Phê phán, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 51)

7. Cấu tr c luận văn

2.2.1. Phê phán, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến

Phản ánh những bất công trong xã hội, lên tiếng tố cáo xã hội thối nát đương thời, các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã thấy được sự xuống cấp về đạo đức, nhiều giá trị bị đè bẹp, ông không dễ dàng đặt niềm tin vào con người. Trần Hữu Tá đã phát hiện ra rằng Vũ Trọng Phụng muốn thông qua những cái xấu, cái ác của xã hội được phản ánh trong tác phẩm để mỗi người tự nhận ra cái tốt, cái đẹp: “Ông không mạt sát con người và cũng không đặt niềm tin dễ dàng vào nó” [36,171]. Vũ Trọng Phụng chuyên viết về mặt trái của xã hội, nhân vật mà ông xây dựng thành công thường là những nhân vật phản diện: “mặt trái tức thị ngược với mặt phải. Vậy từ cái mặt trái ấy ta tìm hiểu quan niệm của Vũ Trọng Phụng về con người xứng đáng với cái tên ấy, nói cách khác chủ nghĩa nhân văn của nhà văn”.

Tác giả Nguyễn Thị Dung cho rằng: “L c sinh thời, Vũ Trọng Phụng đã nói cho độc giả biết ông vạch những ung nhọt, những vết thương của xã hội để làm cho nhân loại tiến hóa; ông tả thực cái xã hội khốn nạn vì muốn cho xã hội công bình hơn, đừng có những chuyện ô uế, dâm đãng. Mong ước cải cách xã hội để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn trong đó không có bất công, con người hoàn thiện hơn là một khía cạnh của giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng” [4,70]. Xuất phát từ mục đích sáng tác như vậy, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng hàng loạt các phóng sự vạch rõ mặt trái của xã hội đương thời, phản ánh, phê phán những tệ nạn, những ung nhọt của chế độ thực dân nửa phong kiến l c bấy giờ.

Trong phóng sự Cạm bẫy người, ông ch họ bồi An đã không lường trước được những thủ đoạn gian xảo của đứa cháu yêu quý. Ông đã nói những câu không có giá trị "đố người nào nhận ra được", rồi "đừng ông nào giở ngón này ngón nọ", và "đố anh nào bịt được mắt tôi". Ông tưởng mình là bậc thầy

trong làng cờ bạc, nào ngờ ông đã bị thằng cháu tinh quái lột nhẵn bốn mươi đồng dùng để mua sâm cứu con trai mình. Đồng tiền đã khiến thằng cháu mất hết tính người. Nó không ngần ngại đưa ông ch vào tròng với những ngón bịp mà nó đã được huấn luyện rất kỹ càng để săn những con mòng cờ bạc. Bên cạnh đó, chân dung những ông chủ bà chủ cũng hiện lên rất đa dạng và biến thái, từ lối sống đến đạo đức đều có vấn đề. Họ nhẫn tâm để một cô bé ngây thơ như Đũi vào "nghề" làm đĩ, huỷ hoại cuộc đời trong trắng ngây thơ của nó. Với họ chỉ có tiền, ai chết mặc ai miễn trong t i họ có lợi nhuận. Họ sẵn sàng chà đạp lên tính mạng của người khác để kiếm tiền.

Không chỉ ở thế giới đỏ đen, thế giới ông chủ, bà chủ mới xuất hiện những con người thấp hèn bỉ ổi, suy đồi về đạo đức, mất hết lương tri mà ngay trong trại lính lê dương ở chốn Thị Cầu, con người sống với nhau bằng những cái hợp đồng rất quái đản. Đó là kiểu chung sống "già nhân ngãi non vợ chồng" (Kỹ nghệ lấy Tây). Họ đến với nhau không phải bằng tình yêu, sự rung động mà chỉ nhằm trao đổi mục đích lẫn nhau (bên này vì nhục dục, bên kia vì tiền). Người đàn bà vì thế, lừa dối chồng mình để theo một kẻ lắm tiền hơn, nhưng mối tình này cũng chỉ căn cứ vào số tiền người đàn ông mang về mà thôi, có tiền thì có tất cả, khi tiền hết tình nghĩa vợ chồng lập tức bị chấm dứt.

