Thương cảm những thân phận bất hạnh

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 54)

7. Cấu tr c luận văn

2.2.2. Thương cảm những thân phận bất hạnh

Theo nghiên cứu của Vương Trí Nhàn, Vũ Trọng Phụng thuộc “một lớp người thành thị”, lại sống trong cảnh nghèo “luôn bị cái hàng ngày kéo

xuống”, ông “dễ dàng cảm thông với những người nghèo khổ và giãi bày nỗi niềm của họ như giãi bày nỗi lòng của chính mình” [8,63].

Trong phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng không chỉ lên án những tệ nạn xã hội, lên án những lối sống mất hết đạo đức, sa ngã vì đồng tiền, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của nhau để sống mà còn nhận ra một sự thật tưởng như là nghịch lý nhưng hoàn toàn có thực, đấy là những con người vì lòng hiếu nghĩa với cha mẹ mà phải mưu sinh bằng kiếp đời đỏ đen. Ký Vũ là nhân vật tiêu biểu cho điều đó. Vì thương mẹ già góa chồng từ tuổi xuân xanh, một mình nuôi con khôn lớn, Ký Vũ đã nghĩ "thiên phương bách kế" và cuối cùng đành chấp nhận "muối mặt theo nghề này", để có tiền lo thuốc thang cho mẹ. Chính nhờ sự thấu hiểu sâu xa, sự phản ánh khá chính xác mà các tác phẩm của ông đã thực sự mang đến cho người đọc một cái nhìn hết sức nhân bản.

Trong phóng sự Lục xì, tác giả đã nhận định về nạn mại dâm như cái "nhọt độc", như một tế bào "ung thư", có thể lan nhanh với một tốc độ chóng mặt trên cơ thể con người. Quả thực, đây chính là căn bệnh kinh niên, có thể lây lan trong xã hội mà không có biện pháp gì có thể kiểm soát được, có nhiều nguyên nhân khiến nạn mại dâm lan nhanh, lan mạnh. Thứ nhất là do tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, do không có việc làm, do bị bọn cường hào lợi dụng, do các hủ tục chèn ép không lối thoát. Họ như con thiêu thân lao vào vòng lửa l c nào cũng không biết. Thứ hai, do chế độ cai trị của bọn thực dân, ru ngủ tầng lớp thanh niên vào những trò hủ bại để quên đi cái nhục mất nước. Bên cạnh đó, có thể thấy con người với muôn vàn lý do để "nhắm mắt đưa chân" vào chốn "hoa nguyệt" này. Bởi vậy, nạn mại dâm không ngừng bùng phát, và đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho muôn đời sau. Trong phóng sự Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã rất đau đớn xót xa khi số gái đĩ phải vào nhà lục xì, với đủ các thứ bệnh làm bằng sự ăn chơi trụy lạc của họ. Ông đã

mạnh dạn đề xuất các phương án để làm giảm thiểu nạn mại dâm, nạn làm đĩ của loài người. Những giải pháp mà Vũ Trọng Phụng đưa ra, có thể xem là cách gi p xã hội khắc phục được nạn đại dịch này. Và trong quá trình điều tra khảo sát hiện thức ấy, các phóng sự của ông không dừng lại đơn thuần bằng phản ánh mà quan trọng hơn đối với ông là phải tìm ra được những phương thuốc để cứu con người thoát ra khỏi đại dịch.

Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã phân tích về phương thức miêu tả hiện thực của Vũ Trọng Phụng trong những phóng sự của ông để thấy được nỗi đau thời thế trong con người nhà văn: “Hiện thực mà ông miêu tả vừa mang dấu ấn đặc trưng của chính xã hội đương thời nhưng cũng là tấn bi kịch nhân sinh rộng lớn” [43,173].

Từ qua trình tiếp nhận tác giả luận văn Đặc điểm phóng sự Việt Nam

giai đoạn 1930 – 1945 nhận định về tình người ẩn giấu đằng sau những con

chữ tưởng như lạnh lùng, tàn nhẫn trong những trang phóng sự: “Khi nhìn những vấn đề bức thiết của xã hội đương thời như nạn mại dâm, cờ bạc, đĩ điếm,…Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra những sự trớ trêu, bi hài mà những công việc ấy mạng lại. Và phía sau những số phận, những cuộc đời hành nghề bất lương đó, người đọc dường như cũng thấy được những giọt nước mắt, cảm nhận được nỗi đau đớn, day dứt ẩn chứa biết bao ân tình của tác giả về con người và cuộc đời” .

