1 Ngày nay, khi bàn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) và những mâu thuẫn của nó trên bình diện quốc tế, người ta thường gắn với quá trình toàn cầu hóa, với sự xuất hiện của một chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản ngày nay ngay từ khi tự khẳng định mình là một phương thức sản xuất, một hình thái kinh tế xã hội đã mang một đặc trưng cơ bản khác với tất cả các phương thức sản xuất, hình thái kinh tế xã hội trước đó ở tính chất quốc tế. Quốc tế hoá đã trở thành điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Các quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng dưới nhiều hình thức và thường được gọi chung là quá trình toàn cầu hóa. Và điều quan trọng là, quá trình này đã làm bộc lộ hay sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản. 2.1. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tính chất toàn cầu của sản xuất với các chính sách kinh tế của quốc gia dân tộc; mâu thuẫn giữa nhu cầu phải có một thể chế quản lí những vấn đề toàn cầu mới với những thể chế quốc gia, khu vực hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) Mâu thuẫn này có thể hiểu là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trên phạm vi quốc tế. Nói cách khác, mâu thuẫn cơ bản nội tại vốn trước đây được xem xét trong khuôn khổ một quốc gia thì nay đã chuyển hoá thành mâu thuẫn trên phạm vi quốc tế. Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ, một mặt thì các nước nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường vị thế và khả năng cạnh tranh của mình trên phạm vi toàn cầu, mặt khác, sự can thiệp của nhà nước ngày càng có ít hiệu lực và đòi hỏi sự phối hợp ngày một lớn trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Những biến động tài chính tiền tệ gần đây đã cho thấy điều đó. Vấn đề đặt ra là liệu trong tương lai vai trò của nhà nước, quốc gia, dân tộc còn giữ vị trí quan trọng đến mức nào hoặc các tổ chức khu vực và quốc tế như WTO sẽ giữ quyền chi phối đời sống kinh tế quốc tế ra sao? Tương lai của chủ nghĩa tư bản cũng như chính quá khứ của nó, theo nghĩa thị trường tự do, bàn tay vô hình sẽ dẫn dắt 1 ThS, tHSP các quốc gia dân tộc vào cuộc chơi toàn cầu. Rõ ràng các thể chế quốc gia dân tộc không hoàn toàn thích ứng với quá trình toàn cầu hoá mà nó phải lột xác hoặc được bổ sung bằng những lực lượng toàn cầu mới như các công ty xuyên quốc gia và những thực thể văn hoá phi quốc gia khác. Tuy nhiên, điều mà có thể thấy dễ dàng là kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa dường như làm lu mờ biên giới quốc gia trong đời sống kinh tế thì sức mạnh quốc gia vẫn còn có ý nghĩa quan trọng, nghĩa là chúng ta chưa thể có một thế giới đồng nhất, một thế giới mà trong đó các quốc gia có quyền bình đẳng như nhau và do đó sự cạnh tranh các quốc gia vẫn tiếp tục, làm cho mâu thuẫn cơ bản không mất đi, trái lại được biểu hiện sâu sắc hơn với sắc thái mới. 2.2. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế và trong việc dành vị thế chủ đạo trên nền kinh tế toàn cầu Toàn cầu hoá không làm mất đi những lợi ích và mối quan tâm có tính chất quốc gia dân tộc, hơn nữa còn làm cho cuộc chạy đua ngày càng trở nên quyết liệt nhằm tận dụng những lợi thế do toàn cầu hóa mang lại. Mâu thuẫn giữa xu hướng toàn cầu và việc theo đuổi các chính sách vì lợi ích quốc gia thể hiện cả trên lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ, chuyển giao công nghệ. Trên lĩnh vực thương mại mâu thuẫn này thể hiện nổi bật ở cuộc xung đột mậu dịch Mỹ - châu Âu - Nhật Bản, có