Nhận thức một cách đúng đắn về sự nghiệp thơ văn Tú Xương trong tiến trình văn học dân tộc, đã có biết bao nhà phê bình, nghiên cứu, độc giả yêu thơ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để
Trang 1NGUYỄN THỊ THU GIANG
TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG
TÚ XƯƠNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú
HÀ NỘI, 2014
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Thanh Tú – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng sau đại học, các thầy
cô giáo khoa ngữ văn trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã dành sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Thu Giang
Trang 3Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không tr ng l p với các đề tài khác Tôi c ng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đư c cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đư c chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Nguyễn Thị Thu Giang
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
5 6 6 Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: TIẾNG CƯỜI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TIẾNG CƯỜI TÚ XƯƠNG 7
1.1 Giới thuyết chung về tiếng cười trào phúng 7
1.1.1 Giới thuyết tiếng cười
1.1.1.1 Khái niệm tiếng cười
7 7 1.1.1.2 Phân loại tiếng cười 8
1.1.2 Giới thuyết trào phúng 11
1.1.2.1 Khái niệm trào phúng 11
1.1.2.2 Thơ trào phúng 12
1.2 Nhìn chung về tiếng cười trong truyền thống văn học dân tộc 14
1.2.1 Trong văn học dân gian
1.2.1.1 Trong truyện cười
1.2.1.2 Trong ca dao
14 14 15 1.2.2 Trong văn học thành văn
1.2.2.1 Trong văn học trung đại
1.2.2.2 Trong văn học hiện đại
17
17
19
Trang 5phúng
1.3.2 Hoàn cảnh gia đình - nguồn cảm hứng bất tận của thơ trào phúng Tú Xương
1.3.3 Tú Xương - đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam
22 24 25 CHƯƠNG 2: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TÚ XƯƠNG - TIẾNG CƯỜI ĐA SẮC ĐIỆU 29
2.1 Tiếng cười tự trào trĩu nặng xót đau 29
2.1.1 Tiếng cười tự trào với ý thức “tự bôi đen mình” 29
2.1.2 Tiếng cười tự trào chán nản, cay cú vì trư t thi 37
2.1.3 Tiếng cười tự trào ưu tư về cảnh nghèo 40
2.2 Tiếng cười chế giễu, đả kích những thói hư tật xấu của xã hội 44
2.2.1 Tiếng cười chế giễu, đả kích khoa cử và tình trạng Nho học suy đồi 44
2.2.2 Tiếng cười đả kích sâu cay bọn vua quan phong kiến hủ bại và bọn thực dân xâm lư c hống hách 49
2.3 Tiếng cười mỉa mai, lên án những hiện tượng thối nát trong xã hội 53
2.3.1 Tiếng cười chế giễu, mỉa mai các thầy đồ 53
2.3.2 Tiếng cười chỉ trích các nhà sư 55
2.3.3 Tiếng cười mỉa mai một hình tư ng đ c biệt đương thời: me Tây, đĩ b m 57
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TÚ XƯƠNG 61
3.1 Ngôn từ trào phúng 61
3.1.1 Đại từ nhân xưng bình dân, suồng sã 61
Trang 63.1.4 Chơi chữ gây cười độc đáo 71
3.2 Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng 76
3.2.1 Cường điệu, phóng đại gây cười 76
3.2.2 Đối lập, tương phản gây cười 79
3.2.3 Kết cấu trào phúng 82
3.3 Giọng điệu gây cười 84
3.3.1 Giọng điệu khôi hài, bông lơn 85
3.3.2 Giọng điệu lên án gay gắt độc địa
3.3.3 Giọng điệu cay cú, chua chát
88 91 KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tú Xương – Trần Tế Xương (1870 – 1907) là một trong những cây đại thụ của làng thơ trào phúng Việt Nam Vư t qua thời gian, sáng tác của ông vẫn thể hiện một sức sống cường tráng, để lại một tiếng cười đ c sắc sống mãi với thời gian Với một số lư ng thơ ca phong phú, đa dạng im đậm dấu ấn cá nhân và mang hơi thở của thời đại, thơ Tú Xương là hình ảnh đời sống xã hội thị dân pha tạp, ngổn ngang giữa c và mới, giữa hư và thực, giữa phải và trái, giữa đạo đức và phi đạo đức…Ông đã phản ánh chân thực tâm trạng của người nho sĩ trong buổi giao thời giữa những ngày cuối của chế độ phong kiến và những ngày bắt đầu lối sống mới của xã hội đang nhuốm màu đô thị hóa vào trong thơ của mình Và Tú Xương đã hoán cải tất cả ngay cả những
bi kịch cá nhân thành một chuỗi cười dài
Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười đa sắc điệu, nhiều màu sắc Thơ ông là sự kết h p hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trữ tình và trào phúng Đ c điểm nổi bật trong thơ Tú Xương là ông đã khai thác rất triệt để những gì mắt thấy, tai nghe của cuộc sống hằng ngày Quan niệm đó tương ứng với tiếng cười thiên về tự trào, vui vẻ chứ không thiên về bi kịch sâu lắng như Nguyễn Khuyến - nhà thơ đồng hương, c ng thời với Tú Xương Chính điều đó đã khiến thơ ông như thiên về tiếng cười trào phúng và giản lư c đi phần nào sắc thái trữ tình
Tiếng cười trào phúng là một nội dung đ c sắc và nổi bật trong thơ Tú Xương Tìm hiểu thơ ca Tú Xương ở góc độ tiếng cười trào phúng là một hướng đi riêng còn nhiều hứa hẹn Đó c ng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài:
Tiếng cười trào phúng Tú Xương làm đối tư ng tìm hiểu trong luận văn này
Việc nghiên cứu đề tài c ng giúp chúng tôi có thêm tư liệu, kiến thức phục vụ cho việc học tập, công tác, nghiên cứu sau này
Trang 82 Lịch sử vấn đề
Trải qua bao thử thách không gian, thời gian, thơ Tú Xương vẫn khẳng định đư c vị thế của mình trong lòng độc giả Nói như nhà văn Nga Xantưkôp
Sêđrin “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại Chỉ mình nó
không thừa nhận cái chết” [56, tr.352] Thơ Tú Xương là một trường h p như
vậy
Những sáng tạo nghệ thuật của Tú Xương từ lâu đã trở thành đối tư ng của giới phê bình, nghiên cứu Nhận thức một cách đúng đắn về sự nghiệp thơ văn Tú Xương trong tiến trình văn học dân tộc, đã có biết bao nhà phê bình, nghiên cứu, độc giả yêu thơ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để sưu tầm, tìm hiểu thơ ông Qua khoảng thời gian dài, việc nghiên cứu thơ văn Tú Xương đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều bình diện: sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của ông với thơ ca dân tộc
Tú Xương giữ một vị trí đ c biệt trong làng thơ văn trào phúng dân tộc
Từ trước năm 1945 đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về Tú Xương Song phải sau Cách mạng tháng Tám, đ c biệt là sau năm 1954 thì việc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Tú Xương mới thực sự phát triển mạnh và
g t hái đư c nhiều thành tựu
Trong bộ sách Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, các tác giả đã khẳng định rằng Tú Xương là một tác gia văn học lớn “là một nhà thơ trào
phúng có biệt tài” và khẳng định “Sau Hồ Xuân Hương trong thời kì văn học cận đại, Tú Xương là nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng nhân dân cả về phương diện tư tưởng và nghệ thuật” [59, tr.18] Qua
đó ta nhận thấy các tác giả đã ít nhiều đề cập đến vấn đề Tiếng cười trào
phúng Tú Xương
Ở miền Nam, Nguyễn Sĩ Tế đánh giá Tú Xương rất cao Ông viết “Nếu
như Nguyễn Du xứng danh là một thi bá trong ngành thơ tình cảm, thì Trần
Tế Xương đáng kể là một thi hào trong ngành thơ trào phúng Việt Nam” và
Trang 9ông còn khẳng định “Trần Tế Xương là một thiên tài trào phúng đã đi vào cõi
bất diệt” [66, tr.226]
Trong công trình Văn học trào phúng Việt Nam, nhà nghiên cứu Văn
Tân đã đ t Tú Xương bên cạnh những đại diện ưu tú của thơ ca trào phúng dân tộc như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Mỡ…Tác giả c ng phân tích và chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật tiếng cười trào phúng Tú Xương Qua công trình của nhà nghiên cứu đã giúp chúng tôi có những g i mở cho việc triển khai luận văn này
Bước sang những năm đầu của thập kỷ 60, việc nghiên cứu về Tú Xương còn có sự góp m t của nhiều tác giả như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan… Nhà thơ Xuân Diệu đã đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật
trong mỗi bài thơ của Tú Xương trong Thơ văn Trần Tế Xương Trong bài viết “Về việc nghiên cứu thơ Tú Xương” trên Tạp chí Văn học số 3 -1970,
nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có đóng góp lớn trong việc thẩm định lại văn bản thơ Tú Xương và cách đánh giá tư tưởng tác phẩm Tuy chưa đề cập đến tiếng cười trào phúng nhưng công trình đã cung cấp cho độc giả có thêm tư liệu quý báu về thơ Tú Xương
Từ sau năm 1975 đến nay, việc nghiên cứu về thơ Tú Xương ngày càng đạt nhiều thành tựu
Tác giả Nguyễn Đình Chú trong bài viết Tú Xương - nhà thơ lớn của
dân tộc đã khẳng định Tú Xương là một thi hào của dân tộc Thơ Tú Xương
là bức tranh hiện thực xã hội bấy giờ Song cái gốc hiện thực, gốc trào phúng
trong thơ Tú Xương là trữ tình Tác giả c ng khẳng định Tú Xương là “Thần
thơ, thánh chữ” …Giáo sư Nguyễn Đình Chú còn chỉ ra cái gốc rễ trữ tình
trong thơ trào phúng của Tú Xương dựa trên những nguồn tư liệu phong phú
mà ông đã thu thập đư c về Tú Xương Bài viết của tác giả đã ít nhiều có đề cập đến thơ trào phúng Tú Xương
Nghiên cứu về thơ Tú Xương còn phải kể đến hai tác giả Trần Thanh
Mại và Trần Tuấn Lộ Theo hai tác giả thì “người ta biết Tú Xương về mặt
Trang 10trào phúng nhiều hơn về mặt trữ tình” [42, tr.199] Sở dĩ như vậy vì trong
khoảng 150 bài thơ của Tú Xương thì có tới hơn 2/3 thuộc loại trào phúng còn lại là trữ tình Hai tác giả này còn đ c biệt đi sâu vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, c ng như là sự ảnh hưởng của tục ngữ, ca dao, tiếng nói đời thường trong thơ Tú Xương
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc trong chuyên luận Kết cấu trữ tình và trào
phúng trong thơ Tú Xương c ng có quan điểm khá đồng nhất với hai tác giả
trên Ông còn nhấn mạnh “trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương chỉ là
mặt này và mặt khác của một hiện tượng, chỉ là sự khúc xạ vào những lăng kính khác nhau của cùng một tâm hồn” [36, tr.329] Và tác giả đã đi đến
khẳng định “nghệ thuật trào phúng Tú Xương đạt đến đỉnh cao, trước hết vì
tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí nhạy bén, nhưng đồng thời cũng là cảm xúc nhạy bén của con tim” [36, tr.335] Chuyên luận của tác giả
Nguyễn Lộc trên đây là một trong những nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi có những g i mở ban đầu để triển khai luận văn của mình
Ngoài ra, nghiên cứu về thơ Tú Xương không thể không nhắc đến những đóng góp lớn của các giáo sư, tiến sĩ: Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Đoàn Hồng Nguyên và nhiều tác giả khác
Qua các bài nghiên cứu của các tác giả, các nhà phê bình trên đây ta có thể rút ra cái nhìn khái quát về Tú Xương như sau:
Về vị trí: Tú Xương là một nhà thơ lớn của dân tộc, một gương m t điển hình của làng thơ trào phúng Việt Nam
Về nội dung thơ Tú Xương: Thơ Tú Xương là bức tranh hiện thực về
xã hội Việt Nam trong buổi giao thời giữa cái c và cái mới, giữa danh và thực trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
Về nghệ thuật: Tú Xương là nhà thơ có cá tính độc đáo, ngôn ngữ sắc nhọn, độc đáo mà không cầu kỳ, sáng tạo mà vẫn bình dị, mang đậm tính dân tộc
Trang 11Do tính chất biên soạn, có công trình tập trung đi vào phân tích, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; có công trình đi vào tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn Tú Xương Những công trình nghiên cứu trên đã đạt
đư c những thành tựu không nhỏ, góp phần to lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ văn Tú Xương Đó c ng là những g i mở quý báu cho chúng tôi
hoàn thành luận văn này Vấn đề Tiếng cười trào phúng Tú Xương tuy đã
đư c quan tâm nhưng mới chỉ ở mức độ những bài nhận xét sơ lư c, chưa thành một hệ thống Từ thực tế đó chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề cần bổ sung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tư ng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu đối tư ng chính là nội dung của tiếng cười trào phúng Tú Xương và nghệ thuật thể hiện tiếng cười vĩ đại này
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu Tiếng cười trào phúng Tú
Xương trong phạm vi các bài thơ Nôm của nhà thơ Tú Xương trong cuốn Thơ
Tú Xương, (2001), Nxb Đồng Nai, có tham khảo các tài liệu khác
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau T y theo yêu cầu của từng phần, từng chương mà chúng tôi vận
dụng linh hoạt các phương pháp đó
- Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này đư c chúng tôi sử dụng trong quá trình sưu tầm, thu thập tài liệu có liên quan đến nhà thơ Tú Xương
- Phương pháp phân tích: Trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi đã
d ng phương pháp này để phân tích những vấn đề, những bài thơ cụ thể để làm sáng tỏ tiếng cười trào phúng Tú Xương
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh thơ Tú Xương và một số bài thơ của các tác giả trào phúng khác để tăng tính thuyết phục của đề tài
Trang 12- Phương pháp quy nạp: Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong khi khái quát lại vấn đề và trong phần kết luận
Ngoài ra luận văn còn vận dụng thành quả nghiên cứu của các hướng thi pháp học, tu từ học, ký hiệu học văn hóa…
5 Đóng góp của luận văn
Trong luận văn nghiên cứu về “Tiếng cười trào phúng Tú Xương”
người viết đã rất cố gắng chỉ ra những biểu hiện của tiếng cười trào phúng Tú Xương ở nhiều các cấp độ khác nhau từ nội dung đến nghệ thuật Với luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc tham khảo, nâng cao chất
lư ng học tập và giảng dạy thơ Tú Xương
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIẾNG CƯỜI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TIẾNG CƯỜI TÚ XƯƠNG 1.1 Giới thuyết chung về tiếng cười trào phúng
1.1.1 Giới thuyết tiếng cười
1.1.1.1 Khái niệm tiếng cười
Có nhiều loại tiếng cười Xét về m t sinh học, tiếng cười nảy sinh do trong lòng con người vui sướng hay đư c thỏa mãn, ho c tiếng cười khuyến khích, cổ v con người, đó là những tiếng cười vui Cười khi thấy thích thú, cười khi thấy vui, và cười khi đư c thỏa mãn mong muốn nào đó
Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán
Trong Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về tiếng cười như sau:
“Tiếng cười là một thứ v khí phê phán những thói hư tật xấu và đấu tranh chống lại các thế lực phản động” Tiếng cười giải thoát con người khỏi những đau khổ, tủi cực Và tiếng cười xuất phát từ cái hài
Để bám sát yêu cầu của luận văn, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu tiếng cười với tư cách là một hiện tư ng tâm lý xã hội phát sinh từ những mâu thuẫn của sự vật, cụ thể là mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa hiện
tư ng và bản chất của sự vật Tiếng cười gắn bó mật thiết với phạm tr cái Hài và hình thức biểu hiện của cái Hài
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra phạm tr cái Hài “Đó là một phạm tr
mĩ học phản ánh một hiện tư ng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả
Trang 14năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận đư c về phương diện xã hội - thẩm mĩ” [13, tr.42]
Cái hài gắn với cái buồn cười, nhưng không phải cái buồn cười nào
c ng trở thành cái hài Cái hài bao hàm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng
định lý tưởng thẩm mỹ cao cả Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực, có sức công phá mạnh mẽ đối với những cái xấu xa, lỗi thời Cái Hài là một đ c tính của đời sống thực tại, ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi đều mang sẵn khả năng gây cười Và mỗi nghệ sĩ sẽ phát hiện ra cái hài đó theo những cách khác nhau t y theo năng lực của mỗi người Cái Hài sẽ đạt tới mức cao khi người nghệ sĩ có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, có cảm xúc