Cuộc sống lầm than không lối thoát đã xô đẩy, khiến biết bao cô gái sa ngã trên vũng lầy của xã hội, khiến họ càng cựa quậy càng l n sâu hơn vào những việc làm tội lỗi. Đũi trong Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng là một thí dụ điển hình. Bản chất Đũi là một cô gái trong trắng, ngây thơ, song để trả thù sự độc ác của ông bà chủ, nó đã không ngần ngại mồi chài để hai đứa con ông bà chủ rơi vào vòng dâm ô. Đằng sau câu chuyện về những con sen, đứa ở thì cái cốt lõi nhất trong Cơm thầy cơm cô vẫn là tinh thần nhân

bản tốt đẹp, là tấm lòng thương xót của nhà văn với những tấn bi kịch đau đớn xót xa của những số phận cơm thầy cơm cô bị hắt hủi, đọa đầy. Chiều sâu của ngòi b t phóng sự Vũ Trọng Phụng “xét đến cùng là ở tấm lòng đau đớn và đầy căm phẫn của một trí thức nghèo bị giằng xé và bị làm nhục bởi cái xã hội xây dựng trên nguyên tắc của quyền lực bất công ... có tấm lòng ấy cũng như là có thứ đá nam châm cực nhạy để bắt lấy nhanh những cảnh đời, những kiểu người, những chi tiết mà những cây b t khác có nhìn thấy, có “tham quan” cũng chẳng nhận ra được. Cơm thầy cơm cô thật sự có giá trị ở chiều sâu lí tưởng. Tác phẩm Vũ Trọng Phụng giống như một bức thông điệp nhân đạo với tất cả yêu thương và tin tưởng của một con người đã sống và chết đi trong đau khổ, đói rét, bệnh tật”.

Hay trong Kỹ nghệ lấy Tây, bà Kiểm Lâm là một cô gái trẻ, xinh đẹp, giàu sang, con gái một gia đình quyền thế, chỉ vì một gánh hủ tục không "môn đăng hộ đối" khiến người con gái thất tình, chính trong tâm trạng ấy cô đã liều thân vào kiếp sống giang hồ. Những người cùng nghề với bà như bà cai Budich, bà Ách Nhoáng, cô Duyên, cô Ái, cô Tích cũng phải sống chung với lính Tây theo kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng giữa một bên vì nhục dục và một bên vì tiền. Tất cả những con người đáng thương ấy cuối cùng đều phải chung một kết cục thảm hại, tàn phai nhan sắc, bạc nhược tinh thần, chết dần trong bệnh tật và đau khổ. Qua phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Vũ Trọng Phụng đã nói lên thân phận bọt bèo của những người đàn bà ở xứ thuộc địa bị đẩy đến bước đường cùng, đồng thời ông cũng thể hiện cái nhìn nhân đạo thân ái hơn đối với các “me” bởi xét cho cùng làm phải làm cái nghề này, họ tuy đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.

“Tiếp cận một vấn đề nhức nhối của xã hội lúc bấy giờ dưới góc độ một “kỹ nghệ”, bên cạnh việc thể hiện sự đau đớn trước sự xuống dốc của thuần

phong mỹ tục, bằng lối mỉa mai, châm biếm, Vũ Trọng Phụng động lòng trắc ẩn trước sự bèo bọt của kiếp người”.

Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng (Tạp chí Ngôn ngữ số 4-1990) đã nhận xét: “Nhìn chung, sự

đau khổ, sự sa đọa của đám người nghèo khổ đô thị lang thang nơi đầu đường xó chợ, hoặc trong nhà chứa, khu “kỹ nghệ” lề đường, sự lừa dối, bịp bợm, bạo lực của bọn thống trị là những chủ đề chính trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, thấm nhuần lòng xót thương những nạn nhân và vạch tội quyền lực “mặt chó” với những phong cách biến đổi từ tiểu thuyết này hay các phóng sự khác, phong ph , đa dạng và ẩn giấu nhiều ý nghĩa nhân đạo” [42,474].