căn nguyên chủ yếu từ những quan niệm chính sách khác nhau đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Trong khi Mỹ theo đuổi một chính sách thương mại tự do cơ bản hai chiều thì châu Âu đặc biệt là Nhật Bản trong nhiều năm lại muốn : bành trướng ra thị trường thế giới và giữ riêng sân nhà cho các công ty nội địa. Kết quả là mức thâm hụt mậu dịch của Mỹ không ngừng tăng lên. Tỷ trọng của Mỹ trong GDP thế giới giảm từ 27% năm 2000 xuống 26% năm 2007. Mức thâm hụt mậu dịch lớn nhất của Mỹ là đối với các nước vành đai Thái Bình Dương. Tình trạng thâm hụt kinh niên của Mỹ năm 2002 là 157 tỷ USD, năm 2003 là 377 tỷ USD, năm 2004 là 412 tỷ USD, năm 2005 là 318 tỷ USD, năm 2006 là 257 tỷ USD, nâng tổng số nợ của chính phủ Mỹ đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 10.600 tỷ USD, bằng 76,75% GDP. Những quan hệ buôn bán căng thẳng giữa Mỹ và Nhật tồn tại từ nhiều năm. Năm 1997, Mỹ và Nhật Bản đã kí một số hiệp ước tay đôi mới quan trọng giải quyết các cuộc tranh chấp về các vấn đề như: trạng thái các cảng của Nhật, việc đánh thuế rượu mang tính chất phân biệt đối xử của Nhật. Mỹ tiếp tục tìm cách cải thiện quyền vào các thị trưởng ở Nhật thông qua các cuộc thương lượng của WTO, những diễn đàn địa phương và khu vực khác như OECD, APEC. Việc Nhật Bản không tuân thủ sự nhất trí của APEC về việc cắt giảm thuế quan trong 9 ngành khác nhau đã bị Mỹ chỉ trích gay gắt. Mâu thuẫn thương mại Mỹ - EU cũng bộc lộ khá gay gắt. Thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực buôn bán chuối (năm 1998). Mỹ cho rằng EU đang ưu đãi các thuộc địa của Anh, Pháp ở vùng biển Caribê, Châu Phi và Thái Bình Dương, và phân biệt đối xử với chuối nhập từ các nước Mỹ Latinh - thị trường chịu sự chi phối những lợi ích của Mỹ. Mâu thuẫn trên lĩnh vực tài chính tiền tệ: sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ giữ vai trò chi phối trong hệ thống tài chính quốc tế với vị trí thống trị của đồng đôla. Vai trò này của Mỹ đã suy giảm từ sau khi hệ thống Breton-Wood sụp đổ năm 1971, làm suy giảm đáng kể vị thế của Mỹ và đồng đôla của Mỹ. Hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo chiều hướng đa trung tâm. Đó là vai trò của đồng yên Nhật; đồng mác Đức, đồng tiền chung châu Âu (EURO). Quá trình đa trung tâm hoá trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế là một chiều hướng không thề đảo ngược nhưng không phải là một quá trình suôn sẻ. Những mâu thuẫn gay gắt vẫn tiếp tục nổ ra giữa Mỹ và các nước tư bản phát triển khác liên quan đến việc phối hợp chính sách tỉ giá và lãi suất. Một ví dụ minh hoạ cho điều này là: khi thủ tướng Nhật Hashimoto Ryutaro tuyên bố vào đầu năm 1997 rằng Nhật Bản muốn bán cả trái phiếu kho bạc Mỹ mà Nhật đang sở hữu thì ngay ngày hôm sau, giá cổ phiếu ở phố Wall đã tụt xuống. Nếu Nhật Bản bán toàn bộ phần trái phiếu kho bạc Mỹ của mình thì đồng USD có thể giảm giá chỉ còn 50 yên ăn 1 USD và điều này đã gây lo lắng thực sự cho Mỹ. Sự lo lắng này đã dẫn tới những hành động nhằm ngăn chặn sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản ở khu vực châu Á qua các công cụ tài chính. 2.3. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với các nước đang phát triển có những biểu hiện mới, sâu sắc và phức tạp hơn trong thời đại toàn cầu hoá Trong những thập kỷ gần đây, một số nước đang phát triển đặc biệt là ở Đông Á và Mỹ La Tinh đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành các quốc gia công nghiệp mới nhờ vào sự hội nhập tích cực vào quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Việc mở cửa thị trường các nước công nghiệp phát triển, đầu tư trực tiếp, viện trợ và chuyển giao công nghệ từ các nước tư bản phát triển đã giúp cho các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa đạt tốc độ tăng trưởng cao, có vị trí đáng kể hơn trong đời sống kinh tế và chính trị quốc tế. Nhưng thật sai lầm khi cho rằng quá trình toàn cầu hoá, sự liên kết kinh tế giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau trên phạm vi khu vực và toàn cầu đã làm mất đi mâu thuẫn vốn có giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trái lại, những mâu thuẫn này có phần gay gắt hơn, thể hiện dưới những hình thức đa dạng và phức tạp hơn. Thứ nhất, quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu vẫn đã đặt ra những thách thức với các nước đang phát triển, đặc biệt các quốc gia nghèo trên nhiều phương diện. Đối với nhiều nước, việc hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu thật không đơn giản. Trong khi đó, chính sự đứng ngoài cuộc này là sự tụt hậu của chúng. Bên cạnh những hạn chế vốn có của các nước này có một loạt các yếu tố bên ngoài tạo nên những khó khăn này như: - Sự bất lợi trong xu hướng phát triển thị trường thế giới đối với các nước đang phát triển. Sự xuất hiện “nền kinh tế gọn nhẹ, năng động” ở các nước công nghiệp ít sử dụng nguyên liệu hơn đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ nhiều nước nghèo nhất. Mặt khác, xu hướng giá cả bất lợi trên các thị trường hàng hoá cũng làm giảm thu nhập của các nước nghèo. - Chủ nghĩa bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả các hình thức phi thuế quan như các tiêu chuẩn kĩ thuật, môi trường và xã hội tiếp tục gây thiêt hại cho các nước đang phát triển. Những ngành mà sự bảo hộ thể hiện rõ nhất như dệt may, nông nghiệp lại chính là lĩnh vực mà các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh nhất. Mức thuế quan trung bình đối với hàng nhập khẩu từ các nước nghèo nhất vào các nước công nghiệp cao hơn mức thuế trong buôn bán giữa các nước trong OECD khoảng trên 30%. - Vấn đề nợ nần kinh niên và khả năng thu ngoại tệ yếu đã kìm hãm các nước đang phát triển trong một vòng luẩn quẩn đi xuống, không thể nhập công nghệ mà họ cần để mở rộng xuất khẩu và tăng việc làm. - Việc tự do hoá quá nhanh, không có kế hoạch trong bối cảnh ngoại tệ nghiêm trọng đôi khi cũng góp phần làm sụp đổ những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở các nước đang phát triển. Thứ hai, sự hình thành thị trường vốn toàn cầu và quá trình tự do hoá tài chính đã có một tác động tích cực đối với quá trình toàn cầu hoá và tài trợ vốn cho cuộc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Nhưng nó cũng có những tác động tiêu cực do tính dễ tổn thương của hệ thống tài chính và khả năng kiểm soát yếu kém của các nước đối với các dòng vốn tư nhân. Chính điều này đã đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng bị nô dịch về tài chính, trở thành nạn nhân của quá trình tự do hoá. Những mâu thuẫn giữa các nước TBCN phát triển và các nước đang phát triển liên quan đến lĩnh vực tài chính quốc tế trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay thể hiện điển hình trong cuộc khủng hoảng nợ vào đầu thập kỷ 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cuối thập kỷ 1990. Thứ ba là các nước đang phát triển phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội liên quan đến quá trình toàn cầu hoá. Nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới phụ thuộc vào việc xuất khẩu nông sản và tài nguyên như gỗ, cá, khoáng sản, trà, cà phê. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên thường phải trả giá về xã hội và môi trường, là những chi phí không hề được hạch toán ở bất kì quốc gia nào. Chẳng hạn, trong những năm 1980 nhu cầu tôm hùm ở Mỹ và Nhật Bản tăng gấp đôi tạo đà cho tốc độ tăng trưởng ổn định ở các nước Đông Nam Á. Đến những năm 1990 hải sản là những mặt hàng phi dầu lớn nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tôm và các hải sản nuôi trồng dọc theo bờ biển các nước nhiệt đới đang phá huỷ các cánh rừng đước gây các hậu quả tai hại về kinh tế- xã hội: Philipin, mỗi năm vùng đước đầm lầy bị phát quang 3000ha để làm nơi nuôi tôm xuất khẩu làm giảm 90% diện tích đầm lầy của nước này. Có thể nêu lên nhiều ví dụ khác như xuất khẩu thịt bò từ Costa Rica sang thị trường Bắc Mĩ đã huỷ hoại các thảm rừng nhiệt đới ở đây. Nạn phá rừng còn liên quan tới việc đẩy mạnh nhập khẩu gỗ của các nước phát triển: ngành khai thác và kinh doanh gỗ đã làm trụi các cánh rừng ở hai bang của Malaixia là Sarawak và Sabah vốn cung cấp hơn 90% sản lượng gỗ nhâp khẩu từ Nhật Bản, làm tăng tốc độ phá hoại rừng tự nhiên lên bốn lần chỉ trong vòng hai thập kỷ 70 và 80. 2.4. Toàn cầu hoá đặt ra những thách thức mới trong cạnh tranh toàn cầu của các công ty, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các công ty TBCN Toàn cầu hoá đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính toàn cầu và một trong những đặc trưng nổi bật của thời đại toàn cầu hoá là sự đa dạng và sự cạnh tranh giữa các chiến lược quốc gia và công ty để tận dụng những lợi thế trong dịch chuyển thị trường. Giá cả, chất lượng, tốc độ và sự khác biệt là những yếu tố căn bản của cạnh tranh giữa các công ty. Trong khi tìm kiếm một chiến lược cạnh tranh mới, các công ty quan tâm đến các vấn đề như tiếp cận thị trường, thu hẹp quy mô, tự động hoá hệ thống, thiêt kế sản xuất, sử dụng phần mềm. Trong ngành công nghiệp ô tô, sự cạnh tranh tồn tại chủ yếu giữa các nhà lắp ráp, thiết kế sản phẩm cuối cùng như Toyota, GM, Renault. Nhưng trong ngành công nghiệp điện tử, cạnh tranh đa dạng hơn. Các công ty sản xuất linh kiện như Intel quản lý những công nghệ đặc biệt, chứ không phải những công ty lắp ráp như Compag hay Gateway, hay IBM thưòng quan tâm đến vấn đề cạnh tranh và những bước tiến công nghệ. Chỉ trong phạm vi các nhà sản xuất linh kiện đã có rất nhiều chiến lược và cuộc chạy đua vị thế cạnh tranh. Intel có dây chuyền mạch vi xử lý, các công ty Hàn Quốc đầu tư vào các thiết bị bán dẫn và rộng hơn là vào các dây chuyền sản xuất có quy mô lớn và vào các Che-bol, trong khi đó các công ty Đài Loan đầu tư vào các ngành sản xuất có quy mô nhỏ hơn và vào các mạng lưới có công nghệ trung bình. Các cấu trúc khác nhau trong ngành công nghiệp điện tử, không chỉ bao gồm thiết kế sản phẩm, trở thành công cụ cạnh tranh của công ty như: Apple và sau đó là Sun và Silicon Graphics. Một ví dụ khi phân biệt hai dạng tổ chức hoạt động công ty điển hình là “chủ nghĩa Ford”, tượng trưng cho thời kỳ công nghiệp sản xuất hàng loạt và “chủ nghĩa Intel” đặc trưng cho thời đại công nghệ thông tin. Chủ nghĩa Intel là biểu tượng căn bản thể hiện rõ nhất đặc trưng của một trong những hoạt động sản xuất chủ đạo trong thời đại mới. Tất cả những quảng cáo của những nhà sản xuất máy tính đều diễn đạt “Intel Inside” gợi ý rằng cạnh tranh về giá trị gia tăng và quản lý thị trường đã dịch chuyển ra khỏi ngành lắp ráp. Phát kiến của Henri Ford là thực hiện sản xuất khối lượng lớn, phát kiến của Toyota