 0,836, 0,660. Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Chi phí giống : Hệ số ước lượng của biến LnPG không có ý nghĩa thống kê, vì vậy chi phí giống không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Vì xà lách xoong là loại rau lưu gốc qua các năm nên được tính khấu hao qua các đợt cắt, nên chi phí rất thấp vì vậy mà không làm ảnh hưởng tới lợi nhuân.

Chi phí phân : Hệ số ước lượng của biến LnPP không có ý nghĩa thống kê, vì vậy chi phí phân bón không có ảnh hưởng đến lợi nhuận, giá cả của phân bón ngày càng tăng cao nên chi phí phân khôn góp phần làm tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Chi phí thuốc : Hệ số ước lượng của biến LnPT không có ý nghĩa thống kê, vì vậy chi phí thuốc nông dược không có ảnh hưởng đến lợi nhuận, cũng giống như phân bón, giá cả của thuốc nông dược hiện nay trên thị trường ngày càng tăng vì vậy nó không góp phần làm tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Chi phí máy móc, che mát : Hệ số ước lượng của biến LnM không có

ý nghĩa thống kê nên chi phí thuốc máy móc được nông hộ sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến lơi nhuận.

Chi phí nhiên liêu : Hệ số ước lượng của biến LnN không có ý nghĩa

Chi phí lao động : Hệ số ước lượng của biến LnLD có ý nghĩa thống

kê ở mức 1% và có giá trị dương. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí lao động tăng 1% thì lợi nhuận có thể tăng đến 0,970%.

Kinh nghiệm : Hệ số ước lượng của biến KN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dương. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi kinh nghiệm sản xuất tăng 1% thì lợi nhuận có thể tăng đến 0,019%

Tập huấn : Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, vì thế tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của nông hộ. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi hộ có tập huấn sẽ có lợi nhuận cao hơn hộ không tập huấn 0,226%.

Tóm lại, từ kết quả hồi quy ta thấy các yếu tố được đưa vào mô hình thì

có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận (trừ yếu tố chi phí giống , chi phí phân, chi phí thuốc nông dược và chi phí máy móc, che mát, chi phí nhiên liệu) nhưng chúng đều tác động ở mức độ tin cậy rất cao (ở mức α =1%). Trong đó,chi phí lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, chi phí này tác động tích cực đến lợi nhuận của nông hộ. Ngoài ra kinh nghiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Kinh nghiệm nhiều sẽ giúp nông hộ phòng ngừa tốt sâu bệnh, cũng như thiên tại, dùng các loại phân, thuốc một cách hợp lí mang lại lợi nhuận tốt. Một yếu tố nữa đó chính là tập huấn, nó có tác động đến lợi nhuận của nông hộ, các hộ được tập huấn sẽ biết được thêm kỹ thuật sản xuât. Biết cách dùng phân, thuốc đúng liều lượng tránh lãng phí góp phần tăng lợi nhuận cho nông hộ.

4.4.2 Đánh giá chung về hiêu quả kinh tế

Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về lợi nhuận là hai thành phần cơ bản của hiệu quả kinh tế. Bởi vậy muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả lợi nhuận. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùngđể chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất

định. Kết quả ước tính mức hiệu quả của các nông hộ được trình bày trong bảng 4.12.

Bảng 4.12 Phân phối mức hiệu quả về kỹ thuật và lợi nhuận

Kỹ thuật Lợi nhuận

Mức hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 90- 100 13 26 7 14 80- 90 13 26 10 20 70- 80 10 20 8 16 60- 70 5 10 6 12 50- 60 7 14 5 10 <50 2 4 14 28 Trung bình 77,89 67,10 Thấp nhất 46,39 30,86 Cao nhất 98,65 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013)

Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất xà lách xoong đạt 77,89%. Số hộ đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao, trong khoảng 90-100% có 13 hộ, chiếm 26% trong tổng số 50 hộ tham gia canh tác và hộ có mức hiệu quả thấp, dưới 50% có 2 hộ. Phần lớn nông dân đạt mức hiệu quả trong khoảng từ 70 đến 90%, với 46% số hộ. Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hộ thấp nhất và cao nhất rất lớn, khoảng cách này từ 46,39% đến 98,65%. Rõ ràng sự chênh lệnh về kỹ thuật trồng xà lách xoong của nông dân là rất lớn. Chứng tỏ rằng việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng như tham gia các lớp tập huấn của nông dân có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả của các

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)