Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144)

62 1.1K 3
Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM 2.1 Tình hình khảo sát thống kê ngữ liệu Tổng số từ láy tác phẩm Thạch Lam khảo sát “Tuyển tập Thạch Lam 3429 từ Bảng 2.1 Từ láy văn xuôi Thạch Lam theo kiểu láy Các... kiểu láy sau: 1.3.1 Từ láy tư Từ láy tư từ láy chứa bốn âm tiết thành phần cấu tạo Phần lớn từ láy tư dựa sở từ láy đôi, lại số có phần gốc từ ghép Có thể phân từ láy tư thành hai loại:  Từ láy. .. từ láy Từ kết thống kê trên, nhận thấy từ láy đôi xuất nhiều phổ biến văn xuôi Thạch Lam Trong tổng số 3429 phiếu thống kê từ láy từ láy đôi chiếm tới 3417 phiếu tương đương với 99,6% Trong từ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ----------------- TRẦN THỊ HƢƠNG TỪ LÁY TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ THỊ THÙY VINH HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Tôi xin gửi tới cô giáo lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ ngôn ngữ và các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm Sinh viên Trần Thị Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự giúp đỡ của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng năm Sinh viên Trần Thị Hương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4 4. Nhiện vụ nghiên cứu .................................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5 8. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 5 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 6 1.1. Khái niệm về từ láy .............................................................................. 6 1.1.1. Quan niệm coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm ................................... 6 1.1.2. Quan niệm coi từ láy là hiện tượng ghép đặc biệt ........................... 7 1.2. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt ............................................................. 8 1.2.1. Đặc điểm cấu tạo............................................................................ 8 1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa............................................................................ 8 1.3. Phân loại từ láy ..................................................................................... 9 1.3.1. Từ láy tư ............................................................................................ 9 1.3.2. Từ láy ba ....................................................................................... 11 1.3.3. Từ láy đôi...................................................................................... 12 1.4. Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chương .................................... 14 1.4.1. Tính nghệ thuật của văn chương ................................................. 14 1.4.2. Vai trò của từ láy trong thể hiện tính nghệ thuật văn chương ..... 16 1.5. Phân biệt từ láy và từ ghép ................................................................. 17 1.5.1 Khái quát chung ........................................................................... 17 1.5.2. Phân biệt....................................................................................... 18 Chương 2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM ................................................................................................. 20 2.1. Tình hình khảo sát thống kê ngữ liệu ................................................... 20 2.2. Nhận xét kết quả thống kê .................................................................... 21 2.2.1. Nhận xét kết quả thống kê theo từng tiểu loại từ láy ...................... 21 2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo từng thể loại văn xuôi................... 21 2.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong truyện ngắn .......... 23 2.3.1. Thể hiện thiên nhiên ........................................................................ 23 2.3.2. Thể hiện tâm trạng .......................................................................... 26 2.3.3. Miêu tả ngoại hình .......................................................................... 30 2.4. Hiệu quả nghệ thuật việc sử dụng từ láy trong tiểu thuyết ................... 32 2.4.1. Miêu tả thiên nhiên ......................................................................... 32 2.4.2. Khắc họa tâm trạng ........................................................................ 34 2.4.3. Miêu tả ngoại hình .......................................................................... 37 2.5. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong ký sự Hà Nội băm sáu phố phường .................................................................................... 39 2.5.1. Thể hiện văn hóa ẩm thực ............................................................... 39 2.5.2. Thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống ................................. 43 2.5.3. Thể hiện không gian công cộng ................................................... 45 2.6. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong tiểu luận Theo dòng ............................................................................................................ 48 2.6.1. Trong việc thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của Thạch Lam .......... 48 2.6.2. Trong việc bàn về các vấn đề cần quan tâm của văn chương ........ 51 2.6.3. Trong việc thể hiện tư tưởng quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về tiểu thuyết ..................................................................................... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế nội dung ngữ nghĩa chứa đựng trong mỗi từ láy có những đặc điểm rất riêng. Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện rất tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội. Cho nên về phương diện sử dụng, từ láy là phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật. Non mười năm cầm bút làng văn, là một cây bút của Tự Lực văn đoàn, với một sự nghiệp sáng tác không mấy đồ sộ song bằng tài năng, tấm lòng, lòng nhiệt huyết yêu nghề, Thạch Lam đã tạo dựng cho mình một vị trí đáng kể trong nền văn học hiện đại 1930 – 1945. Văn chương của Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn, ông luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, hiểu lòng mình để hiểu về người khác. Tất cả đều thật kín đáo, dịu dàng và tinh tế, nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học...[10] Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của ông, từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: 1 "Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh "Cô hàng xén". Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ "Nhà mẹ Lê". Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người "Sợi tóc". "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo dòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội băm sáu phố phƣờng" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót." Với giọng văn nhẹ nhàng, Thạch Lam đã sử dụng từ láy với số lượng lớn trong tác phẩm của mình. Sử dụng từ láy trong văn chương Thạch Lam đã đưa người đọc đến với một thế giới sinh động và đầy hình ảnh đồng thời cũng thấy được phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Để giúp bản thân cũng như người đọc có thể hiểu được những giá trị của từ láy mang lại trong tác phẩm Thạch Lam, chúng tôi lựa chọn đề tài “Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam” 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu từ láy từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Các công trình triển khái theo nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản đặc điểm của từ láy cũng như cách phân loại từ láy đều được phân tích khá kỹ. Tất nhiên tùy theo mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp không phải công trình nào cũng đề cập một vấn đề giống nhau. 2 Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã xem xét từ láy trên phương diện cấu tạo, phân loại và đặc điểm ý nghĩa của từ láy. Theo ông: “Láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao và nhóm thấp” Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở, cho nên ý nghĩa của các từ láy cũng hình thành ý nghĩa của hình vị cơ sở. Do đó khi xem xét ý nghĩa của từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với hình vị cơ sở. Tuy ông đã phân tích khá kỹ về nhóm từ láy, nhưng nhóm từ láy phỏng thanh và từ láy âm cách điệu chưa được bàn tới nhiều. Trong công trình nghiên cứu khá công phu về hiện tượng “Từ láy trong tiếng Việt”, Hoành Văn Hành coi từ láy là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng. Láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ việc coi láy là một cơ chế, tác giả tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy và sau đó rút ra hiệu quả nghệ thuật của từ láy. Ông đã tiến hành tổng kết những thành quả nghiên cứu về từ láy tiếng Việt từ trước đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những mặt tồn tại và những mặt có thể kế thừa, phát huy và bổ sung, tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề còn chưa được giải đáp chung quanh hiện từ láy trong tiếng Việt. Các đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày một cách có hệ thống. Về mặt ý nghĩa, tác giả đã quan tâm phân tích kỹ cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của ba nhóm từ láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái và nhóm từ láy âm cách điệu. 3 Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong “Phong cách học tiếng Việt” lại nhìn nhận từ láy từ phương diện màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về ý nghĩa. Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Viêt” phân tích ý nghĩa của từ láy. Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, động từ, tính từ. Đây là một công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy. Đặc biệt, hiện nay việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng từ láy trong các tác phẩm văn học là một hướng nghiên cứu khả thi. Đã có rất nhiều luận án, luận văn, khóa luận, bài tạp chí đề cập vấn đề này. Trong khóa luận “Từ láy và giá trị của từ láy trong truyện Kiều – Nguyễn Du”, Nguyễn Thị Nhu – k29H Văn đã tiến hành phân tích giá trị của từ láy trong việc miêu tả thiên nhiên và xây dựng thế giới nhân vật, qua đó thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Khóa luận “Gía trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu” của Trương Thị Thu Thảo – k31A Văn đã xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình qua những gì mà từ láy biểu hiện. Trong khóa luận “Hiệu quả nghệt thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu”, Trần Thị Hồng Tuyết – k32B Văn đã chỉ ra giá trị của từ láy trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu. Ở đề tài này, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu từ láy trong tác phẩm của nhà văn Thạch Lam để hướng đến làm rõ bản chất của từ láy tiếng Việt cũng như giá trị sử dụng của từ láy đối với tác phẩm Thạch Lam. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến làm rõ bản chất của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy trong tác phẩm của Thạch Lam. Trên cơ sở đó góp phần làm rõ phong cách nghệ thuật của cây bút Tự lực văn đoàn nổi tiếng này. 4 4. Nhiện vụ nghiên cứu - Nắm được lý thuyết về từ láy: khái niệm, phân loại và phân biệt được từ láy với từ ghép. - Thống kê được những từ láy trong tuyển tâp Thạch Lam sau đó tiến hành phân loại. - Hiểu và chỉ ra được giá trị của từ láy trong tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau - Phường pháp thống kê. - Phương pháp miêu tả - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học - Phương pháp phân tích phong cách học. 6. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng từ láy trong cuốn “Tuyển tập Thạch Lam” Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Đóng góp của khóa luận Về mặt lí luận: khóa luận này góp phần khẳng định giá trị của từ láy trong văn chương Thạch Lam nói riêng và trong các tác phẩm văn chương nói chung. Về mặt thực tiễn: khóa luận này đã cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho việc giảng dạy các tác phẩm văn chương của Thạch Lam ở trường phổ thông. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 2 chương: Chương1: Cơ sở lí luận Chương 2: Giá trị sử dụng của từ láy trong văn xuôi Thạch Lam 5 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về từ láy Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng trong tiếng Việt. Từ phương thức này, từ láy đã được sản sinh. Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước lẫn ngoài nước bàn về từ láy trong tiếng Việt. Những đặc trưng của từ láy, về cơ trình cấu tạo, về đặc trưng ngữ nghĩa, về gía trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm… đều đã được đề cập đến và mang lại hiệu dụng sâu sắc, cần thiết, toàn diện.Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thống nhất. Nhìn chung, có thể thấy có hai cách nhìn khác nhau về từ láy. 1.1.1. Quan niệm coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm Quan niệm của Đỗ Hữu Châu “Từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hòa phối ngữ âm bằng cach lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp. Các từ láy có thể phân thành từng kiều khác nhau căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm). Từ láy bộ phận chia thành hai loại: lặp lại phụ âm đầu (chắc chắn, chí chóe, mát mẻ), lặp lại phần vần (lênh đênh, chót vót, lè tè). Căn cứ vào số lần tác động của phương thức từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy: từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết (gọn gàng, vững vàng, vuông vắn), từ láy 3 hay từ láy 3 âm tiết (sạch sành sanh,tẻo tèo teo, dửng dừng dưng), từ láy bốn hay từ láy bốn âm tiết (nhí nha nhí nhảnh, vội vội vàng vàng, lam nham lở nhở, tẩn ngẩn tần ngần). Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắc thái hóa, chuyên biệt hóa về nghĩa”. 