Tóm lại, tiếng cười đôi khi là một hiện tư ng sinh lý của cá nhân nhưng đồng thời nó c ng là một hiện tư ng của tâm lý xã hội nảy sinh từ những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tư ng
1.1.1.2 Phân loại tiếng cười
Trong văn học nghệ thuật, tiếng cười thường có nhiều cung bậc và mang những sắc thái khác nhau T y thuộc vào từng đối tư ng và nhận thức của chủ thể gây cười sẽ có những tiếng cười khác nhau Trong quá trình bao
Trang 15quát tư liệu chúng tôi nhận thấy cách phân loại tiếng cười theo tác giả Lại
Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học khá hệ thống Qua khảo sát một
số tư liệu chúng tôi nhận thấy tiếng cười đư c chia thành một số dạng cơ bản như sau:
* Tiếng cười hài hước: Theo Lại Nguyên Ân thì tiếng cười hài hước là
tiếng cười thể hiện “thái độ cảm xúc về tính mâu thuẫn của đối tư ng, trong
sự đánh giá thẩm mỹ có sự kết h p tính nghiêm túc với cái đáng cười…”[1, tr.161] Tiếng cười này có thể mang những sắc thái khác nhau t y thuộc vào giọng điệu cảm xúc hay trình độ văn hóa
Tiếng cười hài hước thường xuất phát từ những cái còn tồn tại, cái thiếu sót hay yếu kém…của con người nhưng thường hướng tới sự hóm hỉnh, khoan dung đối với đối tư ng, đối với bản chất của sự vật Đây là tiếng cười mang tính chất phê phán nhẹ nhàng, đôi khi đó là giọng điệu đ a vui, vô tư mang tính chất giải trí Hài hước khéo léo giúp người ta nhận ra sự mâu thuẫn, những trớ trêu của tình huống Tính hài hước xuất phát từ những tình cảm riêng tư Đằng sau những tiếng cười đó người ta nhìn thấy đư c những giọt nước mắt, sự cao quý có tính nhân văn cao cả Tiếng cười hài hước thường chủ yếu dựa trên quan hệ gần g i, thân ái, nhẹ nhàng với đối tư ng
Đó là tiếng cười mang sắc thái nhẹ nhàng, hóm hỉnh, cười để mà vui, để giải trí
* Tiếng cười mỉa mai: Trong mỹ học mỉa mai là một phạm tr thẩm
mĩ, một dạng của cái hài mà ở đó sự khôi hài đư c ẩn nấp đằng sau một lớp
m t nạ nghiêm túc, từ đó ngầm giễu c t đối tư ng
So với tiếng cười hài hước thì tiếng cười mỉa mai mang một sắc thái hoàn toàn khác và ở một cấp độ cao hơn Biểu hiện tiếng cười này ở mức độ khinh bỉ, chê bai một cách sâu cay Đó có thể hiểu là cách nói bóng gió, chế giễu kín đáo ẩn bên trong lớp vỏ đồng tình, tán thưởng
Trang 16Đôi khi tiếng cười mỉa mai c ng là cách nói ngư c ý mà mình muốn nói Trong lĩnh vực ngôn ngữ, mỉa mai còn là cách nói ngư c Đó là cách nói chế giễu bóng gió ngấm ngầm nằm trong m t nạ nghiêm trang mà không phải lúc nào người nghe c ng hiểu ngay đư c Tiếng cười này đôi khi không nằm trong câu nói mà lại ẩn chứa trong giọng điệu, hoàn cảnh của phát ngôn Đôi khi giọng điệu này trở nên kịch liệt hơn, chuyển thành sự châm chọc cay độc, chế giễu đến phẫn nộ Chính điều đó đôi khi làm cho mỉa mai và châm biếm không có ranh giới rõ ràng
* Tiếng cười châm biếm: Châm biếm là cách d ng lời lẽ sắc sảo, sâu
cay để vạch trần thực chất xấu xa của các hiện tư ng Biểu hiện của tiếng cười này là sự phê phán, lên án mạnh mẽ Tiếng cười châm biếm thường đánh vào những cái lỗi thời, lạc hậu, lên án cái xấu, cái ác Nó đứng về phía chân chính, bảo vệ cái tích cực Tiếng cười này thường hướng đến đối tư ng là những gì lệch lạc, vô lí, những cái lệch chuẩn của đời sống xã hội Và tiếng cười này không nhằm mục đích giải trí, mua vui nữa nhưng nó c ng không hẳn mang tính th địch Sắc thái biểu hiện của tiếng cười châm biếm rất phong phú, có khi là tiếng cười phê phán nhẹ nhàng, có khi là phê phán sâu cay và c ng có khi là tiếng cười lên án mạnh mẽ Nói theo Lại Nguyên Ân thì
“châm biếm xây dựng hình tượng mang tính ước lệ cao, nó bóp méo có chủ
đích những đường viền thực sự của hiện tượng…” [1, tr.41]
* Tiếng cười đả kích: Đây là tiếng cười phủ định một cách mạnh mẽ, quyết
liệt Biểu hiện tiếng cười này là sự phê phán, đả kích kịch liệt Đây là tiếng cười có ý nghĩa phủ định mạnh mẽ, quyết liệt Nó phủ nhận tất cả những gì là lệch chuẩn, không ph h p với tư tưởng đạo đức, chính trị của hiện thời Tiếng cười đả kích thường gắn liền với lý tưởng tiến bộ, tích cực hướng tới lên án, phê phán kẻ th của nhân dân
Trang 17Cách phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì trong thực tế cuộc sống có nhiều hiện tư ng luôn tiềm ẩn trong mình sự giao thoa của nhiều loại tiếng cười khác nhau Giữa các cấp độ của tiếng cười không có ranh giới nào tuyệt đối mà luôn có sự chuyển đổi linh hoạt lẫn nhau
1.1.2 Giới thuyết trào phúng
1.1.2.1 Khái niệm trào phúng
Trào phúng là một thuật ngữ văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học
các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là d ng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác song trong lĩnh vực văn học, trào phúng là một thuật ngữ gắn liền với phạm tr mĩ học và cái hài với các cung bậc hài hước, châm biếm Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau” [13, tr.363] Đây là một loại đ c biệt của sáng tác văn học đồng thời c ng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước…đư c sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng, những cái tiêu cực, xấu xa, độc ác trong xã hội Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau như trong những bài thơ trào phúng, châm biếm (thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…) từ văn học dân gian (truyện tiếu lâm) đến truyện ngắn, tiểu thuyết
Trào phúng là một khái niệm đư c kết h p bởi hai yếu tố “trào” và
“phúng” Theo Từ điển Hán Việt thì trào phúng đư c giải thích như sau:
“Trào” có nghĩa là cười (cười nhạo), giễu (chế giễu) Còn “phúng” có nghĩa là nói bóng gió, nói ví Như vậy, ta có thể hiểu rằng trào phúng là mư n lời bóng gió để tạo ra tiếng cười kích thích người khác giúp họ nhìn ra vấn đề
Theo Từ điển Tiếng Việt : Trào phúng có tác dụng gây cười để châm
biếm, phê phán
Trang 18Như vậy, trào phúng là khái niệm có nội dung tương đối rộng với những sắc thái và cấp độ khác nhau
Trào phúng luôn mang ý nghĩa vừa là yếu tố tiếng cười đồng thời vừa
là yếu tố răn bảo, đấu tranh chống lại những cái lỗi thời, xấu xa, độc ác Nói
theo tác giả Trương Chính trong cuốn Tiếng cười dân gian Việt Nam thì “văn
học trào phúng lấy tiếng cười để đả kích, châm biếm cho nên bao hàm hai yếu tố: yếu tố phê phán và yếu tố hài hước Phê phán mà không cười ho c cười
mà không phê phán thì không còn là trào phúng nữa” [5, tr.21]
Trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của từ trào phúng như vậy chúng tôi đi vào tìm hiểu về thơ trào phúng
1.1.2.2 Thơ trào phúng
Rất dễ để nhận thấy về m t ngôn từ thơ trào phúng gồm ba yếu tố là thơ, trào, phúng Ba yếu tố đó kết h p với nhau tạo thành đ c điểm, tính chất của một thể loại vừa quen mà c ng thật lạ Thơ trào phúng vẫn nằm trong phạm tr sáng tạo của nghệ thuật thơ ca nhưng c ng có những chỗ nó vư t ra khỏi khuân khổ của phạm tr thơ ca
Đ c trưng cơ bản của thơ trào phúng là yếu tố gây cười, yếu tố hài hước Yếu tố cơ bản không thể thiếu làm cho thơ trào phúng trở thành một loại đ c biệt chính là yếu tố “trào”: tiếng cười Nếu không có yếu tố này thì không thể gọi là thơ trào phúng Nói như vậy có nghĩa là thơ trào phúng d ng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người chống lại cái xấu xa, cái thoái hóa, lạc hậu, rởm đời để vạch trần bản chất kẻ th , đánh vào những
tư tưởng, hành động, bản chất th địch với con người Nhờ đó mà thơ trào phúng đã vạch rõ đư c mâu thuẫn của sự vật, mâu thuẫn giữa cái bên ngoài
