TÌNH HÌNH TRỒNG XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

3.4.1 Quy trình sản xuất và chăm sóc xà lách xoong

Thời vụ: trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp tết (tháng 11 – 12 dương lịch), thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao.

Chọn giống: các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phâm chất rất ngon, hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Làm đất:

Đối với cải trồng mới: chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ ph bằng 6 – 7, cây không phát triển thuận lợi trên đất cát hoặc đất phèn mặn. Lên liếp rộng khoảng 2m, lối đi giữa liếp rộng 25 – 35 cm, cao hơn mặt liếp 15 – 20 cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10cm, sâu 15cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất trồng phải được phơi khô 1-2 tuần để diệt mầm bệnh.

Đối với cải gốc (cải thu hoạch lứa trước): sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa bờ và rãnh thoát nước. Rải thêm đất mới lên luống nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển.

Trồng: đối với lứa trồng đầu tiên, trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy xà lách xoong hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.

Tưới nước: cần tưới đủ ẩm, mùa nắng bình quân 45 phút tưới một lần. Mùa mưa thì tưới khoảng 8 đến 10 lần một ngày.

Che mát: cần làm giàn che mát cho cây cỉa xà lách xoong (cản 40-50%

lượng ánh sáng).

Bón phân:

Đối với cải trồng mới, có thể sử dụng các loại phân như|: super lân dùng bón lót, vôi bột, NPK 16-16-8, Urê, phân chuồng hoai hoặc có thể thay thế bằng phân dơi,…

Đối với cải gốc, sử dụng phân lân vi sinh, phân tôm, phân chuồng hoai, phân NPK 16-16-8.

Làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh: dùng thuốc hóa học để diệt cỏ, thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp.

Thu hoạch: tùy theo nông dân canh tác và phụ thuộc vào thời tiết mà thời gian thu hoạch của xà lách xoong có khác nhau. Đối với cải sấp thì thời gian từ trồng đến thu hoạch có thể là từ 45 ngày đến 55 ngày. Do vậy, trong năm có thể trồng từ 7 hoặc 9 lứa. Còn đối với cải sổi thì thời gian thu hoạch ngắn hơn., từ 25 ngày đến 1 tháng 05 ngày, nên có thể trồng được 10 đến 12 lứa trong năm.

3.4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xà lách xoong của thị xã Bình Minh Bình Minh

Bảng 3.5 Tình hình sản xuất xà lách xoong của thị xã Bình Minh giai đoạn 2019 – 2012

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 434,40 515,90 594,90 446,15

Năng suất (tạ/ha) 217,17 386,67 276,05 312,07

Sản lượng (tấn) 9.433,80 19.949 16.422 13.923

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012)

Qua bảng 3.5 cho thấy:

Diện tích: nhìn chung giai đoạn 2009 – 2011 diện tích xà lách xoong của thị xã Bình Minh đều tăng qua các năm. Năm 2009 là 434,40 ha đến năm 2011 đã tăng thêm 160,5 ha so với năm 2009. Nguyên nhân là do nông dân chuyển từ đất trồng lúa sang xà lách xoong vì thu nhập của cây rau này khá cao và ổn định. Tuy nhiên đến cuối năm 2011 do ảnh hưởng của triều cường làm xà lách xoong của thị xã bị ngập úng và thiệt hại một số diện tích vì thế đến năm 2012 thì diện tích xà lách xoong của thị xã Bình Minh chỉ còn 446,15 ha, giảm xuống 148,75 ha.

Năng suất: từ năm 2009 đến năm 2010 tăng thêm 169,50 tạ/ha, cụ thể năng suất năm 2009 là 217,17 tạ/ ha đến năm 2010 năng suất tăng lên là 386,67 tạ/ha. Đến năm 2011 thì năng suất xà lách xoong bị giảm đáng kê, giảm đến 110,62 tạ/ha. Tuy nhiên đến năm 2012 năng suất bắt đầu tăng trở lại 312,07 tạ/ha. Việc giảm năng suất ở năm 2011 là do ảnh hưởng của lũ nên có rất nhiều hộ trồng xà lách xoong trên địa bàn bị ngập úng dẫn đến năng suất thấp. Bước sang năm 2012 người nông dân bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thời tiết thuận lợi cho sự phát triển nên năng suất xà lách xoong tăng trở lại.

