Chi phí là phần chi mà bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải bỏ ra. Để tối đa hóa lợi nhuận thì người nông dân phải giảm chi phí đồng thời phải tăng năng suất. Nhưng để tăng năng suất thì ít khả thi hơn thay vì người nông dân nên giảm chi phí, vì đây là vấn đề mà người nông dân có thể làm tốt được. Chi phí càng thấp lợi nhuận đạt được càng cao. Trong nhiều năm gần đây, giá vật tư nông nghiệp luôn tăng đã làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của nông dân. Từ điều tra xà lách xoong là loại rau lưu gốc qua các năm, sau khi trồng hơn 1 tháng là có thể thu hoạch được vụ đầu tiên và cứ thế giữ gốc lại bón phân, phun thuốc là có thể thu hoach đợt tiếp theo, sau mỗi lần thu hoạch người nông dân có thể trồng thêm rau giống. Qua 50 mẫu điều tra ta có số liệu chi phí trên 1000m2 như sau:
Bảng 4.8 Chi phí bình quân trên 1000m2 đất sản xuất xà lách xoong
ĐVT: Đồng/1000m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng (%) Chi phí giống 35.000 105.000 59.240 1,36 Chi phí phân 250.000 1.200.000 678.600 15,51
Chi phí thuốc nông dược 350.000 2.100.000 1.250.200 28,57
Chi phí LĐGĐ 1.200.000 2.550.000 1.820.600 41,61
Chi phí LĐ thuê 100.000 450.000 265.200 6,06
Chi phí máy móc, che mát 80.000 205.000 125.220 2,86
Chi phí nhiên liệu 70.000 170.000 111.900 2,56
Chi phí khác 40.000 92.000 64.440 1,47
Tổng chi phí 2.826.000 5.845.000 4.375.400 100
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Bảng 4.8 cho thấy chi phí sản xuất ở một lứa xà lách xoong trung bình trên 1000m2 đất canh tác là 4.357.400 đồng. Cao nhất trong khoảng mục chi phí sản xuất là chi phí LĐGĐ 1.820.600 đồng/1000m2 (chiếm 41,61%). Tiếp đến là thuốc nông dược 1.250.200 đồng/1000m2 (chiếm 28,57%) và phân bón
678.600 đồng/1000m2 (chiếm 15,51%). Các khoảng mục chi phí sản xuất xà lách xoong trên 1000m2 đất canh tác được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí trên 1000m2 đất canh tác của nông hộ
Dựa vào hình 4.1 cho thấy 3 chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí LĐGĐ (chiếm 41,61%), chi phí thuốc nông dược (chiếm 28,57%), chi phí phân (chiếm 15,51%). Tiếp đến là chi phí LĐ thuê chiếm 6,06% và chi phí máy móc, che mát chiếm 2,86%. Ba chi phí có tỷ trọng thấp nhất là chi phí nhiên liệu chiếm 2,56%, chi phí khác chiếm 1,47% và chi phí giống chiếm 1,36%. Sỡ dĩ các khoản chi phí LĐGĐ, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là vì đây là ba loại chi phí phải bỏ ra đầu tư ở mỗi lứa, còn chi phí giống chiếm tỷ trọng ít nhất là do giống đã được khấu hao qua các năm các lứa sử dụng. Sau đây là các khoản mục chi phí chi phí sản xuất xà lách xoong trên 1000m2 đất canh tác ở mỗi lứa:
Về chi phí giống : giống là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được. Việc chọn cải giống là rất quan trọng, nếu lựa chọn giống tốt thì năng suất mang lại sẽ cao. Muốn sản xuất có hiệu quả nông hộ phải lựa chọn hợp lý giống cũng như mật độ trồng sao cho để giảm chi phí sản xuất. Theo khảo sát trên 50 hộ cho thấy các hộ sử dụng lượng giồng trên 1000m2 trong khoảng từ 400 đến 1.200 kg với giá từ 3.500 – 10.000 đồng/kg.
Dựa vào bản trên ta thấy chi phí giống xà lách xoong trung bình của nông hộ là 59.240 đồng, thấp nhất là 35.000 đồng, cao nhất là 105.000 đồng. Chi phí xà lách xoong giống có sự chênh lệch nhiều giữa các nông hộ là do quan điểm khác nhau của các nông hộ, trồng nhiều giống hơn nông hộ sẽ
số lượng các vụ trồng trong năm của mỗi hộ khác nhau tùy vào loại cải Sấp hay cải Sổi. Những hộ nông dân trồng cải sấp thì thời gian thu hoạch từ 45 đến 60 ngày, còn cải sổi thì chỉ với khoảng 20 đến 40 ngày. Đồng thời do đặc điểm sinh trưởng của loại cải này, đa số các nông hộ đều lưu gốc lại nên chi phí giống được tính khấu hao qua các năm lưu gốc. Lí do tiếp theo là phần lớn các nông hộ sản xuất muốn đạt năng suất cao thì sẽ tốn chi phí giống nhiều hơn do giá thành xà lách xoong giống đạt chuẩn cao hơn giống thường. Để giảm chi phí xà lách xoong giống thì nông hộ cần trồng cải với mật độ phù hợp mà vẫn đảm bảo đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngành nông nghiệp đặc thù sử dụng nhiều lao động chính vì thế chi phí lao động là khoảng chi phí chiếm tỷ trọng cao trong các khoản mục chi phí. Trong đó chủ yếu là LĐGĐ, vì nông dân chủ yếu lấy công làm lời họ tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình để nhằm giảm bớt chi phí lao động thuê.