và thực chất cái bên trong để chỉ rõ cho người đọc thấy rõ ý nghĩa mỉa mai, trào lộng
Trang 19Do tính chất chung của thơ trào phúng là hài hước, gây cười vì vậy người làm thơ trào phúng thường vận dụng các yếu tố phóng đại, so sánh, chơi chữ, ẩn dụ, ước lệ để xây dựng hình tư ng, thể hiện nội dung
Thơ trào phúng không kể lể lan man mà thường ngắn gọn, cô đọng, thường có những câu đột phá độc đáo Nhất là ở những câu kết cần làm bật lên những ý tuởng mới lạ khiến người đọc, người nghe cảm thụ một cách thích thú bất ngờ
Đến cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIII đến năm
1945 thì một quan niệm mới về văn thơ trào phúng đư c đưa ra V Ngọc
Khánh rất tán thành quan điểm: Hễ nói đến văn thơ trào phúng là bao giờ
c ng có yếu tố hài, tức là tiếng cười M t khác, ông còn cho rằng: “chúng tôi hiểu hai chữ trào phúng ở đây theo một nghĩa tương đối rộng rãi Người ta nghĩ rằng trào phúng nhất thiết phải có tiếng cười” [27, tr.451]
Thơ trào phúng đư c hiểu theo nghĩa tương đối rộng nên có thể chia thành nhiều loại khác nhau: Loại khôi hài, trào lộng, loại châm biếm, chế giễu, loại phê phán, đả kích
Đối tư ng phản ánh của thơ trào phúng không chỉ thuần túy là thế giới nội tâm gắn liền với tình cảm con người mà nó còn thể hiện sự phản ứng tình cảm, cảm xúc phủ nhận trước những điều xấu xa của xã hội xuất phát từ một
tư tưởng thẩm mỹ đúng đắn tiến bộ C ng chính vì vậy mà gần đây có khuynh hướng coi thơ trào phúng là một dạng đ c biệt của thơ trữ tình Điều làm nên
ý nghĩa và sức hấp dẫn của thơ trào phúng không phải chỉ ở các biện pháp gây cười mà nó nằm chủ yếu ở chiều sâu tư tưởng, trí tuệ của con người Bởi vậy
mà không phải bất cứ một tác phâm gây cười nào c ng đư c công nhận thuộc dòng văn học trào phúng Trước tiên ta phải xem xét đến ý nghĩa, tư tưởng thẩm mỹ của cái cười
Trang 20Tóm lại, so với các thể loại thơ khác thì thơ trào phúng chỉ chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ, giống như một bông hoa trong rừng thơ Nhưng bông hoa đó lại có hương sắc rất lạ, khiến người đọc, người nghe rất dễ cảm nhận và dễ nhớ bởi
nó vừa vui, vừa trí tuệ và thiết thực Đó là những ưu điểm và c ng là thế mạnh của thơ trào phúng mà không phải thể loại nào khác c ng có đư c
1.2 Nhìn chung về tiếng cười trong truyền thống văn học dân tộc
1.2.1 Trong văn học dân gian
1.2.1.1 Trong truyện cười
Trong tất cả các thể loại của văn học dân gian đều chứa đựng tiếng cười
ở các mức độ khác nhau, hướng đến các đối tư ng khác nhau t y theo mục đích của chủ thể tác giả Từ xa xưa, cha ông ta đã biết d ng tiếng cười với mục đích chính là gây cười, từ ca dao, tục ngữ, hề chèo, truyện cười…Nhưng bên cạnh tiếng cười với mục đích gây cười mua vui đó thì tiếng cười còn có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói hư, tật xấu, những lầm lẫn của người bình dân trong cuộc sống Thế giới tiếng cười trong văn học dân gian vô c ng phong phú với những gam màu đậm nhạt khác nhau nhưng tiếng cười trong truyện cười và ca dao là điển hình hơn cả
Truyện cười là sản phẩm của trí tuệ của nhân dân ta từ xa xưa, lấy tiếng cười làm phương tiện Truyện cười không chỉ đơn giản làm cho người ta cười
mà còn là một thứ v khí sắc bén để vạch trần cái xấu, cái ác đang ngự trị trong xã hội Truyện cười ngoài giá trị giải trí còn có ý nghĩa đấu tranh xã hội gay gắt Nhân dân lao động đã d ng truyện cười để tấn công, để tống tiễn những thói hư, tật xấu, cổ hủ, lạc hậu đem lại sự chiến thắng của những giá trị chân, thiện, mĩ
Truyện cười dân gian đã phát triển khá nhanh khi giai cấp thống trị đang tồn tại và có vai trò chi phối trong xã hội Những truyện cười đư c nhân dân
ta rất yêu thích như Trạng Quỳnh, Trạng L n, hay Ba Giai, Tú Xuất…Trong
Trang 21truyện cười, hình ảnh vua quan, cường hào, tay sai đều là những con người tầm thường, tham lam, độc ác, thô bỉ có khi đáng khinh Trong truyện Trạng Quỳnh tiếng cười đư c d ng như một v khí đắc lực để đả kích địa chủ, cường hào, lí dịch với mức độ và khả năng truy kích cái xấu nổi bật Trong đó nho sĩ như ông Tú Cát, quan trường mắc lỡm, phú hào thì nực cười, quan lại
nổi bật với các truyện như Nhặt bã trầu, Lỡm quan thị,…
Truyện cười có ý nghĩa đấu tranh cao nhất khi chĩa m i nhọn và tầng lớp có quyền uy cao nhất trong xã hội c : đó là vua chua, quan lại Trong truyện cười, hàng loạt những hành vi hống hách, tham ô, hèn nhát… của tầng lớp trịch thư ng này đã đư c phơi bày Ngoài việc hướng m i nhọn tấn công vào tầng lớp vua chúa, quan lại thì thầy đồ, sư hổ mang, lang băm…còn là đối
tư ng mà truyện cười không bỏ qua Lang băm giết người như trong Phúc
thống phục nhân sâm, những ông sư hổ mang phá giới như Đẻ ra sư, Na mô boong , thầy đồ dốt chữ như Bất là cây bất, Thầy đồ liếm mật…
Bên cạnh tiếng cười đả kích chĩa m i nhọn vào giai cấp, tầng lớp trên
đó còn có tiếng cười phê phán những m t tiêu cực, những cái xấu xa, lỗi thời, lạc hậu của con người trong cuộc sống như thói tham ăn, keo kiệt, khoe khoang, nịnh b …Đó là tiếng cười mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục rất ý nghĩa có lúc giễu c t, mỉa mai nhưng có lúc lại ôn hòa, nhẹ nhàng
Truyện cười của nhân dân ta có nội dung vô c ng phong phú và có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc Tiếng cười như một v khí sắc bén để tấn công vào những ung nhọt của xã hội nhằm tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn
Trang 22Trong ca dao Việt Nam, tiếng cười hiện lên với đủ các sắc thái khi thì hồn nhiên, hóm hỉnh, khi lại thâm thúy, sâu cay Tiếng cười trong ca dao còn
đư c thể hiện sinh động bằng cách kết h p khéo léo, đan xen các biện pháp nghệ thuật
Tiếng cười trong ca dao rất giàu màu sắc Trước tiên ta nhận thấy đó là tiếng cười thư giãn, giải trí Đây là những tiếng cười giòn khi người dân có đầu óc lạc quan, hài hước lại bắt g p một hiện tư ng “lệch chuẩn” nào đó của cuộc sống Tiếng cười này không mang tính chất phê phán, mỉa mai mà nhằm thể hiện sự thông minh, hài hước, hóm hỉnh của con người để làm cho cuộc sống có thêm gia vị và làm giảm bớt đi sự vất vả trong lao động
Bà già đã tám mươi tư, Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng
Chì khoe chì nặng hơn đồng, Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chuông
Mang một sắc thái khác, có giá trị như một thứ v khí đắc lực tấn công vào cái xấu, cái ác, tiếng cười trong ca dao còn có nội dung chống phong kiến mạnh mẽ Nhân dân d ng tiếng cười để đả kích, tấn công vào các đối tư ng như sư hổ mang, lang băm, quan văn võ, cai lệ, lính tráng Nó thể hiện tinh thần không khoan như ng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại
Trang 23cường quyền, chống lại cái xấu, cái lạc hậu… Những câu ca dao châm biếm ấy
đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội Nhân dân lao động đã d ng tiếng cười
để mỉa mai, chế giễu vạch rõ bản chất xấu xa, bẩn thỉu nhưng lại đư c che đậy dưới một lớp vỏ bóng bẩy, đạo đức giả của những kẻ tai to m t lớn
Có thể thấy rằng, trong dòng văn học dân gian ngay từ buổi sơ khai tiếng cười đã là một v khí l i hại, phản ánh trí tuệ sắc sảo của con người Trong xã hội phong kiến xưa với biết bao vô lý, oan khiên thì tiếng cười chính là thái độ dân chủ nhất, là phản ứng tích cực đối với những xâu xa, lạc hậu Tiếng cười hướng con người ta đến những gì tốt đẹp, mới mẻ, lạc quan hơn Tú Xương đã kế thừa những tinh hoa đó từ rừng cười dân gian để sáng tạo nên những bài thơ để đời với tiếng cười đủ mọi sắc thái, cung bậc Có thể nói những tiền đề trong văn học dân gian như dòng sữa mẹ ngọt ngào đã sản sinh, nuôi dưỡng, bồi đắp và làm nên cốt cách thơ Tú Xương
1.2.2 Trong văn học thành văn