Sự tha hoá, biến chất của những con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến bộc lộ rõ trong lời ăn tiếng nói, trong thái độ ứng xử. Với sự nhạy bén và sắc sảo của mình, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện được những hình ảnh sắc cạnh, sinh động. Những trò bỉ ổi không chỉ bộc lộ ở thế giới bọn ma cô ma cậu, của bọn cơm thầy cơm cô mà nó len lỏi vào trong quan hệ ruột thịt trong gia đình: giữa cha con (Tham Vân), ch cháu (Bồi An). Tham Vân trong (Cạm bẫy người) đã thẳng tay "tung lưới" để "tóm gọn" bố đẻ của mình chỉ vì muốn có tiền. Toàn bộ thủ đoạn đã được nhân vật sắp xếp sẵn, bài bản

đến mức sau khi bị "đốn ngã", phải nộp tới sáu ba viên đạn (sáu ba đồng), "vẫn vui vẻ như thường, vẫn thản nhiên lộ cái vẻ yêu con người đã lịch thiệp lại có biệt tài đánh tài bàn cao" (tức Tham Ngọc), mặc dù trong lòng như xát muối.

Không dừng lại ở thế giới của bọn Cơm thầy cơm cô, tác giả còn khám phá sự suy đồi, tham lam của bọn quan lại ngay ở chốn công đường (Một

huyện ăn Tết). Hình ảnh những tên cai lệ chạy chọt để được xuống hương

thôn "đi tuần" vào dịp sát tết làm ch ng ta vô cùng ghê tởm về hành động kiếm tiền trơ tráo của bọn ch ng. Từ quan lại đến bọn cai lệ vào hùa với nhau để kiếm chác. “Trong xã hội l c bấy giờ, cái gì cũng được định đoạt bằng tiền, đồng tiền đã khiến con người quên đi tất cả, chỉ biết tìm đủ mọi thủ đoạn để có thể moi được tiền người khác một cách nhanh nhất. Thật là bỉ ổi, một xã hội quái gở, mục ruỗng, suy đồi” (Đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945).

Nếu nạn cờ bạc, tham quan đã phần nào minh chứng cho sự xuống cấp về mặt đạo đức trong xã hội, thì tệ mại dâm mà tác giả đề cập đến trong phóng sự Lục xì, hoàn chỉnh hơn bức tranh về xã hội cũ. Những con số mà Thiên Hư đưa ra đã khiến người đọc bàng hoàng, sửng sốt: "Năm 1937 có 5000 gái mại dâm, 16 nhà thổ chung, 15 nhà điếm riêng, và 377 phòng ngủ chung trong các nhà săm"…Những con số ấy đã phản ánh được thực chất cuộc sống của những người dân chốn thị thành. “Thông qua số phận của những người đàn bà đem thân xác phục vụ bọn lính đánh thuê, Vũ Trọng Phụng thực sự đã chuyển tải được thông điệp của mình tới bạn đọc và cảnh báo về sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội đương thời” (Đặc điểm phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945).

Tác giả Nguyễn Thị Dung trong luận văn Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu

trở lại thành nội dung xuyên suốt các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Đó là sự thực ở đời mà Vũ Trọng Phụng phản ánh, tái hiện và như ch ng ta đã thấy nó có giá trị phê phán, lên án, tố cáo mạnh mẽ. Đồng thời mỗi người đọc, mỗi nhà nghiên cứu lại tìm thấy những ý nghĩa riêng ấn giấu ở bên trong, đằng sau nó. Bởi lẽ mỗi người đọc, mỗi nhà nghiên cứu là mỗi chủ thể tiếp nhận và tiếp nhận vốn có tính khách quan, tính sáng tạo và mang khuynh hướng xã hội” [4,71]. Là một chủ thể tiếp nhận, nhà thơ Hoàng Cầm khi đọc lại tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã “cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã gi p tôi biết cái xấu trước để đánh giá cái tốt ngày nay” [42,120].

Trong bài báo Bút lực của văn học Vũ Trọng Phụngđăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, tháng 9/1988, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhấn mạnh: “tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng có thể nói đủ cho ta căm ghét, chán chê cái xã hội thời mất nước. Cũng từ đó cho ta thấy cái may mắn và hạnh ph c là người đứng lên đánh đổ cái xã hội thối nát ấy để xây dựng lại một xã hội tốt đẹp cho mọi con người như mơ ước của nhà văn” [42,208].

Các nhà văn, các nhà nghiên cứu còn phát hiện được ở phóng sự Vũ Trọng Phụng niềm tin tưởng ở những cái tốt đẹp, từ đó thấy rằng khi ông còn niềm tin nghĩa là còn hi vọng về tương lai tươi sáng hơn. Nguyên Hồng đã phát hiện ra niềm hi vọng ẩn sâu trong tâm hồn nhà văn họ Vũ: “những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng còn vang lên những khát vọng. Vũ Trọng Phụng thấm thía sâu sắc mong tìm ở cuộc sống phải nẩy lên những cái thật là trong sạch, là tươi đẹp. Nhiều ý nghĩ của Vũ Trọng Phụng mới chỉ hé mở nhưng thấy cả một sự quằn quại vươn lên và rung rung như một làn ánh sáng và sương mai e ấp của tư tưởng, của tâm hồn” [36,199].

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396) (Trang 51)