Những số phận hiện lên trong trang sách của Vũ Trọng Phụng với bao cảnh đời éo le, bẽ bàng. Đối với người phụ nữ, làm điếm đã là một nỗi nhục, phải làm me Tây thì nỗi nhục này càng lớn hơn gấp bội phần, chính họ cũng thừa nhận mình là “đáng khinh, là đồ bỏ đi”. Mỗi cảnh đời gắn với một nỗi đau thương, tủi nhục song họ đều có chung số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, lấy Tây chẳng qua chỉ là nghề bán phấn buôn hương, phục vụ tình dục cho đội quân đánh thuê, trong tay chúng họ chỉ là thứ đồ mua vui, thỏa mãn thú tính của chúng mà thôi. Cái kỹ nghệ quái thai kia đã cho người đọc thấy sự đau đớn trăm bề của những kiếp me Tây cùng những cuộc đời lỡ dở, những đứa con lai ra đời bất đắc dĩ, những đứa trẻ vô tội không có Tổ quốc, nhận lấy sự ác cảm của đồng bào. Thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã nói lên thân phận bọt bèo của những người đàn bà xứ thuộc địa bị đẩy đến bước đường cùng, xét sâu xa họ đáng giận nhưng cũng thật đáng thương.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận ra tấm lòng của Vũ Trọng Phụng làm nên cái gốc tài năng văn chương của ông và khẳng định đó cũng là nền tảng chủ nghĩa hiện thực của Vũ Trọng Phụng. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “đằng sau cái “kỹ nghệ” quái thai kia là biết bao cuộc đời lỡ dở, biết bao

tâm trạng tủi nhục, biết bao số phận tối tăm của những người đàn bà một nước thuộc địa bị đẩy tới bước đường cùng”. Phải là người biết cảm thông, chia sẻ sâu sắc, Vũ Trọng Phụng mới có thể ghi lại được những cảnh đời cay đắng, chua chát đến như vậy của những me Tây chỉ có ở những nước thuộc địa.

Nhà nghiên cứu Bích Thu trong bài viết Nhân vật nữ trong sáng tác

của Vũ Trọng Phụngđã phát hiện ra cái nhìn hết sức nhân đạo của ông đối với

những nhân vật mang giới tính nữ: “ngòi b t ông như đồng cảm, chịu trận với nỗi đau của con người, của những người phụ nữ nghèo khổ sống ở bên bờ vực thẳm ... Với tấm lòng đau đớn, xót xa, Vũ Trọng Phụng đã viết những trang phóng sự phản ánh nỗi đau khổ của một bộ phận phụ nữ bất hạnh phải sống bằng Kỹ nghệ lấy Tây, một bộ phận khác phải chấp nhận một nghề nghiệp vừa nặng nhọc, vừa tủi nhục của những kiếp Cơm thầy cơm cô” [46,187].

Tương tự như thế, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “điều quan trọng đối với một ngòi b t hiện thực chủ nghĩa không phải là đi thực tế dài hay ngắn, được tham quan nhiều hay ít. Điều quyết định là tấm lòng có nhập cuộc hay không, tâm huyết có để vào những điều mình tìm hiểu và thuật kể hay không”. Cây b t phóng sự tài ba Vũ Trọng Phụng đã làm được điều đó, ông đã dũng cảm nhìn vào “những sự thật nên kiêng” phản ánh nó với tất cả lương tâm của người cầm b t và tinh thần nhập cuộc mà một nhà văn hiện thực cần phải có.

Tóm lại, bằng cái nhìn đầy cảm thông, Vũ Trọng Phụng đã cho ch ng ta thấy được thực chất cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ. Họ phải hứng chịu biết bao khổ nhục mà không biết giãi bày cùng ai. Bên cạnh đó, số phận của những người theo đuổi những nghề bất lương trong xã hội, cũng không lấy làm sung sướng gì mà ẩn vào bên trong là những giọt nước mắt đau khổ, dằn vặt họ muốn thoát khỏi vũng bùn nhơ nhớp, tội lỗi này. Nhưng xã hội lại nhấn chìm sâu hơn, họ đành bất lực chấp nhận cuộc

sống bất lương mà họ đã chọn. Bởi vậy, với cách tiếp cận và phản ánh những mặt trái của hiện thực, tưởng như lạnh lùng, tàn nhẫn nhưng thực ra tác giả đã thể hiện biết bao ân tình sâu nặng, sự xót thương, thông cảm về con người, về cuộc đời.

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 54)