Ngôn từ nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 92)

7. Cấu tr c luận văn

3.3.2. Ngôn từ nghề nghiệp

Mỗi tầng lớp xã hội có một lớp ngôn từ nghề nghiệp riêng của mình để gọi tên sự vật, hiện tượng, hành động ... nhằm giữ bí mật trong tầng lớp mình, đặc biệt là đối với bộ phận người sống bằng những nghề nghiệp thuộc về mặt trái của xã hội. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng những lớp từ nghề nghiệp đặc

trưng phù hợp với từng tầng lớp người trong xã hội khi ông viết về những con người với những nghề nghiệp khác nhau.

Vũ Trọng Phụng viết nhiều phóng sự về các tệ nạn trong xã hội như cờ bạc, mại dâm, đĩ điếm ... cho nên trong những tác phẩm của mình ông cũng sử dụng ngôn ngữ nghề nghiệp phù hợp với đối tượng được miêu tả. Trong Cạm bẫy người ông sử dụng tới 231 từ đặc trưng cho giới cờ bạc bịp: mòng, mẻng, viên đạn, chim mòng, cái, người đi săn, người hướng đạo, rồng xanh, cản, ba đạo binh, đánh kiện, nhị cập nhất, lộ tẩy, chầu rìa, đỏ, đen, vành trong, vành ngoài, siệng, giác mùi, giác bóng, trạc xếch, hụt nọc ... Muốn hiểu được nghĩa của các từ này, người đọc phải đọc thật kỹ tác phẩm và nghe người kể chuyện giảng giải: “đánh giác nghĩa là đánh tráo bài có dấu”, “đánh Vân Nam là đánh tráo bài”, “đánh siệng nghĩa là đánh thật thà”, “thiếc là tiền lưng vốn của bọn cờ bạc bịp” ... khảo sát số lượng ngôn từ này được Vũ Trọng Phụng đưa vào Cạm bẫy người cũng đủ chứng minh ông là bậc cao thủ viết về “nghề bạc bịp”, do đó, phóng sự Cạm bẫy người là một tác phẩm xuất sắc viết về chuyện đánh bạc.

Khi viết về những con sen thằng ở, Vũ Trọng Phụng dùng nhiều từ ngữ của bọn Cơm thầy cơm cô như ăn chực nằm chờ, con ong cái kiến, ăn đói làm no, nếm cơm thiên hạ, khổ tuyệt trần đời, cơm thừa canh cặn, năm cha ba mẹ, chết rã họng, trầm luân khổ ải ...

Đánh giá về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự vũ trọng phụng, tác giả Lê Dục Tú nhận xét một cách xác đáng: “Việc sử dụng các khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật cũng như ngôn ngữ nghề nghiệp không chỉ chứng tỏ sự am hiểu kỹ lưỡng của tác giả phóng sự đối với từng đối tượng được miêu tả mà còn góp phần đắc lực trong việc cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật” [Tlđd,Tạp chí Văn học số 2-2003, 64].

Tóm lại, có thể thấy, “khẩu ngữ tự nhiên là một hiện tượng ngôn ngữ không bao giờ xưa cũ vì nó luôn thường trực trong lời ăn tiếng nói, trong đời sống ngôn ngữ của con người. Với việc sử dụng thành thục, nhuần nhuyễn khẩu ngữ tự nhiên, Vũ Trọng Phụng đã làm cho phóng sự của ông luôn tươi rói một thứ ngôn ngữ của đời sống và đồng thời, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp cận trực diện với sự thật, nhận ra ngôn ngữ đặc thù của mỗi loại người trong xã hội” [7,78]. Bằng tài năng sử dụng ngôn ngữ của mình, Vũ Trọng Phụng đã tạo dựng được một thế giới nhân vật hết sức chân thực, sinh động trong những tác phẩm phóng sự.

KẾT LUẬN

1. Kết th c bài thơ Độc Tiểu Thanh ký nhà thơ Nguyễn Du đã từng trăn trở:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng)

Câu thơ đã phần nào cho ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của độc giả đối với cuộc đời của những tác phẩm văn học. Khi tác phẩm ra đời tức là nó rời xa tầm tay của người sáng tác và bắt đầu bước vào dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Rất nhiều tác phầm đã bị lớp bụi thời gian phủ mờ nhưng chính thời gian lại làm ngời sáng những áng văn chương bất hủ của nhân loại. Sức sống của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp nhận của độc giả tiếp nối, truyền bá.