1.2.2.1 Trong văn học trung đại
Đây là thời kì chế độ phong kiến có những bước thăng trầm rất rõ nét Giai đoạn này xã hội khá phức tạp nhìn từ nhiều góc độ kinh tế, văn hóa, chính trị Đây là thời kì giai cấp phong kiến đang trên đà phát triển hưng thịnh nhưng c ng đang ẩn chứa những mầm mống suy vong Hiện thực xã hội thời
kì này như một mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho tiếng cười phát triển Tiếp thu dòng mạch của văn học dân gian nhưng tiếng cười thời kì này đã mang những màu sắc, diện mạo mới Tiếng cười đạt đư c những đỉnh cao xuất sắc tập trung vào một số ngòi bút nổi bật như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Đứng về phía nhân dân, nhận rõ sự lố bịch, lố lăng của vua quan phong kiến, các nhà thơ trào phúng đã dành cho họ những tiếng cười đả kích mạnh mẽ, thậm chí trực diện vào đối phương Hồ Xuân Hương đã bóc trần bộ
Trang 24m t thật của “đấng mày râu” thích khoe khoang, h m hĩnh, học đòi nhưng lại
dốt nát, vô dụng, hám gái (Thiếu nữ ngủ ngày, Quả mít, Ốc nhồi…), những nhà sư đội lốt tu hành, biến chất (Sư hổ mang, Cái kiếp tu hành…) Đó là
phản ứng tất yếu của con người trước những tha hóa, biến chất, những hiện
tư ng lố lăng, kệch cỡm trong xã hội
Sang giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam gắn liền với những bước thăng trầm của triều đại phong kiến, mầm mống của cuộc khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện Chế độ phong kiến đang đứng trước nguy
cơ sụp đổ rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy vong trầm trọng Sự khủng hoảng đó bộc lộ trên nhiều phương diện nổi bật nhất là sự suy thoái, mục ruỗng trong cơ cấu của chế độ phong kiến c ng với sự tấn công, du nhập mạnh mẽ của nền văn minh thực dân phương Tây Biết bao những nghịch cảnh ngang tai trái mắt, những hiện tư ng nhố nhăng trái với luôn thường đạo
lý dân tộc đã nảy sinh: đứa vô học làm thầy, kẻ lưu manh trở thành người
h ng đư c tung hô…Chứng kiến những trò đời nghịch lí ấy những con người
có lương tri không thể không phẫn nộ Bằng nhiều cách khác nhau, các tác giả
đã thể hiện thái độ của mình đối với xã hội lúc bấy giờ Nhiều người đã d ng tiếng cười như một thứ v khí đấu tranh l i hại để phản ứng lại tất cả những trò lố bịch của thực dân c ng như bè l tay sai bán nước Xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành làm thay đổi mọi thứ, đâu đâu c ng có những chuyện khôi hài, kệch cỡm, đó c ng chính là l i thế cho thơ trào phúng mở rộng đề tài
Tiếng cười trong thơ văn trào phúng giai đoạn này đạt đư c những đỉnh cao xuất sắc tập trung vào một số ngòi bút nổi bật như Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương… Nguyễn Khuyến đã phê phán cái xấu không phải bằng những lời cảm thán mà bằng tiếng cười Còn Tú Xương thì trau dồi tiếng cười thành những ngón đòn hiểm ác Có thể nói, đến Tú Xương thì tiếng cười đã đư c
Trang 25ông vận dụng linh hoạt, tài tình và đưa lên đến đỉnh cao của dòng thơ trào phúng Tú Xương đã không ngần ngại cười vào bộ m t bệ rạc, uể oải của của
xã hội buổi giao thời Tiếng cười không chỉ mang tính chất phê phán mà đó còn là lời cảnh tỉnh trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội Và ẩn đằng sau những tiếng cười ấy là nước mắt, là nỗi đau nhân thế
Tiếng cười trong văn học thời kì này đã tái hiện chân thực bức tranh đời sống xã hội mà trong đó thật giả, xấu tốt dường như bị đảo lộn Tiếng cười đã tập trung m i nhọn để tấn công vào bọn khoa bảng biến chất, quan trường hỗn loạn, và bọn tay sai thực dân xấu xa gian ác…C ng với thơ ca yêu nước, thơ ca trào phúng thời kì này là một phương tiện đấu tranh hữu hiệu, hỗ
tr đắc lực cho thơ ca cách mạng, góp phần đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội
1.2.2.2 Trong văn học hiện đại
Bước sang giai đoạn này, đời sống văn học khá phong phú với sự tồn tại của nhiều dòng văn học như văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng Thơ văn trào phúng đư c đánh giá là đậm chất hiện thực, bộc lộ
rõ cốt cách đại chúng dân tộc Nằm trong không khí chung của văn học nước nhà, văn học trào phúng thời kì này đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt chức năng của văn chương chân chính từ ngàn đời nay Các tác giả có định hướng chính trị đúng đắn, quan điểm lập trường dân tộc sâu sắc, không những vậy họ còn rất nhạy bén trong việc lựa chọn và phát huy hiệu quả của bút pháp nghệ thuật độc đáo để làm nên diện mạo mới cho ngòi bút của mình
Kế thừa và phát huy nghệ thuật thơ ca truyền thống dân tộc từ trong tiếng cười chua chát, bẽ bàng của Nguyễn Khuyến từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, đến cái cười ngông nghênh, đ a bỡn, ngậm ng i của Tú Xương, cả tiếng cười giòn, khinh bạc của Kép Trà, nụ cười hóm hỉnh của Nguyễn Công Trứ…, tiếng cười trong thơ trào phúng Việt Nam thời kì này rất phong phú,
Trang 26nhiều màu sắc Hàng loạt các tác giả của văn học giai đoạn này khẳng định
đư c tài năng của mình trong cái nhìn hài hước, châm biếm đối với hiện thực Bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy, Nguyễn Công Hoan, V Trọng Phụng, Nam Cao đã tạo nên tiếng cười nhiều cung bậc, phanh phui, lột trần bản chất dâm ô, trọc phú của những quan lại, những bậc “cha mẹ dân” và cả những cảnh tư ng chướng tai gai mắt trong cuộc sống bấy giờ
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, do điều kiện lịch sử xã hội có sự thay đổi nên thế giới quan của các nhà thơ đã có những nét mới Thơ văn trào phúng thời kì này vẫn phát triển và có thêm diện mạo mới Thơ ca trào phúng không nằm ngoài mục đích của văn nghệ là góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Đối tư ng mà thơ trào phúng giai đoạn này hướng đến là bon thực dân với chính sách cai trị, can thiệp và tay sai
b nhìn…Các cây bút như Tú Mỡ, Đồ Phồn, Xích Điểu thời kì này vẫn rất bền bỉ, sung sức
Từ 1945 đến 1975, tiếng cười vẫn tiếp tục phát triển nhưng không thành một dòng chủ yếu và không mang những đ c tính vốn có của tiếng cười như tiếng cười trong văn học truyền thống Điều đó bắt nguồn từ đ c điểm của nền văn học sử thi mang cảm hứng ng i ca: ng i ca cuộc sống, ng i ca cách mạng, ng i ca phong trào chống gi c cứu nước….Tiếng cười giai đoạn này thiếu vắng chất hài Ngoài tiếng cười đả kích hướng đến kẻ th còn chủ yếu là tiếng cười vui, tiếng cười khích lệ
Sau năm 1975, tiếng cười phát triển nở rộ xuất hiện trong nhiều thể
loại Hàng loạt các tên tuổi đư c kể đến như Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất
lắm người nhiều ma) đã để lại ấn tư ng sâu sắc trong lòng độc giả bằng một
nụ cười hài hước, một giọng văn hóm hỉnh, hay Nguyễn Minh Châu với những nụ cười khúc khích hay những nụ cười buồn thoáng qua, hay Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thi Thu Huệ…đều là những cây
Trang 27bút biết cười Tiếng cười trong văn học giai đoạn này thể hiện nhận thức chân thực, sâu sắc của nhà văn về cuộc sống
Hiện nay thơ ca trào phúng và tiếng cười của nó vẫn tiếp tục phát triển
và ngày càng khẳng định đư c vai trò Khi mà cuộc sống của con người phải đối m t với nhiều áp lực thì thơ trào phúng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp con người lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống
Tóm lại, tiếng cười vốn có lịch sử phát triển lâu đời trong mạch nguồn văn học dân tộc Nó đã phát huy tối đa vai trò, ý nghĩa của mình trong những hoàn cảnh đ c biệt của cuộc sống Có thể nói tiếng cười trong truyền thống văn học dân tộc đã có ảnh hưởng sâu sắc tới hồn thơ Tú Xương từ cách sử dụng các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ thơ, rồi cách xây dựng hình tư ng và cả các biện pháp nghệ thuật mà ông sử dụng Rất dễ để bắt g p những ngôn ngữ bình dân, thông tục của cuộc sống (với cách nói lái đ c sắc, tiếng chửi đầy cá tính, cách d ng khẩu ngữ tinh tế…) và cả những câu ca dao, những tứ thơ thấm đẫm hơi thở dân gian trong thơ Tú Xương Ông còn xây dựng trong thơ mình những hình ảnh mang tính điển hình của thời đại, đó là hình ảnh những nhà nho, những ông Cống, ông Nghè, những chú Mán, ông Cò, ông Nghị…mà trong thơ ca trước đó c ng khá phổ biến Nhà thơ còn kế thừa những tinh hoa của tiếng cười trong truyền thống văn học dân tộc từ cách cười (cách cười thẳng, cười trực diện), cách gây cười (theo lối gậy ông đập lưng ông) và cả nghệ thuật, những thủ pháp gây cười độc đáo (lối nói cường điệu, nghệ thuật chơi chữ, cách mở và kết thúc bài thơ đột ngột đầy dụng ý…) Có thể nói tiếng cười trong mạch nguồn dân gian và trong truyền thống văn học trước đó đã ngấm sâu, thẩm thấu, và lan tỏa trong thơ Tú Xương Ông đã d ng nó như một thứ v khí đấu tranh l i hại tấn công vào những ung nhọt, vào những thói hư tật xấu của xã hội trong buổi giao thời C ng chính
Trang 28điều đó đã đưa ông trở thành một trong những bậc thầy của thơ ca trào phúng dân tộc
1.3 Tiền đề hình thành tiếng cười trào phúng Tú Xương
1.3.1 Hoàn cảnh văn hóa, xã hội đáng cười - mảnh đất màu mỡ cho thơ ca trào phúng
Trần Tế Xương sống vào những thập niên cuối c ng của thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp cơ bản bình định xong toàn cõi Việt Nam Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp c ng mờ dần Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Ph ng bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn Năm 1897, Pháp đ t nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời
kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến đư c xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển
ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và gửi gắm vào trong đó tâm trạng của mình
Cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông nằm trọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước Giai đoạn giao thời giữa chế độ phong kiến và chế
độ thực dân nửa phong kiến Đó là thời kì mà triều đình nhà Nguyễn vốn lạc hậu, bảo thủ, đang trên đà suy sụp đã bán đứng đất nước ta cho thực dân Pháp Việc chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào Việt Nam đã làm thay đổi sâu sắc đất nước ta về tất cả mọi m t: chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức
và xã hội Thế nhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủ nghĩa thực thụ trái lại nó bị giam hãm trong chế độ của một nước phong kiến nửa thuộc địa
Trang 29Vừa lớn lên, đất nước rơi vào tay gi c Pháp, dân khổ, Tú Xương khổ Nhưng ngoài cái khổ nhục vì mất chủ quyền còn khổ vì đất nước, xã hội bị ném vào một cuộc đổi thay Cái mới lạ c ng có nhưng cái quái lạ nhiều hơn Thành Nam nơi quê hương ông là nơi diễn ra sự thay đổi sớm nhất và tập trung nhất Trong xã hội ấy, mọi giá trị truyền thống của dân tộc bị đảo lộn một cách đau lòng Những giá trị ngày hôm qua còn là thần tư ng tôn thờ của đạo nho thì giờ đây sụp đổ tan tành ho c quỳ gối dưới những giá trị mới, những sự vật hiện tư ng mới bẩn thỉu, ô nhục đang lan tràn khắp cả không gian nước Việt Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đồng tiền không chỉ là phương tiện để trao đổi mà còn là thần tư ng cao nhất để người đời tôn thờ Đồng tiền làm sụp đổ nhân cách con người Bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
là một bức tranh xám xịt, nham nhở Toàn bộ v ng nông thôn rộng lớn vẫn chìm trong đêm tối của cảnh nghèo nàn, lạc hậu Còn ở các v ng kẻ ch như
Hà Nội và Nam Định (quê Tú Xương) thì phơi bày một cảnh đời đồi bại và lố lăng Tú Xương là một con người có đầy đủ lương tri và bản lĩnh của một trí thức Việt Nam phong kiến chân chính Hàng ngày, hiện thực ấy đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng, từ đó phản ánh vào trong sáng tác của ông, tỏa ra hai tố chất làm nên hai phương diện: trữ tình và trào phúng - tưởng khác nhau mà thật nhất quán với nhau
Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên sự ảnh hưởng của
nguyên tắc Tam cương ng thường đến Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu Tú Xương mất sớm, ông chưa đi trọn con
đường sáng tác của mình Nhưng những tác phẩm Tú Xương để lại giống như một bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc c ng nhiều Ông viết khoảng 150 bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại Ngoài
ra, ông có dịch một số thơ Ðường
Trang 30Tú Xương là nhà thơ điển hình của buổi giao thời từ chế độ quân chủ phong kién tới chế độ thực dân nửa phong kiến Đó c ng là thời kì đ t nền móng cho nền văn học thị dân cận đại Có thể nói Tú Xương là sản phẩm bất thành của chế độ khoa cử đương thời Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Tuân thì “Thơ và đời Tú Xương dính liền khít với thiết chế trường thi và sự thi cử ở trường Nam Định Có thể nói một cách khác: Tú Xương là một sự đi thi ho c thơ Tú Xương là những hồi quang tê tái về sự thi cử lúc nó sắp tàn cục…”[71, tr.13] Chính điều này đã tiếp tục lan tỏa và quy định tiếng nói trữ tình của Tú Xương trong cách cảm nhận về thời thế, trong sự phân thân tạo nên tiếng cười bông đ a, bỡn c t Và khi đã trở thành một nét tính cách, một phong cách thơ, ông càng trở nên nhạy cảm với những m t trái, những nghịch cảnh của đời sống thị thành đang bày ra trước mắt
Cuộc đời Tú Xương đã gắn bó với xã hội thành Nam chốn giao thời, hồn thơ ông đã đư c ươm trồng và nảy nở trên mảnh đất quê vốn rất đáng tự hào đó Không phải tất cả những gì của quê hương, của thời đại c ng ảnh hưởng tới hồn thơ Tú Xương nhưng chắc chắn phần ảnh hưởng của nó tới tài năng thơ Tú Xương là không nhỏ
1.3.2 Hoàn cảnh gia đình – nguồn cảm hứng bất tận của thơ trào phúng Tú Xương
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là
M c Trai, hiệu là Mộng Tích, đến kì thi Hương năm Ất Dậu (1885) mới lấy tên là Trần Tế Xương, đến khoa thi Quý Mão (1903) lại đổi là Trần Cao Xương Ông sinh ngày 5-9-1870 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh (nay là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) và mất ngày 29-1-1907 ở làng Ðịa Tứ c ng huyện Tú Xương sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc dòng dõi nho gia Dòng họ của ông thành họ Trần bởi vào đời Trần có người lập công lớn cho nên đư c vua đổi theo họ nhà vua Tú
Trang 31Xương là con cụ Trần Duy Nhuận c ng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định Cụ Nhuận có 9 người con (trong đó có 6 con trai), Tú Xương là con trưởng
Tú Xương cưới v sớm, năm ông 16 tuổi V ông là bà Phạm Thị Mẫn, người làng Lương Đường thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Họ Phạm có nhiều người đỗ đạt Tú Xương có lần nhắc đến gia thế nhà v
“Chẳng những Lương Đường có thủ khoa” Gia đình bà Mẫn đến đời bố mẹ thì rời sang Nam Định sinh sống Bà Mẫn sinh trưởng tại đây Cuộc hôn nhân giữa ông Tú và bà là từ hoàn cảnh gần g i đó V chồng Tú Xương sinh đư c
8 người con, trong đó có 6 người con trai, 2 người con gái Bà Tú là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phương diện như tầm tảo,
thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình Từ một cô gái quê con gái nhà
dòng, bà lấy chồng kẻ chợ, tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành
bà Tú tần tảo một nắng hai sương, Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ
năm con với một chồng Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh
nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú Và có lẽ c ng bởi vậy mà bà
