Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975

124 3.3K 6
Luận văn: Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1 1. Lý do chọn đề tài1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu7 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu7 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu8 6. Đóng góp của luận văn8 7. Bố cục luận văn9 CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ10 1.1. Vị trí chiến lược của Việt Nam10 1.1.1. Vị trí địa chính trị10 1.1.2. Vị trí địa kinh tế13 1.2. Dân cư và truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam17 1.2.1. Dân cư17 1.2.2. Truyền thống lịch sử18 1.3. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kì 1954-197520 1.4. Quan điểm của các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam trước năm 195421 1.4.1. Quan điểm của Pháp21 1.4.2. Quan điểm của Mỹ26 1.4.3. Quan điểm của Anh29 1.4.4. Quan điểm của Trung Quốc30 1.4.5. Quan điểm của Liên Xô35 Tiểu kết chương 138   CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC LỚN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆT NAM THỜI KÌ 1954-197539 2.1. Quan hệ Mỹ - Anh – Pháp39 2.2. Quan hệ Mỹ - Xô43 2.3. Quan hệ Mỹ - Trung54 2.4. Quan hệ Xô – Trung61 2.5. Quan hệ Mỹ - Xô – Trung69 Tiểu kết chương 274 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC LỚN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆT NAM THỜI KÌ 1954 – 197575 3.1. Đặc điểm75 3.2. Tác động86 3.2.1. Đối với công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc86 3.2.2. Đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam92 3.2.3. Đối với tiến trình cách mạng Việt Nam sau năm 197599 Tiểu kết chương 3102 KẾT LUẬN103 TÀI LIỆU THAM KHẢO105 PHỤ LỤC