Sản lượng: từ việc tăng diện tích nên năm 2010 sản lượng xà lách xoong tăng nhanh so với năm 2009, cụ thể năm 2009 đạt 9.433,80 tấn thì năm 2010 tăng thêm 10.515,20 tấn ( tăng thêm 111,46% ). Riêng năm 2011 do ảnh hưởng của thủy triều nên sản lượng giảm xuống còn 16.422 tấn, giảm 3.527 tấn so với năm 2010. Năm 2012 do diện tích giảm nên sản lượng xũng giảm theo 13.923 tấn, giảm 2.499 tấn so với năm 2011.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XÀ LÁCH XOONG TẠI

THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

4.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT

4.1.1 Mô tả nguồn lực của nông hộ sản xuất xà lách xoong

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Qua điều tra 50 hộ dân sản xuất xà lách xoong ở huyện Bình Minh Vĩnh Long thu được số liệu sau:

- Về nhân khẩu và lao động:

Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Số nhân khẩu 2 6 4,12

Lao động trực tiếp 1 5 2,17

Lao động nam 1 4 1,34

Lao động nữ 0 2 1,13

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Dựa vào bảng 4.1 cho thấy số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là tương đối thấp, cao nhất là 6 người, thấp nhất là 2 người và trung bình là 4 người. Tuy nhiên tham gia vào sản xuất chính trung bình vào khoảng 2 người thậm chí có những hộ chỉ có 1 thành viên tham gia vào sản xuất và thường là chủ hộ.

Trong hoạt động sản xuất xà lách xoong thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình lao động: bón phân, xịt thuốc, tưới nước,… do vậy lao động nam vẫn là lao động chính. Còn nói đến lao động nữ thường chỉ là lao động phụ. Họ thường tham gia vào các công việc như chăm sóc, làm cỏ khi có thời gian rảnh sau khi hoàn thành công việc nội trợ.

Xà lách xoong là loại rau dễ chăm sóc nên cần ít lao động, theo điều tra các nông hộ cho thấy lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất khoảng từ 1 đến 5 người và trung bình là 2 người, trong đó lao động nam là chủ yếu. Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì nông hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất.

- Về độ tuổi của chủ hộ Bảng 4.2: Độ tuổi của chủ hộ Tuổi Tần số (hộ) Tần suất (%) Dưới 40 14 28 Từ 40 đến 50 24 48 Từ 51 đến 60 9 18 Trên 60 3 6 Tổng 50 100 Nhỏ nhất 30 Lớn nhất 63 Trung bình 42,7

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Nhìn chung số hộ có độ tuổi giao động từ 40 đến 50 chiếm tỷ lệ 48% cao nhất với 24 hộ trong 50 hộ điều tra. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động có đủ sức khỏe và kinh nghiệm tốt để sản xuất xà lách xoong. Tiếp đến là số hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lê 28% với 14 hộ, đây là những hộ có sức lao động tốt nhất tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhiều nhưng họ tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm rất nhanh. Số hộ có tỷ lệ thấp nhất là hộ trên 60 tuổi với tỷ lệ 6% với 3 hộ.

Đa phần đáp viên ở độ tuổi trung niên, tuổi trung bình của đáp viên là 42 tuổi, trong đó người có độ tuổi nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất là 63 tuổi.

Kinh nghiệm của chủ hộ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất xà lách xoong. Kinh nghiệm nhiều sẽ giúp cho các hộ có biện pháp chống lại các thiên tai, bệnh dịch.

