Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là vô cùng cần thiết để có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao về mặt tài chính.
Lợi nhuận trong sản xuất xà lách xoong bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích các yếu tố chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí máy móc, che mát, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động, kinh nghiệm sản xuất và tập huấn kỹ thuật ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất xà lách xoong của nông hộ tại thị xã Bình Minh. Sau đây là bảng 4.17, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất xà lách xoong.
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa Hằng số 0,199ns 0,974 LnPG 0,032ns 0,854 LnPP -0,017ns 0,911 LnPT 0,138 ns 0,214 LnM 0,040ns 0,836 LnN -0,101ns 0,660 LnLD 0,970*** 0,009 KN 0,019*** 0,007 TH 0,226** 0,033 Hệ số R2 0,4224 Hệ số F 3,75 Hệ số Prob>F 0,0023
Kiểm định Durbin watson 2,055
Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý
nghĩa.
Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, ta thấy Prob>F=0,0023, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,4224 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 42,24%.
Khi kiểm định mô hình, ta thấy vì độ phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ VIF = 1,37 (VIF<<10) nên mô hình hồi quy trên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson =2,055, sau khi tra bảng ta thấy hệ số d nằm trong khoảng từ dU = 1,93 đến 4- dU = 4-1,93 = 2,07 suy ra mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan.
Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 2 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 1%) và 1 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 5%) đó là chi phí lao động (P_value = 0,009), kinh nghiệm sản xuất (P_value = 0,007) và tập huấn kỹ thuật (P_value = 0,033). Còn 5 biến không có ý nghĩa thống kê là chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc nông dược, chi phí máy móc, che mát và chi phí nhiên liệu P_value lần lượt là 0,854, 0,911, 0,214, 0,836, 0,660. Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:
Chi phí giống : Hệ số ước lượng của biến LnPG không có ý nghĩa thống kê, vì vậy chi phí giống không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Vì xà lách xoong là loại rau lưu gốc qua các năm nên được tính khấu hao qua các đợt cắt, nên chi phí rất thấp vì vậy mà không làm ảnh hưởng tới lợi nhuân.
Chi phí phân : Hệ số ước lượng của biến LnPP không có ý nghĩa thống kê, vì vậy chi phí phân bón không có ảnh hưởng đến lợi nhuận, giá cả của phân bón ngày càng tăng cao nên chi phí phân khôn góp phần làm tăng lợi nhuận cho nông hộ.
Chi phí thuốc : Hệ số ước lượng của biến LnPT không có ý nghĩa thống kê, vì vậy chi phí thuốc nông dược không có ảnh hưởng đến lợi nhuận, cũng giống như phân bón, giá cả của thuốc nông dược hiện nay trên thị trường ngày càng tăng vì vậy nó không góp phần làm tăng lợi nhuận cho nông hộ.
Chi phí máy móc, che mát : Hệ số ước lượng của biến LnM không có
ý nghĩa thống kê nên chi phí thuốc máy móc được nông hộ sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến lơi nhuận.
Chi phí nhiên liêu : Hệ số ước lượng của biến LnN không có ý nghĩa
Chi phí lao động : Hệ số ước lượng của biến LnLD có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% và có giá trị dương. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí lao động tăng 1% thì lợi nhuận có thể tăng đến 0,970%.
Kinh nghiệm : Hệ số ước lượng của biến KN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dương. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi kinh nghiệm sản xuất tăng 1% thì lợi nhuận có thể tăng đến 0,019%
Tập huấn : Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, vì thế tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của nông hộ. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi hộ có tập huấn sẽ có lợi nhuận cao hơn hộ không tập huấn 0,226%.
Tóm lại, từ kết quả hồi quy ta thấy các yếu tố được đưa vào mô hình thì
có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận (trừ yếu tố chi phí giống , chi phí phân, chi phí thuốc nông dược và chi phí máy móc, che mát, chi phí nhiên liệu) nhưng chúng đều tác động ở mức độ tin cậy rất cao (ở mức α =1%). Trong đó,chi phí lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, chi phí này tác động tích cực đến lợi nhuận của nông hộ. Ngoài ra kinh nghiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Kinh nghiệm nhiều sẽ giúp nông hộ phòng ngừa tốt sâu bệnh, cũng như thiên tại, dùng các loại phân, thuốc một cách hợp lí mang lại lợi nhuận tốt. Một yếu tố nữa đó chính là tập huấn, nó có tác động đến lợi nhuận của nông hộ, các hộ được tập huấn sẽ biết được thêm kỹ thuật sản xuât. Biết cách dùng phân, thuốc đúng liều lượng tránh lãng phí góp phần tăng lợi nhuận cho nông hộ.