MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 70)

MÔ HÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH XOONG.

Từ những thuận lợi và khó khăn được phân tích như trên ta có một số giải pháp cơ bản sau nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:

Về kỹ thuật sản xuất

Khuyến khích nông dân tham gia vào tổ hợp tác, như ở xã Thuận An hiện nay đã có tổ hợp tác ở ấp Thuận Phú A với khoảng trên 30 hộ tham gia. Tham gia vào tổ hợp tác nông hộ sẽ được sự quan tâm sâu sát từ chính quyền địa phương, được hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, được thông tin trong sản xuất và cả nguồn vốn đầu tư giữa các nông hộ trong tổ hợp tác.

Theo kết quả điều tra được cho thấy số hộ tham gia tập huấn còn ít chỉ có 36% nông hộ ham gia tập huấn kỹ thuật vì vậy các nông hộ cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân, hợp tác xã,… để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới để ứng dụng vào sản xuất.

Nông dân nên sử dụng phân và thuốc nông dược đúng liều lượng theo tập huấn để đạt được năng suất cũng như lợi nhuận tốt nhất.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:

Các cơ quan, ban ngành quan tâm đầu tư cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao thủy lợi để vừa đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô, vừa đảm bảo an toàn khi bị lũ, lụt.

Cần nâng cấp hệ thống giao thông đặc biệt là khu vực phường Đông Thuận để việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra một cách thuận tiện.

Về thị trường, giá cả

Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nông dân cần tích cực theo dõi diễn biến giá cả thị trường hoặc nguồn thông tin từ bà con hàng xóm, người quen để thương lái không có cơ hội ép giá.

Cần có sự tập trung sản xuất với quy mô lớn như trang trại, hợp tác xã,… để tao ra được sản phẩm có chất lượng về rau sạch, rau an toàn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ xà lách xoong, giảm bớt qua khâu trung gian thương lái.

Tổ chức thành lập và hình thành các chợ đầu mối mua bán xà lách xoong ở các tỉnh để đảm bảo đầu ra cho việc tiêu thụ xà lách xoong.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình bị tác động rất lớn từ điều kiện tự nhiên, yếu tố mùa vụ dẫn đến lợi nhuận khác nhau qua từng đợt thu hoạch.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:

Từ kết quả thống kê của phòng kinh tế thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long,diện tích đất trồng xà lách xoong trên địa bàn có sự biến động cụ thể năm 2010 là 515,9 ha sang năm 2011 tổng diện tích đất trồng xà lách xoong trên địa bàn thị xã Bình Minh là 594,9 ha và tính đến cuối năm 2012 thì diện tích này bị giảm xuống chỉ còn 446,15 ha do đợt lũ về cuối năm 2011 làm rau bị ngập chết. Tuy diện tích hiện nay giảm nhưng xà lách xoong vẫn là cây rau màu chủ lực của thị xã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua kết quả phân tích trong chương 4, các nông hộ ở địa bàn có bề dầy về kinh nghiệm sản xuất, trung bình là 10 năm kinh nghiệm, hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất lên đến 20 năm. Lực lượng chính tham gia vào việc sản xuất xà lách xoong có độ tuổi trung bình là 42,7 tuổi và lao động hầu hết là lao động trong gia đình, trung bình mỗi hộ có hơn 2 người tham gia vào sản xuất. Về trình độ văn hóa của nông hộ tham gia sản xuất xà lách xoong là tương đối cao có đến 72% nông hộ đạt trình độ từ lớp 6 trở lên, 28% đạt trình độ nhỏ hơn lớp 6 đặc biệt là trong các nông hộ không ai không biết chữ điều này góp phần tăng hiệu quả cho việc sản xuất vì trình độ học vấn giúp nông hộ học hỏi, tiếp thu và áp dụng nhanh kiến thức khoa học kỹ thuật.

Như đã phân tích ở phần 4.2.1 chi phí sản xuất trong mùa vụ thì yếu tố chi phí ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cũng như thu nhập trong việc sản xuất xà lách xoong của bà con nông dân nơi đây là chi phí LĐGĐ, chi phí thuốc nông dược và chi phí phân bón, ba loại chi phí này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí cho việc sản xuất xà lách xoong cho mỗi đợt. Cụ thể trong vụ thu hoạch gần nhất tại thời điểm phỏng vấn năm 2013 thì tỷ lệ của các loại chi phí lần lượt chiếm 41,61%, 28,57% và 15,51% trong cơ cấu tổng chi phí.