Ngoài ra có kinh nghiệm sẽ giúp cho các nông hộ chọn được các loại thuốc nông dược, phân bón, biết cách sử dụng tốt các loại phân, thuốc đúng lúc, đúng liều lượng không gây lãng phí kinh tế của họ.

Qua điều tra 50 hộ sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh ta được bản số liệu về kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ như sau:

- Về kinh nghiệm sản xuất

Bảng 4.3 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm Tần số (hộ) Tần suất %

Dưới 10 năm 21 42 Từ 10 đến 20 năm 18 36 Trên 20 năm 11 22 Tổng 50 100 Nhỏ nhất (năm) 2 Lớn nhất (năm) 30 Trung bình (năm) 12

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Từ bảng 4.3 cho thấy kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ dưới 10 năm là 21 hộ chiếm tỷ lệ 42% trên tổng 50 hộ được điều tra. Tiếp đến các hộ có kinh nghiệm sản xuất dao động từ 10 đến 20 năm chiếm 36% với 18 hộ. Cuối cùng với 11 hộ kinh nghiệm sản xuất trên 20 năm chiếm 22%. Qua đây cho thấy đây là vùng đất giàu kinh nghiệm sản xuất xà lách xoong với 29 hộ sản xuất trên 10 năm chiếm 58% trên tổng 50 hộ được điều tra.

Qua điều tra địa bàn nghiên cứu cho thấy nông dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm sản xuất xà lách xoong. Với kinh nghiệm tích lũy nhiều năm nông dân dễ dàng ứng phó với các xâu bệnh hại cũng như các thiên tai để đạt được năng suất cao nhất. Ngoài ra họ còn biết cách sử dụng phân thuốc đúng loại, đúng lúc, đúng liêu lượng góp phần tăng năng suất và có hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

Các nông hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm chủ yếu là do thấy được lợi nhuận của xà lách xoong mang lại nên họ chủ động trồng hoặc do các nông hộ bị mất mùa từ các loại rau màu khác như: hành lá, ớt, cà tím,… nên chuyển sang trồng xà lách xoong nên kinh nghiệm chưa nhiều.

Kinh nghiệm ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ. Từ điều tra thực tế cho thấy nông hộ có kinh nghiệm nhỏ nhất là 2 năm, lớn nhất là 30 năm và trung bình là 12 năm. Hộ tham gia sản xuất với kinh nghiệm 1 năm là do hộ này bị mất mùa từ hành lá chuyển sang. Hộ có kinh nghiệm sản xuất xà lách xoong lâu nhất là 30 năm với 1 hộ.

- Về trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ văn hóa của nông hộ được thể hiện trong bảng 4.4:

Bảng 4.4 Trình độ văn hóa của các nông hộ

Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không đi học 0 0 Cấp 1 14 28 Cấp 2 23 46 Câp 3 13 26 Trên cấp 3 0 0 Tổng 50 100

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Từ kết quả điều tra thực tế bảng 4.4 cho thấy việc phân bố trình độ của chủ hộ cao nhất là cấp 2 chiếm 46% với 23 hộ trên 50 hộ. Tiếp đến là trình độ học vấn cấp 1 chiếm 28% với 14 hộ và trình độ cấp 3 chiếm 26% với 13 hộ. Không có nông hộ nào không biết chữ cũng như học trên cấp 3. Với trình độ như trên thì nông dân nơi đây có thể nâng cao những hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong việc trồng xà lách xoong của bản thân qua sách, báo hoặc có thể tham gia các buổi tập huấn với cán bộ khuyến nông một cách dễ dàng hơn.