Về chi phí LĐGĐ: trong suốt quá trình sản xuất xà lách xoong LĐGĐ tham gia tất cả các công đoạn từ chăm sóc đến thu hoạch. Chi phí LĐGĐ được tính bằng số ngày công nhân với mức giá lao động thị trường tại thời điểm phỏng vấn.
Qua số liệu điều tra được, LĐGĐ tham gia tất cả các công đoạn từ chăm sóc, bón phân, phun thuốc, làm cỏ, tưới nước hay làm đất ban đầu, dựng giàn che mát cho đến thu hoạch đa phần đều do nguồn lao động gia đình là chủ yếu. Chính vì thế chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm 41,61% trong cơ cấu tổng chi phí trong một vụ. Chi phí LĐGĐ trung bình của nông hộ là 1.820.600 đồng/1000m2 đất canh tác, thấp nhất là 1.200.000 đồng, cao nhất là 2.550.000 đồng .
Về chi phí lao động thuê: do chủ yếu các công đoạn nông dân đều tận
dụng lao động nhàn rỗi của gia đình sẵn có chính vì thế đa số nông hộ chỉ thuê lao động ở khâu thu hoạch. Ngoài ra qua mỗi vụ còn thuê thêm nhân công cho việc làm cỏ và trồng dặm thêm, còn toàn bộ các khâu khác đều do lao động nhà làm hoặc một số hộ cùng xóm thường đổi công lao động với nhau nên chi phí cho việc thuê lao động thấp. Chi phí lao động thuê mướn trung bình là 265.200 đồng/1000m2 đất canh tác, thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất là 450.000 đồng.
Về chi phí thuốc nông dược: trong tổng chi phí cho việc sản xuất xà lách xoong thì chi phí thuốc nông dược chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Chi phí thuốc nông dược trung bình là 1.250.200 đồng/1000m2 đất canh tác, thấp nhất là 350.000 đồng, cao nhất là 2.100.000 đồng. Trong thuốc nông dược người dân sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất là các chế phẩm sinh học để kích thích ra rễ
và thân rau phát triển tốt hơn, phun các loại thuốc dưỡng lá cùng với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác. Mỗi nông hộ có phương thức sử dụng khác nhau và liều lượng khác nhau nên có sự chênh lệch về chi phí giữa các nông hộ.
Về chi phí phân bón: phân bón là một khoản chi phí cũng rất quan trọng sau chi phí lao động và chi phí thuốc nông dược. Chi phí phân bón có tỷ trong cao là vì phân bón được bón định kỳ ở mỗi vụ. Đa số nông hộ thường bón cách 1 tuần bón 1 lần phân trên 1000m2 đất trồng xà lách xoong. Các loại phân thường được sử dụng ở các hộ là phân chuồng, phân tôm, phân hữu cơ, phân urê, N-P-K 16-16-8,… Từ bảng 4.8 cho thấy chi phí phân bón trung bình là 678.600 đồng/1000m2 đất canh tác, thấp nhất là 350.000 đồng và cao nhất là 1.200.000 đồng. Ở đây có sự chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất là do tùy thuộc vào liều lượng bón, mật độ trồng ở mỗi hộ là khác nhau.
Về chi phí máy móc, che mát: đối với xà lách xoong thì việc tưới nước
và che mát là rất quan trọng cho sự sinh trưởng của rau. Chính vì thế chi phí cho việc mua các loại máy móc thiết bị là rất quan trọng. Chi phí máy móc, thiết bị của nông hộ được sử dụng trong sản xuất xà lách xoong tương đối đơn giản như cuốc, len, dao và thùng dùng để tưới tiêu, bình phun thuốc,…. Ngoài ra còn dùng máy chạy xăng hay moteur chạy bằng điện dùng để tưới xà lách xoong. Một số hộ có nguồn vốn lớn thì thường đầu tư hệ thống phun sương, khi dùng hệ thống phun sương sẽ nhẹ công tưới tiêu hơn nhưng bù lại phải bỏ ra chi phí gấp đôi so với hệ thống tưới nước thông thường. Che mát cũng là công đoạn quan trọng trong sản xuất xà lách xoong. Do xà lách xoong là một loại rau ưa mát sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 20oC mà nhiệt độ trung bình thị xã Bình Minh là 26 - 27 oC nên trong quá trình sản xuất cần phải che mát. Để che mát thông thường người dân thường mua lưới để che, tre để làm cọc và dây. Đối với nông hộ có vốn họ sẽ dùng cọc đá để thay cho cọc tre để sử dụng được nhiều năm hơn. Về chi phí máy móc, che mát được tính theo khấu hao qua các năm sử dụng nên chi phí máy móc, che mát trung bình là 125.220 đồng/1000m2 đất canh tác, thấp nhất là 80.000 đồng, cao nhất là 205.000 đồng.
Về chi phí nhiên liệu: gồm có xăng và điện để phục vụ cho việc tưới
tiêu là một chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất xà lách xoong, chi phí trung bình là 111.900 đồng/1000m2 đất canh tác trong 1 vụ. Thấp nhất là 70.000 đồng/1000m2 cao nhất là 170.000 đồng/1000m2.
Về chi phí khác: thông thường là chi phí nhỏ trong sản xuất xà lách xoong, chủ yếu các nông hộ mua thêm rau giống để trồng dặm thêm sau mỗi