là tổ chức lại sản xuất để tạo nên sự linh hoạt trong khối lượng. Cả hai phát kiến sản xuất tạo nên những thuận lợi thị trường căn bản và cả hai đều ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hàng tiêu dùng bền. Trong thời đại Intel, với ngành công nghiệp điện tử giữ vai trò chủ đạo, sự cạnh tranh chuyển dịch ra khỏi ngành công nghiệp lắp ráp sang ngành công nghiệp sản xuất phụ kiện và hệ thống nhỏ thiết kế sản phẩm. Việc sử dụng sáng tạo quyền sở hữu trí tuệ đã xác định vị trí thị trường và trong một số trường hợp xác định chi phí sản xuất như là lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho các công ty không những cạnh tranh với nhau mạnh hơn mà còn làm thay đổi phương thức cạnh tranh, đòi hỏi các công ty phải toàn cầu hoá các hoạt động của mình. Cuộc cạnh tranh toàn cầu của các công ty tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến xu hướng thôn tính và sáp nhập diễn ra từ thập kỷ 80 và đặc biệt trở nên sôi động trong vài năm gần đây. Nếu năm 1995 có 22.729 vụ sáp nhập thì năm 1998 ước có 30.000 vụ với giá trị hàng trăm tỉ USD. Đặc biệt gần đây các vụ mua lại và sáp nhập xuyên biên giới có quy mô lớn ngày càng tăng. Năm 1999 có 114 vụ sáp nhập có quy mô lớn mỗi vụ trên 1 tỷ USD. Mục đích của các vụ sáp nhập này là tạo ra các công ty và các liên minh có tầm cỡ toàn cầu nhưng rõ ràng nó luôn đặt nhiều công ty khác bên bờ vực phá sản. 2.5. Phân hoá xã hội sâu sắc bên trong các nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước với nhau, xung đột văn hoá trên phạm vi toàn cầu Lợi ích của quá trình toàn cầu hoá đối với phúc lợi của người dân và sự phồn thịnh của các quốc gia nói chung là hiển nhiên. Về mặt lý thuyết đây quả không phải là một cuộc chơi có tổng số bằng không, nghĩa là cái được của người này, của quốc gia này bằng chính cái mất của kẻ khác, của quốc gia khác. Nhưng lợi ích của quá trình này có được phân phối đồng đều hay không lại là một vấn đề khác. Mặc dù quá trình toàn cầu hoá đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển vươn lên, thu hẹp dần khoảng cách phát triển của nó với các nước công nghiệp, song có không ít quốc gia bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát triển do các quốc gia này không thích ứng kịp thời với quá trình toàn cầu hoá trong khi cạnh tranh của các tập đoàn công nghiệp ngày càng tăng. Vào năm 1996, 15 công ty xuyên quốc gia mạnh nhất, có giá trị tài sản bằng thu nhập quốc nội 80 nước kém phát triển. Báo cáo hàng năm về sự phát triển xã hội của Liên hợp quốc đã khẳng định rằng thế giới đang trong thời đại phân cực với hố phân cách ngày càng rộng giữa các nước giàu với các nước nghèo trên quy mô toàn cầu. Ở Mỹ số của cải do 1% người giàu nhất nắm giữ tăng từ 20% lên 30% của cải quốc gia trong thời kì 1975-1990. Sự phân cực nhanh chóng như vậy lại thể hiện như hệ quả của hai xu hướng lớn của thế giới hiện nay là cuộc cách mạng công nghệ và quá trình toàn cầu hoá. Mặt khác toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay kéo theo sự phổ biến các giá trị văn hoá của một số quốc gia hùng mạnh, trước hết là Mỹ ra phạm vi toàn thế giới. Nếu như việc mở rộng đầu tư và thương mại được dễ dàng chấp nhận hơn do tác động của các quy luật kinh tế thì sự bành trướng văn hoá và chính trị khó khăn hơn nhiều và tạo ra những xung đột và phản ứng dưới nhiều hình thức khác nhau. Thế giới vẫn cần một sự thống nhất trong đa dạng hơn là một sự áp đặt, phân biệt riêng rẽ. Quan hệ kinh tế quốc tế của CNTB hiện đại đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu kể từ sau chiến tranh thế giới lần hai đến nay. Động lực chính chi phối quá trình này là sự phát triển công nghệ đang tạo ra những nền tảng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế mà chúng ta gọi là quá trình toàn cầu hoá. Quá trình này dù có những bước đi nhanh chóng, nhưng dù sao cũng đang còn trong giai đoạn đầu. Thế giới đang ở trong thời điểm khi mà các lực lượng kinh tế và công nghệ đang phá bỏ biên giới địa lý thông thường để tạo ra một không gian mới “không gian điện tử”, “nền kinh tế mềm”, thì các thế lực chính trị bao gồm tất cả các thể chế quốc gia và quốc tế vẫn mang tính khu biệt, phiến diện. Thế lực kinh tế toàn cầu trong khi công phá mạnh mẽ biên giới quốc gia, đồng thời nó cũng đẩy tất cả các quốc gia, các công ty và các công dân vào một cuộc đua tranh quyết liệt. Cuộc đua tranh này dĩ nhiên làm gay gắt thêm mâu thuẫn vốn có của CNTB dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở các mức độ khác nhau. Những mâu thuẫn nêu trên dĩ nhiên không phải do bản thân quá trình toàn cầu hoá tạo ra. Toàn cầu hoá và cách mạng công nghệ là thành tựu của sự phát triển toàn nhân loại, là tiền đề cho một xã hội mới, một nền văn minh mới. Những mâu thuẫn đó chỉ có nghĩa là cho đến nay chưa có một hình thái kinh tế xã hội thích ứng để làm cho quá trình toàn cầu hoá phát huy đầy đủ ưu thế và sức mạnh của nó. Nói tóm lại, trong thời đại toàn cầu hóa, vấn đề đặt ra là liệu CNTB có đủ khả năng để vượt qua những thử thách hiện nay không? Câu trả lời khá chắc chắn là CNTB không thể tồn tại như nó đã từng tồn tại. Nhưng CNTB chắc cũng khó có thể mất đi trong một cuộc cách mạng xã hội mang tính bạo lực. Sự điều chỉnh mạnh mẽ của nó, những cuộc cải cách sâu rộng cả về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ đưa đến một xã hội ngày càng văn minh, dân chủ, tiến bộ và thịnh vượng hơn. Trên bình diện quốc tế, những cải cách này nhằm vào dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế, loại bỏ chủ nghĩa cường quyền, hình thành luật chơi công bằng hơn, tạo ra các thể chế quản lý các quá trình toàn cầu có hiệu quả hơn. 1. Micheal Beaud, , Nxb Thế giới, 2002. 2. Đỗ Lộc Diệp, , Nxb Khoa học xã hội, H., 2002. 3. Fareed Zakaria: “The Post- 4. Thomas L. Friedman, Nxb Khoa học xã hội, H., 2005. 5. Mahathir Mohamad, , NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 6. Maurizio d’Orlando: “Economic crisis: US, China and the coming monetarystorm”, xem tạiwww.asiannews.it.index.php?l=en&art=13959&size=A. ISSUES OF CAPITALISM IN TODAY GLOBALIZATION Tran Thi Thu Ha Abstract Capitalism in an era of globalization is considered a new stage of global monopoly capitalism. There were change in the phenomena but the nature of capitalism is remain the same. Althought, there was development in various fields, the modern capitalism has exposed many contradictions, and crisis has occurred more frequently. . Ngày nay, khi bàn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) và những mâu thuẫn của nó trên bình diện quốc tế, người ta thường gắn với quá trình toàn cầu hóa, với sự xuất hiện của một chủ nghĩa tư bản toàn cầu. . tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Các quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng dưới nhiều hình thức và thường được gọi chung là quá trình toàn cầu hóa. Và điều quan trọng. hình là chủ nghĩa Ford”, tư ng trưng cho thời kỳ công nghiệp sản xuất hàng loạt và chủ nghĩa Intel” đặc trưng cho thời đại công nghệ thông tin. Chủ nghĩa Intel là biểu tư ng căn bản thể hiện