4.1.1.1 Nguồn lực lao động
Qua điều tra 50 hộ dân sản xuất xà lách xoong ở huyện Bình Minh Vĩnh Long thu được số liệu sau:
- Về nhân khẩu và lao động:
Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Số nhân khẩu 2 6 4,12
Lao động trực tiếp 1 5 2,17
Lao động nam 1 4 1,34
Lao động nữ 0 2 1,13
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Dựa vào bảng 4.1 cho thấy số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là tương đối thấp, cao nhất là 6 người, thấp nhất là 2 người và trung bình là 4 người. Tuy nhiên tham gia vào sản xuất chính trung bình vào khoảng 2 người thậm chí có những hộ chỉ có 1 thành viên tham gia vào sản xuất và thường là chủ hộ.
Trong hoạt động sản xuất xà lách xoong thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình lao động: bón phân, xịt thuốc, tưới nước,… do vậy lao động nam vẫn là lao động chính. Còn nói đến lao động nữ thường chỉ là lao động phụ. Họ thường tham gia vào các công việc như chăm sóc, làm cỏ khi có thời gian rảnh sau khi hoàn thành công việc nội trợ.
Xà lách xoong là loại rau dễ chăm sóc nên cần ít lao động, theo điều tra các nông hộ cho thấy lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất khoảng từ 1 đến 5 người và trung bình là 2 người, trong đó lao động nam là chủ yếu. Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì nông hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất.
- Về độ tuổi của chủ hộ Bảng 4.2: Độ tuổi của chủ hộ Tuổi Tần số (hộ) Tần suất (%) Dưới 40 14 28 Từ 40 đến 50 24 48 Từ 51 đến 60 9 18 Trên 60 3 6 Tổng 50 100 Nhỏ nhất 30 Lớn nhất 63 Trung bình 42,7
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Nhìn chung số hộ có độ tuổi giao động từ 40 đến 50 chiếm tỷ lệ 48% cao nhất với 24 hộ trong 50 hộ điều tra. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động có đủ sức khỏe và kinh nghiệm tốt để sản xuất xà lách xoong. Tiếp đến là số hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lê 28% với 14 hộ, đây là những hộ có sức lao động tốt nhất tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhiều nhưng họ tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm rất nhanh. Số hộ có tỷ lệ thấp nhất là hộ trên 60 tuổi với tỷ lệ 6% với 3 hộ.
Đa phần đáp viên ở độ tuổi trung niên, tuổi trung bình của đáp viên là 42 tuổi, trong đó người có độ tuổi nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất là 63 tuổi.
Kinh nghiệm của chủ hộ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất xà lách xoong. Kinh nghiệm nhiều sẽ giúp cho các hộ có biện pháp chống lại các thiên tai, bệnh dịch.
Ngoài ra có kinh nghiệm sẽ giúp cho các nông hộ chọn được các loại thuốc nông dược, phân bón, biết cách sử dụng tốt các loại phân, thuốc đúng lúc, đúng liều lượng không gây lãng phí kinh tế của họ.
Qua điều tra 50 hộ sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh ta được bản số liệu về kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ như sau:
- Về kinh nghiệm sản xuất
Bảng 4.3 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Kinh nghiệm Tần số (hộ) Tần suất %
Dưới 10 năm 21 42 Từ 10 đến 20 năm 18 36 Trên 20 năm 11 22 Tổng 50 100 Nhỏ nhất (năm) 2 Lớn nhất (năm) 30 Trung bình (năm) 12
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Từ bảng 4.3 cho thấy kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ dưới 10 năm là 21 hộ chiếm tỷ lệ 42% trên tổng 50 hộ được điều tra. Tiếp đến các hộ có kinh nghiệm sản xuất dao động từ 10 đến 20 năm chiếm 36% với 18 hộ. Cuối cùng với 11 hộ kinh nghiệm sản xuất trên 20 năm chiếm 22%. Qua đây cho thấy đây là vùng đất giàu kinh nghiệm sản xuất xà lách xoong với 29 hộ sản xuất trên 10 năm chiếm 58% trên tổng 50 hộ được điều tra.
Qua điều tra địa bàn nghiên cứu cho thấy nông dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm sản xuất xà lách xoong. Với kinh nghiệm tích lũy nhiều năm nông dân dễ dàng ứng phó với các xâu bệnh hại cũng như các thiên tai để đạt được năng suất cao nhất. Ngoài ra họ còn biết cách sử dụng phân thuốc đúng loại, đúng lúc, đúng liêu lượng góp phần tăng năng suất và có hiệu quả kinh tế cho nông hộ.
Các nông hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm chủ yếu là do thấy được lợi nhuận của xà lách xoong mang lại nên họ chủ động trồng hoặc do các nông hộ bị mất mùa từ các loại rau màu khác như: hành lá, ớt, cà tím,… nên chuyển sang trồng xà lách xoong nên kinh nghiệm chưa nhiều.
Kinh nghiệm ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ. Từ điều tra thực tế cho thấy nông hộ có kinh nghiệm nhỏ nhất là 2 năm, lớn nhất là 30 năm và trung bình là 12 năm. Hộ tham gia sản xuất với kinh nghiệm 1 năm là do hộ này bị mất mùa từ hành lá chuyển sang. Hộ có kinh nghiệm sản xuất xà lách xoong lâu nhất là 30 năm với 1 hộ.
