1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê

131 671 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 838,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2  BÙI THỊ THU YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2  BÙI THỊ THU YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã ngành:60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Trà My HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất của mình tới TS. Lê Trà My – người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong Phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền thụ cho tôi những tri thức quý báu để tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà văn Đoàn Lê đã tạo điều kiện cho tôi được gặp gỡ, tiếp xúc và khai thác tài liệu. Những chia sẻ của nhà văn là nguồn tài liệu vô cùng quý báu và thiết thực để tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã không ngừng động viên, khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Bùi Thị Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Bùi Thị Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 NỘI DUNG Chương 1. NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ VÀ VẤN ĐỀ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN 15 TRONG VĂN HỌC 15 1.1. Đời tư nhà văn và tính tự truyện trong văn học 15 1.1.1. Đời tư – chất liệu của sự sáng tạo 15 1.1.2. Sự phóng chiếu của cái tôi trong sáng tác 17 1.2. Yếu tố tự truyện trong các thể loại văn học 20 1.2.1. Yếu tố tự truyện trong các thể loại trữ tình 22 1.2.2 Yếu tố tự truyện trong các thể loại tự sự 23 1.2.2.1. Hồi ký tự truyện 25 1.2.2.2 Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện. 27 1.2.2.3 Truyện ngắn có yếu tố tự truyện 31 1.3. Chất liệu đời tư và văn xuôi Đoàn Lê 33 1.3.1. Các chặng đường sáng tác văn xuôi của Đoàn Lê 33 1.3.2. Quan niệm sáng tác 35 1.3.3. Chất liệu đời tư và tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê 37 Tiểu kết chương 1: 39 Chương 2. CHẤT LIỆU ĐỜI TƯ VÀ CÁC ĐỀ TÀI VĂN HỌC TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ 41 2.1. Bi kịch gia đình 41 2.1.1. Bi kịch dòng họ, thân phận 42 2.1.2. Bi kịch tình yêu hôn nhân 45 2.2. Chuyện nghề 50 2.2.1. Câu chuyện về điện ảnh 50 2.2.2. Câu chuyện về hội họa 52 2.2.3. Câu chuyện về đồng nghiệp 54 2.3. Chuyện đời 56 2.3.1. Câu chuyện về người thân 56 2.3.2. Câu chuyện xóm làng ngõ phố 65 Tiểu kết chương 2: 74 Chương 3. CHẤT LIỆU ĐỜI TƯ VÀ MÔ HÌNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ 75 3.1. Không gian nghệ thuật 75 3.1.1. Không gian xóm Chùa 76 3.1.2. Không gian xóm Núi 81 3.1.3. Không gian đời sống gia đình 83 3.1.4. Các không gian khác 85 3.2. Thời gian nghệ thuật 87 3.2.1. Thời gian thực tại 89 3.2.2. Thời gian hồi ức 91 3.3. Nhân vật 93 3.3.1. Thế giới nhân vật và kiểu nhân vật nữ 94 3.3.1.1. Nhân vật nữ với bi kịch đời sống 95 3.3.1.2. Nhân vật nữ - những con người người hi sinh, chịu đựng 99 3.3.1.3. Nhân vật nữ với tình mẫu tử 101 3.3.1.4. Nhân vật nữ với ý thức phản kháng 103 3.3.2. Nhân vật được khai thác ở chiều sâu nội tâm 106 Tiểu kết chương 3 111 KẾT LUẬN 112 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC 119 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân. Trong văn học, sự vận động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh con người, sự khám phá và lí giải về đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn đề có giá trị vô cùng quan trọng. Trước đây, văn học thường nói đến những vấn đề chung mang tính chất cộng đồng, dân tộc. Nếu nói đến cái tôi thì cái tôi ấy cũng phải gắn với cái ta chung của quốc gia, dân tộc, không có chỗ cho cái tôi cá nhân theo đúng nghĩa của nó xuất hiện một cách trực diện. Con người cá nhân được nói đến trong văn học nằm trong quan niệm chung về con người lúc đó còn sơ lược, một chiều. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, việc nói về cái tôi cùng sự khẳng định về cái tôi cá nhân ngày càng được bộc lộ rõ nét và trở thành nhu cầu, khát vọng của con người. Đặc biệt, từ sau đổi mới, nhu cầu “tự thú”, nhu cầu “công bố” phần bí ẩn thực sự của mỗi cá nhân con người nhằm làm sáng tỏ “tôi” đã trở thành một trào lưu trong đời sống hiện đại. Vì thế ta không ngạc nhiên khi các nhà văn lần lượt cho ra đời những tác phẩm ngược thời gian viết về đời sống riêng tư của từng cá nhân. Trong mỗi tác phẩm đều mang bóng dáng đời tư của tác giả hay nói cách khác là mang yếu tố tự truyện. Do độ lùi thời gian cùng với sự can thiệp trực tiếp, có dụng ý của