1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396)

100 823 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Vũ Trọng Phụng tuy có thời gian sáng tác không dài song ông đã khẳng định được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình và để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu ở nhiều thể loại; đặc biệt ông đã g

Trang 1

HOÀNG TRUNG SÂM

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

-

HOÀNG TRUNG SÂM

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

Để hoàn thành luận văn của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa học của mình Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình học tập tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS TS Tôn Thảo Miên, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn này

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2014

Học viên

Hoàng Trung Sâm

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự gi p đ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ……… 1

2 Lịch sử vấn đề ……….………… 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ……….………… 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….……… 8

5 Phương pháp nghiên cứu ……… 9

6 Đóng góp của luận văn ……… … 9

7 Cấu tr c luận văn ……… 9

PHẦN NỘI DUNG Chương I: Khái quát lý thuyết tiếp nhận và tình hình tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng …… ……… 10

1.1 Khái quát lý thuyết tiếp nhận ……….……….… 10

1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học ……….………… 10

1.1.2 Lịch sử tiếp nhận văn học ……….……… 13

1.1.2.1 Tiếp nhận văn học truyền thống ………… 13

1.1.2.2 Tiếp nhận văn học hiện đại ……… … 15

1.1.3 Những đặc điểm của lí thuyết tiếp nhận ……… 18

1.1.3.1 Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác - giao tế của tác phẩm ……… 19

1.1.3.2 Tính khách quan của tiếp nhận văn học ……… 20

1.1.3.3 Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học ……….… 22

1.2 Khái quát vấn đề tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng …… 26

1.2.1 Vũ Trọng Phụng – Cuộc đời và văn nghiệp ……….… 26

1.2.1.1 Cuộc đời nhà văn Vũ Trọng Phụng ……… 26

1.2.1.2 Sự nghiệp sáng tác ……….……… 28

1.2.2 Quá trình tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng ……… 29

1.2.2.1 Giai đoạn 1930 – 1945 ……… 29

1.2.2.2 Giai đoạn 1945 – 1985 ……….……… 31

1.2.2.3 Giai đoạn 1986 đến nay ……….………… 32

Chương 2: Vấn đề phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo 34

Trang 6

2.1 Vấn đề phản ánh hiện thực qua đánh giá của người đọc …… 34

2.1.1 Phóng sự về các sinh hoạt xã hội và đời sống ở đô thị … 34 2.1.1.1 Hiện thực về thế giới cờ gian bạc bịp ………… 35

2.1.1.2 Tệ nạn mại dâm – vấn đề xã hội thương tâm, nhức nhối 37 2.1.1.3 Số phận của những kẻ tôi đòi trong xã hội …… 40

2.1.2 Phóng sự về các sinh hoạt xã hội và đời sống ở nông thôn 42 2.2 Giá trị nhân đạo qua lăng kính người tiếp nhận ………… 45

2.2.1 Phê phán, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến … 45

2.2.2 Thương cảm những thân phận bất hạnh ……… 48

2.3 Quan điểm của chủ thể tiếp nhận về phóng sự Vũ Trọng Phụng 54 Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ quá trình tiếp nhận ……… 68

3.1 Nghệ thuật tiếp cận hiện thực qua lăng kính người đọc …… 68

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong cảm quan chủ thể tiếp nhận 75 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ qua góc nhìn của chủ thể tiếp nhận 82 3.3.1 Ngôn từ giàu chất khẩu ngữ ……… 83

3.3.2 Ngôn từ nghề nghiệp ……… ……… 86

PHẦN KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trước đây, trong nghiên cứu phê bình văn học tồn tại một quan niệm: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm Họ cho rằng: ý tưởng của người nghệ sĩ là nòng cốt, là “chỉ dẫn của Chúa” để soi đường cho những tín đồ văn chương mải miết đi tìm chân lí; tiếp nhận được xem như một nỗ lực phóng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tác phẩm, truy tìm ánh xạ tâm hồn nhà văn trong bề mặt ngôn ngữ, văn bản Theo quan niệm đó, phê bình văn học cố gắng lần tìm theo lối người viết đã đi để dựng lại một tác phẩm văn học duy nhất trong ý đồ sáng tạo Hướng nghiên cứu phổ biến và lí tưởng một thời là tiếp cận trực tiếp với tác giả, khai thác địa đồ nhà văn đã phác thảo, lí giải tác phẩm bằng chỉ dẫn trực tiếp

Quan niệm này đã xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tác giả trong việc hình thành nên tác phẩm xong đó không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để ta cần chú ý khi nghiên cứu tác phẩm Bởi, có một vấn đề đặt ra: làm cách nào để tìm hiểu các tác phẩm khuyết danh, các sáng tác của các nhà văn không đồng thời với chúng ta hay nhà văn đã mất? Nếu tác giả không để lại bất kì chỉ dẫn nào ngoài văn bản thì có nghĩa chiếc chìa khoá đi vào văn bản mãi mãi bị vùi lấp

Mỹ học tiếp nhận hiện đại cho rằng: tác phẩm văn học chỉ ra đời trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả Xem “tác phẩm văn học như là một quá trình” (Trương Đăng Dung), các nhà nghiên cứu văn học đã phục nguyên vai trò của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học Họ cho rằng vòng đời của tác phẩm văn học luôn có mối quan hệ qua lại giữa các khâu sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận Từ xưa đến nay, không phải mỗi nhà văn xuất hiện, mỗi tác phẩm văn học ra đời là ngay lập tức khẳng định được

Trang 8

giá trị trong lịch sử văn học, mà sự sống của tác phẩm văn học “chỉ thực sự

bắt đầu khi trải qua quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ về tác phẩm của người đọc Văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi người đọc xuất hiện”

Đề cao vị thế của độc giả, tiếp nhận tác phẩm từ hoạt động của người đọc là bước tiến của lý luận văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam Jean-

Paul Sartre đã nói: “Tác phẩm như một con quay kỳ lạ, chỉ có thể xuất hiện và

vận động Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể gọi là

sự đọc Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục Ngoài sự đọc ra, nó chỉ là những vệt đen trên giấy trắng” GS Nguyễn

Lai trong bài viết “Về quá trình tiếp nhận văn học” có đưa ra một luận điểm quan trọng: “Nói đến quá trình tiếp nhận văn học, thoạt tiên ta nghĩ ngay tới

“sản phẩm” được làm ra Theo cách đó, sản phẩm chưa qua tay người tiêu dùng thì mới ở dạng tiềm năng Do vậy, năng động chủ quan của người tiếp nhận là cánh cửa đầu tiên để ta có thể đi vào ngôi nhà tạo nghĩa của quá trình tiếp nhận văn học”

Như vậy, trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay, vai trò của tác giả không còn giữ địa vị thống trị như trước đây; tư duy lý luận văn học hiện đại đã nhận ra vai trò quan trọng của văn bản nghệ thuật như là trung tâm tạo nghĩa Tác phẩm chính là kết tinh tư duy nghệ thuật của tác giả nhưng đồng thời cũng là một thực thể văn hoá xã hội khách quan Nó có đời sống và sinh mệnh độc lập với nhà văn ngay từ khi ra đời Ðối với tác phẩm văn học, sự tiếp nhận của người đọc là khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo Lịch sử tác phẩm văn học sở dĩ có được, một mặt do giá trị của chính tác phẩm, mặt khác

là do sự tiếp nhận sáng tạo và năng động của công chúng

Có thể khẳng định, người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác văn học Tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được người đọc tiếp

Trang 9

nhận và chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của nó; nghĩa là, chỉ khi được người đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo của nhà văn mới hoàn tất

1.2 Vũ Trọng Phụng tuy có thời gian sáng tác không dài song ông đã khẳng định được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình và để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu ở nhiều thể loại; đặc biệt ông đã góp công lớn trong việc hiện đại hóa thể loại phóng sự khi mới được hình thành trong văn học Việt Nam Ông đã sáng tác những thiên phóng sự nổi tiếng, dung chứa một hiện thực mang tầm khái quát cao, có giá trị tố cáo sâu sắc đời sống xã hội đương thời

và cho đến nay nó vẫn “đang giữ địa vị đỉnh cao mà nhiều nhà phóng sự hiện thời luôn học hỏi và chưa dễ vượt qua về nhiều phương diện” (Hồ Thế Hà) Tuy nhiên, trong diễn trình tiếp nhận tác phẩm của ông, vẫn còn tồn tại nhiều cách nhìn, cách đánh giá về thể loại phóng sự, cũng như chưa có một công trình thật sự quy mô, giúp người đọc có cái nhìn tổng hợp về những sáng tác này của ông

1.3 Trong chương trình sách giáo khoa được giảng dạy ở nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh chỉ được tiếp nhận Vũ Trọng Phụng qua thể loại tiểu thuyết Vì vậy, việc tìm hiểu thêm về phóng sự Vũ Trọng Phụng là điều cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn về một tài năng lớn của trào lưu hiện thực trong văn học Việt Nam

Từ những lý do đó, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Vấn đề tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng” để nghiên cứu nhằm tổng kết, đánh giá những

quan điểm tiếp nhận của giới nghiên cứu, phê bình về những tác phẩm đã làm nên danh tiếng của “ông vua phóng sự đất Bắc”

2 Lịch sử vấn đề

Trong sự nghiệp cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo nhiều cuốn tiểu thuyết làm vinh dự cho lịch sử văn học nước nhà và những tác phẩm phóng sự nổi tiếng được bao thế hệ nhà văn và độc giả ngưỡng mộ Chỉ chừng năm

Trang 10

năm, nhà văn liên tiếp cho ra đời bảy phóng sự lớn gây xáo động cả làng báo vốn rất sôi nổi đương thời Các tác phẩm này đã nhanh chóng đưa Vũ Trọng Phụng lên đỉnh cao vinh quang, vượt lên những cây bút vốn được nhiều độc giả hâm mộ trước đó: Tam Lang, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam

Trong cuốn “Tiếng cười Vũ Trọng Phụng” (xuất bản năm 2002)

Nguyễn Quang Trung đã thống kê: đã có khoảng hơn hai trăm bài tiểu luận văn học cùng nhiều cuốn sách, chuyên đề, luận văn, luận án nghiên cứu về

Vũ Trọng Phụng Từ bấy đến nay với khoảng thời gian bốn năm, chắc chắn

đã có thêm một số lượng bài viết nghiên cứu về nhà văn họ Vũ Điều này phần nào khẳng định được chỗ đứng và những cống hiến đặc biệt của Thiên

Hư Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn học, khẳng định mối quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu giành cho ông Đúng như Nguyễn Quang Trung khẳng định “dẫu là một viên ngọc còn tỳ vết, hiện tượng Vũ Trọng Phụng vẫn nổi lên như một niềm tự hào, một mời mọc khó cưỡng” [44,14]

Riêng nghiên cứu thể loại phóng sự của Vũ Trọng Phụng, do phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện trình bày tất cả các công trình theo trình tự thời gian từ đầu cho đến nay, mà chỉ cố gắng điểm diện những bài viết nổi bật của một số tác giả đã có những đóng góp nhất định trên hành trình tìm hiểu thể loại sở trường này của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Nguyễn Đăng Mạnh – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về

phóng sự khi viết lời giới thiệu “Tuyển tập Vũ Trọng Phụng” đã có những

đánh giá chân xác về phong cách, giá trị văn chương và quá trình chuyển biến trong tư tưởng của Vũ Trọng Phụng ở ba giai đoạn sáng tác, đồng thời bày tỏ

sự “nâng niu” với những thiên phóng sự của Thiên Hư bởi chúng có “giá trị phê phán xã hội mạnh mẽ”, “góc cạnh, sắc sảo rất Vũ Trọng Phụng” [17,42]

Trang 11

Lê Tràng Kiều tự tin với lời khẳng định Vũ Trọng Phụng cùng Tam Lang Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ Bằng “là ba nhà văn tả thực và cũng mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta” [42,316]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoài Thanh là một trong những tác giả có nhiều bài nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng trên nhiều phương diện khác nhau: nghệ thuật tiếp cận hiện thực, ngôn ngữ, nhân vật

Chuyên luận “Tiếng cười Vũ Trọng Phụng” của Nguyễn Quang Trung

lại đi vào khám phá tiếng cười của Thiên Hư xuất phát từ thế giới quan “vô nghĩa lí” với mục đích nâng tiếng cười lên tầm vóc triết lí, coi đó như một

“điểm tựa” để nghiên cứu tính chỉnh thể trong thế giới nghệ thuật Vũ Trọng Phụng Đồng thời, chuyên luận cũng chứng minh: Vũ Trọng Phụng vừa tiếp thu vừa đổi mới tiếng cười văn học dân gian nên tiếng cười của ông vừa rất dân tộc vừa rất hiện đại, tất cả thống nhất tạo nên phong cách nghệ thuật không thể trộn lẫn của Vũ Trọng Phụng

Bên cạnh đó còn phải kể đến một số luận án nghiên cứu hết sức công phu của các tác giả: Trần Đăng Thao, Nguyễn Văn Phượng

Trong luận án Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn học

Việt Nam hiện đại, trong lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết tác giả Trần Đăng

Thao đánh giá Vũ Trọng Phụng có “khả năng khái quát, tưởng tượng với sức mạnh phi thường, có sức tổng hợp cao, một khả năng chiếm lĩnh hiện thực rộng lớn và nhanh nhạy, khả năng ấy được biểu hiện rõ nét làm nên những đặc sắc cho phóng sự của ông” Tác giả đã phân tích, lí giải những đặc sắc của phóng sự Vũ Trọng Phụng Chân dung của Vũ Trọng Phụng hiện lên thật trọn vẹn Đó là nhà văn phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc với trình độ nghệ thuật cao Qua những trang phóng sự ông đã phơi bày cuộc sống đau thương của xã hội, chỉ ra quy luật tha hóa của con người trong đời sống thành thị thực dân phong kiến … Những điều đó thể hiện nghệ thuật tiếp cận hiện thực độc đáo,

Trang 12

sắc sảo, linh hoạt từ góc độ cơ cấu tổ chức nghề nghiệp đến việc đột nhập xã hội từ phía sau, từ gan ruột của nó ở một nhà phóng sự tài ba Tác giả cũng chỉ ra khả năng tổ chức tình huống, xây dựng và dẫn dắt tình tiết, dựng đối thoại trong nghệ thuật phóng sự của Vũ Trọng Phụng

Qua những thống kê trên, chúng ta nhận thấy các nhà nghiên cứu đã chỉ

ra được những đặc sắc trong phóng sự của nhà văn họ Vũ Các ý kiến hết sức

đa dạng, đi vào tìm hiểu nhiều phương diện và nhìn chung đó là những ý kiến xác đáng, có khả năng thuyết phục độc giả Các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào các vấn đề như: nghệ thuật tiếp cận hiện thực, ngôn ngữ, nhân vật trần thuật

Khi bàn về khả năng tiếp cận hiện thực trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng ta cũng cần nhắc đến những ý kiến của Nguyễn Hoài Thanh

và Lê Dục Tú

Nguyễn Hoài Thanh đi sâu nghiên cứu “Nghệ thuật tiếp cận hiện thực

trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng” và đã phân tích nó ở góc độ cơ cấu tổ

chức, góc độ nghề nghiệp, kỹ nghệ và ở một vài một điểm nhìn khác, từ đó đi đến kết luận: chính sự sáng tạo trong phương thức tiếp cận hiện thực của Vũ Trọng Phụng đã làm cho “vấn đề nổi bật và sâu sắc hơn” [42,334]

Lê Dục Tú khi khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật viết phóng

sự trong bài viết “Ký Việt Nam giai đoạn 1900-1945” cũng đã có sự gặp gỡ

với Hoài Thanh khi chỉ ra được cách tiếp cận hiện thực đa dạng trong phóng

sự Vũ Trọng Phụng: “Lúc thì nhìn từ phía bên trong (Lục sì, Kĩ nghệ lấy Tây), lúc thì nhìn từ phía sau – từ phía “cổng hậu” (Cơm thầy cơm cô), lúc thì được nhìn trên diện rộng (Một huyện ăn tết) ” [6,391]

Nhận xét về nhân vật trần thuật, chúng ta thấy xuất hiện nhận định của Hoàng Ngọc Hiến khi ông đồng tình với ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh và

Trang 13

khẳng định: “Vũ Trọng Phụng đã tạo được nhân vật trần thuật có giọng điệu rất riêng” [10,23]

Bên cạnh đó, còn phải kể đến ý kiến của Văn Tâm Tác giả đã tỏ ra hết sức khéo léo khi phân tích công năng lợi hại của thể ký để từ đó rút ra nhận định: “Ở tất cả các tác phẩm phóng sự, Vũ Trọng Phụng đều nhất thiết cho nhân vật tường thuật “tôi” có mặt, thậm chí sớm xuất đầu lộ diện để nhanh chóng khẳng định với độc giả, những sự việc và con người được phản ánh, miêu tả, tái hiện trong phóng sự là chính do Vũ “tôi” “mắt thấy tai nghe” [31,12]

Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà khi tiếp nhận phóng sự của nhà văn họ Vũ cũng có một ý kiến đáng lưu tâm Ông đã sắc sảo khi khẳng định: “Vũ Trọng Phụng là người nhập vai nồng nhiệt với tư cách nhân vật “tôi”để bình luận, phân tích, mổ xẻ tận cùng bản chất của vấn đề, để tố cáo cái ác và cảm tính, kêu gọi sự hoàn lương của con người Cái tôi của Vũ Trọng Phụng được thể hiện cạn kiệt, đầy tính nhân bản cao cả” [46,250]

Đề cập đến ngôn ngữ trong phóng sự Thiên Hư, bài viết của Tôn Thảo Miên hay luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Phượng có thể xem là những nhận

định rất đáng tham khảo Tác giả Tôn Thảo Miên trong Lời giới thiệu “Vũ

Trọng Phụng toàn tập” (Tập 1) đã khái quát về văn nghiệp của Vũ Trọng

Phụng, trong đó nhấn mạnh thành tựu của nhà văn trên bình diện ngôn ngữ:

“Ông là một trong những nhà văn góp phần đáng kể vào việc hiện đại hoá văn xuôi quốc ngữ” [21,36]

Tác giả Nguyễn Văn Phượng qua luận án“Ngôn từ nghệ thuật của Vũ

Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết” không những đi vào khảo sát

nhịp điệu câu văn mà còn chỉ ra và gọi tên được những lớp ngôn từ đặc biệt trong phóng sự của Thiên Hư: ngôn từ giễu nhại, phản lãng mạn; ngôn từ dục

Trang 14

tính và đặc tả thân xác; ngôn từ cường điệu, phóng đại để huỷ diệt, triệt hạ; ngôn từ đối thoại cá thể hoá, độc thoại nội tâm và phức điệu

Như vậy, vấn đề phóng sự của Vũ Trọng Phụng thực ra đã được nhiều tác giả có tâm huyết đề cập đến từ lâu Tuy nhiên, chúng chưa được nói đến một cách có hệ thống mà mỗi tác giả thường chỉ xoáy sâu vào một khía cạnh, một biểu hiện nhất định Do đó, luận văn của chúng tôi khai thác, tổng hợp quá trình tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học nước nhà

Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy: chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng Phần lớn là các sách sưu tầm, biên tập lại những tác phẩm phóng sự hoặc những bài viết trên báo, tạp chí hay những công trình, bài viết nghiên cứu về từng tác giả Thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng là một việc làm hết sức cần thiết và

có ý nghĩa

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn khảo sát những cách tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng

từ đó hệ thống hóa các khuynh hướng tiếp nhận của công chúng theo trình tự thời gian Đồng thời, tiếp thu ý kiến, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình xác lập quan điểm khách quan về một số phương diện nội dung và nghệ thuật của thể loại phóng sự trong sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng, khẳng định vị trí và đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là vấn đề tiếp nhận phóng

sự của Vũ Trọng Phụng qua các tác phẩm phóng sự tiêu biểu của ông, đó là

Trang 15

các tác phẩm: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm

cô (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938)

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các bài viết của các nhà nghiên cứu lý luận phê bình, các luận văn, luận án nghiên cứu về phóng sự của Vũ Trọng Phụng

5 Phương pháp nghiên cứu

Để luận văn có thể triển khai một cách khoa học, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh – đối chiếu

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu có hệ thống các ý kiến và các khuynh hướng tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Khái quát lý thuyết tiếp nhận và tình hình tiếp nhận phóng

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN

VÀ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG 1.1 Khái quát lý thuyết tiếp nhận

1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học

Tiếp nhận là hoạt động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp Trong giao tiếp văn học từ trước đến nay, quan hệ giữa người đọc với tác phẩm thường được gọi bằng các từ “đọc”, “cảm thụ”, “thưởng thức”, “phê bình” Lí thuyết tiếp nhận đề xuất khái niệm “tiếp nhận văn học” nhằm chỉ phương diện chủ động của người đọc trong việc lựa chọn thông tin, sáng tạo ý nghĩa của tác phẩm Với khái niệm này, vai trò của người đọc được đặt lên hàng đầu

Tiếp nhận văn học là một khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động văn học Hoạt động văn học không đơn thuần chỉ là hoạt động sáng tạo nên văn bản văn học – tức là hoạt động sáng tác của nhà văn, mà còn bao gồm hoạt động tiếp nhận văn bản văn học của người đọc – tức là hoạt động đọc Hai hoạt động này liên quan đến nhau, quy định lẫn nhau, không thể thiếu một trong hai bởi chỉ có thể thông qua hoạt động tiếp nhận của người đọc – chủ thể cảm thụ, tiếp nhận văn học, văn bản văn học mới có thể chuyển hóa thành tác phẩm văn học

Mối quan hệ nhà văn, tác phẩm, người đọc là một vấn đề lí thuyết mà mọi nền lí luận phê bình văn học đều quan tâm và được coi là mối quan hệ biện chứng của quá trình sáng tạo văn học Tuy nhiên nhận thức về mối quan

hệ này luôn biến đổi theo sự vận động và phát triển của tư duy lí luận văn học

từ truyền thống đến hiện đại Trước đây trong một thời gian dài, lí luận văn học truyền thống chủ yếu tập trung nghiên cứu khâu sáng tác, hoặc xem xét

Trang 17

sáng tác tách rời với các quy luật tiếp nhận, hầu như không chú ý đến khâu tiếp nhận văn học, đồng thời đề cao vai trò của nhà văn, xem sáng tạo văn học

là độc quyền của người nghệ sĩ, và khi nhà văn viết xong tác phẩm là coi như

đã hoàn thành quá trình sáng tạo nên không quan tâm đến sự tiếp nhận của người đọc Tư duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại rất coi trọng vai trò người đọc, xem người đọc là người đồng sáng tạo với nhà văn Chính nhờ sự tiếp nhận của người đọc, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm Không có

sự tiếp nhận của người đọc, những gì nhà văn viết ra cũng chỉ là những con chữ vô hồn chết cứng trong im lặng trên những trang giấy lạnh lùng, vô cảm

Lí thuyết tiếp nhận ra đời vào giữa thế kỷ XX đã khẳng định sự tiếp nhận của người đọc có vai trò vô cùng to lớn, quyết định sự sống còn, tồn tại hay không tồn tại của tác phẩm Khoa học nghiên cứu văn học thời kỳ này đã chứng kiến sự chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc Với quan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học như là hình thức đọc đặc trưng mà lý luận văn học truyền thống không giải thích được Và như vậy, xét từ cách tiếp cận này, việc nghiên cứu bản chất của tác phẩm văn học cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn bản và người đọc Do đó, hoạt động tiếp nhận văn học, là một hoạt động mang tính sáng tạo, tác phẩm văn học là một thành tố trong quá trình tiếp nhận

Nhà nghiên cứu Roman Ingarden trong công trình nghiên cứu “Tác

phẩm văn học” đã chỉ ra rằng: “Tác phẩm văn học như là khách thể mang tính

chủ ý thì đời sống của tác phẩm văn học cũng phụ thuộc vào những hoạt động

cụ thể hóa (đọc) văn bản có chủ ý của người đọc hướng tới nó …, mặt khác,

Trang 18

thông qua sự cụ thể hóa như là một hoạt động của ý thức hướng về nó mà bộ xương được đắp thêm da thịt và tác phẩm hình thành”

Nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung cũng khẳng định “Tác phẩm văn

học như là quá trình” mà hành trình của nó đi từ hoạt động viết của nhà văn

để tạo nên văn bản văn học và khi được người đọc tiếp nhận, mới trở thành tác phẩm văn học Cho nên, có thể nói “lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng các tác giả tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những chuyển biến lịch sử của nó” [1,167] Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm văn học có đời sống đa dạng, phong phú trong sự lĩnh hội và tiếp nhận của người đọc qua các thế hệ

Đề cập đến hành động tiếp nhận, xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ của

nghệ thuật ngôn từ, các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:

“Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể …[9, 325]

Các tác giả cuốn giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên – NXB GD 2006), tập 1, Bản chất và đặc trưng văn học) cũng cho rằng: “Tiếp

nhận văn học là hoạt động tiêu dùng, thưởng thức, phê bình văn học của độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau”

Tiếp nhận văn học khác với các hoạt động tiếp thu văn học với mục đích để thưởng thức, khảo cứu, giải trí Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người

Trang 19

đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút Có thể nói, tiếp nhận văn học là một hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình

Như vậy, trong đời sống văn học, tiếp nhận văn học có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là “giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học” Hans Robert Jauss nói: “Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận” để khẳng định tầm quan trọng của tiếp nhận văn học bởi chỉ khi đến với độc giả, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm, hình tượng văn học bước vào giai đoạn chuyển nội dung văn bản thành yếu tố tinh thần, biến tác phẩm thành một yếu tố của đời sống ý thức xã hội

1.1.2 Lịch sử tiếp nhận văn học

Lịch sử văn học không chỉ cho biết sự ra đời của tác phẩm văn học mà còn cho biết lịch sử tiếp nhận tác phẩm văn học Trong lí luận văn học, lí thuyết tiếp nhận là một bộ phận quan trọng Tác phẩm văn học được sáng tác

để cho người đọc tiếp nhận, thưởng ngoạn Thế nhưng lí thuyết tiếp nhận văn học ở mỗi giai đoạn lại có sự biểu hiện khác nhau

1.1.2.1 Tiếp nhận văn học truyền thống

Lí luận tiếp nhận văn học truyền thống cho rằng tiếp nhận là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu, “hai thế giới nội tâm”, “hai khối óc lớn, hai tư tưởng lớn”, giữa chủ thể cá nhân tác giả với người đọc, “của ý thức (vô thức) tác giả với ý thức (vô thức) người đọc” [43,156]

Dạng thức biểu hiện của tiếp nhận văn học truyền thống bộc lộ ở quan niệm tiếp nhận “tri âm” và “ký thác”

Quan niệm “tri âm” cho rằng: nhiệm vụ của việc tiếp nhận là cảm và hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác giả miêu tả Câu

Trang 20

chuyện Bá Nha đập vỡ cây đàn khi Chung Tử Kỳ chết chính là minh họa tiêu biểu cho quan niệm này Khi không còn người tri âm, thấu hiểu được nỗi lòng của người đánh đàn gửi gắm qua tiếng nhạc thì tiếng đàn dù hay cũng không còn ý nghĩa Đây là kiểu tiếp nhận mang tính chất chủ quan, không đề cao vai trò của công chúng rộng rãi mà chỉ chú ý đến những cá nhân có sự am hiểu sâu sắc văn chương, đồng điệu trong đời sống tâm hồn khi sự cảm nhận của độc giả về tác phẩm trùng khít với ý đồ của tác giả trong quá trình xây dựng tác phẩm, nghĩa là “người tiếp nhận có thế giới nội tâm trùng với thế giới nội tâm của nhà văn” (Emil Enekel) Quan niệm này đánh mất chức năng xã hội của văn học, triệt tiêu khả năng đồng sáng tạo của người đọc khi tiếp nhận văn bản văn học Nhưng quan niệm này rất khó thực hiện được bởi rất hiếm khi có được sự gặp gỡ để hiểu nhà văn và tác phẩm của họ

Quan niệm kí thác thì xem tác phẩm như là nơi để gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người đọc Họ quan niệm thưởng thức văn học như là một sự tự thể hiện bản thân Khi đó, người tiếp nhận “phát hiện những giá trị tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm ngoài tầm kiểm soát của tư tưởng tác giả, dựa trên các

ấn tượng chủ quan về tác phẩm hoặc khám phá những ý tưởng ngược hẳn với

ý của tác giả” [9,326] Do đó, tác phẩm văn chương được coi như là một phương tiện để người đọc giãi bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống

mà trong một chừng mực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện

Như vậy, quan niệm truyền thống về tiếp nhận văn học cho rằng tiếp nhận là sự đồng cảm giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc, tiếp nhận tác phẩm văn học đúng như ý đồ của nhà văn khi sáng tạo tác phẩm, là sự gặp gỡ của hai tâm hồn tri âm, hai trái tim cùng chung nhịp đập

Trang 21

1.1.2.2 Tiếp nhận văn học hiện đại

Trên tinh thần kế thừa lí luận tiếp nhận truyền thống, lí luận tiếp nhận hiện đại cho rằng tiếp nhận là sự giao lưu, đối thoại giữa tác giả - chủ thể sáng tác và độc giả - chủ thể tiếp nhận thông qua tác phẩm văn học Lý thuyết tiếp nhận ra đời dường như là sự phản ứng lại những quan niệm tuyệt đối hóa quá trình sáng tác trước đây, coi trọng tác phẩm văn học mà không quan tâm đúng mức tới tiếp nhận văn học

Trường phái phê bình ấn tượng do J.Lemaitre chủ xướng chủ trương tái hiện cảm xúc tinh khôi, tươi mới của người đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm Hoạt động cảm thụ, phê bình tác phẩm diễn ra phong phú, đa dạng tác động không ít đến những nhà nghiên cứu lí luận, những người muốn đặt lí thuyết tiếp nhận như một phương pháp luận để nghiên cứu

Một đại biểu của trường phái Konstanz, Hans Robert Jauss đã nêu lên vấn đề tiếp nhận: sự tiếp nhận của truyền thống văn hóa này đối với tác phẩm của truyền thống văn hóa khác; của một xã hội này đối với tác phẩm của một

xã hội khác và của công chúng xác định đối với một tác phẩm Trong tác

phẩm “Vì một nền mỹ học tiếp nhận”, Jauss đã đặt giả thuyết cho rằng một

tác phẩm đồng thời bao gồm văn bản với tư cách là một cấu trúc cho sẵn và

sự tiếp nhận của người đọc Ý nghĩa của nó thay đổi theo điều kiện và lịch sử

xã hội của tiếp nhận nên nó không cố định, bất biến mà mang ý nghĩa của cuộc đối thoại Do đó, lịch sử của văn học không chỉ là lịch sử của quá trình sáng tác mà còn bao gồm cả lịch sử tiếp nhận của các thế hệ độc giả Tác phẩm văn học được ông quan niệm là sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình sáng tạo và sự tiếp nhận của công chúng văn học Với việc đề xuất những khái niệm quan trọng như “tầm đón đợi”, “kinh nghiệm thẩm mỹ” Hans Robert Jauss và trường phái Konstanz đã mô tả trọn vẹn quá trình sáng tạo của tác giả văn học từ sáng tác đến tiếp nhận

Trang 22

Công trình Xã hội, văn học, sự đọc của các nhà nghiên cứu người Đức

do Manfred Nauman chủ biên đã nêu lên những vấn đề cốt lõi nhất của lí thuyết tiếp nhận Họ cho rằng trọng tâm lí thuyết tiếp nhận là giải quyết vấn

đề tương quan chặt chẽ giữa các thành tố khác nhau của quá trình tiếp nhận văn học Qua đó cần làm rõ ý nghĩa của các yếu tố tác giả, tác phẩm, người đọc và hiện thực

Trong cái nhìn của lí luận văn học hiện đại, văn bản văn học và tác phẩm văn học là hai khái niệm khác nhau, không phải là một, không thể đồng nhất chúng Nhà văn là người khai sinh ra văn bản văn học nhưng đó mới chỉ

là một “kết cấu vẫy gọi” (Iser), tác phẩm văn học chỉ thật sự được hình thành

thông qua sự đọc và nó chỉ thực sự trọn vẹn trong cảm nhận của người đọc Bằng toàn bộ kinh nghiệm thẩm mỹ của mình, người đọc khi tiếp cận với văn bản tái hiện lại thế giới hình tượng được tác giả thể hiện trong tác phẩm và khi đó tác phẩm văn học mới hiện lên trọn vẹn trong thế giới cảm xúc của độc giả

Lí luận văn học hiện đại đã chỉ ra vai trò quan trọng của người đọc như một chủ thể đồng sáng tạo với nhà văn trong việc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học Người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác văn học Tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được người đọc tiếp nhận và chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của nó Với quan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học Như vậy có thể coi người đọc là chủ thể của “toàn bộ quá trình biến văn bản nghệ thuật thành tác phẩm nghệ thuật”

Lí luận tiếp nhận hiện đại cho rằng tác phẩm văn học là một loại sản phẩm tinh thần do nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống

Trang 23

của con người trong xã hội Sáng tác văn học tạo ra đối tượng tiêu thụ cho tiếp nhận văn học, đó chính là tác phẩm văn học “Tiêu thụ mà không có đối tượng, không thể trở thành tiêu thụ" Nếu không có hoạt động sáng tác của nhà văn, không có tác phẩm văn học với tư cách là một hình thái vật chất hoá của hoạt động này, thì tiếp nhận văn học không thể diễn ra Sáng tác văn học còn tạo ra những phương thức tiêu thụ cho tiếp nhận văn học Nói cách khác, sáng tác văn học không chỉ quyết định hoạt động tiếp nhận văn học có diễn ra hay không mà còn quyết định hoạt động tiếp nhận văn học sẽ diễn ra như thế nào Nhà văn sáng tạo nên tác phẩm theo một phương thức nào đó, người đọc cũng phải dựa trên những phương thức phù hợp mà tiếp nhận tác phẩm Nếu như cái mà nhà văn cung cấp cho người đọc là tiểu thuyết mà không phải là thơ, thì người đọc không thể lấy cách đọc thơ mà đọc tiểu thuyết Ngược lại cũng vậy Sáng tạo văn học cũng tạo nên động lực tiêu thụ cho tiếp nhận văn học, tức là nhu cầu của bản thân người tiêu thụ: “Bản thân tiêu thụ với tư cách

là một động lực lấy đối tượng làm môi giới Nhu cầu mà tiêu thụ cảm thấy về đối tượng chính là nhu cầu sáng tạo tri giác về đối tượng Đối tượng nghệ thuật tạo nên công chúng hiểu được nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp Bất kì một sản phẩm nào khác cũng vậy Do đó, sản xuất không chỉ tạo nên đối tượng cho chủ thể mà còn tạo nên chủ thể cho đối tượng” Nói cách khác, chỉ có tác phẩm văn học mới có thể tạo ra nhu cầu thưởng thức văn học của con người Một văn bản phi văn học chỉ có thể tạo ra nhu cầu nhận thức mà không phải là nhu cầu thưởng thức văn học Đồng thời, bất cứ người nào cũng phải trải qua quá trình đọc một tác phẩm văn học, sau đó mới có thể thưởng thức được văn học và có nhu cầu thưởng thức văn học Vì vậy, sáng tác văn học không chỉ tạo nên đối tượng thưởng thức cho người đọc, mà còn tạo nên chủ thể tiếp nhận cho đối tượng thưởng thức, đó là độc giả Tiếp nhận

Trang 24

văn chương là một hoạt động tái tạo hình tượng nghệ thuật, một công việc không thể thiếu của sáng tạo nghệ thuật

Lí luận tiếp nhận văn học hiện đại đã bổ sung, phát triển những quan niệm tiếp nhận của lí luận truyền thống trên bình diện xã hội, văn hóa, lịch sử

Kế thừa những thành tựu của lí luận tiếp nhận truyền thống, lí luận tiếp nhận hiện đại đã nâng tầm lí thuyết tiếp nhận văn chương trong lịch sử văn học, đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm tòi, khám phá phạm

vi biểu hiện, lí giải quy luật của hoạt động tiếp nhận văn học Với những đóng góp ấy, hoạt động tiếp nhận được nhận thức ngày càng đúng đắn và khoa học hơn

1.1.3 Những đặc điểm của lí thuyết tiếp nhận

Tiếp nhận văn học là một quá trình tiếp thu lĩnh hội một đối tượng nghệ thuật là tác phẩm văn học Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với việc đọc hiểu những gì đã đọc thông qua ngôn từ và những gì có ý nghĩa nhân sinh thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương Nguyên lý chú giải, theo Gadamer là “phải cố gắng hiểu tất cả những gì có thể hiểu được” Khi đọc tác phẩm vănchương, người tiếp nhận không thể với tới hiện thực tiếp nhận ở dạng nguyên thủy được mà chỉ có thể hiểu được qua thế giới nghệ thuật được sắp đặt, tổ chức bằng ngôn ngữ và trong ngôn ngữ Theo Gadamer con người sống trong ngôn ngữ và không thể bước ra ngoài dù là một phút giây nào