6 Mặt khác tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng: “Từ láy là từ đa tiết (thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm giữa các âm tiết với hiệu ứng tạo ra nghĩa biểu trưng”. Ông khẳng định: “Đối với từ láy, việc các thành tố (các tiếng) tạo nên nó tự thân có nghĩa hay vô nghĩa không quan trọng. Cái quan trọng là hình thức ngữ âm đặc thù cho sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng, các quyết định diện mạo của từ láy. Hơn nữa, ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng do sự hòa phối ngữ âm tạo ra, chứ không phải là phép cộng giản đơn nghĩa của từng thành tố trong từ láy, ngay cả với các từ láy có thành tố có nghĩa tự thân và có khả năng hoạt động độc lập của một từ”. Quan điểm này được sự ủng hộ, tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát hiện tượng láy trong tiếng Việt. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: nếu coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm thì sản phẩm sản sinh sẽ là cả hệ thống từ láy trong tiếng Việt. Nhìn chung, nếu đứng trên quan điểm chung nhất thì ta có thể đưa ra khái niệm từ láy: từ láy là những từ gồm hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng giữa các tiếng trong một từ có quan hệ về ngữ âm và có tác dụng tạo nghĩa, tạo sắc thái. 1.1.2. Quan niệm coi từ láy là hiện tượng ghép đặc biệt Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Có thể coi láy là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới”. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy là loại từ ghép. Trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay, các thành tố trực tiếp kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm được thể hiện ra là các thành tố phải có sựtương ứng với nhau về hai mặt. Mặt yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm giữa và âm cuối)”. Ở quan niệm này, không cho chung ta thấy được sự độc đáo về mặt ngữ nghĩa của cấu tạo từ láy, không thấy được sự sáng tạo từ ngữ của nhân dân ta. 7 1.2. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt 1.2.1. Đặc điểm cấu tạo Láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ. Căn cứ vào đó, ta có thể xác định từ láy bao gồm: hình vị gốc (hình vị cơ sở) và hình vị láy trong đó, hình vị láy là hình vị được tạo ra từ hình vị gốc. Ví dụ: phương thức láy tác động vào hình vị “xanh” cho ta hình vị láy “xanh”. Hình vị cơ sở và hình vị láy làm thành từ láy “xanh xanh”. Tương tự như vậy từ các hình vị gốc “nhỏ, tím, đẹp, xinh”. Qua phương thức láy tạo ra các từ láy: “nho nhỏ, tim tím, đẹp đẽ, xinh xắn”. 1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa “Vì các từ láy hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị cơ sở, cho nên ý nghĩa của các từ láy cũng hình thành ý nghĩa của các hình vị cơ sở. Do đó, khi xét ý nghĩa của hình vị cơ sở”. Chẳng hạn để biết được ý nghĩa của từ láy “nho nhỏ” cần phải đối chiếu nó với ý nghĩa của hình vị gốc “nhỏ”. Từ “nhỏ” chỉ vật có kích thước dưới mức trung bình, còn từ láy “nho nhỏ” không chỉ dùng để chỉ những vật dưới mức trung bình, còn có thêm đặc điểm là nhỏ xinh, vừa phải à từ “nho nhỏ” Phương thức láy tạo ra những từ láy mà ý nghĩa hoặc đột biến hoặc sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở. Ý nghĩa của các từ láy sau đây: “bối rối, hay ho, đẹp đẽ”. Sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở: “rối, hay, đẹp”. Sắc thái hóa là tác động điển hình của phương thức láy, sắc thái hóa tức là thêm cho ý nghĩa của hình vị cơ sở một số sắc thái nào đó chứ không thay đổi hẳn nó. Kết quả của sự sắc thái hóa đó là thu hẹp hoặc làm phong phú thêm phạm vi biểu vật của hình vị cơ sở. Ví dụ: từ láy “mùa màng” so với mùa có phạm vi biểu vật rộng hơn. Từ 8 láy “mùa màng” chỉ chung các vụ mùa chứ không chỉ một vụ nào cụ thể cả. Từ láy vần “bối rối” có phạm vi biểu vật hẹp hơn so với từ “rối” nhưng “bối rối” lại có gía trị biểu thái hơn. Từ láy trong tiếng Việt chủ yếu là láy động từ và láy tính từ, tuy được sản sinh từ các hình vị cơ sở khác nhau nhưng hiệu quả ngữ nghĩa chung của chúng vẫn là: Thứ nhất: Diễn đạt sự lặp đi lặp lại, kéo dài, trải rộng của tính chất hoặc hoạt động, động tác: loang lổ, dần dần, xanh xanh… Thứ hai: Biểu thị trang thái động của sự vật, hiện tượng: run rẩy, rung rinh, bay bổng… Thứ ba: Có khả năng gợi các ấn tượng cụ thể, có tính hình ảnh đậm nét: khúc khuỷu, khấp khểnh, nhấp nhô, thẳng thắn, ngay ngắn… Thứ tư: Có khả năng biểu thái, sự cảm thụ chủ quan của người nói với sự vật, hiện tượng được nêu ra: xanh xao, vàng vọt, nhỏ nhen, đẹp đẽ, xấu xa… 1.3. Phân loại từ láy Từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm. Vì vậy, mặt ngữ âm phải được coi dấu hiệu cơ bản khi xem xét về từ láy. Với tư cách là phương tiện tạo nên tính biểu trưng, tính hình tượng, sự hòa phối ngữ âm trong từ láy phải có quy luật rõ ràng. Quy luật này không những thể hiện ở chỗ giông nhau, giữa các thành tố trong từ láy. Hiện nay, có hai cơ sở: - Số lượng âm tiết trong từ láy. - Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cáu tạo của các thành tố trong từ láy, do cách phối hợp ngữ âm tạo nên. Hai cơ sở này thường có mối quan hệ với nhau. Căn cứ vào cơ sở trên, trong tiếng Việt có các kiểu láy sau: 1.3.1. Từ láy tư Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó. Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ 9 ghép. Có thể phân từ láy tư thành hai loại:  Từ láy tư được tạo thành trên cơ sở từ láy đôi bộ phận. Một số kiểu láy thường gặp ở loại này như sau: ○ Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai cho phù hợp với âm điệu và âm vưc vần bị thay thế. Ví dụ: Hấp tấp → hấp ta hấp tấp Đủng đỉnh → đủng đà đủng đỉnh Bập bõm → bập bà bập bõm Tí tách → tí ta tí tách Long lanh → Long la long lanh ○ Hai âm tiết ở phần gốc và hai âm tiết ở phần láy tách xen nhau theo thế cặp đôi cài răng lược. Ví dụ: Xăng xít → lăng xăng lít xít Nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm Hi hả → hi hỉ ha hả ○ Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở, kết hợp biến đổi thanh điệu sao cho hai âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp. Ví dụ: Bổi hổi bồi hồi Càu nhảu càu nhàu Lảm nhảm làm nhàm ○ Láy trực tiếp từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong từ cơ sở. Ví dụ: Hùng hổ → hùng hùng hổ hổ Vội vàng → vội vội vàng vàng Lầm lì → lầm lầm lì lì Hối hả → Hối hối hả hả 10  Từ láy tư được tạo thành không trên cơ sở từ láy đôi bộ phân. Một số kiểu láy thường gặp ở loại này như sau: ○ Kiểu abac Trong kiểu láy này, a là một từ đơn nghĩa, bc là một khuôn láy. Khi ab, ac đứng riêng lẻ thường thì không có nghĩa, nhưng khi abac kết hợp lại với nhau tạo thành nghĩa riêng biệt. trong đó, a có nghĩa còn b và c góp phần tạo nên sắc thái về nghĩa. Ví dụ: Xa → xa lắc xa lơ Buồn → buồn thỉu buồn thiu Khuya → Khuya lắc khuya lơ ○ Kiểu aabb Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc là một từ tổ hợp từ. Ví dụ: Trùng điệp → trùng trùng điệp điệp Tầng lớp → tầng tầng lớp lớp Cười nói → cười cười nói nói. 1.3.2. Từ láy ba Từ láy ba là từ gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Trong hệ thống từ tiếng Việt, từ láy ba không nhiều, có nhiều từ láy ba khi chung ta bỏ âm tiết ở giữa sẽ cho một từ láy đôi tương ứng. Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thương gặp như sau: ▪ Từ láy ba có âm tiết thứ hai thường mang thanh bằng. Ví dụ: Tuốt tuồn tuột Tẻo tèo teo Tửng từng tưng Dửng dừng dưng,… ▪ Từ láy ba có âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba đối lập nhau về bằng – trắc hoặc đối lập nhau về âm vực cao – thấp. 11 Ví dụ: Mảy mày may Sạch sành sanh Tỏng tòng tong Tỉ tì ti ▪ Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ; Tơ lơ mơ Tù lù mù. 1.3.3. Từ láy đôi Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết, có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các thành tố do sự hò phối ngữ âm mà có, khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn ngữ có sự hòa phối ngữ âm, ta có thể phân từ láy đôi thành các kiểu sau: - Từ láy toàn bộ - Từ láy bộ phận, gồm: láy âm và láy vần 1.3.3.1. Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn) Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi là từ điệp âm, điệp thanh, điệp vần). Các từ láy trên đều được nhấn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với từ tố gốc nghĩa của từ tố thứ hai giảm đi về mức độ. Từ láy hoàn toàn giữa từ tố (hai tiếng) có sự khác nhau về thanh điệu hay còn gọi là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh. Ví dụ: đo đỏ, tim tím, trăng trắng, thăm thẳm, lành lạnh, phơi phới, sừng sững, chầm chậm… Theo Diệp Quang Ban, sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được phân biệt theo hai đặc trưng. Bằng – trắc: thanh bằng gồm có thanh huyền và thanh ngang; thanh trắc gồm thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng. 12 Âm vực cao – âm vực thấp: âm vực cao là thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc; âm vực thấp là thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng. Sự phối hợp thanh điệu như trên hình thành quy tắc hài thanh: đối thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực. Ví dụ: lành lạnh → lành lạnh. Tím tím → tim tím. Đỏ đỏ → đo đỏ. Ngoài những từ láy có thanh điệu phù hợp với quy tắc hài thanh vừa nêu, còn có một số từ láy cũng được sắp xếp vào từ láy hoàn toàn, nhưng biến thanh không theo quy tắc đã nêu, như; tí tị, rát rạt, cuống cuồng, lép lẹp… Ở những trường hợp như thế dấu hiệu đổi thanh bằng, trắc cùng âm vực hay sự đối lập âm vực đề phá vỡ. Hơn thế nữa, người ta còn gọi những từ láy như trên là dạng rút gọn của từ láy ba: cuống cuồng cuồng, khít khịt khịt, lép làm lẹp, rát ràn rạt… Từ láy hoàn toàn có sự khác biệt nhau về phụ âm cuối Tiếng độc lập của phụ âm cuối tận cùng là phụ âm tắc – vô thanh, sẽ biến thành phụ âm mũi – hữu thanh ở tiếng không độc lập. Dạng biến đổi này bị chi phối bởi quy luật dị hóa. Phụ âm tắc – vô thanh: p/t/k Phụ âm mũi – hữu thanh: m/n/ ŋ Phụ âm tắc – vô thanh có âm /k/ gồm: “ch” và “c” Phụ âm mũi hữu thanh có âm ŋ gồm: “nh” và “ng” Ví dụ: p – m: đèm đẹp, chiêm chiếp, bìm bịp… T- n: san sát, tôn tốt, phơn phớt, cun cút… Ch – nh: anh ách, bình bịch, thinh thích… C – ng: khang khác, bàng bạc, vằng vặc… Dạng biến đổi này sảy ra trong trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là: /-p/, /-t/, /-c/. 13 1.3.3.2. Từ láy bộ phận Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ là: ♦Từ láy âm Từ láy âm là từ láy trong đó âm đầu được lặp lại, phần vần của hai âm tiết khác biệt nhau. Ví dụ: róc rách, tung tăng, lạnh lẽo, gầy gò, xanh xao, roi rói, ngọt ngào, xum xuê… ♦ Từ láy vần: Từ láy vần là từ láy có phần giống nhau và có phụ âm đầu khác biệt nhau. Ví dụ: liêu xiêu, càu nhàu, cẩn thận, cheo leo, bầy hầy, lỗ chỗ, bùi ngùi… Sự khác biệt về phụ âm đầu về cấu tạo rất đa dạng, phải phù hợp với luật cùng âm vực, và cặp phụ âm đầu có “l” đi trước, “l” có thể kết hợp với hầu hết các phụ âm khác trong kiểu láy này. Ví dụ về các kiểu láy l, b, c, ch, h, kh… L – b /c/ ch/ d/ đ/ h/ k/ m/: Làu bàu, la cà, lanh chanh, lim dim, lật đật, lan man,… B – h /l/ r/ nh/ ng/ v/: boải thoải, lảng bảng, bủn rủn, bèo nhèo, bát ngát,… C – d /nh/ r/ : chòm nhòm, chành bành, cheo leo,… Ch – nh / b/ l/ : chòm nhòm, chành bành, cheo leo,… H – đ / t/ m/: hồ đồ, hấp tấp, hoang mang,… Kh – l/ r/ n/ khéo léo, khọm rom, khép nép,… 1.4. Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chƣơng 1.4.1. Tính nghệ thuật của văn chương Văn chương nói riêng và các loại hình nghệ thuật nói chung là hình thái ý thức xã hội đặc thù thể hiện sự phản ánh của con người về thiên nhiên, xã 14 hội trong mối quan hệ thẩm mỹ với con người. Đó không phải là sự phản ánh bằng các khái niệm, công thức, con số mà là sự phản ánh một cách nghệ thuật. Hiện thực cuộc sống đã được sàng lọc qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ. Họ nhận thức và phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật. Do vậy, tính nghệ thuật tất yếu luôn được đặt lên hàng đầu. Bàn về “tính nghệ thuật”, “Từ điển thuật ngữ văn học” chỉ rõ: Tính nghệ thuật “theo nghĩa rộng là khái niệm chỉ đặc trưng loại biệt của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác. Với ý nghĩa này tính nghệ thuật thể hiện ở đặc trưng của đối tượng miêu tả, của nội dung và hình thức chiếm lĩnh đời sống, của phương thức biểu hiện…mà tập trung nhất là hình tượng nghệ thuật”. Khi đó nghệ thuật là sự gần gũi với khái niệm tính hình tượng. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên và trọng yếu của tác phẩm văn chương. Nếu như hội họa là nghệ thuật sử dụng màu sắc, đường nét, âm nhạc là nghệ thuật sử dụng nhịp điệu, giai điệu thì văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật, chuyển tải nội dung thông điệp thẩm mỹ của nhà văn về xã hội, con người. Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Văn chương sử dụng chất liệu ngôn ngữ do tính đặc thù của chất liệu ngôn ngữ trong tác phẩm tuy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách đồng thời, song nó lại có thể tái hiện sự vật, hiện tượng trong toàn bộ quá trình phát triển của chúng. Ngôn ngữ có thể mô tả, gọi tên những trạng thái tính chất khó nói nhất, những diễn biến tinh vi nhất trong đời sống tâm hồn con người. Bản thân các đơn vị ngôn ngữ đã chứa đựng những nội dung tinh thần sẵn có nên chúng dễ dànggợi ra suy nghĩ liên tưởng bên trong người đọc. Việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương văn chương đạt hiệu quả tới mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào năng lực sáng tạo của nhà văn, đồng thời qua ngôn ngữ đó thấy được phong cách riêng của tác giả. 15 Với nghệ thuật, sáng tạo thẩm mỹ đã trở thành mục tiêu bản chất và chức năng thẩm mỹ trở thành một chức năng quan trọng của văn chương. Đó là việc khơi gợi, làm nảy sinh và bồi đắp những xúc cảm thẩm mỹ cho con người. Và những xúc cảm thẩm mỹ đầu tiên sẽ được hình thành ngay khi người đọc tiếp xúc với ngôn từ của tác phẩm. 1.4.2. Vai trò của từ láy trong thể hiện tính nghệ thuật văn chương Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương mang tính hình tượng. Đó là khả năng tái hiện, đưa người đọc thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc ấn tượng. Tính hình tượng được nhận diện nhờ nhiều yêu tố, nhưng đễ dàng nhất qua các từ láy được sử dụng. Trong “99phƣơng tiện và biện pháp tu từ”, Đinh Trọng Lạc đã xếp từ láy là một loại phương tiện tu từ từ vựng, một cơ sở để hình thành biện pháp tu từ ngữ âm. Với đặc điểm ngữ âm là sự hòa phối âm thanh, từ láy đã tạo ra những điểm nhấn đáng chú ý trong lời văn,câu thơ. Chúng gợi cho người đọc những ấn tượng mới mẻ, tạo điều kiện để trí tưởng tượng chủ động. Từ láy nói riêng và các yếu tố láy âm nói chung luôn cho ấn tượng nhòe về nghĩa, vang về âm, hạn chế về hoạt động ở thang độ cao nhất. Không ai có thể phủ nhận giá trị gợi hình, gợi cảm to lớn của vốn từ láy. “không có một danh mục, một cuốn từ điển nào có thể ghi chép đầy đủ những từ láy đâng sản sinh và được dùng trong lời nói hằng ngày. Đó là cả một kho tàng phong phú cô tận mà mỗi từ có thể nói là một bức tranh nhỏ nhất về sự vật và tâm trạng con người”. Theo Đỗ Hữu Châu: “láy là một phương thức cấu tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, chứa đựng trong một “Bức tranh” cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, và kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự việc, hiện tượng, đủ sức 16 thông qua các giác quan hương ngoại và hương nội của người nghe, người đọc mà tác động mạnh mẽ đến họ. Cho nên các từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca”. 1.5. Phân biệt từ láy và từ ghép 1.5.1 .Khái quát chung Đã từ lâu vấn đề nhận diện, phân biệt từ láy đã trở nên quan trọng và cần thiết. Đây là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Liên quan đến vấn đề không chỉ một loại từ ghép có vỏ ngữ âm giống từ láy (chim chóc, chùa chiền…) mà còn có cả những đơn vị do hiện tượng lặp từ tạo nên (ngày ngày, đêm đêm, người người…) và những từ định danh khác (ba ba, cào cào, chuồn chuồn…). Ở đây chúng tôi tập chung xét ở sự phân biệt giữa từ láy và từ ghép là chủ yếu. Bởi là nếu giải quyết được sự phân biệt này cũng tức là tạo tiền đề cho việc giải quyết hai loại sau. Bên cạnh đó, việc phân loại từ ghép, từ láy là để làm rõ hơn chức năng, phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt. Phân biệt từ láy với từ ghép có nghĩa là chúng ta đã xác định lấy không phải là ghép. Muốn vậy chúng ta phải tìm được sự khác biệt giữa hai loại từ này: Phương thức láy khác phương thức ghép ở chỗ nào? Từ láy khác từ ghép ra sao? Để phân biệt từ láy và từ ghép, chúng ta không thể căn cứ ào mặt ngữ âm được, vì chúng đều tương tự như nhau. Chính vì đặc điểm này nên từ láy và từ ghép nhiều điểm tương đồng và dẫn đến việc khó phân định hai loại từ này. Cái còn lại rõ ràng là phải dựa vào mặt ngữ nghĩa. Đúng hơn, để có cái nhìn chuẩn xác và khái quát nhất, thì phải kết hợp đồng thời cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Sự kết hợp này sẽ cho chúng ta thấy được sự khu biệt giữa từ láy với mọi từ khác vốn có trong tiếng Việt. 17 1.5.2. Phân biệt Các nhà ngôn ngữ học đã tranh luận rất nhiều về vấn đề từ ghép và từ láy. Trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt” GS Nguyễn Tài Cẩn coi từ láy âm “là loại từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm”. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Như Quỳnh cho rằng: “Từ ghép là những từ do hai hình vị trở nên cấu tạo thành” chẳng hạn như nước non, ngọt ngào… Căn cứ vào phươg thức cấu tạo và quan hệ giữa các thành phần tạo nên từ ghép có thể phân chia từ ghép thành ba loại lớn: từ ghép nghĩa, từ láy, và từ ghép tự do. Dưới đây là các cách để phân biệt từ ghép và từ láy: ▪ Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập ví dụ: cá rô, cá lóc, thầy cô,… còn từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...) ▪ Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, mặt mũi, mơ mộng,… ▪ Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng mất nghã nhưng cả hai không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: xe cộ, chợ búa, gà qué,… ▪ Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng cả hai tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy. 18 Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, cây cối, thịt thà, máy móc,… Lƣu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì ta có thể coi đây là những từ ghép. Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách riêng một trạng thái, một giai đoạn trong sự phát triển cuar ngôn ngữ lam đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh mối quan hệ ngữ âm giữ hai tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có ý nghĩa khái quát. ▪ Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy. Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích chòe,… ▪ Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiêng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, im ắng, ao ước, yếu ớt,… ▪ Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q ; ng/ngh/; g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ; cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,… Lƣu ý: trong thưc tế, có nhiều từ ghép (gốc hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng khó phân biệt: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, hảo hạng, thành thực,… Như vậy về cơ bản chúng ta đã nhận thấy rằng từ láy và từ ghép không hẳn hoàn toàn khác nhau, bởi vì chung quy lại, từ láy là một hình thức của từ ghép, song chúng ta vẫn có thể phân biệt được từ ghép và từ láy thông qua khả năng khu biệt nghĩa và đặc điểm cấu tạo. 19 Chƣơng 2 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM 2.1. Tình hình khảo sát thống kê ngữ liệu Tổng số từ láy trong tác phẩm Thạch Lam được khảo sát trong cuốn “Tuyển tập Thạch Lam” là 3429 từ. Bảng 2.1. Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam theo kiểu láy Các kiểu Láy đôi láy Láy hoàn Số lƣợng Tỉ lệ Láy ba Láy tư 0 12 0% 0,4% Láy bộ phận toàn Âm Vần 342 2537 538 10% 74% 15,6% Bảng 2.2. Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam theo thể loại Số lƣợng Tỉ lệ Truyện ngắn 1208 35,2% Tiểu thuyết 1360 39,8% Tiểu luận 292 8,6% Ký sự 563 16,4% Thể loại 20 2.2. Nhận xét kết quả thống kê 2.2.1. Nhận xét kết quả thống kê theo từng tiểu loại từ láy Từ kết quả thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy từ láy đôi xuất hiện nhiều nhất và phổ biến nhất trong văn xuôi Thạch Lam. Trong tổng số 3429 phiếu thống kê từ láy thì từ láy đôi chiếm tới 3417 phiếu tương đương với 99,6%. Trong từ láy đôi thì từ láy âm được sử dụng nhiều (2537 phiếu tương đương với 74%) sau đó đến từ láy vần (538 phiếu tương đương với 15,6%) láy hoàn toàn có số lượng ít nhất (342 phiếu tương đương với 10%). Với từ láy đôi, từ “sung sướng” trở đi trở lại 107 lần trong tổng số 3417 phiếu từ láy đôi (chiếm 3,1%). Ngoài ra, từ láy “vuivẻ” chiếm số lượng 90 phiếu trong tổng số 3417 phiếu từ láy đôi (chiếm 2,6%). Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt loại từ láy này khiến lời văn của mình có tính hàm súc cao.Như đã nhận xét ở trên từ láy “sung sương”, từ láy “vui vẻ” chiếm số lượng lớn trong từ láy đôi, hơn nữa hai từ láy này thuộc phạm trù miêu tả tâm trạng, điều này cho ta thấy Thạch Lam nghiêng về lối viết tâm tình, ông đi sâu vào phân tích những biến thái nhỏ nhất trong tâm hồn con người. Cách viết của Thạch Lam làm cho tác phẩm có sức vơn rộng, lan xa tạo thành nhiều tầng nhiều vỉa càng đọc càng thấm thía và có giá trị trường tồn. Từ láy ba không xuất hiện trong văn Thạch Lam. Từ láy tư xuất hiện ít chỉ có 12 phiếu trong tổng số 3429 phiếu (tương đường với 0,4%). Như vậy, mỗi tiểu loại từ láy có sự đóng góp khác nhau nhưng tất cả đã làm nên phong cách và thành công trong các tác phẩm của Thạch Lam. 2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo từng thể loại văn xuôi 2.2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo thể loại truyện ngắn Truyện ngắn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tên tuổi Thạch Lam. Chỉ với thời gian gần mười năm cầm bút (1933 – 1942) 21 Thạch Lam đã để lại cho đời gần 50 truyện ngắn. Qua truyện ngắn, Thạch Lam đã định hình được một phong cách nghệ thuật cho mình “phong cách truyện ngắn trữ tình”. Với phong cách nhẹ nhàng, tìnnh cảm Thạch Lam đã rất thành công khi sử dụng từ láy với 1208 phiếu (tương đương với 35,2%). Từ láy “sung sướng” chiếm 35 phiếu trong tổng số 107 phiếu (tương đương với 32,7%). Chính tài năng sử dụng ngôn ngữ gợi cảm ở nhiều cấp độ khác nhau, người đọc tưởng chừng như mơ hồ mà rất thực. Văn Thạch Lam là một lối văn có nhịp điệu, không gấp gáp, xô bồ. Điều này đã tạo nên tên tuổi của Thạch Lam xếp vào những nhà văn tài năng dành được nhiều tình cảm quý mếm của bạn đọc. 2.2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo thể loại tiểu thuyết Tiểu thuyết Ngày mới được tác giả sử dụng từ láy với tần số cao nhất so với truyện ngắn, tiểu luận và ký sự. Từ láy trong tiểu thuyết ngày mới chiếm 1360 phiếu trên tổng số 3429 phiếu (tương đương với 39,8%). Từ láy “sung sướng” xuất hiện với tần số cao trong tổng số 107 phiếu (tương đương với 48,6%). Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt từ láy trong tiểu thuyết đem lại dấu ấn cho người đọc bằng các đoạn tả tình, tả cảnh hay và một lối văn nhẹ nhàng, kín đáo, xinh tươi. Và chưa bao giờ tách khỏi văn nghiệp Thạch Lam, nó luôn ẩn chứa trong mình một nội lực, một sức sống tiềm tàng. Đồng thời cuốn sách cũng đủ sức lôi kéo, phân hóa ngòi bút của nhiều nhà phê bình văn học thuộc các thế hệ và đac có rất nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá cuốn tiểu thuyết này. 2.2.2.3. Nhận xét kết quả thống kê theo thể loại Tiểu luận, Ký sự Tiểu luận “Theo dòng” được tác giả sử dụng từ láy với tần số thấp nhất so với truyện ngắn, tiểu thuyết và ký sự. Từ láy trong tiểu luận chiếm 292 phiếu trên tổng số 3429 phiếu (tương đương với 8,6%). Thạch Lam đã triển khai tiểu luận thành từng ý nhỏ, tản mạn nhưng hết sức súc tích dễ hiểu, dễ 22 tếp cận về những vấn đề thiết yếu của văn học như: nhà văn, tác phẩm, độc giả, nhân vật, thể loại tiểu thuyết. Với số lượng từ láy 292 phiếu, Từ láy cũng đã góp phần giúp nhà văn thể hiện những dòng cảm nghĩ “thâm trầm, sâu sắc, chứa đựng những phát hiện bất ngờ” làm phong phú tư duy lý luận về văn chương. Cho đến nay nó vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. 503 phiếu trên tổng số 3429 phiếu là số từ láy mà tác giả Thạch Lam sử dụng trong thể loại ký sự (tương đương với 16,4%). Chỉ với 503 phiếu từ láy cùng với hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã “bất tử hóa” những cái bình thường và làm thoảng thốt những ai yêu mếm Hà Nội. Hơn nữa, Thạch Lam đã khéo léo sử dụng từ láy góp cho bài viêt của mình trong ký sự “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”về con người, về sự việc rất sâu sắc, tinh tế đậm chất thơ, chất trữ tình, giàu cảm xúc, cảm giác gắn với cái đẹp mang chiều sâu văn hóa dân tộc, hướng đến cái đẹp bình dị, đầy tính nhân bản. Trên đây là kết quả thống kê các từ láy trong tuyển tập Thạch Lam. Qua đó chúng ta thấy trong văn Thạch Lam, tần số sử dụng các từ láy là rất lớn. Những từ láy này trong văn xuôi Thạch Lam có tác dụng quan trọng trong việc góp phần biểu đạt giá trị nghệ thuật, thể hiện phong cách nghệ thuật văn xuôi Thạch Lam mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở chương sau. 2.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong truyện ngắn 2.3.1. Thể hiện thiên nhiên Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong sáng tác của Thạch Lam vô cùng phong phú, nó mang một gam màu buồn, đó là gam màu của cái đói, nghèo, gam màu của cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn ở nông thôn Việt Nam trong những năm trước Cách mạng tháng Tám. Đó là bức tranh thiên nhiên thấm đẫm hơi thở của đất trời, sông nước, nó mang gam màu tươi sáng, êm dịu. Trong bức tranh thiên nhiên ấy, người đọc sẽ bắt gặp hình ảnh buổi sáng trên nương chè, vườn sắn ven đồi, ánh nắng ban trưa chiếu giàn thiên lý, chiều về 23 cánh đồng đom đóm lập lòa, rồi đêm đến vóm trời cao muân sao lấp lánh. Viết về mảng thiên nhiên Thạch Lam đã rất thành công khi diễn tả được cái nhịp sống của đống quê hết sức bình dị, thân thuộc. Trong tác phẩm “Ngƣời lính cũ” Thạch Lam đã miêu tả thiên nhiên rất thực “Gần đến nơi, tôi đã nghe thấy tiếng ào ào của lá đa giật gió, một cây đa cỗi, mà vùng đấy, người ta bảolà đã sống lâu lắm”. Từ láy hoàn toàn “ào ào” được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) với nguyên âm “o” (nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi) nguyên âm “a” và nguyên âm “o” kết hợp với nhau khiến độ vang của từ vang xa, vọng lại nơi thi giác bạn đọc giúp hình dung ra hình ảnh cây đa quen thuộc nơi đồng quê Việt Nam. Ở“Nhà mẹ Lê” mở đầu tác phẩm nhà văn đã từng trực tiếp chứng kiến cái đói, cái nghèo diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của nhân dân và ông đã đưa nó vào truyện một cach rất chân thực: “Đoàn Thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lỵ nhỏ ở trung châu. Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giạt nứa đã mục nát”. Từ láy “lụp xụp” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “x” và điệp phần vần “up” được cấu tạo bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) từ láy “lụp xụp” nặng trĩu trong lòng tác giả và người đọc bởi thanh nặng. biết bao suy nghĩ khi đọc những trang văn đầy xúc cảm của Thạch Lam. Một lần nữa từ láy “lụp xụp” lại xuất hiện khi Thạch Lam miêu tả căn nhà tồi tàn, tan hoang của mẹ con bác Lê “mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác”. Từ láy “lụp xụp” càng khiến cho ngôi nhà bác Lê hiện ra càng tồi tàn và tan hoang hơn. Chính từ láy “lụp xụp” khiến âm hưởng câu văn thêm trầm lắng, điều đó đã giúp nhà văn tái hiện được bức tranh cuộc sống của gia đình đông con nghèo, sống đói rét, cơ cực. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, ta thấy một hiện thực chua chát và 24 tàn nhẫn, thật không còn gì cay đắng hơn. Nếu cuộc sống càng vất vả, nghèo khổ, tù túng bao nhiêu thì tâm trạng đau đớn, tủi nhục của người mẹ nghèo càng thấm thía bấy nhiêu. Đọc “Tối ba mƣơi” tâm trạng cô đơn, buồn tủi của hai cô gái giang hồ được hiện lên qua khung cảnh cuộc sống chật chội trong ngôi nhà cùng cảnh hè phố “Mưa bụi vẫn tơi tả, hình như bóng tối khắp nơi dồn lại quãng phố hẹp này. Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn, không một bóng người qua lại. Cái vắng lạnh như mênh mông ra tận đâu đâu ở khắp cả các phố Hà Nội đêm nay”. Để góp phần thể hiện tâm trạng đau thương của những người đàn bà phải lấy thể xác ra làm hiện vật buôn bán, Thạch Lam đã sử dụng ba từ láy “tơi tả”, “nhớp nháp”, “mênh mông”, ba từ láy được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “t” (phụ âm đầu lưỡi) và phụ âm “nh”, cùng phụ âm “m” (vốn là phụ âm vang mũi) phần vần được tạo nên bởi cặp nguyên âm “ơ”(nguyên âm hẹp, hàng sau, không tròn môi), nguyên âm “ê” (nguyên âm hơi hẹp, hàng trước, không tròn môi). Từ trên nhìn xuống nơi phố vắng lòng rối bời, mưa “tơi tả” từ láy “tơi tả” mang ý nghĩa sắc thái hóa khiến hàng cây, con phố dưới mắt Huệ cũng trở nên tĩnh lặng và buồn trên cái hè phố “nhớp nháp”, khung cảnh tĩnh lặng, tâm trạng đâu thương của cô gái trải dài “mênh mông” ra tận “đâu đâu”. Từ láy hoàn toàn “đâu đâu” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “đ” phần vần được tạp bởi nguyên âm “â” (nguyên âm hàng sau, hơi hep, không tròn môi) và kết thúc bằng bán âm “u”. Cái bóng tối ấy, cái tĩnh lặng đó, cái “nhớp nháp”hè phố trải dài ra tận không gian ở các phố Hà Nội. Từ láy “đâu đâu” và cái “mênh mông” đó lại càng mở rộng thêm. Với “Dƣới bóng hoàng lan”, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu: “Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí”. Từ láy “phảng phất” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm đầu “ph”, và nguyên âm “â” (nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “t”. 25 “Phảng phất” là từ láy có ý nghĩa sắc thái hóa gợi sự nhẹ nhàng, tươi mát. Cây hoàng lan và mùi lá tươi non thoang thoảng đã khơi gợi cảm giác mát mẻ trong tâm hồn nhân vật. Mùi hương dịu ngọt, tinh khiết và”phảng phất” trong không khí của cây hoàng lan đã kéo Thanh về những ngày xưa yêu dấu, về với cõi xa xăm. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, cái bóng cây có hoa thơm “phảng phất” cũng đóng vai trò một nhân vật, nhân vật cây - cỏ - hoa ấy đem đến cho người đọc một cái gì đó nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu. Truyện ngắn hay nhất của Thạch Lam dựa nền trên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối “Hai đứa trẻ”. Câu chuyện bắt đầu từ ban chiều buổi chiều tàn và cái bóng tối ấy lan rộng khắp không gian: “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa, giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tý, và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát”. Từ láy hoàn toàn “thăm thẳm” cấu tạo bởi phụ âm đầu “th”, phần vần được tạo bởi nguyên âm “ă” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm “m” (phụ âm môi – môi, vang mũi). Với điều này, người đọc hình dung cái bóng tối ngập dần, rồi nhanh chóng bao chùm khắp phố huyện. Thạch Lam đi từ vĩ mô đến vi mô, thoạt tiên, ống kính của nhà văn hướng “thăm thẳm” ra sông, con đường, ngõ vào làng. Rồi cái “thăm thẳm” ấy, nhà văn “room” lại trên ngọn đèn chị Tý, quay sang bếp lửa bác Siêu, dừng lại trên ngọn đèn của chị em Liên. Thạch Lam miêu tả bóng tối “thăm thẳm” với những “hột sáng” le lói tưởng chừng như thế giới thuần túy nghệ thuật của Thạch Lam. 2.3.2. Thể hiện tâm trạng Người đời vẫn quan niệm văn chương không chỉ là sự phản ánh cuộc sống muôn màu mà văn chương là tiếng nói tình cảm, tình yêu người tình yêu cuộc sống hay nói khác đi đó tiếng lòng của tác giả, đi theo tâm trạng của nhân vật. Tác giả buộc phải lựa chọn những phương tiện hỗ trợ sao cho nó 26 biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất nhưng cũng phải hình tượng nhất những suy nghĩ , tình cảm của mình. Từ láy được lựa chọn sử dụng như một phương tiện hữu hiệu trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ của nhà văn, nó đã phát huy tác dụng của mình một cách mạnh mẽ. Chính vì thế ta thấy rằng, bên cạnh việc thể hiện thiên nhiên, từ láy còn có tác dụng khắc họa tâm trạng mà tác giả gửi gắm qua từng câu chữ, từng lời văn. Đọc “Dƣới bóng hoàng lan”, người đọc bất ngờ thấy một cô thôn nữ Nga vẫn chờ đợi xây dựng với anh Thanh đi làm việc trên tỉnh kia.Trong bữa ăn cơm “Thanh ăn ngon miệng, lòng thư thái và sung sướng”. Từ láy “sung sướng” miêu tả tâm trạng được lặp lại hai lần trong tác phẩm. Từ láy “sung sướng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “s”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm đôi “ươ”(nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. Chính đặc điểm này, tác giả đã diễn tả rất thành công tâm trạng của Thanh. Từ láy “thư thái” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “th”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “ư” (nguyên âm hẹp. hàng sau, không tròn môi). Từ láy “thư thái” mang ý nghĩa sắc thái hóa, tạo cảm giác thoải mái, không suy nghĩ, gợi sự nhẹ nhõm, hài lòng. Hai từ láy “sung sướng” chỉ trạng thái vui vẻ của con người, hai từ láy “sung sướng” “thư thái”đứng gần nhau mở ra một sự nhẹ nhõm trong lòng Thanh. Người đọc xúc động với tấm lòng của người phụ nữ nông thôn hy sinh cho cả hai gia đình nội ngoại, suốt đời ở trong cảnh tối tăm và cùng khổ, không biết có ngày vui. Trong “Cô hàng xén”: “Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình”. Từ láy “sung sướng” là từ láy rất đắt trong việc diễn tả tâm trạng của con người, chỉ một từ “sung sướng” mà ánh lên bao niềm vui trong Tâm, Tâm “sung sướng” khi thấy các 27 em được ăn no, được đi học, được mặc ấm. Đó chính là tấm lòng của người chị với các em. Ngoài từ láy “sung sướng”, từ láy “vui vẻ” cũng rất thành công khi được Thạc Lam sử dụng để khắc họa tâm trạng của nhân vật. Từ láy “vui vẻ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “v” vần được tạo nên bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và kết thúc bằng bán âm “i”. Chính đặc điểm này khiến âm hưởng câu văn trở nên vui tươi, điều đó giúp nhà văn tái hiện được ý muốn nguyện vọng tốt đẹp của nhân vật với gia đình. Ý muốn của tâm sẽ theo suốt cuộc đời tâm, nhưng đọc “Cô hàng xén” người đọc không khỏi xúc động trong cảnh cuối đoạn cô hàng xén sau lúc cầm lòng chẳng được phải trao cho em mười đồng bạc là tiền nàng lấy họ cho chồng, rồi trở về nhà chồng. Đó là tình cảm lo toan của Tâm với gia đình nhà chồng và nhà ngoại. Lúc này người đọc mới thấu hiểu niềm “sung sướng”và “vui vẻ” của Tâm khi các em được no đủ. Cảm giác nuối tiếc vô hạn trong “Tối ba mƣơi”“Hai chị em giờ này cảm thấy trơ trọi quá”. Từ láy “trơ trọi” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “tr” và nguyên âm “ơ” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) đặ điểm này làm âm hưởng câu văn thêm trầm xuống, lắng đọng, gợi cảm giác buồn gia diết, cái cảm giác “trơ trọi” này lan tỏa trong không gian. Cái cảm giác tiếc nuối vô hạn quá khứ vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc đối lập với hiện tại chỉ toàn là nỗi xót xa, tủi cưc, thất vọng, chán trường, sự “trơ trọi” cô đơn trước cuộc sống hiện tại. Miêu tả hiện thưc trong truyện ngắn Thạch Lam có cách nhìn riêng. Thạch Lam không chỉ tái hiện đời sống thực của người nông dân xuất phát từ cái đói, từ những mâu thuẫn xã hội, nhất là mâu thuẫn ở nông thôn mà còn thể hiện nỗi đắng cay, oan uổng trong cảnh bị ép duyên. “Đọc Hai lần chết”Thạch Lam đã tái hiện một bức tranh mà con người không được tự do quyết định số phận của mình: “Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo. 28 khi bà cả lần ruột