cái “tôi” người viết, chân dung tác giả trong tự truyện có độ lệch nhất định so với cuộc đời thật của nhà văn. Chính sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới đã ngăn trở việc người viết nhìn lại cuộc đời của bản thân mình như một chỉnh thể duy nhất. Ở 2 tác phẩm văn học mang yếu tố tự truyện, các sự kiện tiểu sử, đời tư của nhà văn chỉ đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật, là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với nỗ lực tiếp cận trạng thái tinh thần thời đại cũng như hiện thực tinh tế của tâm hồn con người. Sự bùng nổ cùng sức hút thẩm mĩ của tự truyện được minh chứng bằng hàng loạt truyện dài, tiểu thuyết có tiếng vang nhất định: Thƣợng đế thì cƣời (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Khúc đồng dao lấm láp (Kao Sơn), Đƣờng về với mẹ Chữ (Vi Hồng), Tiền định (Đoàn Lê). Hòa trong xu thế khai thác cái tôi bản thể đó, những trang văn của Đoàn Lê cũng tạo được dấu ấn, vị thế riêng bởi nhiều va đập, đắng đót với cõi mình, cõi người. Trong hành trình văn xuôi của mình, Đoàn Lê tỏ ra là một cây bút giàu trải nghiệm. Tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê không chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết mà còn ở hàng loạt các truyện ngắn. Do vậy, văn xuôi của Đoàn Lê là mảnh đất khá màu mỡ để chúng tôi có thể khai thác theo hướng này. 1.2. Đoàn Lê là một trong những gương mặt nữ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của mình trên văn đàn sau 1975, nhất là thập niên cuối thế kỷ XX và những năm gần đây. Đoàn Lê bén duyên với nghề viết từ khá sớm, năm 16 tuổi đã có những bài thơ được đăng báo. Sau này, người ta biết đến tên Đoàn Lê là một người phụ nữ đa tài, từ thơ, điện ảnh, hội họa đến văn xuôi, lĩnh vực nào bà cũng có thành tựu, nhất là trong sáng tác văn xuôi. Văn xuôi Đoàn Lê không làm người đọc “choáng” vì không gian ngột ngạt, chật hẹp và triền miên trong tâm tưởng như Phạm Thị Hoài, không tạo sự hấp dẫn ở tình huống lạ qua giọng điệu “tưng tửng” như Phan Thị Vàng Anh. Trên những trang viết, tác giả đã thể hiện chân thực cái tôi cảm xúc của chính 3 mình. Những hệ lụy đời riêng đã được bà vận dụng một cách khéo léo trong văn chương và đằng sau đó là cả những nỗi đau âm ỉ của người phụ nữ. 1.3. Trước nay xem xét yếu tố tự truyện người ta thường nói đến tiểu thuyết – một thể loại có sức phản ánh rộng rãi cũng như thể hiện được tối đa yếu tố đời tư của người viết trong tác phẩm. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Đoàn Lê cũng thể hiện yếu tố đời tư của người viết ở nhiều mức độ khác nhau. Ở cả hai mảng tiểu thuyết và truyện ngắn, chất liệu đời sống thực tế của nhà văn được bộc lộ rõ nét. Những chi tiết mang yếu tố tự truyện trở thành cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi nghiên cứu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê để thấy rõ hơn con người cá nhân nhà văn trong tác phẩm mang tính tự truyện của mình. Qua đó, đề tài giúp người đọc thấy được con người cá nhân của nhà văn thể hiện trong tác phẩm như thế nào, đồng thời khẳng định đóng góp của Đoàn Lê với nền văn xuôi hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tự truyện và yếu tố tự truyện Vấn đề tự truyện cũng như tác phẩm văn học mang yếu tố tự truyện từ khá lâu đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học chú ý và ngày càng có nhiều công trình mới được ra đời. Cho đến nay, khá nhiều nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu thuật ngữ tự truyện. Trước hết phải kể đến Phillipe Lejeune với công trình Quy ƣớc tự truyện (1975). Theo ông, “Tự truyện là một dạng văn xuôi tự sự do một người có thật ngược dòng thời gian kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt là lịch sử hình thành nhân cách”[35]. Như vậy, trong tác phẩm tự truyện tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính phải là một và tự truyện thường được sử dụng ở ngôi thứ nhất. [...]