Giai đoạn 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 38)

7. Cấu tr c luận văn

1.2.2.3. Giai đoạn 1986 đến nay

Năm 1986, cuộc đổi mới văn học đã tạo một bước đột phá cho việc tiếp nhận di sản văn học quá khứ, phóng sự của Vũ Trọng Phụng được nhìn nhận ở một góc độ mới.

Phóng sự của Vũ Trọng Phụng tiếp tục được chú ý, đáng kể là trong hội thảo kỉ niệm Vũ Trọng Phụng ngày 13-10-1989 ở Hà Nội, Phó GS Nguyễn Hoành Khung khẳng định: “Chưa có phóng sự nào trước và sau Cách mạng có thể vượt được Cơm thầy cơm cô và Kỹ nghệ lấy Tây. Đọc thấy sợ và sướng lắm, viết phóng sự như thế thì thật tuyệt vời”.

Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên trong bài “Vũ Trọng Phụng – người thư ký trung thành của thời đại” đã nhìn nhận Vũ Trọng Phụng như một nhà văn hiện thực xuất sắc: “Vũ Trọng Phụng giống như một nhà chép sử, một người thư ký đã có công ghi lại một cách trung thành thực trạng xã hội những năm trước cách mạng”. Từ đó, tác giả đã chỉ ra mỗi phóng sự phản ánh một bộ mặt thật của xã hội đương thời với những tệ nạn nhức nhối.

Mỗi hiện tượng văn học phức tạp là một thử thách đối với việc tiếp nhận văn học của công chúng yêu văn chương. Quá trình tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng khi thì nghiêng về cảm tính, đánh giá dựa trên tình cảm và mối quan hệ cá nhân của một số người gần gũi với nhà văn; có lúc lại tập trung ở cái nhìn đồng nhất văn học và chính trị, lấy tư tưởng chính trị của nhà văn làm căn cứ duy nhất để đánh giá tác phẩm. Từ đó cho thấy, nếu thiếu quan điểm lịch sử khách quan thì việc tiếp nhận văn học không thể thu được những giá trị đúng đắn. Để tiếp nhận phóng sự Vũ Trọng Phụng, công chúng văn học cần nhất là phải có cái nhìn khách quan khoa học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo lí thuyết tiếp nhận, đồng thời cần thâm nhập tổng hợp, sâu sắc bản chất tư tưởng, nghệ thuật của nhà văn từ đó làm nổi bật diện mạo văn học độc đáo và sự đóng góp to lớn của ông vào bức tranh chung của văn học dân tộc.

CHƢƠNG 2

VẤN ĐỀ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ LỊCH SỬ TIẾP NHẬN

Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 đã chứng kiến quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã đóng góp những áng văn tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực sáng tác. Nếu ở thể loại tiểu thuyết, ông được coi là một “tiểu thuyết gia trác tuyệt” thì trong lĩnh vực phóng sự công chúng văn học đã tôn vinh ông là “ông vua phóng sự đất Bắc” khi chứng kiến tài năng viết phóng sự bậc thầy của ông qua các tác phẩm

Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Dân biểu và dân biểu (1936), Cơm thầy cơm cô (1936), Vẽ nhọ bôi hề (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938). Những đóng góp xuất sắc của ông cả ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật cho thể loại phóng sự khiến cho Tam Lang Vũ Đình Chí phải trầm trồ: “Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng sự - một lối văn do tôi khởi xướng ra đầu tiên, đã bỏ tôi xa lắm”. Tuy nhiên, qua thời gian, với sự chi phối của tầm đón đợi và cộng đồng diễn giải trong quá trình tiếp nhận phóng sự của ông,đã có những đánh giá khác biệt về những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng phản ánh ở những tác phẩm phóng sự.

2.1. Vấn đề phản ánh hiện thực qua đánh giá của ngƣời đọc 2.1.1. Phóng sự về các sinh hoạt xã hội và đời sống ở đô thị

Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã phản ánh chân thực, sâu sắc những vấn đề của đời sống hiện thực ở xã hội thành thị Việt Nam đương thời: những sóng gió thăng trầm của phong trào “văn minh”, “Âu hóa” dẫn tới sự thay đổi ghê gớm về lối sống, tệ tham nhũng, me Tây, gái đĩ, trộm cắp, cờ bạc cùng sự băng hoại về đạo đức, lối sống của con người và xã hội diễn ra thường xuyên và gay gắt. Tất cả những điều đó được Vũ Trọng

Phụng miêu tả chân thực trong tác phẩm của mình, đặc biệt là thể loại phóng sự, một thể loại văn học có khả năng phản ánh nhanh nhạy, chính xác, kịp thời những vấn đề của đời sống xã hội, bức tranh toàn diện với những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến mà mình đang sống. Công chúng văn học qua các thời kỳ có thể bắt gặp ở đó lập trường, thái độ phê phán xã hội của cây bút phóng sự bậc thầy; tuy nhiên sự tiếp nhận của độc giả về những vấn đề mà tác giả nêu ra cũng không đồng nhất.