Về doanh thu của 1 đợt cắt là tương đối cao so với sản phẩm nông nghiệp khác, trung bình là 13.414.500 đồng/1.000m2 Tổng chi phí trung bình của 1 đợt 4.375.400 đồng sau khi doanh thu trừ đi tổng chi phí, lợi nhuận trung bình mà các nông hộ đạt được trong 1 đợt cắt là 9.039.100 đồng. Bên

khăn như: thiếu lao động, các chi phí đầu vào như phân bón, thuốc nông dược ngày một tăng cao, bị ngập nước, sản phẩm thì bị ép giá khi thu hoạch rộ, đầu ra không ổn định...

Qua quá trình sử lý số liệu thông qua phần mềm stata cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong là: lượng phân (N) nguyên chất ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong khi tăng 1% lượng phân N sẽ làm năng suất tăng 0,765%. Yếu tố thứ hai cũng ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong là yếu tố thuốc nông dược, việc tăng 1% chi phí thuốc nông dược sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,128% . Yếu tố thứ ba là yếu tố ngày lao động của nông hộ nếu tăng 1% ngày lao động sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,391%. Yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến năng suất là kinh nghiệm sản xuất của nông hộ khi tăng 1% năm kinh nghiệm sẽ làm tăng trung bình 0,008%. Yếu tố thứ tư là tập huấn, hộ có tập huấn sẽ cho năng suất có thể cao hơn hộ không tập huấn là 0,143%. Thông qua quá trình phân tích lợi nhuận từ kết quả hồi quy ta thấy các yếu tố được đưa vào mô hình thì có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận (trừ yếu tố chi phí giống chi phí phân, chi phí thuốc nông dược và chi phí máy móc, che mát, chi phí nhiên liệu) nhưng chúng đều tác động ở mức độ tin cậy rất cao (ở mức α =1%). Trong đó,chi phí lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, chi phí này tác động tích cực đến lợi nhuận của nông hộ. Ngoài ra kinh nghiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Kinh nghiệm nhiều sẽ giúp nông hộ phòng ngừa tốt sâu bệnh, cũng như thiên tại, dùng các loại phân, thuốc một cách hợp lí mang lại lợi nhuận tốt. Một yếu tố nữa đó chính là tập huấn, nó có tác động đến lợi nhuận của nông hộ, các hộ được tập huấn sẽ biết được thêm kỹ thuật sản xuât. Biết cách dùng phân, thuốc đúng liều lượng tránh lãng phí góp phần tăng lợi nhuận cho nông hộ.

6.2 KIẾN NGHỊĐối với nông dân Đối với nông dân

Các nông hộ nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, chuyển từ sản xuất truyền thống sang áp dụng sản xuất hiện đại.

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nên tìm hiểu ở các điểm thu mua xà lách xoong để sản xuất loại cây trồng nào là phù hợp, hạn chế làm theo phòng trào địa phương.

Đối với địa phương

Chính quyền địa phương cần vận động thêm nhiều nông hộ tham gia vào tổ hợp tác sản xuất rau an toàn để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Tăng cường các buổi tập huấn kỹ thuật nhiều hơn nữa. Ngoài ra, cán bộ khuyến nông cần có lịch tiếp xúc, trao đổi định kỳ với nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và những thắc mắc cần giải đáp trong khi trồng xà lách xoong, để thông qua đó ngày càng nâng cao sự tin tưởng của bà con đối với các cán bộ khuyến nông.

Đối với nhà khoa học

Có đến 100% các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu sử dụng giống rau sẵn có hoặc mua tự hàng xóm cho nên các nhà khoa học nghiên cứu những loại giống mới có thể tăng trưởng tốt, kháng được sâu bệnh và năng suất cao để cung cấp cho người dân.

Do hầu hết trong lúc thu hoạch cac nông hộ thuê lao động và cắt rau bằng tay nên rất cần những nghiên cứu các loại máy móc thay thế cho lao động thủ công ở khâu thu hoạch cũng là rất cần thiết.

Nghiên cứu những loại thuốc nông dược phòng trị sâu bệnh mà mang lại hiệu quả an toàn cho người sử dụng.