đã đi vào thi phẩm của chồng như một nhân vật điển hình, hấp dẫn Như vậy hoàn cảnh sống và gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống, tâm hồn, tính cách và để lại dấu ấn đậm nét trong quá trình sáng tác của Tú Xương
1.3.3 Tú Xương – đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam
Tú Xương sáng tác rất nhiều chủ yếu là thơ Nôm Sáng tác chỉ đọc cho bạn bè nghe xong thì m c số phận của thơ, chẳng hề chép lại Cho nên thơ Tú Xương sở dĩ còn lại với chúng ta hôm nay chính là do sức sống tự thân mãnh liệt của nó và bằng con đường truyền miệng của nhân dân mà trước hết là v con, bạn bè của ông Với tài năng của mình Tú Xương đã đóng một vai trò như một “nhà thơ thư ký” ghi chép, phản ánh nhiều m t của cuộc đổi thay xã hội Mà theo tác giả Nguyễn Văn Hoàn thì “lịch sử văn học dân tộc đã dành
Trang 32cho Tú Xương một vị trí đ c biệt: Tú Xương nhà thơ trào phúng xuất sắc, đã
kế tục và nâng cao truyền thống văn học trào phúng dân tộc” Song thơ văn
Tú Xương không phải chỉ có tiếng cười châm biếm, đả kích mà còn có tiếng than, tiếng thở dài, vì thế Tú Xương không chỉ là một nhà thơ trào phúng mà còn là một nhà thơ trữu tình Trong thơ ông bên cạnh bức tranh thời đại chân thực, sinh động có cả một tấm lòng, một tâm sự, nỗi ngậm ng i vì hỏng thi, buồn rầu vì nho học tàn tạ, đau đớn vì cảnh nghèo túng và nỗi lòng u hoài của một nhà nho ưu thời mẫn thế trước cảnh nước mất nhà tan
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông Nhưng cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử Các khoa thi ông đều trư t cả nên dấu ấn thi hỏng in đậm nét trong tiềm thức và thơ Tú Xương Ông chính là sản phẩm bất thành của chế độ khoa
cử đương thời Tú Xương có tám lần đi thi và đến năm 24 tuổi mới đỗ Tú tài
mà lại là “đỗ rốt bảng” Sau đó ông không sao đậu nổi cử nhân, suốt đời chỉ
ôm bằng tú tài Món n công danh của kẻ sĩ đành trả lại với đời
Tú Xương đư c coi là một trong những bậc thầy của văn học trào phúng Việt Nam Nếu trào phúng của Nguyễn Khuyến - người c ng thời với ông có phần thâm trầm, kín đáo thì Tú Xương có phần bộc trực, gay gắt hơn Phải đến Tú Xương trong văn học Việt Nam mới có một nhà nho hứng thú thực sự với trào phúng Không những ông đ c biệt chú ý đến những cảnh chướng tai gai mắt trong thực tế mà ông còn thích thú d ng cái cười để đả kích Với ông thơ trào phúng đã phát triển thành một dòng riêng, một cái cười mang bản sắc Tú Xương Đó là một cái cười có dư âm, một cái cười có sự kế thừa và phát triển Thơ trào phúng của Tú Xương là bức tranh muôn màu muôn vẻ về xã hội nhố nhăng, Tây Tàu lẫn lộn, những nhân vật khả ố, những con người nhơ nhuốc, những sự việc dở khóc dở cười, những đồi bại phong tục Lịch sử văn học ghi nhận ông là nhà thơ trào phúng xuất sắc và c ng là
Trang 33một nhà thơ trữ tình tài ba Tú Xương bước vào làng văn khi nền văn học Việt Nam đang có nhiều những biến chuyển, khi những quy tắc, ước lệ, khuôn sáo của văn học Trung đại bị rạn nứt ít nhiều Kế thừa thành tựu của người đi trước, nhà thơ của chốn thành Nam c ng đã có những cách tân rõ nét trong sáng tác của mình Ông nối liền nghệ thuật với cuộc sống trần trụi mà không cần đến những điển cố, từ chương, điển tích Đề tài trong thơ ông là hiện thực cuộc sống, những gì mắt đang chứng kiến, tai đang nghe, tim đau thắt và cất lên tiếng thơ: chế độ thi cử, tôn ti trật tự, mua quan bán tước, bọn thực dân với chính sách thống trị buổi đầu của chúng, bọn phong kiến sa đoạ thối nát làm tay sai cho gi c, đồng tiền với sức mạnh ma quái của nó, sự suy tàn và sụp đổ của nền Hán học, cuộc đổi thay các tôn ti trật tự trong xã hội, sự suy vi của đạo lý con người… Nhân vật trong thơ ông bước ra từ hiện thực đời sống
đó là v ông - bà Tú tần tảo “Nuôi đủ năm con với một một chồng”, là ông
Cử, Huấn Mỹ, Tú Tây Hồ, đốc học Nam Hà, chú Mán, là Ấm Điềm, là Tuân,
là Hoạt, là Nghị… vì vậy nó mang tính chất cụ thể và cá thể hóa
Tú Xương làm thơ theo kiểu xuất khẩu thành chương, có việc là có thơ Với Tú Xương thơ không cần gấm hoa, son phấn, không cần phải gọt đ a gì
mà là cuộc đời với tất cả cái sần s i, cái x xì vốn có của nó Quả thật Tú Xương đã để lại cho muôn đời một bức tranh thời đại - bức tranh xã hội phong kiến thực dân buổi đầu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷXX
Có thể nói Tú Xương là nhà thơ chuyển tiếp từ nền văn học có tính chất thuần phong kiến sang nền văn học bước đầu có tính chất thành thị theo lối tư bản chủ nghĩa Ông là gạch nối kỳ diệu giữa thơ cổ điển Việt Nam và thơ hiện đại
Thơ trào phúng của Tú Xương là một thế giới muôn màu muôn vẻ Cái
xã hội thối nát, Tây, Tàu nhố nhăng thời bây giờ với những sự việc nhơ nhuốc, những đồi phong bại tục, biết bao nhiêu cái lố lăng bỉ ổi, chướng tai gai mắt đã cung cấp cho nhà thơ những đề tài phong phú để chửi đời một cách
Trang 34khoái trá, ghi lại những nét đ c biệt của một thời đại Tiếng cười mà Tú Xương mang đến là một sự phản ứng với thời đại ấy Đó là một cái cười mang tính xã hội sâu sắc và nhạy bén, cái cười thấm sâu vào mọi đối tư ng, mọi ngõ ngách của cuộc sống Tiếng cười Tú Xương rất phong phú Nó biến đổi tính chất từ bài này sang bài khác, từ chủ đề này sang chủ đề khác, từ đối
tư ng này sang đối tư ng khác Khi thì nó nhẹ nhàng, thân mật, hóm hỉnh khi thì nó mỉa mai chua chát, khi nó lại cay độc, ác liệt và khi nó lại cảm động, đau xót đầy nước mắt Có thể nói tiếng cười trào phúng Tú Xương trở thành
v khí l i hại và sắc sảo, v khí ấy có khi đánh thẳng đánh mạnh, từng nhát vào thói tật của người đời, của xã hội có khi lại nhẹ nhàng, tưng tửng tựa như vuốt ve, nhưng làm cho đối tư ng choáng váng bất ngờ vì ý tứ sâu xa thâm thuý của nó Ngoài bản thân sự khách quan xã hội đưa lại, thiên hướng khám phá chất hài trong đời sống biến nó thành v khí và tái tạo trong tác phẩm còn
do tài năng bẩm sinh của Tú Xương Đó không phải là cái cười sinh ra từ nỗi bực dọc chốc lát, c ng không phải cái cười dễ dãi tiêu khiển vu vơ giải trí mà
là cái cười đào sâu vào đối tư ng buộc nó phải bộc lộ ra những gì đúng bản chất của nó Tiếng cười Tú Xương là một tiếng cười để lại dư âm sâu sắc bởi
Trang 35CHƯƠNG 2 TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TÚ XƯƠNG – TIẾNG CƯỜI
ĐA SẮC ĐIỆU 2.1 Tiếng cười tự trào trĩu nặng xót đau
2.1.1 Tiếng cười tự trào với ý thức “tự bôi đen mình”
Trong thơ ca truyền thống nhà Nho thường chỉ diễn tả tư thế: thanh cao, có trách nhiệm với đời Tiếng cười tự trào: tiếng cười lấy cái xấu, cái dở, cái kém cỏi của chính mình làm đề tài giễu c t là những phản ánh chưa từng thấy
Cuối thế kỉ XIX, khi lịch sử xã hội phát sinh nhiều mâu thuẫn đã làm sụp
đổ hệ tư tưởng nhân sinh quan văn hóa lấy Nho giáo làm quốc giáo lâu đời Trước điều kiện lịch sử đó, Tú Xương c ng như nhà thơ c ng thời Nguyễn Khuyến nhận thấy sự lỗi thời của giai cấp mà họ đang đại diện, thấy sự “trống rỗng, vô nghĩa của một thời đại thiếu lý tưởng, lý tưởng c đã hết thời mà lý tưởng mới chưa có”
Hầu như nhà Nho nào c ng có một vài bài để tự trào, tự thuật Trong nụ cười ấy, các nhà nho thường đem bản thân mình ra làm đối tư ng để cười: cười để tự răn mình nhằm tránh vấy bẩn những ô trọc của đời nhưng c ng có khi cười để tỏ thái độ phản kháng lại thực tại Do tính chất giáo hóa và những quy phạm của văn chương nhà nho nên hình thức tự trào trong thơ trào phúng nhà nho không phát triển thành dòng mà chỉ dừng lại ở mức độ như một kiểu ngôn chí của các nhà nho nằm trong các quy phạm của nho học