2.1.1.1. Hiện thực về thế giới cờ gian bạc bịp

Phóng sự Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng xuất hiện ngay lập tức đã đưa Vũ Trọng Phụng lên vị trí “ông vua phóng sự”. Đón nhận tác phẩm này, Lê Tràng Kiều đã phải thốt lên: “Cạm bẫy người là thiên phóng sự đầu tiên ở nước ta đã có giá trị được in ra thành sách, nó cũng là thiên phóng sự đầu tiên của ông Thiên Hư. Nhưng “bước đầu đã là một bước vẻ vang”, Cạm bẫy người vừa ra đời đã được ngay các báo chí và các nhà phê bình cực lực hoan nghênh. Nó đã làm cho tài Vũ Trọng Phụng không còn ai ngờ được nữa” [42,328].

Cạm bẫy người phản ánh nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đây là một tệ nạn nguy hiểm, đem đến cho con người những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong tác phẩm, nhà văn đã đi sâu khám phá cơ cấu tổ chức, không khí hoạt động sôi nổi, ồn ào của cả làng bạc bịp. Theo bước chân tác giảchúng ta đi vào mọi ngóc ngách của cái “nghề” “nguy hiểm” và “bẩn thỉu” này. Ngòi bút sắc sảo của nhà văn họ Vũ đã vạch trần hoạt động cờ bạc bịp, thực chất là một nghề, một “kỹ nghệ” có sự chỉ đạo của trùm Ấm B. Dưới sự điều khiển của y, bộ máy này hoạt động rất nhịp nhàng. Có sự “điều binh khiển tướng” từ xa, bộ máy này sản xuất “khí giới”, phát kiến những thủ đoạn, ngón nghề mới cho nên cạm bẫy mà chúng giăng ra ở khắp nơi, với sự lọc lừa trắng trợn đã thu về cho chúng tiền muôn bạc vạn. Đồng

nghĩa với đó là sự tan nát của biết bao gia đình, đảo điên xã hội, băng hoại những giá trị đạo đức: con dắt “bịp” về “thịt” cha để chia hương hỏa, bạn bè thì “lột áo người sống, bán áo người chết”, bố thì mang cả những đồng tiền dành để mua thuốc chữa bệnh cho đứa con đang ốm thập tử nhất sinh nướng vào sòng … “Cạm bẫy người vừa là tiếng nói lên án, vừa là tiếng nói cảnh tỉnh xã hội sâu sắc” [7,17].

Vũ Trọng Phụng đã phơi bày hiện thực cuộc sống với những sự thật ghê rợn, trần trụi, khiến cho Cạm bẫy người trở thành một trong những phóng sự xuất sắc, điển hình nhất về tệ nạn cờ bạc ở nước ta trong chế độ cũ. Cho đến nay Cạm bẫy người của nhà văn Vũ Trọng Phụng vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Khi Cạm bẫy người mới ra mắt, nhà văn Phùng Tất Đắc đã ca ngợi “Ai đã từng đọc qua sách Cạm bẫy người chắc cũng nhận thấy rằng ngòi bút phóng sự của ông Vũ Trọng Phụng đã nói tới một độ rất cao trong nghệ thuật. Không những ngòi bút ấy đã ghi được sự thực, lại còn ghi được thực trạng của sự thực nữa: ghi được cái trạng thái biến hiện trong chớp mắt, cái trạng thái phức tạp hỗn độn và bình dị, linh hoạt của sự thực hàng ngày xô đẩy quanh mình” [42,403].

Tác giả Thiều Quang trong bài viết Một chút tài liệu về Vũ Trọng Phụng, Tập san phê bình Vũ Trọng Phụng – đời sống và con người (1957) đã đánh giá: “Viết Cạm bẫy người (...) Vũ Trọng Phụng đã làm một cuộc cách mạng về nghề văn”, “đánh dấu một bước ngoặt tiến vào chủ nghĩa tả thực xã hội”. [34,10].

Thanh Lãng (1967) khẳng định khả năng vạch ra những tệ đoan của xã hội đương thời: “Vũ Trọng Phụng trong Cạm bẫy người (1933) cho ta thấy cái xã hội giả dối, tội lỗi, xấu xa” [15,722].

Đánh giá về khả năng khái quát hiện thực của nhà văn họ Vũ, Trần Hữu Tá cho rằng: “Đằng sau những nhân vật Cạm bẫy người (...) người đọc phần nào thấy được hình ảnh của xã hội thành thị trụy lạc hóa hồi những năm 30 và tình trạng bần cùng, bế tắc, lưu manh hóa của loại tiểu tư sản lớp dưới và dân nghèo thành thị lúc bấy giờ” [30,8].

Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã dành những lời nhận xét hết sức chính xác về ngòi b t khai thác hiện thực của Vũ Trọng Phụng: “Cạm bẫy

người quả là đã giăng bẫy người đọc ở sự chân thực của chi tiết, ở sức mạnh

của chính sự thật đời sống. Người đọc không thể không bị cuốn vào cái thế giới ma quái đó và dường như càng đọc càng có nhu cầu muốn khám phá một hiện thực khác hiện thực đang hiện hữu trước mắt” [21,33-34].

Trong luận văn Phóng sự về đề tài thành thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Bùi Thị Loan đã nhận định về nội dung phản ánh toàn diện hiện thực xã hội trong phóng sự Cạm bẫy người: “tác giả không miêu tả thuần túy các sự kiện, không chỉ cung cấp cho độc giả hàng đống tư liệu về nghề cờ bạc như một cuốn sách bách khoa của nghề mà còn nhìn thấy bản chất của sự tha hóa của con người trong xã hội trước sức mạnh đồng tiền mà chưa một xã hội nào, thời đại nào lại có sức tàn phá, hủy hoại mạnh mẽ, nhanh chóng như vậy” [16, 46].

Như vậy, khi tiếp nhận phóng sự Cạm bẫy người các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao giá trị phản ánh hiện thực mà nhà văn họ Vũ đã thể hiện. Cái nhìn đó giúp người đọc nhìn nhận chính xác, khách quan những vấn đề xã hội mà tác giả đặt ra trong phóng sự của mình. Từ đó, công chúng văn học khám phá sâu hơn về đời sống nhân sinh của cuộc sống con người lúc bấy giờ.

2.1.1.2. Tệ nạn mại dâm – vấn đề xã hội thương tâm, nhức nhối

Đầu thế kỷ XX, tệ nạn mại dâm ở nước ta đã trở nên khủng khiếp, lan tràn trong xã hội như một thứ bệnh dịch. Viết về đề tài này, Tam Lang có

Đêm sông Hương, Trọng Lang viết Hà Nội lầm than, nhưng tiêu biểu hơn cả phải kể đến hai phóng sự Lục xì Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng. “Với Kỹ nghệ lấy Tây Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày thực trạng nhức nhối với bao cảnh dở khóc dở cười, với những ê chề nhục nhã, những suy đồi của phong hóa, mất hết những nền tảng của đạo lý truyền thống” [7,17].

Về phóng sự Lục xì, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Lục xì là một cuộc điều tra về nạn mại dâm ở Hà Nội, hay là một thiên nghị luận về nghề mại dâm theo những giấy tờ của chính phủ thì đúng hơn là một thiên phóng sự”

Tệ nạn mại dâm được Vũ Trọng Phụng khám phá ở ngay ngôi nhà Lục “một nơi cấm mà nếu không phải là nhà thổ, không là mật thám, không là thầy thuốc thì ta không bao giờ được bước chân vào” [33,83]. Và từ cái “viện bảo tàng những điều ô uế” này, bao bí ẩn về một tệ nạn được Vũ Trọng Phụng đưa ra ánh sáng. Trong cái “ngục thất” đó “có một người đã sáu mươi tuổi không thể bán dâm được nữa” [33,113]; “có một đứa con gái độ 13, 14 tuổi bị cáo là mãi dâm lậu thuế” [33,123]. Còn gương mặt đám đông kỹ nữ ở đây là “những con ma lem mặt bủng da chì mà da thịt nồng nặc mùi nước hoa rẻ tiền và khó ngửi, những cái vú nát nhẽo, những cái đùi hoặc ghẻ ruồi, hoặc hắc lào, hoặc điểm lấm tấm những vòng đen, di tích của trùng giang mai” [33,114]. Cai quản hơn hai trăm con người như vậy mà chỉ có một ban “đội con gái” gồm năm hay sáu người do một viên thanh tra người Pháp tên là Mass chỉ huy. Đội này có phận sự “phải đi kiểm soát, lùng bắt 16 nhà thổ chung, 15 nhà điếm riêng, 377 cái phòng ngủ trong các nhà săm trong một đêm” [33,108] để trừ “bọn gái đi ngang về tắt”. Họ còn có nhiệm vụ phát hoặc xé giấy cho gái thanh lâu, giữ sổ sách, giấy má của ngạch cảnh sát xướng kĩ.