- Về trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ văn hóa của nông hộ được thể hiện trong bảng 4.4:
Bảng 4.4 Trình độ văn hóa của các nông hộ
Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không đi học 0 0 Cấp 1 14 28 Cấp 2 23 46 Câp 3 13 26 Trên cấp 3 0 0 Tổng 50 100
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Từ kết quả điều tra thực tế bảng 4.4 cho thấy việc phân bố trình độ của chủ hộ cao nhất là cấp 2 chiếm 46% với 23 hộ trên 50 hộ. Tiếp đến là trình độ học vấn cấp 1 chiếm 28% với 14 hộ và trình độ cấp 3 chiếm 26% với 13 hộ. Không có nông hộ nào không biết chữ cũng như học trên cấp 3. Với trình độ như trên thì nông dân nơi đây có thể nâng cao những hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong việc trồng xà lách xoong của bản thân qua sách, báo hoặc có thể tham gia các buổi tập huấn với cán bộ khuyến nông một cách dễ dàng hơn.
- Tham gia tập huấn của nông hộ
Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. Mục tiêu và nội dung chủ yếu của tập huấn là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng nông dân, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trước những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớ tập huấn, hội thảo, các trương trình trực tiếp,… với mục đích giúp nông dân cải tạo đất, sử dụng giống sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc nông dược đúng loại, đúng liều lượng nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác. Sau đây là bảng 4.5 thống kê tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu:
Bảng 4.5 Tham gia tập huấn của các nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Tham gia tập huấn
Có 18 36
Không 32 64
Ai tập huấn kỹ thuật
Cán bộ khuyến nông 2 11,11
Cán bộ hội nông dân 4 22,22
Công ty thuốc BVTV 11 61,11
Cán bộ các trường, viện 2 11,11
khác 2 11,11
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Từ bảng 4.5 cho thấy đa phần các hộ không tham gia tập huấn mà tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chiếm 64% với 32 hộ trên 50 hộ được điều tra, còn số hộ nông dân tham gia tập huấn là còn ít với 18 hộ chiếm 36%.
Về tập huấn kỹ thuật: thì nông hộ được các công ty thuốc BVTV tập huấn là chủ yếu chiếm 11 hộ trên 18 hộ được tập huấn (chiếm 61,11%). Nội dung chủ yếu của buổi tập huấn là dạy nông dân cách sử dụng phân, thuốc cho đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Các cán bộ khuyến nông cũng tập huấn cho các nông hộ (chiếm 11,11%), sau đó để các nông hộ này truyền đạt lại cho các nông hộ khác. Ngoài ra cán bộ các trường, viện cũng tham gia tập huấn cho nông hộ chiếm 11,11%.
4.1.1.2 Nguồn lực vốn
Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên xà lách xoong là loại rau lưu gốc qua các năm nên vốn đầu tư hàng năm không quá lớn với các nông hộ chủ yếu là vốn đầu tư ban đầu. Qua điều tra 50 hộ cho thấy phần lớn các nông hộ sử dụng vốn nhà để sản xuất là chủ yếu chiếm 94% với 47, số ít hộ vay mượn từ người quen hoặc người thân. Theo nông hộ cho biết, thời gian thu hoạch là ngắn khoảng 25 – 60 ngày nên nông hộ có thể sử dụng số tiền trước đó dùng để sản xuất cho vụ tiếp theo. Ngoài ra, các nông hộ có thể mua trả sau các loại phân, thuốc tại các cơ sở vật tư mà không cần đi vay mượn. Một lí do nữa chính là thủ tục vay mượn từ ngân hàng
phức tạp, giấy tờ rườm rà, phải thế chấp tài sản,… nên nông hộ thường không chọn phương thức này.
4.1.1.3 Diện tích đất sản xuất xà lách xoong
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất xà lách xoong nói riêng, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay đổi được. Ngoài ra đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Trong bài nghiên cứu, phần lớn đất sử dụng để sản xuất xà lách xoong của nông hộ là đất nhà nên không phải tốn phần chi phí thuê đất. Diện tích đất của nông hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5 Diện tích đất sản xuất xà lách xoong
Diện tích (1000m2) Tần số Tỉ trọng (%) Từ 0 đến 1 5 10 Trên 1 đến 2 34 68 Trên 2 đến 3 7 14 Trên 3 đến 4 2 4 Trên 4 đến 5 2 4
(Nguồn: số liệu điều tra 2013)
Diện tích dất sư dụng cho sản xuất rau xà lách xoong vẫn còn rất nhỏ lẻ, manh mún. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan chính quyền có thể giám sát và kịp thời khác phục ngay khi có khó khăn. Diện tích đất từ 1 đến 2 công có 34 hộ chiếm 68% với 34 hộ trên tổng 50 hộ được điều tra. Diện tích từ bốn đến năm công chỉ có 2 hộ trên tổng 50 hộ được điều tra. Trung bình diện tích canh tác của các nông hộ là 2,31 công. Diện tích nhỏ lẻ gây trở ngại cho việc xây dựng thương hiệu rau xà lách xoong huyện Bình Minh.