LUN VĂN: VIT NAM TRONG QUAN H QUC T THI K 1954 – 1975 LI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn phòng sau Đại học, Tổ Lịch sử Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm luận văn. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đối với TS. Phạm Thị Tuyết, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, thư viện Quốc gia Việt Nam, Học viện ngoại giao Việt Nam, thư viện Quân đội, Viện lịch sử quân sự đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm kiếm, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho quá trình làm luận văn. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, khích lệ, động viên tác giả trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2015 Học viên Nguyễn thị Hương 2 222 2 BẢNG CHỮ VIT TẮT TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội Chủ nghĩa PTCS : Phong trào Cộng sản CNQT : Công nhân quốc tế NDT : Nhân dân tệ CNTD : Chủ nghĩa thực dân VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa CHND : Cộng hòa Nhân dân 3 333 3 MỤC LỤC 4 444 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, Hiệp định Genève ký chưa ráo mực, đế quốc Mỹ nhanh chóng tìm cách hất cẳng Pháp, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam và thông qua chính quyền đó để phá hoại sự nghiệp cách mạng, âm mưu chia cắt đất nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ - tiền đồn để ngăn chặn CNXH lan tràn ở khu vực Đông Nam Á. Như vậy, vừa kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã phải bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng Lao động Việt Nam thời kì 1954 – 1975 phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhân dân Việt Nam phải đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất, giàu có nhất, với những âm mưu nham hiểm và thủ đoạn hết sức tàn bạo. Cuộc chiến tranh kéo dài qua năm đời tổng thống Mỹ với một tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho phía Việt Nam cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Chiến tranh Việt Nam trở thành một bộ phận của chiến tranh lạnh, là nơi đọ sức điển hình và thu hút sự can thiệp của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các cường quốc. Song bằng sự quyết tâm, lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu anh dũng và trí tuệ con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng thật oanh liệt khiến cả thế giới phải trầm trồ thán phục. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) là thắng lợi không chỉ của riêng nhân dân Việt Nam mà là thắng lợi chung của các lực lượng tiến bộ, hòa bình, dân tộc, dân chủ trên toàn thế giới, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Thắng lợi đó có một phần công lao rất lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Song nguyên nhân trên hết là do sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam. Việt Nam đã phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện đường lối độc lập tự chủ, tận dụng cơ hội, giải quyết 5 5 khéo léo mối quan hệ với các nước lớn, hạn chế những tác động xấu từ các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng lên cao, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, của các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ, tiến bộ trên thế giới, vượt qua trở lực của những mối quan hệ quốc tế phức tạp, sự lệ thuộc, …chủ động phát huy những lợi thế, sức mạnh dân tộc để giành thắng lợi. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam đã làm đảo lộn cục diện quan hệ quốc tế, phá vỡ ý đồ, âm mưu câu kết, dàn xếp của các nước lớn với những toan tính riêng trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam. Thực chất những toan tính của các nước lớn là gì? Sự dàn xếp hay mâu thuẫu giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là gì? Mối quan hệ phức tạp giữa các nước lớn đó có tác động như thế nào đến tình hình cách mạng Việt Nam? Đó là những vấn đề đặt ra rất cần được nghiên cứu và giải quyết một cách thỏa đáng, tạo cơ sở lý luận cho sự nhận thức đúng đắn về một số vấn đề của lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của Việt Nam và về lịch sử quan hệ quốc tế thời kì này. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề trên sẽ rút ra được những bài học lớn trong công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt với vai trò là một giáo viên Lịch sử ở phổ thông, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của dân tộc là một nội dung rất quan trọng trong chương trình lịch sử phổ thông nên việc nghiên cứu vấn đề này sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ và có thêm nhiều cơ sở tư liệu cung cấp cho bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975” để làm đề tài luận văn của mình. 6 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy đây là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Đã có một số công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước ít nhiều đề cập đến vấn đề này ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trước hết phải kể đến một số cuốn sách chuyên khảo về lịch sử ngoại giao Việt Nam như: “Mặt trận ngoại giao thời kì chống Mỹ cứu nước 1965 – 1975” của Nguyễn Duy Trinh (Nhà xuất bản Sự thật, 1979), “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam Tập I” của Lưu Văn Lợi (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996), “Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000” của Đại sứ Nguyễn Đình Bin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002), và nhiều cuốn sách viết về đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Các cuốn sách này đã cho ta thấy cục diện quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn liên quan trực tiếp tới vấn đề Việt Nam và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong thời kì 1954 – 1975. Cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao (Nhà xuất bản Sự thật, 1981) đã cho chúng ta hiểu sâu sắc về mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam trong con mắt của những nhà lãnh đạo Trung Quốc và chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” gồm chín tập của Viện Lịch Sử Quân sự Việt Nam, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành lần lượt qua các năm 1995, 1996, 1997, 1999, 2001, 2002, 2007, 2008, 2009 đã cho chúng ta cái nhìn toàn diện về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phần nào giúp chúng ta hiểu cục diện quốc tế sau năm 1954 và đường lối kháng chiến của Đảng trong tình hình quan hệ quốc tế có sự biến đổi. Cuốn “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, tác động của những nhân tố quốc tế” của Nguyễn Khắc Huỳnh do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2010 cũng đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, và mối quan hệ giữa các nước lớn về vấn đề chiến 7 7 tranh Việt Nam. Qua đó thấy được đường lối đối ngoại chủ động, linh hoạt, sáng tạo của Việt Nam trước những mối quan hệ quốc tế phức tạp thời kì 1954 – 1975. Cuốn “Các nước XHCN ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ” của Nguyễn Thị Mai Hoa (Nxb Chính trị quốc gia, 2013) đã phần nào cho chúng ta biết rõ hơn sự ủng hộ về tinh thần, vật chất và mặt trái của sự ủng hộ đó của các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam và tác động của nó tới tiến trình cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số các công trình khác dưới dạng luận văn, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí đề cập tới một vài khía cạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) nói chung và vấn đề mà đề tài nghiên cứu nói riêng đã được công bố. Tiêu biểu như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Hồng Chuyên về đề tài “Quan hệ Liên Xô – Việt Nam trong thời kì 1950 – 1975” (Trường ĐHSP Hà Nội, 2004) đã đề cập đến quan hệ Liên Xô - Việt Nam qua từng giai đoạn của thời kì 1950 – 1975 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ Xô – Việt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thiều Hoa với đề tài “Trung Quốc với cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam giai đoạn 1965 – 1975” (Trường ĐHSP Hà Nội, 2008) đề cập tới chiến lược toàn cầu của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, qua đó thấy được những toan tính của Trung Quốc trong việc giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục – đào tạo thời kì này. Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Thùy Dương với đề tài “Vai trò của các nước lớn trong hội nghị Genève về Đông Dương 1954” (Trường ĐHSP Hà Nội, 2010) đã làm sáng tỏ quan điểm của các nước lớn về vấn đề Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, sự tính toán, dàn xếp của các nước lớn tại Hội nghị Genève về vấn đề Việt Nam và Đông Dương. 8 8 Luận văn thạc sĩ của tác giả Khương Thị Hà với đề tài “Chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam (1950-1991)” (Trường ĐHSP Hà Nội, 2010) đã hệ thống các chính sách của Liên Xô với Việt Nam qua từng giai đoạn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa và lí giải tại sao Liên Xô lại đưa ra những chính sách khác nhau ở từng giai đoạn của thời kì 1950-1991. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn với đề tài “Mâu thuẫn Xô – Trung và đối sách của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” (Học viện Ngoại giao, 2014) đã đề cập một cách ngắn gọn quan hệ Việt – Xô, Việt – Trung qua từng giai đoạn của thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) và quan điểm của Liên Xô, Trung Quốc về vấn đề chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). Qua đó thấy được mâu thuẫn Xô – Trung về vấn đề Việt Nam thời kì 1954 – 1975 và đối sách của Việt Nam trong bối cảnh mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng lên cao. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: “Âm mưu của Trung Quốc từ Điện Biên Phủ đến Genève” của Nguyễn Anh Thái (tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 6, năm 1983), “Một số tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ” của Lưu Văn Trác (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2, năm 1985), “Bàn về quan hệ Việt – Trung” của Phan Doãn Nam (tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 18, năm 1997), “Đấu tranh ngoại giao góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước” của Vũ Dương Huân (tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 32, năm 2000), “Mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của Lương Viết Sang (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4, năm 2003), “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh trí tuệ Việt Nam” của Võ Nguyên Giáp (tạp chí Cộng sản số 8, năm 2005, “Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với việc Mỹ triển khai hoạt động “ngoại giao tam giác” với Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn 1969 – 1972” của Phạm Thị Thu Hương (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2, năm 2011),…Các bài viết này giúp chúng ta nhận thức về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong thời kì 1954 – 1975, 9 9 đặc biệt là mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, qua đó thấy được bản chất, âm mưu của Trung Quốc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam không chỉ được các học giả trong nước quan tâm mà còn nhiều các học giả nước ngoài tìm hiểu và nghiên cứu. Hầu hết họ đều muốn tìm ra câu trả lời: Tại sao Việt Nam lại có sức hút mạnh mẽ như vậy đối với các nước lớn? Tại sao Việt Nam – một dân tộc nhỏ bé nghèo nàn lại có thể đánh thắng một đế quốc sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ là Mỹ? Tiêu biểu trong số đó có tác phẩm: “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất” (Nhà xuất bản Thông tin lý luận, 1981) của Francois Joyaux do Viện nghiên cứu Lịch sử những vấn đề quan hệ Quốc tế hiện đại dịch. Trên cơ sở tiếp cận nhiều tư liệu quý trong các cơ quan lưu trữ của Pháp, tác giả đã phân tích rất tỉ mỉ về chiến lược, âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc đối với Việt Nam và vai trò vị trí của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gbriel Konco do Nguyễn Tấn dịch ( Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2003). Dựa vào những tài liệu mới và sự quan sát thực tế ở Washington, Paris và những chuyến thăm Việt Nam, Gbriel Konco đã phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến tranh, đồng thời trình bày triển vọng của chiến lược chiến tranh hạn chế của Mỹ trong thế kỉ XX và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại như ở Việt Nam. “Xung đột và mâu thuẫn của Trung Quốc – Liên Xô trong vấn đề viện trợ Việt Nam chống Mỹ” của Lý Đan Tuệ do Nguyễn Hữu Tâm (Viện Sử học) dịch (tạp chí Nghiên cứu Liên Xô – Trung Quốc đương đại số 3, năm 2000), “Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam” của I.V. Gaiduck do Trần Quý Thắng và Trần Văn Liên dịch ( Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, năm 1998),… Nhìn chung đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề vị thế của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của các nước lớn hay quan hệ giữa một số cặp nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam tại Hội nghị Genève (1954) và trong cả thời kì 1954 – 1975, hay tình hình cách mạng Việt Nam (1954 – 1975) 10 10 [...]... là: Việt Nam trong ý đồ, chiến lược toàn cầu của các nước lớn và mối quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1954 – 1975 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không có tham vọng đề cập đến quan hệ quốc tế của tất cả các nước, các tổ chức quốc tế thời kì 1954 – 1975 liên quan đến vấn đề Việt Nam mà chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế chủ... cách hệ thống và tương đối toàn diện về vị thế, lập trường của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, các mối quan hệ phức tạp giữa các nước lớn thời kì 1954 – 1975 trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam 12 12 Luận văn phần nào làm rõ những toan tính, ý đồ chiến lược của các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1954 – 1975 và chủ trương, đối sách của Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ với... của dân tộc Việt Nam và quan điểm của năm nước lớn (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô) về việc giải quyết vấn đề Việt Nam trước năm 1954 Chương 2: Quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1954 – 1975 Chương này dài 28 trang, nội dung trình bày mối quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1954 – 1975 Cụ thể là quan hệ: Mỹ - Anh – Pháp, Mỹ... ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 7 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 Chương này dài 29 trang, nội dung đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 như: vị trí địa chính trị, địa kinh tế, yếu tố... tác động của quan hệ quốc tế thời kì này….Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể, đa chiều, phức tạp giữa các nước lớn trên thế giới thời kì 1954 – 1975 và ảnh hưởng của mối quan hệ đó đối với tình hình cách mạng Việt Nam cũng như lập trường quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết các mối quan hệ đó 3 Đối tượng... của Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ với các nước lớn thời kì này * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề khoa học sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 11 11 Thứ hai, quan điểm, thái độ và quan hệ của các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam. .. quan hệ với các nước lớn thời kì này Luận văn bước đầu rút ra những đặc điểm của quan hệ quốc tế thời kì 19541 975 và đánh giá tác động ảnh hưởng của những mối quan hệ phức tạp này tới tiến tŕnh cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 và những năm sau đó Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung... Pháp, Mỹ - Xô, Mỹ - Trung, Xô – Trung, Mỹ - Xô – Trung Chương 3: Đặc điểm của quan hệ quốc tế thời kì 1954 – 1975 và tác động của quan hệ đó đối với tình hình cách mạng Việt Nam Chương này dài 28 trang, với chương 3, tác giả đã rút ra những đặc điểm của quan hệ giữa các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam thời kì 1975, qua đó phân tích tác động của những mối quan hệ này tới công cuộc xây dựng... trong quan hệ quốc tế chủ yếu là quan hệ giữa các nước lớn, quan điểm, thái độ và quan hệ giữa năm nước lớn (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc) trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam, và tác động của quan hệ quốc tế này tới cách mạng Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi Hiệp định Genève được kí kết (21/7 /1954) đến ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng (30/4 /1975) 4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên... Việt Nam thời kì 1954 – 1975 Thứ ba, đặc điểm của quan hệ quốc tế thời kì này và tác động của nó tới cách mạng Việt Nam 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu Để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu đề tài đặt ra, luận văn đã khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu sau đây: - Các sách chuyên khảo về lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử ngoại giao Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam của các . nước (1954- 1975) của Việt Nam và về lịch sử quan hệ quốc tế thời kì này. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trong bối cảnh quan. đến quan hệ quốc tế của tất cả các nước, các tổ chức quốc tế thời kì 1954 – 1975 liên quan đến vấn đề Việt Nam mà chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. diện quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn liên quan trực tiếp tới vấn đề Việt Nam và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong thời kì 1954 – 1975. Cuốn “Sự thật về quan

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHND : Cộng hòa Nhân dân

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

  • 6. Đóng góp của luận văn

  • 7. Bố cục luận văn

  • CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

  • 1.1. Vị trí chiến lược của Việt Nam

  • 1.1.1. Vị trí địa chính trị

  • 1.1.2. Vị trí địa kinh tế

  • 1.2. Dân cư và truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam

  • 1.2.1. Dân cư

  • 1.2.2. Truyền thống lịch sử

  • 1.3. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kì 1954-1975

  • 1.4. Quan điểm của các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam trước năm 1954

  • 1.4.1. Quan điểm của Pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan