Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Năm 2012, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 7,82% so năm 2011 và tăng đều trên cả 3 khu vực: Nông - lâm - thủy sản tăng 3,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,45%, dịch vụ tăng 7,93%. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với mục tiêu cả năm 3,18 điểm % và thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm trước 2,20 điểm %. GDP bình quân đầu người ước đạt 31,82 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,54%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 17,31% và khu vực dịch vụ chiếm 35,15%. Đây là năm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra; nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng giá một số sản phẩm nông - thủy sản giảm mạnh, trong khi giá nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng khá cao đã làm tăng nhanh tỷ trọng của khu vực III trong GDP.

Văn hóa

Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương,... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v...

Giao thông

Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54 và quốc lộ 80. Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.

Y tế

Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì tốt. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện thường xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp, đầu tư; các chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm. Hoạt động tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình đến vùng nông thôn, vùng khó khăn của tỉnh được đông đảo người dân tham gia.

Trong năm, khám và chữa bệnh cho 2.402.664 lượt người. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên người có chiều hướng tăng so cùng kỳ năm 2011, số ca mắc bệnh đường tiêu hóa là 8.107 trường hợp, tăng 2.003 trường hợp (32,8%); sốt xuất huyết 1.254 trường hợp tăng 32 trường hợp (2,6%); tay chân miệng

2.077 trường hợp, tăng 277 trường hợp so với cùng kỳ. Riêng bệnh phong đã được Bộ Y tế kiểm tra công nhận loại trừ vào tháng 10/2012.

Chương trình phòng chống AIDS được tiến hành triển khai đồng bộ từ tỉnh cơ sở bằng nhiều hình thức, nhất là tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng; trong năm phát hiện 86 trường hợp nhiễm HIV, đến nay toàn tỉnh đã phát hiện 2.165 trường hợp nhiễm HIV; trong đó, có 1.159 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 680 trường hợp tử vong, số trẻ em nhiễm HIV là 112 trong đó có 36 trẻ tử vong.

Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 93,76%, tiêm phòng sởi mũi 2 đạt 55,27%, phụ nữ 15-35 tuổi tiêm VAT2+ đạt 80,63% so với kế hoạch. Tổng số người thực hiện các biện pháp tránh thai là 62.795 người.

Đến cuối tháng 10/2012, Dự án xây dựng Trạm Y tế (AP) đã cơ bản hoàn thành 91/95 trạm; còn lại 4 trạm, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12/2012.

Giáo dục và đào tạo

Toàn tỉnh có 488 trường, 6.785 lớp học với 199.985 học sinh, so cùng kỳ năm trước tăng 130 lớp và giảm 159 học sinh; Tỷ lệ huy động vào nhà trẻ đạt 6,31% (giảm 3,08 so cùng kỳ), mẫu giáo đạt 80,06% (tăng 1,09%), trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ huy động học sinh học THCS đạt 92,1% (tăng 0,63%), THPT đạt 60,58% (giảm 0,93% so cùng kỳ); số học sinh bỏ học tính đến thời điểm tháng 10 năm 2012 là 2.556 em (chiếm 1,53%). Học sinh đỗ đại học năm 2012 là 1.836/10.198 đạt tỷ lệ 18%, giảm 6,53% so với năm 2011.

Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên được tiếp tục thực hiện khẩn trương. Đến nay đã xây dựng hoàn thành 723 phòng (đạt 85%), đang xây dựng 114 phòng. Toàn tỉnh có 91 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 07 trường so với năm 2011), đạt 40,30% kế hoạch.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế rau xà lách xoong tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 32)