Tú Xương sinh ra trong một xã hội mà mọi thứ đều bị đảo lộn quay cuồng, tất cả mọi giá trị của cuộc sống không thể dựa vào những công thức có sẵn hay dựa vào nhận thức đã có sẵn của con người Đồng tiền có thể giúp một ông “b m già” trong chớp mắt biến thành “ông hoàng”, nó c ng có thể
hô biến để biến một người đi làm thuê bước lên vị trí ông chủ: “Xu hào rủng
Trang 36rỉnh Mán ngồi xe” Danh phận, địa vị trở thành một món hàng có mức độ tiêu thụ rất lớn dẫu giá cả cắt cổ Văn hóa ứng xử của con người trư t chuẩn một cách rất bất ngờ, đâu còn là những con người Việt Nam hồn hậu, thủy chung, trọng tình trọng nghĩa
Và sống trong xã hội trắng đen lẫn lộn đó, Tú Xương đã không ngần
ngại “tự bôi đen mình” Ông phơi bày tất cả mọi thói hư tật xấu của mình lên
trên trang thơ, tự “vạch áo cho người xem lưng” Tú Xương lấy chính bản thân mình làm đối tư ng trào phúng Ông bóc trần cả “con người tinh thần hư hỏng của mình” Ông châm biếm bản thân ông một cách quyết liệt và không
bỏ sót một khía cạnh xấu nào Với Tú Xương những quy phạm thanh tao, cao
nhã của nhà nho xưa đã đư c thay thế bằng một giọng điệu tự trào đầy bản
ngã Bởi các quy luật của xã hội đã bị đồng tiền, vì đồng tiền mà xáo trộn lên
cả, không còn tôn ti trật tự gì Ngay cả tình cảm con người c ng bị lãng quên
Tú Xương cảm thấy bơ vơ giữa cuộc đời thực tại Trở về với quá khứ, về với giá trị truyền thống của dân tộc thì tất cả c ng đã bị đảo lộn Hiện tại và tương lai m mịt Nên Tú Xương d ng tiếng cười để cười nhạo xã hội, một xã hội không còn kỉ cương, lề lối c ng là một điều dễ hiểu Nếu như Nguyễn
Khuyến tự trào một cách thâm trầm, kín đáo mang tính khẳng định thì Tú
Xương tự trào một cách trực tiếp, khi thì khẳng định khi thì phủ định Ở
mảng thơ tự trào, về đề tài này, Tú Xương có những câu thơ tự trào về bản thân nhiều hơn Nguyễn Khuyến Ở Nguyễn Khuyến, d là tự trào trực tiếp hay kín đáo thì thơ ông lúc nào c ng thể hiện rõ hình ảnh của một nhà Nho cao đạo đang tự cười mình Đó là nụ cười nhỏ nhẹ mà chan chứa suy tư Khác với Nguyễn Khuyến và nhiều nhà thơ khác, Tú Xương cười mình một cách hả
hê, khi thì phủ định, lúc lại ngông ngạo Là một nhà thơ tài hoa có học vấn nhưng không h p thời, ông c ng không nằm trong mẫu người an phận, thủ thường, không chấp nhận sự nhiễu nhương lố bịch của xã hội Chính vì vậy
Trang 37mà Tú Xương cảm thấy mình trở thành một kẻ thừa thãi, “vô ích” trong xã hội Có lẽ vì vậy mà Tú Xương có quá nhiều điều để giễu bản thân mình Cả cuộc đời ông, cho đến lúc chết cái n công danh vẫn chưa trả xong, cái nghĩa
v chồng c ng chưa trọn vẹn Cả cuộc đời ông chỉ có 37 năm ngắn ngủn nhưng ông đã n quá nhiều Đúng là Tú Xương có khá nhiều điều để nói về bản thân mình Thơ tự trào chính là nỗi niềm, là tâm trạng Tú Xương sau những cuộc chơi dài nay nhìn lại bản thân ông thấy mình đúng là một kẻ vô tích sự Quanh năm chỉ biết đèn sách, cao lâu và trư t thi Trong số những bài thơ Nôm (khảo sát khoảng 150 bài thơ) của ông thì có 48 bài thơ tự trào chiếm 32%, trong đó có 18 bài tự trào về diện mạo
Bằng lối thơ tự trào phủ định, không giống với các nhà thơ khác, Tú
Xương không hề giấu giếm những thói hư tật xấu, những thú ăn chơi của
mình Ông trào lộng bằng cách tự chế giễu, bôi xấu chân dung mình:
Ở phố hàng Nâu có phỗng sành Mắt thời thao láo, mặt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
(Tự cười mình I)
Ta thấy dáng vẻ của tác giả trong bài thơ thật không có chút cảm tình
Tác giả tự giễu mình với bộ m t xấu xí“mắt thời thao láo, mặt thời xanh”
Đằng sau hình hài ấy là con người với tính cách khinh đời ngạo thế, lung tung bừa bãi, và lại hay nịnh v , một ông phỗng sành vô tích sự Chính vì thế mà ông luôn tự phủ định bản thân Bức chân dung tự họa của ông đư c dựng lên
Trang 38bằng lối “hí hoạ”, bằng cách đó ông đã đóng góp cho thơ ca trào phúng một hình tư ng tự trào độc đáo Với lối cường điệu hóa Tú Xương đã tự giễu chính bản thân mình, từ dáng vẻ, đến phẩm chất tính cách
Một Tú Xương dơ dáng, dại hình trong cảnh vô nghề nghiệp, phải “ăn lương hàm chính thất” Ông tự nhận mình là một kẻ học trò dốt nát, là một Tú Xương sành ăn chơi, rư u chè, bài bạc, theo ông tự nhận mình là “văn dốt võ
dát” Trong bài “Phú hỏng thi”, Tú Xương còn dịp để “khoe” sự ăn chơi ấy:
Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng
Tú Xương ăn chơi hưởng lạc nhưng không phải là sự hưởng lạc thoát li như một số nhà thơ khác Ông không nâng sự ăn chơi của mình lên thành triết
lí hay mục đích sống Và ông c ng không tỏ ra hả hê, thỏa mãn khi nói đến sự
ăn chơi ấy
Tú Xương còn tự trào bằng cách làm cho mọi khía cạnh của bản thân trở nên xấu xí để làm đối tư ng trào lộng Ông đã lôi tất những gì dốt
nát, xấu xa của bản thân mình ra mà c t nhả:
Rõ thực Nôm hay mà chữ dốt Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy
(Buồn hỏng thi)
Tú Xương không chỉ cười người mà ông đã đưa chính mình ra làm đối
tư ng để cười Hiện tư ng tiếng cười tự trào ở trong thơ không phải trước Tú Xương không có ai nhưng cái chính là tần số xuất hiện tiếng cười tự trào trong thơ Tú Xương mới là điều đáng nói Phần nhiều thơ văn Tú Xương là viết về một nhân vật - tác giả bằng cách đưa mình vào thơ như một đối tư ng khách thể, nhân vật ấy tự nói về mình một cách quái lạ như cố nói quá đi những tật xấu của mình Bản thân ông vốn hồn nhiên, thật thà dẫu rằng c ng
Trang 39có cái tật này tật khác đáng chê trách nhưng không hề giấu giếm mà ngư c lại
cứ tự thổi phồng lên, phô trương ra những m t đáng chê trách của mình:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương Cao lâu hay ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường
(Tự vịnh)
Viết về mình, cười mình, mảng thơ tự trào của ông đ c biệt có sức
thuyết phục lớn đối với người đọc Không hề giấu diếm điều gì, ông “Tự giễu
mình” cả trong sự học, cả trong cách chơi ngông, ý thức về sự vô trách nhiệm
mà vẫn vô trách nhiệm của mình để rồi phủ định cả chính mình:
Ta lên ta hỏi ông trời Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
( Hỏi ông trời)
Tú Xương còn phóng đại sự ăn chơi nhằm đạt hiệu quả trào lộng theo
quy luật riêng của thể loại, m t khác còn nhằm thể hiện rõ sự khinh bỉ, bất mãn của mình trước thời cuộc rối ren:
Trời cười thằng bé nó hay chơi Cho hay công nợ âu là thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời
(Tự cười mình II)
Ông lôi hết những tật xấu của mình rồi nói quá lên mà không hề ngần ngại Ông đã tự vẽ chân dung mình thành con b nhìn, con rối
Nhà thơ còn chế giễu ông chồng vô tích sự trong bản thân mình Tú
Xương trước bằng xương bằng thịt nên c ng có những tật xấu, thói xấu của người đời Nhưng thực ra ông là một người chồng, người cha có ý thức trách
Trang 40nhiệm, rất yêu v , thương con Không làm đư c gì thiết thực để giúp đỡ v thì ông làm thơ than thở gi m v :
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
đến việc bản thân vô tích sự luôn phải nhờ v (Thương vợ, Văn tế sống vợ,
Quan tại gia…) Đây là một điều trăn trở khôn nguôi trong lòng ông Tú Nỗi
buồn ấy ông không hề giấu giếm, ông muốn thiên hạ c ng biết Ông cười bản thân mình như thể để làm vơi đi cái nỗi niềm ấy Nhưng có lẽ ông buồn cho bản thân mình bao nhiêu thì ông lại tự hào về người v hiền của ông bấy nhiêu Quả thực có lẽ đây là cái cười gư ng gạo nhất, cái cười méo mó nhất, cái cười tủi cực chính là cái cười sự bất lực của bản thân:
Chẳng phải quan, chẳng phải dân Ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, hoá ra đần Hầu con chè rượu ngày sai vặt Lương vợ ngô khoai tháng phát dần
(Tự trào)
Ông mỉa mai bản thân ông đã vô tích sự lại còn có nhiều yêu sách này
nọ Ông thấy mình chẳng hơn gì chú Cuội suốt ngày ngỗi rỗi ở gốc đa
Nếu có khôn ngoan vợ đã nhờ Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả