Sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 34)

7. Cấu tr c luận văn

1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác

Như một ngôi sao băng bừng sáng rực rỡ khác thường rồi tắt, thời gian Vũ Trọng Phụng sáng tác văn học hối hả như muốn vắt kiệt sức trai trẻ của mình trong vòng chưa đầy mười năm song ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ. Ông có bộc lộ năng khiếu văn chương từ nhỏ, sớm tham gia hoạt động sáng tác văn học từ những năm mười bảy, mười tám tuổi. Năng lực sáng tác của ông nảy nở nhanh, mạnh mẽ và sung mãn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thể loại văn học: báo chí, truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết, thơ ca, văn dịch ...

Thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy mặt trái của xã hội, sự giả dối, tàn nhẫn, thủ đoạn, vô lương tâm của con người, những câu chuyện đáng buồn về thế thái nhân tình: Một cái chết, Bà lão lòa (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố, Cuộc vui ít có

(1932), Cái hàng rào, Tình là dây oan (1934), Sư cụ triết lý (1935), Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936), Cái ghen đàn ông, Lòng tự ái (1937),

Một đồng bạc, Đời là một cuộc chiến đấu (1939) ...

Thể loại tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” với 9 tác phẩm là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông:

Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Vỡ đê (1936), Số đỏ (1936), Làm đĩ (1936),

Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938), Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí), Người tù được tha (Di cảo).Bằng những sáng tạo thiên tài, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên trong tiểu thuyết của ông những điển hình phản diện bất hủ như Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan ...

Thể loại phóng sự: ở thể loại sáng tác này, người đọc đã tôn vinh Vũ Trong Phụng là “ông vua phóng sự đất Bắc” với những kiệt tác như Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm (1936), Vẽ nhọ bôi hề (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1937) ...

Thể loại kịch: Không một tiếng vang (1931), Tài tử (1934), Chín đầu một lúc (1934), Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937), Hội nghị đùa nhả (1938), Phân bua (1939), Tết cụ Cố (Di cảo - 1940) ...

Bên cạnh đó, ông có dịch thuật hai tác phẩm và viết một số bài tranh luận, phê bình văn học, viết hàng trăm bài báo về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa.

Những đóng góp của Vũ Trọng Phụng cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà đã được những người cùng thời với ông đánh giá thật xác đáng: “Cái sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phải phơi bầy, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, của một thời đại. Vũ Trọng Phụng, đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng, cũng giống như Bandắc đối với thời đại của Bandắc”. (Lưu Trọng Lư – Anh Vũ Trọng Phụng, Điếu văn đọc ngày 15-10-1939 bên mồ Vũ Trọng Phụng)

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)