Giai đoạn 1930 – 1945

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 35)

7. Cấu tr c luận văn

1.2.2.1. Giai đoạn 1930 – 1945

Đối với những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, có vô số ý kiến khác nhau. Nhưng tiêu biểu là ý kiến của Trương Tửu trên báo Tao đàn (số đặc biệt), tháng 12 – 1939, ông đánh giá Cơm thầy cơm cô cùng với một số phóng

sự khác của Vũ Trọng Phụng là “nền móng đầu tiên của nghệ thuật phóng sự trong văn giới Việt Nam hiện đại (….) Trong các trang giấy đó, không có sự khinh bỉ, không có lòng thương hại, không có ác ý mỉa mai. Ngòi bút ông thật khách quan và vô tư”. Ý kiến này dẫu còn mang nặng cảm tính nhưng bước đầu đã khẳng định vị trí hết sức quan trọng của phóng sự Cơm thầy cơm cô

đối với nghệ thuật phóng sự Việt Nam.

Trong Nhà văn hiện đại (1938-1940) Vũ Ngọc Phan cho rằng Cơm thầy cơm cô“một tập phóng sự hay nhất của Vũ Trọng Phụng. Ngòi bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ”. Ông đánh giá cao chương VII (Bi hài kịch) và cho rằng “đây là chương tuyệt hay. Vui buồn, đủ cả, linh hoạt vô cùng và cũng thảm thiết vô cùng (…) chỉ mười một trang giấy mà biết bao tình nhân loại, biết bao nỗi thương tâm”. Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan nhận ra vai trò của “tố chất”, cái “giọng” phóng sự, con đường nghệ thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Phùng Tất Đắc viết lời giới thiệu cuốn Kỹ nghệ lấy Tây với sự tán thưởng nhiệt liệt: “Cuốn sách này, tôi không chỉ coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hạng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này”.

Ngược lại với những ý kiến ngợi ca hết lời là thái độ xổ toẹt một cách thẳng thừng của Nhất Chi Mai trong bài: Ý kiến một người đọc: dâm hay không dâm?đăng trên báo Ích hữu số 66, ngày 25/5/1937, vị chủ tướng của Tự lực văn đoàn này tỏ vẻ “phẫn uất, khó chịu, tức tối” khi nhắc tới những cảnh “con sen vạch quần để hở đùi non cho con chủ nhà trông thấy” và phản đối gay gắt là cần phải “vạch ra những cái bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy của văn ông ta”. Năm 1944, trong “Cuốn sổ văn học”, Lê Thanh nhắc lại:

thể văn khêu tình, gợi dục (…) những lời tự tình của bọn Cơm thầy cơm cô, những cử chỉ trơ trẽn của gái giang hồ…”. Nhất Linh tỏ ra lợi hại khi đưa ra ý kiến này giữa lúc phong hoá đang suy đồi vì phong trào Âu hoá. Nhưng Nhất Linh lại chỉ tìm những dấu hiệu mà ông cho là “dâm uế” rồi trích dẫn theo kiểu “vạch lá tìm sâu” rồi qui kết toàn bộ giá trị của tác phẩm. Cách nhìn này là phiến diện một chiều, qui chụp cực đoan, không khoa học, và vì thế không có khả năng thuyết phục.

Ở giai đoạn này, có nhiều bài viết khác nhau, nhiều nhận xét khá tinh tế về phóng sự Vũ Trọng Phụng nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng mà chủ yếu dừng lại một số ý kiến đăng tải trên các báo mà thôi.

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)