Đối với doanh nghiệp

Những thương lái thu mua cần có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân để đảm bảo đầu ra. Vì những khi sản lượng xà lách xoong lớn thương lái thường ép giá nông dân dẫn đến nông dân bị thua lỗ vì chi phi đầu vào cho việc sản xuất xà lách xoong là rất cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất

bản thống kê. Đại học Cần Thơ.

2. Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Phú Son, Trần Thụy Ái Đông, 2004. Kinh tế sản xuất. Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản văn hóa thông

tin.

4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

5. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam

trong giai đoạn 2008 – 2011, tạp chí nghiên cứu khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 526.

6. Nguyễn Minh Tâm, 2011. “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lác ở xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt

nghiệp Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Thị Ánh Dương, 2011. “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xà lách xoong ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt

nghiệp Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

8. Nguyễn Thị Luông, 2010. “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Thu Đông ở thành phố Cần Thơ năm 2009”. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường

Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Thị Mỹ Diệu, 2010. “Phân tích hiệu quả sản xuất xà lách xoong tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại

học Cần Thơ.

10. Phạm Lê Thông, 2010. “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.

11. Phòng kinh tế thị xã Bình Minh. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2012. 12. Chi cục thống kê thị xã Bình Minh. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2012. 13. Báo Vĩnh Long online, http://baovinhlong.com.vn

16. Hoàng Thanh, 29/11/2012, bài viết tập huấn kỹ năng marketing cho rau xà lách xoong thị xã Bình Minh, 01/4/2013,

http://vinhlong.agroviet.gov.vn/ContentDetail.aspx?Id=9219&CatId=287 17. Chi cục thống kê thị xã Bình Minh, niên giám thống kê thị xã Bình Minh năm 2011.

18. 30/10/2012, Bài viết Vĩnh Long xây dựng vùng nguyên liệu rau củ quả theo hướng VietGap, 02/4/2013

http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/Preview/PrintPreview_En.aspx?co_id=0 &cn_id=552000

19. Trần Thị Ba, Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong, 25/3/2013,

http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/kyThuat/c aiXoong.htm

PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu điều tra kinh tế nông hộ

PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ NÔNG HỘ



Mã số bảng câu hỏi:... Ngày phỏng vấn:... Người phỏng vấn:...

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CHỦ HỘ SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH XOONG XOONG

1. Tên chủ hộ:...  Nam  Nữ 2. Dân tộc:... 3. Độ tuổi:... 4. Địa chỉ: xã………., huyện..., tỉnh... 5. Số điện thoại (nếu có)... 6.Trình độ học vấn:

a. Không học b. Cấp I c. Cấp II d. Cấp III e. Đại học 7. Lao động

7.1. Tổng số người trong gia đình? ...người. 7.2. Lao động gia đình tham gia sản xuất?...người.

Nam :……….. Nữ:…………

7.3 Lao động thuê ...đồng/người/ngày. 8. Lý do chọn trồng rau xà lách xoong? 8. Lý do chọn trồng rau xà lách xoong?

(1) Dễ trồng (5) Đất phù hợp

(2) Lợi nhuận cao (6) Theo phong trào

(3) Dễ tiêu thụ (7) Rau màu khác thất mùa chuyển sang (4) Theo truyền thống ... (8) Khác………..

1. Đất sản xuất

1.1 Tổng diện tích đất hiện nay của gia đình là bao nhiêu?: ... 1.000m2 - Trong đó, diện tích đất trồng rau xà lách xoong: ... 1.000m2 - Đất sở hữu...1.000m2 - Đất Thuê………..1.000m2

1.2 Nếu có thuê thì giá đất là bao nhiêu/vụ/1.000m2... 2. Kỹ thuật sản xuất

2.1 Ông/Bà bắt trồng rau xà lách xoong được bao nhiêu năm ?... 2.1. Kinh nghiệm trồng rau xà lách xoong có từ đâu? (nhiều lựa chọn)

(1) Gia đình truyền lại (4) Từ hàng xóm

(2) Học từ sách báo (5) Từ cán bộ khuyến nông (3) Từ lớp tập huấn (6) Tự có

2.2. Hiện nay, Ông/Bà có áp dụng kỹ thuật trong việc trồng rau xà lách xoong không?

(1) có (2) không

2.3. Ông/Bà biết đến thông tin về kỹ thuật từ các nguồn nào? (nhiều lựa chọn) (1) Cán bộ khuyến nông (5) Phương tiện thông tin đại chúng (2) Cán bộ các trường, viện (6) Người quen

(3) Công ty thuốc BVTV (7) Hội chợ, tham quan (4) Cán bộ Hội nông dân (8) Khác:……… 2.4. Ông/Bà có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất không?

(1) có (2) không

2.5. Nếu có thì ai tập huấn? (nhiều lựa chọn)

(1) Cán bộ khuyến nông (4) Cán bộ các trường, viện (2) Cán bộ Hội nông dân (5) Khác……….. (3) Công ty thuốc BVTV

3. Vốn sản xuất

3.1. Nguồn vốn cho việc trồng rau xà lách xoong chủ yếu là?

(1) Vốn tự có (3) Vay ngân hàng

3.2. Hộ có vay để sản xuất không?

(1) có (2) không

3.2.1. Nếu có, điền các thông tin vào bảng sau:

Điều kiện Nguồn vay Số lượng

(đồng) Lãi suất (% tháng) Thời hạn (tháng) Tín chấp Thế chấp

4.2.2. Ông/Bà sử dụng vốn vay đó như thế nào? (nhiều lựa chọn)

(1) Mua cây giống (3) Mua thuốc

(2) Mua phân bón (4) Khác:………

C. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ VÀ THU NHẬP TỪ SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH XOONG CỦA NÔNG HỘ.

1. Chi phí

1.1. Ông/Bà vui lòng cho biết nguồn giống rau xà lách xoong ở đâu?

(1) Từ hàng xóm (2) Tự có

(3) Từ các cơ sở sản xuất giống

1.2. Tại sao ông/bà lại sử dụng giống ở đó?

(1) Chi phí thấp (rẻ tiền) (5). Được cấp miễn phí (2) Có người giới thiệu (6). Làm theo phong trào (3) Chất lượng giống cao (7). Khác……….. (4) Có sẵn trong nhà

1.3 Tổng hợp các chi phí sản xuất rau xà lách xoong (1000m2)

Khoảng mục chi phí Lượng sử

dụng

Đơn giá Thành tiền 1. Chi phí làm đất

Chi phí thuê máy (đồng/(1000m2) Chi phí thuê lao động (ngày)

3. Chi phí trồng rau

Chi phí thuê lao động (ngày) Công lao động gia đình (ngày)

4. Chi phí chăm sóc (làm cỏ, che

mát…)

Chi phí thuê lao động (ngày) Công lao động gia đình (ngày)

5. Chi phí phân Lượng phân sử dụng (kg/1000m2)  NPK  URE  Lân  DAP  Kali

Chi phí thuê lao động (đồng/bao) Công lao động gia đình(đồng/bao)

6. Chi phí thuốc nông dược

Chi phí sử dụng thuốc  Thuốc cỏ (đồng/1000m2) + Tên thuốc 1:………… + Tên thuốc 2:…………  Thuốc sâu (đồng/1000m2) + Tên thuốc 1:………… + Tên thuốc 2:…………  Thuốc bệnh (đồng/1000m2) + Tên thuốc 1:………… + Tên thuốc 2:…………  Thuốc dưỡng (đồng/1000m2) + Tên thuốc 1:………… + Tên thuốc 2:…………

Chi phí thuê lao động (đồng/bình)

Công lao động gia

đình(đồng/bình)

7. Chi phí tưới tiêu

Thuê máy/thủy lợi (đồng/1000m2) Chi phí nhiên liệu (lít/vụ)

Công lao động gia

đình(đồng/ngày)

8. Chi phí thu hoạch

Chi phí thuê thu hoạch (đồng/1000m2)

Chi phí vận chuyển(đồng/vụ) Công lao động gia đình (ngày)

9. Chi phí khác Tổng

2. Thu nhập

2.1 Từ khi trồng rau xà lách xoong đến khi thu hoạch là bao lâu ... ngày 2.2 Khoảng thời gian giữa hai lần thu hoạch là bao lâu? ... ngày 2.3 Ông/Bà thu hoạch rau xà lách xoong bao nhiêu vụ/năm... vụ/năm 2.4. Ông/Bà thường bán rau xà lách xoong cho ai?

(1) Thương lái (3) Cả hai đối tượng

(2) Bán lẻ

2.5 Người mua trả tiền như thế nào?

(1) Trả ngay (3) Ứng trước

(2) Sau vài ngày mới trả (4) Khác:……….

2.6 Năng xuất giá bán từ xà lách xoong (1.000m2)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năng suất Kg/1.000m2

Giá bán Đồng/Kg

D. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)