Lý luận tiếp nhận hiện đại đã giải thích rõ hoạt động tiếp nhận và từ đó cho thấy sự tồn tại đích thực của tác phẩm cũng như số phận lịch sử của nó. Những gì nhà văn viết ra, theo mỹ học tiếp nhận, chỉ đang là, hay nói cách khác, chỉ là văn bản. Văn bản đó cần phải được người đọc, bằng cảm xúc, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mỹ, kết hợp với trí tưởng tượng cụ thể hóa nó thì văn bản mới trở thành tác phẩm. Người đọc giữ vai trò đồng sáng tạo, thực hiện công đoạn hai trong việc hoàn tất vòng đời của tác phẩm, lấp đầy những khoảng trống, khoảng trắng, khoảng lặng, bổ sung những chỗ chưa nói hết, những hình tượng đa nghĩa ..., tham gia đối thoại với văn bản để hình thành tác phẩm, biến nghĩa của văn bản thành ý nghĩa của tác phẩm. Bằng việc tiếp nhận, người đọc đã đánh thức từ trong tác phẩm “những con chữ bẹp dí” biết “lồm cồm bò dậy”, thổi linh hồn cho ngôn từ của tác phẩm. Mỗi thế hệ người đọc lại đắp thêm cho tác phẩm một lớp ý nghĩa mới cho dù chính nhà văn cũng có thể không nghĩ đến khi sáng tác.

2. Sử dụng lý thuyết tiếp nhận để nghiên cứu phóng sự Vũ Trọng Phụng ta thấy: qua nghiên cứu, tranh luận, độc giả và các nhà phê bình văn học đã đưa ra những ý kiến, quan điểm, nhận thức đa dạng, nhiều chiều về mảng sáng tác này của nhà văn họ Vũ. Đó chính là biểu hiện sinh động của đời sống tiếp nhận văn học sau khi tác phẩm ra đời. Xung quanh những tác phẩm phóng sự của Vũ Trọng Phụng các ý kiến còn có chỗ chưa đồng nhất, đó là biểu hiện của sự dân chủ và đa dạng trong tiếp nhận và cảm thụ văn học. Lựa chọn đề tài “Vấn đề tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng” để nghiên cứu, chúng tôi muốn chỉ ra rằng: chính sự táo bạo khi tiếp cận và phản ánh hiện thực một cách trung thực là nguyên nhân chính dẫn đến những đánh giá khác nhau đối với những sáng tác này. Tìm hiểu quá trình tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi muốn khẳng định tầm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học từ đó mở ra sự xác lập đời sống cụ thể cho tác phẩm thông qua độc giả.

3. Vũ Trọng Phụng là hiện tượng văn học đặc biệt, không chỉ với đương thời mà hiện nay vẫn là một đề tài hấp dẫn, thu hút sự chú ý của đối tượng tiếp nhận. Thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn trình bày quan điểm khi nghiên cứu một hiện tượng văn học đó là: cần quan tâm đến lịch sử tiếp nhận hiện tượng văn học ấy. Giá trị của tác phẩm văn học sẽ được đánh giá đầy đủ hơn khi nó được nhìn nhận bởi nhiều chủ thể tiếp nhận, nhiều hướng tiếp nhận khác nhau. Từ đó gi p người đọc có cái nhìn toàn diện hơn khi tiếp nhận những tác phẩm phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Và vấn đề tiếp nhận tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung, phóng sự Vũ Trọng Phụng nói riêng sẽ còn được tiếp tục ở nhiều thế hệ độc giả với những “tầm đón đợi” khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[2] Nguyễn Hữu Dung (1958), Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Giới thiệu những tác phẩm thời đại, Tạp chí Văn học (3-1958), Sài Gòn.

[3] Đỗ Thị Dung(2010), Luận văn Đặc điểm phóng sự Việt Nam1930 – 1945 (qua phóng sự của Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố)

[4] Nguyễn Thị Dung(2005), Luận văn Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu Vũ Trọng Phụng

[5] Đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Luận văn thạc sĩ.

[6] Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉXX , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7] Lê Thị Điền (2011), Luận văn Vũ Trọng Phụng qua những công trình nghiên cứu.

[8] Trần Thị Việt Hà (2006), Luận văn Đặc điểm phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

[9] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2007),

Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

[10] Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

[11] Nguyễn Thị Bích Hòa (2008), Luận văn Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930-1945.

[12] Trần Thị Huyền (2012), Luận văn Đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng.

[13] Lan Khai (1941), Vũ Trọng Phụng – mớ tài liệu cho văn sử Việt

Nam, Nxb Minh Phương, Hà Nội.

[14] Nguyễn Hoành Khung (1990), “Lời giới thiệu” trong Văn xuôi

lãng mạn Việt Nam 1030 – 1945 T1, Nxb KHXH, Hà Nội.

[15] Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, Ba thế hệ của nền văn học mới, Trình bày, Sài Gòn.

[16] Bùi Thị Loan, Luận văn Phóng sự về đề tài thành thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

[17] Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (Sưu tầm tuyển chọn, 2000),

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Tập 1, Nxb Văn học.

[18] Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Lời giới thiệu” trong Tuyển tập Vũ

Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội.

[19] Nguyễn Đăng Mạnh (1989), Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự, Lời giới thiệu phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

[20] Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách,

Nxb Văn học, Hà Nội.

[21] Tôn Thảo Miên (2004), Toàn tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội.

[22] Tôn Thảo Miên (chủ biên, 2014), Công chúng, giao lưu và quảng

bá văn học thời kỳ đổi mới (1986 – 2000), Nxb KHXH.

[23] Phạm Thế Ngũ (1961), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên,

T3, Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn.

[24] Nhiều tác giả (1994), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 T1 và T2, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.

[25] Nhiều tác giả (1994), Vũ Trọng Phụng – con người và tác phẩm,

Nguyễn Hoành Khung, Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[26] Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh, 1994.

[27] Vũ Ngọc Phan (1943), “Vũ Trọng Phụng”, trong sáchNhà văn

hiện đại T3, Nxb Tân Dân, Hà Nội.

[28] Vũ Đức Phúc (1966), Bàn về các thể ký văn học từ Cách mạng

tháng Tám đến nay, Tạp chí Văn học, Hà Nội.

[29] Vũ Trọng Phụng (1985), Cơm thầy cơm cô, Nxb Văn học, Hà Nội

[30] Vũ Trọng Phụng (2003), Những tác phẩm tiêu biểu, Trần Hữu Tá (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[31] Vũ Trọng Phụng (2005), Phóng sự và tiểu luận, Nxb Văn học, Hà Nội.

[32] Vũ Trọng Phụng (2004), Toàn tập, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. [33] Vũ Trọng Phụng, Lục xì, Nxb Minh Phương, 1937 (tái bản 2006). [34] Thiều Quang (1957), Một chút tài liệu về Vũ Trọng Phụng, Tập phê bình số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, Hà Nội.

[35] Trần Hữu Tá (1992), Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

[36] Trần Hữu Tá (sưu tầm, biên soạn, 1992), Vũ Trọng Phụng với

chúng ta, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

[37] Nguyễn Hoài Thanh (2001), Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong

phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4.

[38] Nguyễn Hoài Thanh (2005), Tìm hiểu thế giới nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

[39] Nguyễn Hoài Thanh (2007), Chất khẩu ngữ trong lời văn phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

[40] Trần Đăng Thao (2004), Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng,

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[41] Nguyễn Ngọc Thiện (2003), Tranh luận văn nghệ, T2, Nxb Lao Động, Hà Nội.

[42] Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (Tuyển chọn, giới thiệu,

2000), Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[43] Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa¸ Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[44] Nguyễn Quang Trung (2002), Tiếng cười Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[45] Nguyễn Văn Trung (1968), Lược khảo văn học, Trung tâm học liệu Bộ GD xuất bản, Sài Gòn.

[46] Viện Văn học (2003), Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 92)