Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 31)

3.1.4.1 Đất đai thổ nhưỡng

Vĩnh Long có diện tích 147.520 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó có diện tích đất nông nghiệp là 119.659 ha, chiếm 81,11%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 0, chiếm 0%; diện tích đất chuyên dùng là 7.492 ha, chiếm 5,07%; diện tích thổ cư là 4.421 ha, chiếm 3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 15.948 ha, chiếm 10,8%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 80.401 ha, chiếm 67,19%, trong đó có 89% là diện tích gieo trồng lúa 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.107 ha, chiếm 31%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 524 ha, chiếm 0,43%

3.1.4.2 Nước

Phần lớn ranh giới Vĩnh Long với các tỉnh khác được bao bọc bởi hai dòng Hậu Giang và Tiền Giang nên có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm. Tại sông Tiền: lưu lượng mùa khô từ 563 – 1.900 m3/s và mùa lũ từ 10.406 – 16.300 m3/s; Tại sông Hậu: bình quân lưu lượng mùa khô từ 1.180 – 1.576

10), trung bình từ 0,25 – 0,31 kg/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 – 25 km thuận lợi cho nhân dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản.

3.1.4.3 Khoáng sản

Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3 (không kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010).

Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng 200 triệu m3 , chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành phố.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)