... của văn xuôi Đoàn Lê trong tương quan với các cây bút cùng thời 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, luận văn triển khai trên cơ sở ba chương chính gồm: Chương 1: Nhà văn Đoàn Lê và vấn đề yếu tố tự truyện trong văn học Chương 2: Chất liệu đời tư và các đề tài văn học trong văn xuôi Đoàn Lê Chương 3: Chất liệu đời tư và mô hình thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Lê. .. nền văn học, yếu tố tự truyện trong các tác phẩm văn xuôi xuất hiện ngày càng nhiều, tạo nên một xu hướng mới trong văn xuôi Sự xuất hiện này gắn với tên tuổi của một số cây bút như: Nguyễn Khải, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Duy Khán, Dạ Ngân, Đoàn Lê Văn xuôi mang yếu tố tự truyện phát huy được lợi thế hơn so với thơ ca trong việc thể hiện con người cá nhân và đời sống xung quanh Vì thế mà yếu tố tự truyện. .. gian tự sự, các cấp độ tự sự và người kể chuyện trong văn xuôi Đoàn Lê 12 Sự tổng hợp trên cho thấy mỗi công trình có một hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau Đến nay, chưa có một công trình mang tính quy mô nghiên cứu chuyên sâu vào văn xuôi Đoàn Lê trên phương diện yếu tố tự truyện Tuy nhiên, các bài viết, bài nghiên cứu trên là cơ sở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu về yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn. .. viết Bởi vậy, yếu tố tự truyện trong thơ thường mờ nhạt hơn các thể loại khác 1.2.2 Yếu tố tự truyện trong các thể loại tự sự Khác với thơ, văn xuôi có lợi thế hơn trong việc thể hiện yếu tố tự truyện Do vậy, đây là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn có thể thỏa sức bộc lộ cái tôi cá nhân với những dụng ý nghệ thuật khác nhau Từ cốt truyện đến hệ thống nhân vật, phạm vi phản ánh của văn xuôi cho phép thể... nghiên cứu văn học nói chung và trong việc nghiên cứu về yếu tố tự truyện nói riêng 14 Phương pháp tiểu sử giúp người nghiên cứu có sự đối sánh giữa cuộc đời thực của nhà văn với con người nhà văn trong tác phẩm Thông qua những yếu tố về cuộc đời của tác giả chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, qua đó làm nổi bật yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê 5.4... hình thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Lê 15 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ VÀ VẤN ĐỀ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC 1.1 Đời tƣ nhà văn và tính tự truyện trong văn học 1.1.1 Đời tư – chất liệu của sự sáng tạo Chất liệu là một trong những yếu tố cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và trong sáng tác văn học nói riêng Trong lĩnh vực nghệ thuật bất kỳ, chúng ta sẽ không thể tạo ra được bất... Gần đây, văn xuôi của Đoàn Lê cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của một số luận văn Có thể kể đến công trình Đặc điểm truyện ngắn Đoàn Lê của Vương Thị Bích Hà Luận văn đã đề cập đến hai khía cạnh nổi bật là cảm hứng chủ đạo và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê Năm 2010, tác giả Vũ Thúy Hằng với công trình Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê cũng khai thác truyện ngắn Đoàn Lê trên... lí thuyết về tự truyện đó chúng tôi nghiên cứu về yếu tố tự truyện , tức là tìm hiểu các chi tiết thuộc về con người cá nhân tác giả tham dự vào tác phẩm văn học chứ không khai thác tự truyện trên phương diện thể loại 2.2 Nghiên cứu về văn xuôi Đoàn Lê Đoàn Lê là cây bút có dấu ấn nhất định trên văn đàn hôm nay, và đặc biệt gần đây sáng tác của Đoàn Lê được khá nhiều bạn đọc quan tâm Trong quá trình... thuyết Yếu tố tự truyện là nét khá đậm trong nhiều loại sáng tác của nhà văn thế kỷ XX, dù họ thuộc về những xu hướng thẩm mỹ khác nhau” Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Tự truyện là những tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm” Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: Tự truyện là thể loại văn. .. trong văn học, trong chương 1 chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố đời tư và tính tự truyện trong văn học nói chung và sự phóng chiếu của cái tôi cá nhân trong quá trình 13 sáng tạo Cũng trong chương này, luận văn nghiên cứu về nhà văn Đoàn Lê với các chặng đường sáng tác, quan niệm sáng tác và chất liệu đời tư trong sáng tác của nhà văn Chương 2 của luận văn khảo sát chất liệu đời tư của nhà văn . của cái tôi trong sáng tác 17 1.2. Yếu tố tự truyện trong các thể loại văn học 20 1.2.1. Yếu tố tự truyện trong các thể loại trữ tình 22 1.2.2 Yếu tố tự truyện trong các thể loại tự sự 23 1.2.2.1 sâu vào văn xuôi Đoàn Lê trên phương diện yếu tố tự truyện. Tuy nhiên, các bài viết, bài nghiên cứu trên là cơ sở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu về yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê một. góp của luận văn 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 NỘI DUNG Chương 1. NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ VÀ VẤN ĐỀ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN 15 TRONG VĂN HỌC 15 1.1. Đời tư nhà văn và tính tự truyện trong văn học 15 1.1.1.

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w