Tác phẩm văn học là một đối tượng nhận thức đặc thù vì nó là sản phẩm tinh thần đặc biệt Muốn chiếm lĩnh, tiếp nhận không thể vận dụng những năng lực hoạt động nhận thức chung mà cần đến những năng lực đặc thù qua hình tượng thẩm mỹ vốn là một hình tượng nhận thức phát triển ở mức cao hơn những hoạt động nhận thức bằng lý luận Tác phẩm văn học là một sáng tạo tinh thần của cá nhân người nghệ sĩ Nó không phải là một vật thể thẩm

Trang 25

mỹ cụ thể mà là một tồn tại phi vật thể thông qua hình tượng thẩm mỹ được vật chất hoá bằng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật

Tác phẩm văn chương nào cũng nhằm mục đích thông báo tình cảm thẩm mỹ Nhà văn gửi đến cho người đọc nhiều xúc động mãnh liệt nhất về cuộc sống, con người dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ Nội dung đó

nó được thể hiện qua hình tượng thẩm mỹ được hệ thống hoá qua hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên Nó là một đặc trưng riêng trong sáng tác văn học và trong tiếp nhận văn học Tiếp nhận chính là tìm hiểu những tình cảm thẩm mỹ bằng hình tượng thẩm mỹ qua hệ thống ngôn ngữ Đây là một qui trình khép kín của tác phẩm văn học từ sáng tác đến bạn đọc

và ngược lại

Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta nhận thấy qui trình tiếp nhận tác phẩm là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những giá trị mà văn bản tác phẩm văn học mang đến cho người đọc Nó đòi hỏi người đọc phải có những năng lực cụ thể Quá trình đó diễn ra theo một chiều duy nhất đó là đọc văn và tri giác ngôn ngữ “Tiếp nhận văn học là một quá trình,

vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn”

1.1.3.1 Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác - giao tế của tác phẩm

Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, rung cảm của mình về cuộc sống cho người đọc, chỉ khi người đọc tiếp nhận tác phẩm thì quá tình sáng tạo mới hoàn tất Muốn hiểu rõ bản chất của quá trình tiếp nhận, cần thấy rõ hình tượng nghệ thuật tồn tại như một quá trình có nhiều giai đoạn Trước tiên hình tượng nảy sinh trong ý đồ tác giả và được phát triển thành một thế giới nghệ thuật trọn vẹn tồn tại dưới dạng tinh thần trong ý thức của người nghệ sĩ Hình tượng ấy được thể hiện vào một phương tiện vật chất là văn bản như một tổ chức kí hiệu chặt chẽ, liên tục, phù hợp với một

Trang 26

cấu trúc ý nghĩa trọn vẹn, phức tạp Tác phẩm chỉ có được đời sống khi được độc giả tiếp nhận, sự tiếp nhận chuyển nội dung văn bản thành một thế giới tinh thần, biến tác phẩm thành một yếu tố của đời sống ý thức xã hội Như vậy tiếp nhận là một giai đoạn tồn tại của hình tượng nghệ thuật, là một khâu không thể thiếu được của sáng tạo nghệ thuật

Không phải mọi sự sử dụng văn bản văn học đều là “tiếp nhận văn học” Tiếp nhận văn học không phải là việc sử dụng từ ngữ, tìm kiếm kiến thức xã hội, văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị… từ các tác phẩm văn học Văn học là sản phẩm tinh thần, kết tinh kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm của con người, chỉ khi nào có sự giao thoa giữa người đọc với tác phẩm, người đọc lĩnh hội được thế giới tinh thần đó mới là sự tiếp nhận chân chính

Tiếp nhận đòi hỏi người đọc phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu tình tiết, ngôn ngữ, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng văn học một cách toàn vẹn Người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nhà văn, thâm nhập vào hệ thống hình tượng tác phẩm và đưa hình tượng tác phẩm vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm Mức độ cuối cùng của quá trình tiếp nhận là người đọc lí giải tác phẩm, hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng và truyền thống nghệ thuật Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự tham gia của tri giác, cảm giác, trực giác, tưởng tượng và bộc lộ cá tính của người tiếp nhận, lập trường của người đọc với giá trị tác phẩm

1.1.3.2 Tính khách quan của tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học xuất phát từ người đọc Mỗi người đọc có một suy nghĩ chủ quan riêng, và việc tiếp nhận tùy thuộc vào những suy nghĩ, độ tinh

tế, kiến thức, vốn sống của người đó Cùng một tác phẩm nhưng có người thì say mê ngôn ngữ của tác phẩm, người thì tìm kiếm trong đó sự đồng cảm, đồng điệu trong cuộc sống, có người thì chú trọng khai thác tác phẩm trên các

Trang 27

quan điểm nghệ thuật Có nhiều trường hợp cùng một câu chữ nhưng mỗi người lại có mỗi cách tiếp cận khác nhau, lý giải khác nhau tùy thuộc vào thị hiếu, vào vốn sống, vào năng lực thẩm mỹ của mỗi người

Tuy nhiên, tiếp nhận văn học lại là hoạt động mang tính lịch sử xã hội

và khách quan Người đọc khi ở trong quá trình tiếp nhận văn học tâm lí của anh ta không thể là một tấm bảng trắng, trong hoạt động thực tiễn xã hội, thẩm mĩ và hoạt động văn hoá giáo dục, anh ta đã có một kết cấu tâm lí và văn hoá nhất định Cái này tất nhiên sẽ ảnh hưởng và chi phối sự tiếp nhận văn bản văn học của anh ta Chính dựa trên cơ sở này, nhà mĩ học Đức Jauss

đã đề xuất một khái niệm rất quan trọng: tầm đón đợi Đây là khái niệm để

chỉ trình độ thưởng thức và yêu cầu thưởng thức của người đọc đối với tác phẩm văn học Tầm đón đợi này hình thành do sự tổng hợp các kinh nghiệm, tri thức, sở thích, năng lực Khi đọc những tác phẩm văn học cụ thể, tầm đón đợi biểu hiện thành một sự mong đợi có tính chất định hướng, sự mong đợi này có một phạm vi xác định tương đối, phạm vi này qui định hạn độ, khả năng tiếp nhận Nói một cách đơn giản, tầm đón đợi là một điều kiện chủ thể

và tâm lí mong đợi của độc giả khi tiếp nhận tác phẩm văn học Bất cứ một hoạt động thưởng thức nào cũng là một sự triển khai trên cơ sở tầm đón đợi, đều không thể không có sự tham gia của tầm đón đợi Tầm đón đợi không chỉ

có tác dụng thúc đẩy hoạt động tiếp nhận, nó còn luôn luôn đóng vai trò của một khung qui chiếu và một bối cảnh kinh nghiệm

Văn học phản ánh đời sống xã hội nên vốn mang tính khách quan Tầm đón đợi của người đọc có thể thống nhất với trình độ nghệ thuật của tác phẩm, cũng có thể không thống nhất Khi hai yếu tố này phù hợp, thống nhất với nhau, tầm đón đợi của người đọc sẽ được thực hiện một cách thuận lợi, không phải thay đổi tầm đón đợi Khi hai nhân tố này không phù hợp với nhau, việc thực hiện tầm đón đợi sẽ gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi phải thay đổi tầm đón

Trang 28

đợi Jauss nói: “Giả sử người ta mô tả sự không thống nhất giữa tầm đón đợi

và sự xuất hiện của một tác phẩm mới bằng khoảng cách thẩm mĩ, thì sự tiếp nhận tác phẩm mới sẽ tạo nên sự biến đổi tầm đón đợi, thông qua sự phủ định những kinh nghiệm vốn quen thuộc hoặc thông qua việc nâng cao những kinh nghiệm mới lên thành tầng ý thức” Nói chung, những tác phẩm văn học xuất sắc đều là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới mẻ, nó không đơn thuần nhằm thích ứng với tầm đón đợi đã có của độc giả, mà luôn luôn phá vỡ tầm đón đợi văn học quen thuộc, cho nên, độc giả phải không ngừng thay đổi tầm đón đợi của mình, như vậy, mới có thể nắm bắt được đặc tính của nghệ thuật Ngược lại, bởi tầm đón đợi của người đọc không ngừng biến đổi theo sự gia tăng của kinh nghiệm đời sống và kinh nghiệm thẩm mĩ, cho nên giá trị của tác phẩm văn học cũng thay đổi theo thời đại

Tiếp nhận là hoạt động khách quan Người tiếp nhận phải dựa trên những định hướng giới hạn về nội dung, nghệ thuật tác phẩm để tránh chủ nghĩa cá nhân và xuyên tạc nội dung tác phẩm Một tác phẩm luôn có giá trị

tự thân của nó, người đọc phải cảm thụ khách quan và tôn trọng Không phải nói tiếp nhận là chủ quan của người đọc thì anh muốn hiểu thế nào cũng được

1.1.3.3 Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học

Lí luận tiếp nhận hiện đại nêu lên những nhận thức mới đối với văn bản tác phẩm Văn bản không phải là một sản phẩm bất biến và đơn nghĩa, mà là

có nội dung vô tận, đa nghĩa Từ đầu thế kỉ XX nhà nghiên cứu Nga A.Gornơphen đã nói: "Mọi tác phẩm nghệ thuật đều là tượng trưng và việc sử dụng nó thì vô cùng tận, các khái quát nghệ thuật mang tính bóng gió cho nên

ý nghĩa cũng vô cùng tận" Nhà nghiên cứu L.Vưgôtxki cũng chỉ ra rằng:

"Tác phẩm nghệ thuật cho phép có nhiều vô tận các cách cắt nghĩa và đó

là điều đảm bảo cho ý nghĩa không tàn phai của nó"

Trang 29

Tiếp nhận văn học chắc chắn không phải là sự tiếp nhận tiêu cực, bị động đối với tác phẩm văn học, mà là sự sáng tạo tích cực, chủ động Nhà văn muốn tạo ra tác phẩm phải sáng tạo, người đọc thưởng thức tác phẩm cũng

phải sáng tạo Jauss đã nói: “Một tác phẩm văn học hoàn toàn không phải là

một khách thể độc lập tự thân mà tất cả các thời đại, tất cả mọi người đọc đều có một cảm nhận giống nhau về nó Tác phẩm văn học cũng không phải

là một tấm bia vĩnh cửu thách thức thời gian mà là một bản nhạc quản huyền, không ngừng làm rung lên những tiếng vọng mới trong lòng người đọc, đồng thời không ngừng giải phóng khỏi chất liệu ngôn từ để có được một sự tồn tại hiện thực” Một trong những nguyên nhân của điều này là do hoạt động tiếp

nhận của độc giả có tính chủ thể và tính sáng tạo rất sâu sắc, vì thế mà những độc giả khác nhau của các thời đại khác nhau chưa chắn đã cảm nhận và lí giải hoàn toàn giống nhau về tác phẩm văn học

Sự sáng tạo của người đọc xuyên suốt toàn bộ quá trình thưởng thức văn học Một biểu hiện nổi bật của nó là sự bổ sung và làm phong phú thêm

hình tượng trong tác phẩm Gorki nói: “Chỉ khi người đọc dường như được

tận mắt nhìn thấy tất cả những gì mà nhà văn muốn biểu đạt, khi nhà văn khiến cho người đọc thông qua kinh nghiệm của bản thân họ, thông qua vốn tri thức và vốn sống của họ mà tưởng tượng, bổ sung, thêm vào những tính cách, trạng thái, hình tượng, bức tranh mà nhà văn miêu tả, thì tác phẩm của nhà văn mới có thể tác động sâu sắc đến người đọc” Sự bổ sung và làm giàu

thêm hình tượng nghệ thuật của người đọc thể hiện tính năng động vốn có của

ý thức con người có mối liên hệ chặt chẽ với đặc trưng của hình tượng văn học Văn học thông qua hình tượng nghệ thuật mà biểu hiện đời sống xã hội, không thể và cũng không cần thiết phải quan tâm đến tất cả mọi việc, đến tất

cả mọi phương diện, mà chỉ có thể dùng hình thức lấy ít tả nhiều, lấy một nói mười, lấy cái hữu hạn mà biểu thị cái vô hạn Cái mà nhà văn mô tả chỉ là một

Trang 30

phần quan trọng nhất, tiêu biểu nhất, giàu ý nghĩa nhất mà thôi, còn phần không thể diễn tả được hoặc không nhất thiết phải biểu hiện bằng lời thì dành lại cho độc giả Chính điều này đã để lại cho độc giả một khoảng trống để sáng tạo Độc giả không chỉ thông qua các kí hiệu ngôn ngữ làm sống lại trong tâm hồn phần tác giả đã miêu tả, mà còn nhờ sự ngụ ý và dẫn dắt của nhà văn, lấp đầy và triển khai những phần mà nhà văn chưa miêu tả Chỉ có như vậy mới có thể nắm bắt thẩm mĩ một cách toàn diện hình tượng nghệ thuật

Trong quá trình tiếp nhận, độc giả còn phát hiện và làm giàu thêm ý nghĩa của tác phẩm Ý nghĩa của tác phẩm văn học luôn tiềm ẩn trong hình tượng văn học, hoàn toàn không lộ diện một cách trực tiếp trước mắt người đọc; hơn nữa, ý nghĩa ấy lại luôn luôn đa trị, mơ hồ, không xác định, khó có thể khái quát bằng những lời lẽ rõ ràng, giản đơn Người đọc phải tự mình tìm tòi, phát hiện, lĩnh hội ý nghĩa của nó, nếu không tác phẩm sẽ chẳng có ý nghĩa gì với anh ta Lí thuyết tiếp nhận ra đời đã khẳng định rằng: ý nghĩa của tác phẩm không hoàn toàn do một mình tác phẩm qui định, người đọc cũng là một lực lượng tích cực, không thể thiếu tham gia vào việc tạo nghĩa của tác phẩm Chính vì người đọc cũng tham gia vào quá trình tạo nghĩa cho tác phẩm cho nên ý nghĩa của tác phẩm không phải là một hằng số mà là biến số Không thể có một cách giải thích duy nhất cho tác phẩm, mỗi lần tiếp nhận tác phẩm là một lần phát hiện, sáng tạo làm giàu thêm cho ý nghĩa của tác phẩm, làm lộ ra những vẻ đẹp mới

Tiếp nhận văn học là hoạt động chủ quan của người đọc, người đọc lí giải tác phẩm bình giảng tác phẩm vì thế nó là một hoạt động tích cực Tùy vào tri thức, kinh nghiệm sống của mỗi người mà việc lý giải có thể sâu sắc, cũng có thể hời hợt, phiến diện tác phẩm văn học khi mới đến tay người đọc

tự bản thân nó mang những ý tưởng mà tác giả thể hiện Thế nhưng, khi người

Trang 31

đọc bắt đầu can thiệp vào tác phẩm bằng những suy nghĩ cá nhân thì tác phẩm không còn ý nghĩa như ban đầu nữa Công chúng tiếp nhận văn học không chỉ đọc tác phẩm, mà còn phân tích, bình giải những nội dung ý tưởng của tác phẩm

Giáo sư Roman Ingarden phát biểu trong công trình “Tác phẩm văn

học”: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không

bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”

Đây là phát biểu nhận định về đời sống của tác phẩm văn học có hàm ý nhấn mạnh tính “dang dở” của tác phẩm văn học, có thể hiểu đó là tính không

cố định, tính đa dạng, mơ hồ của tác phẩm văn học Sự tồn tại của nó không tĩnh mà động, không phải là sản phẩm cố định mà là quá trình Một nhà văn thực sự tài năng sẽ không bao giờ bày toàn bộ bức tranh đời sống ra trước mắt người đọc Ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm là thứ ngôn ngữ giàu khả năng biểu hiện và mô tả khiến cho tác phẩm văn học có nhiều khoảng trống, điểm trắng để vẫy gọi, thôi thúc người đọc tham gia vào hoạt động văn học, là điểm tựa để văn bản văn học được tiếp nhận và đồng thời có một đời sống thực sự Nhờ vậy tác phẩm có sức hấp dẫn lớn và thôi thúc người đọc lấp đầy những khoảng trống, điểm trắng đồng thời tự do giải thích

và tưởng tượng, không ngừng cấu trúc lại ý nghĩa của tác phẩm Đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt sự bổ sung của người đọc quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn học Tác phẩm văn học là không

cố định, không tĩnh mà động, nó như là quá trình mà chính người đọc quyết định tính chất “mở”, “không có giới hạn cuối cùng” của tác phẩm văn học Nếu như sản phẩm của nhà văn được khai sinh,tức là văn bản văn học, nó sẽ hiện hữu ở giới hạn cuối cùng của nó là văn bản được in thành sách và xuất bản, thì sự tồn tại của tác phẩm văn học không có cái gọi là “giới hạn cuối cùng” như thế

Trang 32

Nói như nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung “với lớp lớp câu chữ phi

vật thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc

Và giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau khi đọc

mà thôi” (Tác phẩm văn học như là quá trình - Trương Đăng Dung, 2004)

Điều này đã khẳng định mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc thông qua văn bản là bản chất của quá trình tiếp nhận Tác phẩm văn học rõ ràng không có

“giới hạn cuối cùng bằng văn bản” thông qua sự tiếp nhận của các thế hệ người đọc

1.2 Khái quát vấn đề tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng

1.2.1 Vũ Trọng Phụng – Cuộc đời và văn nghiệp

1.2.1.1 Cuộc đời nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng (bút danh Thiên Hư, Phụng Hoàng) sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 tháng 9 năm Nhâm Tý) tại Hà Nội Ông quê gốc ở Bần Yên Nhân (làng Hảo), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Gia đình ông rất nghèo, nói như nhà văn Ngô Tất Tố, đó là một thứ “nghèo gia truyền”, sống trong một căn nhà thuê tồi tàn ở phố Hàng Bạc

Ông thân sinh nhà văn là Vũ Văn Lân, làm thợ điện ở xưởng sửa chữa ô

tô Ch.Boillot, Hà Nội Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), sống bằng nghề khâu

vá thuê

Vũ Trọng Phụng mồ côi cha khi mới 7 tháng tuổi Người cha mất để lại gia cảnh đơn côi, một mẹ già, người vợ hiền thảo và đứa con trai thơ dại Tài sản gia đình hầu như không có gì đáng kể, người mẹ trẻ ở góa tần tảo nuôi con bằng tình yêu thương tha thiết

Năm 1921, Vũ Trọng Phụng lên 9 tuổi và bắt đầu đi học Thời gian học trong trường, hoàn cảnh mồ côi, nghèo khó và sự cách biệt với đám bạn học

Trang 33

con nhà giàu đã gieo vào đầu óc non trẻ của Vũ Trọng Phụng mặc cảm yếu đuối, đơn độc Mặc cảm đó ngày một lớn dần trong lòng cậu học trò thơ ngây, kết lại thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công, cách biệt vô lý ở đời

Năm 1926, 15 tuổi đỗ bằng Tiểu học, ông chọn thi vào trường Sư phạm với hy vọng có học bổng để đỡ phần nào cho hoàn cảnh bần cùng của gia đình, đỡ gánh nặng cho sự vất vả của người mẹ Nhưng kết quả không như ý muốn, ông buộc phải đi làm để kiếm sống Khoảng tháng mười năm 1926, Vũ Trọng Phụng xin được vào làm thư ký cho nhà hàng Godard Được hai tháng,

vì mê văn chương hơn là làm tròn bổn phận của một viên thư ký, Vũ Trọng Phụng mất việc Sau đó ông xin được chân đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông Sau hai năm ông lại bị mất việc Cũng trong thời gian này ông có tác phẩm đăng báo đầu tiên và ông quyết định chuyển hẳn sang chuyên tâm viết văn, làm báo Trong khoảng thời gian 1930 – 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với nhiều tờ báo, viết đủ các thể loại: truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, bình luận chính trị, trào phúng, dịch sách

Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Lương, con một gia đình buôn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) Cuối năm sinh con gái đặt tên là Vũ Mỵ Hằng Cũng trong thời gian này, ông mắc bệnh lao phổi Do phải làm việc quá sức, nhà nghèo lại không đủ tiền mua thuốc, sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày một thêm trầm trọng đã khiến ông kiệt sức Vũ Trọng Phụng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13 tháng 10 năm

1939 trong căn nhà số 73 phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, Hà Nội khi mới 27 tuổi đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình và bạn bè Thế

nhưng “cái chết của nhà văn không có nghĩa là mất hẳn Đấng sĩ phu kia đã

có quyền an nghỉ trên những vòng hoa trắng của tháp đài văn học sử” (Ngọc

Giao)

Trang 34

1.2.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Như một ngôi sao băng bừng sáng rực rỡ khác thường rồi tắt, thời gian

Vũ Trọng Phụng sáng tác văn học hối hả như muốn vắt kiệt sức trai trẻ của mình trong vòng chưa đầy mười năm song ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ Ông có bộc lộ năng khiếu văn chương từ nhỏ, sớm tham gia hoạt động sáng tác văn học từ những năm mười bảy, mười tám tuổi Năng lực sáng tác của ông nảy nở nhanh, mạnh mẽ và sung mãn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thể loại văn học: báo chí, truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết, thơ

ca, văn dịch

Thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc

thấy mặt trái của xã hội, sự giả dối, tàn nhẫn, thủ đoạn, vô lương tâm của con

người, những câu chuyện đáng buồn về thế thái nhân tình: Một cái chết, Bà

lão lòa (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố, Cuộc vui ít có

(1932), Cái hàng rào, Tình là dây oan (1934), Sư cụ triết lý (1935), Bộ răng

vàng, Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936), Cái ghen đàn ông, Lòng tự ái (1937), Một đồng bạc, Đời là một cuộc chiến đấu (1939)

Thể loại tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “tiểu thuyết

gia trác tuyệt” với 9 tác phẩm là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông:

Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Vỡ đê (1936), Số đỏ (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938), Quý phái (1937, đăng dang

dở trên Đông Dương tạp chí), Người tù được tha (Di cảo).Bằng những sáng

tạo thiên tài, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên trong tiểu thuyết của ông những điển hình phản diện bất hủ như Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan

Thể loại phóng sự: ở thể loại sáng tác này, người đọc đã tôn vinh Vũ

Trong Phụng là “ông vua phóng sự đất Bắc” với những kiệt tác như Cạm bẫy

người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm

cô (1936), Vẽ nhọ bôi hề (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1937)

Trang 35

Thể loại kịch: Không một tiếng vang (1931), Tài tử (1934), Chín đầu

một lúc (1934), Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937), Hội nghị đùa nhả (1938), Phân bua (1939), Tết cụ Cố (Di cảo - 1940)

Bên cạnh đó, ông có dịch thuật hai tác phẩm và viết một số bài tranh luận, phê bình văn học, viết hàng trăm bài báo về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa

Những đóng góp của Vũ Trọng Phụng cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà đã được những người cùng thời với ông đánh giá thật xác đáng: “Cái sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phải phơi bầy, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, của một thời đại Vũ Trọng Phụng, đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng, cũng giống

như Bandắc đối với thời đại của Bandắc” (Lưu Trọng Lư – Anh Vũ Trọng

Phụng, Điếu văn đọc ngày 15-10-1939 bên mồ Vũ Trọng Phụng)

1.2.2 Quá trình tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng

Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi tác phẩm đầu tiên của Vũ Trọng Phụng được đăng báo, những sáng tác của ông vẫn không ngừng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều thế hệ bạn đọc Ngay từ khi mới xuất hiện, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung, phóng sự nói riêng đã nhận được không ít lời khen tiếng chê từ giới phê bình và độc giả yêu thích văn chương Điều này cho thấy, phóng sự của Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học khá phức tạp đối với người tiếp nhận Dựa trên những tư liệu đã thu thập được, chúng tôi trình bày một số ý kiến của độc giả tiếp nhận văn học về Vũ Trọng Phụng và thể loại phóng sự theo trình tự thời gian:

Trang 36

sự khác của Vũ Trọng Phụng là “nền móng đầu tiên của nghệ thuật phóng sự

trong văn giới Việt Nam hiện đại (….) Trong các trang giấy đó, không có sự khinh bỉ, không có lòng thương hại, không có ác ý mỉa mai Ngòi bút ông thật khách quan và vô tư” Ý kiến này dẫu còn mang nặng cảm tính nhưng bước

đầu đã khẳng định vị trí hết sức quan trọng của phóng sự Cơm thầy cơm cô

đối với nghệ thuật phóng sự Việt Nam

Trong Nhà văn hiện đại (1938-1940) Vũ Ngọc Phan cho rằng Cơm thầy

cơm cô là “một tập phóng sự hay nhất của Vũ Trọng Phụng Ngòi bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ” Ông đánh giá

cao chương VII (Bi hài kịch) và cho rằng “đây là chương tuyệt hay Vui buồn,

đủ cả, linh hoạt vô cùng và cũng thảm thiết vô cùng (…) chỉ mười một trang giấy mà biết bao tình nhân loại, biết bao nỗi thương tâm” Đặc biệt, Vũ Ngọc

Phan nhận ra vai trò của “tố chất”, cái “giọng” phóng sự, con đường nghệ thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Phùng Tất Đắc viết lời giới thiệu cuốn Kỹ nghệ lấy Tây với sự tán thưởng nhiệt liệt: “Cuốn sách này, tôi không chỉ coi là một thiên phóng sự

Tôi muốn đặt nó vào hạng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này”

Ngược lại với những ý kiến ngợi ca hết lời là thái độ xổ toẹt một cách

thẳng thừng của Nhất Chi Mai trong bài: Ý kiến một người đọc: dâm hay

không dâm?đăng trên báo Ích hữu số 66, ngày 25/5/1937, vị chủ tướng của

Tự lực văn đoàn này tỏ vẻ “phẫn uất, khó chịu, tức tối” khi nhắc tới những

cảnh “con sen vạch quần để hở đùi non cho con chủ nhà trông thấy” và phản đối gay gắt là cần phải “vạch ra những cái bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy của

văn ông ta” Năm 1944, trong “Cuốn sổ văn học”, Lê Thanh nhắc lại:

“Khoảng những năm 1936, mấy tờ báo ở Hà Nội đua nhau trình bày những

Trang 37

thể văn khêu tình, gợi dục (…) những lời tự tình của bọn Cơm thầy cơm cô, những cử chỉ trơ trẽn của gái giang hồ…” Nhất Linh tỏ ra lợi hại khi đưa ra

ý kiến này giữa lúc phong hoá đang suy đồi vì phong trào Âu hoá Nhưng Nhất Linh lại chỉ tìm những dấu hiệu mà ông cho là “dâm uế” rồi trích dẫn theo kiểu “vạch lá tìm sâu” rồi qui kết toàn bộ giá trị của tác phẩm Cách nhìn này là phiến diện một chiều, qui chụp cực đoan, không khoa học, và vì thế không có khả năng thuyết phục

Ở giai đoạn này, có nhiều bài viết khác nhau, nhiều nhận xét khá tinh tế

về phóng sự Vũ Trọng Phụng nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng mà chủ yếu dừng lại một số ý kiến đăng tải trên các báo mà thôi

1.2.2.2 Giai đoạn 1945 – 1985

Năm 1949, trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã ghi nhận những đóng góp của Vũ Trọng Phụng một cách đầy trân

trọng “Vũ Trọng Phụng không phải cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ

Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa, thối nát của xã hội lúc ấy”

Năm 1950, trong khi giảng về thể phóng sự cho các khoá đào tạo đội

ngũ văn nghệ kháng chiến, Nguyễn Đình Lạp đề cao Vũ Trọng Phụng“là nhà

phóng sự phong phú nhất, sâu sắc nhất” và đánh giá Cơm thầy cơm cô cùng

với một số phóng sự khác “đã làm cho độc giả say mê”

Cũng với cảm hứng ngợi ca, Nguyên Hồng cho rằng: “Với hai thiên

phóng sự đặc biệt Cơm thầy cơm cô và Lục xì và hai tiểu thuyết Số Đỏ và Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã làm chuyển động cả dư luận văn học bấy giờ, giơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết liệt cho một nền văn học tiến bộ” Phan Khôi khi đánh giá Cơm thầy cơm cô cùng các

phóng sự khác cũng cho rằng họ Vũ là nhà văn “thông cảm và tố khổ cho

hạng người Việt Nam bị coi là cặn bã”

Trang 38

Giới nghiên cứu Sài Gòn trước năm 1975 cũng đã có những đánh giá rất

đáng ghi nhận về phóng sự của Vũ Trọng Phụng Trong Văn học sử thời

kháng Pháp (1858 – 1945), tác giả Lê Văn Siêu nhận xét Vũ Trọng Phụng

khác Tam Lang, Trọng Lang ở “cái duyên kể chuyện hiếm có”, ở “ngòi bút

thật đáo để chanh chua”, nghĩa là ở “cách điệu văn riêng của Vũ Trọng Phụng” Nét độc đáo của Vũ Trọng Phụng, theo Lê Văn Siêu còn vì “văn của ông còn chất dâm, một chất muối đậm, hơi có phần tục tĩu để đùa dai, đùa nhả, nó khiến độc giả có hứng thú theo dõi câu chuyện cho đến hết, như cái hứng thú đọc thơ Hồ Xuân Hương hay truyện tiếu lâm”

Trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập III, các tác giả cuốn

sách này tỏ ra khách quan hơn khi đánh giá Vũ Trọng Phụng có sở trường về

phóng sự, các nhân vật trong Cơm thầy cơm cô là hạng người “vì đồng tiền

mà trở thành lưu manh”, và cũng phê phán việc họ Vũ “chú trọng tả cảnh dâm đãng của con người”, không tán thành với những “biện bác” của chính

nhà văn

Năm 1973, biên khảo về phóng sự được mở rộng hơn trong cuốn Lịch sử

văn học Việt Nam 1930-1945 Cơm thầy cơm cô cùng với một số phóng sự khác

được đánh giá “đã đưa Vũ Trọng Phụng lên hàng ông vua phóng sự đất Bắc”

Giai đoạn này, đánh giá về phóng sự Vũ Trọng Phụng vẫn tiếp tục luồng ý kiến thời “tiền chiến” với lối phê bình trực cảm, ấn tượng và ngợi ca một chiều, nhưng giai đoạn này đã có một bước tiến hơn giai đoạn trước: tiếp thu có phê phán trên quan điểm mĩ học duy vật, xuất hiện một số ý kiến với tinh thần khách quan hơn, không thiên lệch một chiều

1.2.2.3 Giai đoạn 1986 đến nay

Năm 1986, cuộc đổi mới văn học đã tạo một bước đột phá cho việc tiếp nhận di sản văn học quá khứ, phóng sự của Vũ Trọng Phụng được nhìn nhận

ở một góc độ mới

Trang 39

Phóng sự của Vũ Trọng Phụng tiếp tục được chú ý, đáng kể là trong hội thảo kỉ niệm Vũ Trọng Phụng ngày 13-10-1989 ở Hà Nội, Phó GS Nguyễn

Hoành Khung khẳng định: “Chưa có phóng sự nào trước và sau Cách mạng

có thể vượt được Cơm thầy cơm cô và Kỹ nghệ lấy Tây Đọc thấy sợ và sướng lắm, viết phóng sự như thế thì thật tuyệt vời”

Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên trong bài “Vũ Trọng Phụng – người

thư ký trung thành của thời đại” đã nhìn nhận Vũ Trọng Phụng như một nhà

văn hiện thực xuất sắc: “Vũ Trọng Phụng giống như một nhà chép sử, một

người thư ký đã có công ghi lại một cách trung thành thực trạng xã hội những năm trước cách mạng” Từ đó, tác giả đã chỉ ra mỗi phóng sự phản ánh một

bộ mặt thật của xã hội đương thời với những tệ nạn nhức nhối

Mỗi hiện tượng văn học phức tạp là một thử thách đối với việc tiếp nhận văn học của công chúng yêu văn chương Quá trình tiếp nhận phóng sự

Vũ Trọng Phụng khi thì nghiêng về cảm tính, đánh giá dựa trên tình cảm và mối quan hệ cá nhân của một số người gần gũi với nhà văn; có lúc lại tập trung ở cái nhìn đồng nhất văn học và chính trị, lấy tư tưởng chính trị của nhà văn làm căn cứ duy nhất để đánh giá tác phẩm Từ đó cho thấy, nếu thiếu quan điểm lịch sử khách quan thì việc tiếp nhận văn học không thể thu được những giá trị đúng đắn Để tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng, công chúng văn học cần nhất là phải có cái nhìn khách quan khoa học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo lí thuyết tiếp nhận, đồng thời cần thâm nhập tổng hợp, sâu sắc bản chất tư tưởng, nghệ thuật của nhà văn từ đó làm nổi bật diện mạo văn học độc đáo và sự đóng góp to lớn của ông vào bức tranh chung của văn học dân tộc

Trang 40

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ LỊCH SỬ TIẾP NHẬN

Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 đã chứng kiến quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu to lớn Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã đóng góp những áng văn tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực sáng tác Nếu ở thể loại tiểu thuyết, ông được coi là một “tiểu thuyết gia trác tuyệt” thì trong lĩnh vực phóng sự công chúng văn học đã tôn vinh ông là “ông vua phóng sự đất Bắc” khi chứng kiến tài năng viết phóng sự bậc thầy của ông qua các tác phẩm

Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Dân biểu và dân biểu (1936), Cơm thầy cơm cô (1936), Vẽ nhọ bôi hề (1936), Lục

xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938) Những đóng góp xuất sắc của ông cả ở

phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật cho thể loại phóng sự khiến

cho Tam Lang Vũ Đình Chí phải trầm trồ: “Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng

sự - một lối văn do tôi khởi xướng ra đầu tiên, đã bỏ tôi xa lắm” Tuy nhiên,

qua thời gian, với sự chi phối của tầm đón đợi và cộng đồng diễn giải trong quá trình tiếp nhận phóng sự của ông,đã có những đánh giá khác biệt về những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng phản ánh ở những tác phẩm phóng sự

2.1 Vấn đề phản ánh hiện thực qua đánh giá của người đọc

2.1.1 Phóng sự về các sinh hoạt xã hội và đời sống ở đô thị

Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã phản ánh chân thực, sâu sắc những vấn đề của đời sống hiện thực ở xã hội thành thị Việt Nam đương thời: những sóng gió thăng trầm của phong trào “văn minh”, “Âu hóa” dẫn tới sự thay đổi ghê gớm về lối sống, tệ tham nhũng, me Tây, gái đĩ, trộm cắp, cờ bạc cùng sự băng hoại về đạo đức, lối sống của con người và xã hội diễn ra thường xuyên và gay gắt Tất cả những điều đó được Vũ Trọng

Ngày đăng: 09/09/2015, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
[2] Nguyễn Hữu Dung (1958), Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Giới thiệu những tác phẩm thời đại, Tạp chí Văn học (3-1958), Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giông tố của Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Nguyễn Hữu Dung
Năm: 1958
[6] Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉXX , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉXX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[9] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[10] Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1992
[13] Lan Khai (1941), Vũ Trọng Phụng – mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam, Nxb Minh Phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng – mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam
Tác giả: Lan Khai
Nhà XB: Nxb Minh Phương
Năm: 1941
[14] Nguyễn Hoành Khung (1990), “Lời giới thiệu” trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1030 – 1945 T1, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu” trong "Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1030 – 1945
Tác giả: Nguyễn Hoành Khung
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1990
[15] Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, Ba thế hệ của nền văn học mới, Trình bày, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng lược đồ văn học Việt Nam
Tác giả: Thanh Lãng
Năm: 1967
[17] Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (Sưu tầm tuyển chọn, 2000), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Tập 1, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Vũ Trọng Phụng
Nhà XB: Nxb Văn học
[18] Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Lời giới thiệu” trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu” trong "Tuyển tập Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
[19] Nguyễn Đăng Mạnh (1989), Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự, Lời giới thiệu phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự, "Lời giới thiệu phóng sự "Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1989
[20] Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn, tư tưởng và phong cách
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983
[21] Tôn Thảo Miên (2004), Toàn tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Tôn Thảo Miên
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
[22] Tôn Thảo Miên (chủ biên, 2014), Công chúng, giao lưu và quảng bá văn học thời kỳ đổi mới (1986 – 2000), Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chúng, giao lưu và quảng bá văn học thời kỳ đổi mới (1986 – 2000)
Nhà XB: Nxb KHXH
[23] Phạm Thế Ngũ (1961), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, T3, Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên
Tác giả: Phạm Thế Ngũ
Nhà XB: Nxb Quốc học tùng thư
Năm: 1961
[24] Nhiều tác giả (1994), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 T1 và T2, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1994
[25] Nhiều tác giả (1994), Vũ Trọng Phụng – con người và tác phẩm, Nguyễn Hoành Khung, Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng – con người và tác phẩm
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1994
[26] Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện đại
Nhà XB: Nxb Văn học
[27] Vũ Ngọc Phan (1943), “Vũ Trọng Phụng”, trong sáchNhà văn hiện đại T3, Nxb Tân Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng”, trong sách"Nhà văn hiện đại
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Tân Dân
Năm: 1943
[28] Vũ Đức Phúc (1966), Bàn về các thể ký văn học từ Cách mạng tháng Tám đến nay, Tạp chí Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về các thể ký văn học từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Tác giả: Vũ Đức Phúc
Năm: 1966

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w