- Tham gia tập huấn của nông hộ

Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. Mục tiêu và nội dung chủ yếu của tập huấn là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng nông dân, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trước những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớ tập huấn, hội thảo, các trương trình trực tiếp,… với mục đích giúp nông dân cải tạo đất, sử dụng giống sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc nông dược đúng loại, đúng liều lượng nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác. Sau đây là bảng 4.5 thống kê tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu:

Bảng 4.5 Tham gia tập huấn của các nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Tham gia tập huấn

Có 18 36

Không 32 64

Ai tập huấn kỹ thuật

Cán bộ khuyến nông 2 11,11

Cán bộ hội nông dân 4 22,22

Công ty thuốc BVTV 11 61,11

Cán bộ các trường, viện 2 11,11

khác 2 11,11

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Từ bảng 4.5 cho thấy đa phần các hộ không tham gia tập huấn mà tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chiếm 64% với 32 hộ trên 50 hộ được điều tra, còn số hộ nông dân tham gia tập huấn là còn ít với 18 hộ chiếm 36%.

Về tập huấn kỹ thuật: thì nông hộ được các công ty thuốc BVTV tập huấn là chủ yếu chiếm 11 hộ trên 18 hộ được tập huấn (chiếm 61,11%). Nội dung chủ yếu của buổi tập huấn là dạy nông dân cách sử dụng phân, thuốc cho đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Các cán bộ khuyến nông cũng tập huấn cho các nông hộ (chiếm 11,11%), sau đó để các nông hộ này truyền đạt lại cho các nông hộ khác. Ngoài ra cán bộ các trường, viện cũng tham gia tập huấn cho nông hộ chiếm 11,11%.

4.1.1.2 Nguồn lực vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên xà lách xoong là loại rau lưu gốc qua các năm nên vốn đầu tư hàng năm không quá lớn với các nông hộ chủ yếu là vốn đầu tư ban đầu. Qua điều tra 50 hộ cho thấy phần lớn các nông hộ sử dụng vốn nhà để sản xuất là chủ yếu chiếm 94% với 47, số ít hộ vay mượn từ người quen hoặc người thân. Theo nông hộ cho biết, thời gian thu hoạch là ngắn khoảng 25 – 60 ngày nên nông hộ có thể sử dụng số tiền trước đó dùng để sản xuất cho vụ tiếp theo. Ngoài ra, các nông hộ có thể mua trả sau các loại phân, thuốc tại các cơ sở vật tư mà không cần đi vay mượn. Một lí do nữa chính là thủ tục vay mượn từ ngân hàng

phức tạp, giấy tờ rườm rà, phải thế chấp tài sản,… nên nông hộ thường không chọn phương thức này.

4.1.1.3 Diện tích đất sản xuất xà lách xoong

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất xà lách xoong nói riêng, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay đổi được. Ngoài ra đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Trong bài nghiên cứu, phần lớn đất sử dụng để sản xuất xà lách xoong của nông hộ là đất nhà nên không phải tốn phần chi phí thuê đất. Diện tích đất của nông hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5 Diện tích đất sản xuất xà lách xoong

Diện tích (1000m2) Tần số Tỉ trọng (%) Từ 0 đến 1 5 10 Trên 1 đến 2 34 68 Trên 2 đến 3 7 14 Trên 3 đến 4 2 4 Trên 4 đến 5 2 4

(Nguồn: số liệu điều tra 2013)

Diện tích dất sư dụng cho sản xuất rau xà lách xoong vẫn còn rất nhỏ lẻ, manh mún. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan chính quyền có thể giám sát và kịp thời khác phục ngay khi có khó khăn. Diện tích đất từ 1 đến 2 công có 34 hộ chiếm 68% với 34 hộ trên tổng 50 hộ được điều tra. Diện tích từ bốn đến năm công chỉ có 2 hộ trên tổng 50 hộ được điều tra. Trung bình diện tích canh tác của các nông hộ là 2,31 công. Diện tích nhỏ lẻ gây trở ngại cho việc xây dựng thương hiệu rau xà lách xoong huyện Bình Minh.

4.1.2 Nguyên nhân trồng xà lách xoong

Qua kết quả điều tra, các nông hộ có nhiều ý kiến khác nhau. Phần lớn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)