Phóng sự này không chỉ giới hạn ở sự mô tả nghề mại dâm mà còn chỉ rõ cơ chế vận hành, nguyên nhân, hoạt động của ngành “công nghệ” xác thịt,

những nẻo đường dẫn con người tới nghề mại dâm, những tác động tai hại mà ngành nghề này gây ra cho xã hội. Người ta không thể chữa lành vết thương đáng ghê tởm ấy và cuối sùng Vũ Trọng Phụng kết luận: mại dâm là cái nạn cần phải có và “trừ cho tiệt nghề mại dâm sẽ là một điều nguy hiểm” [21,400]. Đây là một nghịch lí tồn tại trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Vũ Trọng Phụng còn phản ánh một loại nghề nghiệp hết sức đặc biệt và lạ lùng ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX: nghề lấy Tây. Phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây ra đời năm 1934 phản ánh một vấn đề nóng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, chứng tỏ nhãn quan nhạy bén, sắc sảo của nhà văn. Đây cũng là một loại mại dâm nhưng là mại dâm dài hạn, mại dâm có lá bùa chắc chắn là các đức ông chồng với đủ loại Tây chỉ có điều dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng vấn đề lấy chồng Tây của phụ nữ An Nam đã được nâng cấp trở thành một “kỹ nghệ”.

Phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây viết về tệ nạn đua nhau đi lấy chồng Tây của phụ nữ An Nam lúc bấy giờ. Thực chất đó là một nghề để kiếm ăn, một “kỹ nghệ” có tổ sư của nghề là bà cai Bu dích, có các công đoạn học nghề, truền nghề, có đầy đủ các mánh khóe, thủ đoạn để cạnh tranh, lừa đảo, dìm giá, chào hàng… Kỹ nghệ lấy Tây đã phơi bày một sự thực trần trụi: những người đàn bà bản xứ thuộc nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi khác nhau đổ xô đi lấy chồng Tây chỉ với mục đích duy nhất: đánh đổi thân xác để kiếm tiền. Thực chất đấy là cách kiếm tiền mạt hạng nhất, nhục nhã nhất. Những người đàn bà lấy Tây để moi tiền “chỉ coi chồng là cái tủ bạc”. Còn bọn Tây lấy vợ chỉ vì “nuôi đầy tớ sợ họ ăn cắp, thà lấy một người vợ để vừa sai bảo, vừa được … việc khác nữa”, cốt sao cho qua những ngày làm lính ở Việt Nam. Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại khi lật ra mặt trái của vấn đề. Đằng sau cái Kỹ nghệ lấy Tây quái gở, con đẻ của chủ nghĩa thực dân ấy là bao hậu quả nghiêm trọng: sự suy đồi phong hóa đạo đức, số phận bi thảm của những đứa

con lai, những cuộc đời lỡ dở, những số phận tối tăm, những linh hồn sa ngã tha hóa vô phương cứu chữa cùng với biết bao nỗi niềm, tâm trạng tủi nhục, đau đớn ê chề …

Người đọc đã phát hiện được mục đích của “kỹ nghệ” này: “Đọc Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng chúng ta thấy số phận của những người đàn bà An Nam cũng chẳng thua kém gì những người đàn bà trong Lục xì, có khác chăng cũng chỉ là núp dưới danh nghĩa “vợ chồng” và “mối tình” được định đoạt bằng số tiền người đàn ông mang về, còn tiền thì còn tình nghĩa, hết tiền tình nghĩa cũng tiêu tan” [7,23].

Vũ Ngọc Phan đã chỉ rõ động cơ, mục đích của nghề lấy Tây mà Vũ Trọng Phụng miêu tả: “Hai chữ “kỹ nghệ” tác giả dùng đây có cái nghĩa là việc lấy chồng của các me cũng như việc kinh doanh để cầu lợi, một việc

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)