tượng, gọi nàng lại đua tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để dấu mấy giọt nước mắt”. Từ láy vần “chán nản” được cấu tạo bằng cách điệp phần vần “an” ghép bởi nguyên âm “a” (vốn là nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm “n”. Từ láy “lạnh lẽo” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “l”. Phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm cuối “nh”. Hai từ láy “chán nản” “lạnh lẽo” gợi lên bao sự lo phiền, bao suy nghĩ. Cái cảm giác bơ vơ “chán nản” đén “lạnh lẽo” của Dung khi phải quay về nhà chồng để rồi cô hiểu rằng: chết không bấu víu vào đâu được, chết không có ai cứu vớt nàng ra nữa. Ta bắt gặp tình yêu thương của con người với con người trong “Gió lạnh đầu mùa”. Tình thương dã làm ấm lên cái “lạnh lẽo” của mùa đông: “Vú già là người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mâm mê các đường chỉ”, hay “Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt”. Từ láy “lật đi lật lại” lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai. Từ láy gốc “lật” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “l”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “â”(nguyên âm hàng sau, không tròn môi, hơi hẹp) và phụ âm cuối “t”. Từ láy tư “lật đi lật lại” không chỉ diễn tả hành động quay ngược, quay xuôi chiếc áo của Vú già mà còn khắc họa sự suy nghĩ sự nhơ nhung đối vơi Duyên đã chết từ năm lên bốn tuổi. Từ láy hoàn toàn “rơm rớm” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “r”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ơ” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “m”, điều này đã tạo ra một tâm trạng buồn không nói nên lời. Từ láy “rơm rớm” có ý nghĩa sắc thái hóa, nếu chỉ nói “rớm” thì không thể lột hết tâm trạng nhớ thương của người mẹ. Tác giả đã sử dụng từ láy “rơm rớm” nặng trĩu trong lòng người đọc để lại ấn tượng về tình thương, nỗi nhớ vô hạn vượt thời gian của người mẹ. 29 “Đói” là nỗi đau cùng cực của người nông dân trong cảnh thê lương, họ phải làm những việc xấu xa không hề mong muốn để “tạm thời” thoát khỏi cái đói. Đó là tâm trạng đau đớn của Sinh- chồng Mai: “Sinh tưởng có thể chết ngay lúc ấy, cái đau đớn chàng cảm thấy thấm thía và sâu xa quá”. Từ láy “đau đớn” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “đ”, phần vần được tạo bởi nguyên âm “a”(nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và bán âm “u” từ láy “đau đớn” tạo âm hưởng nặng nề cho câu văn, phù hợp khi miêu tả tâm trạng buồn tủi cực độ, nỗi “đau đớn” vô cùng của Sinh. Đứng trước cái đói của chồng và cảnh cùng quẫn của gia đình, Mai đã phải làm một việc xấu xa, một sự hi sinh đến lầm lỡ, biếm mình thành gái làng chơi để lấy tiền nuôi chồng. Biết được sự hi sinh của vợ khi Mai phải làm một việc mà Mai không muốn, làm Sinh quằn quại, “đau đớn”. Đọc “Đói”, Thạch Lam đã mổ xẻ bản năng sinh tồ của con người dưới những khía cạnh ghen tuông, tham lam, thành kiến, độc ác. Qua tác phẩm, ông phê phán xã hội, phê phán con người. Thạch Lam lặng lẽ vượt lên trên bi kịch, bằng thái độ gần như lãnh đạm với tất cả mọi hình thức đấu tranh, ông đem cái “nhan phong” vào văn chương, thể hiện con người trong những hoàn cảnh sống, vừa như một thử thách để bộc lộ thú tính và nhân tính. 2.3.3. Miêu tả ngoại hình Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, mọi người dân lao động đều phải chịu cảnh áp bức, bóc lột. Phụ nữ bao giờ cũng là người phải chịu đựng nhiều nỗi khổ hơn cả, nỗi khổ đó hành hạ con người cả về tâm hồn lẫn thể xác. Dung trong “Hai lần chết” là một cô gái sinh ra đã phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình, không được chăm sóc “Dung càng ngày càng gầy gò đi”. Từ láy “gầy gò” do cặp nguyên âm “â” (nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi) kết hợp với bán âm “i” thanh và cách điệp phụ âm hữu thanh “g” đặc điểm cấu tạo này diễn tả vẻ bé nhỏ, ốm yếu của Dung. Không chỉ có vậy nhà văn còn ngậm ngùi khi Dung bị bán cho một gia đình khác. Ở đây Dung 30 đã phải sống ngư kẻ ăn, người trong gia đình, phải chịu những lời chửi mắng của bà mẹ chồng cau nghiệt. Đó là vẻ đẹp của Nga “Dƣới bóng hoàng lan” khi nàng ngắt rau “lá rau tươi, xanh ngắt bên tay trắng hồng nhỏ nhắn” Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về…”. Từ láy “nhỏ nhắn” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm đầu “nh”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “o” (nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi). Chỉ một từ láy nhỏ nhắn đã toát lên vẻ đẹp của Nga, với đôi bàn tay trắng hồng mềm mại. Từ láy “xinh xắn” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm “x” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “nh”.Chính đặc điểm cấu tạo này khiến từ láy “xinh xắn” tạo cho người đọc ấn tượng về sự nhẹ nhàng khi miêu tả vẻ đẹp của Nga. Bàn tay trắng hồng”nhỏ nhắn” bàn chân “xinh xắn”. Chỉ với hai từ láy “nhỏ nhắn”, “xinh xắn” cũng đã giúp Thạch Lam miêu tả vẻ đẹp của nhân vật rất thành công. Đến với “Hai đứa trẻ” Thạch Lam viết về những người nghèo và các em bé ở xóm chợ đó với một niềm cảm thông chân thành. “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi”, từ láy “lom khom” được cấu tạo bằng phụ âm “kh” với nguyên âm “o”(nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “m”(phụ âm tắc vang mũi, phụ âm hữu thanh có rung, môi- môi). Với đặc điểm này, âm hưởng câu văn tựa như nghẹn ngào. Từ láy “lom khom” chỉ hình dáng không thẳng của mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ. Hình dáng “lom khom” thể hiện sự nghèo khổ của chúng và để lại lòng thương trong tâm hồn cô bé Liên nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng. Ngòi bút của Thạch Lam đặt xuống rồi chọn từ láy “lom khom” cũng chính là điểm dồn, nơi cảm thông của tác giả với những người dân nghèo khổ, đồng thời với cử chỉ tâm lý của 31 cô gái mới lớn Liên. 2.4. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong tiểu thuyết 2.4.1. Miêu tả thiên nhiên Thiên nhiên trong tiểu thuyết Thạch Lam cũng vô cùng phong phú. Để thể hiện bức tranh thiên nhiên phong phú đó Thạch Lam đã rất khéo léo sử dụng từ láy để thể hiện. Ngay đầu tác phẩm người đọc đã bắt gặp hình ảnh của trời mùa hạ “trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm các vì sao lấp lánh như cùng một điệu”. Từ láy hoàn toàn “thăm thẳm” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “th”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ă”(nguyên âm rộng, khi đọc miệng ở vị trí rộng nhất, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “m” (phụ âm hữu thanh, dây thanh có rung, môi-môi, tắc vang mũi). Đặc điểm này đã khiến khoảng trời mùa hạ mở ra một không gian bao la, rộng lớn và cao hơn. Từ láy”lấp lánh” được tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) kết hợp với phụ âm “nh” và điệp phụ âm “l”. Từ láy “lấp lánh” làm cho câu văn như bừng sáng cả một bầu trời rộng lớn, cái bừng sáng ấy, cái “lấp lánh” ấy tỏa ra “thăm thẳm”. Chỉ hai từ láy miêu tả bầu trời và ánh sáng của các vì sao, cảnh vật dưới ngòi bút của Thạch Lam đã hiện lên trong tâm trí bạn đọc một khoảng trời dịu mát và tươi sáng. Đọc tiếp tác phẩm người đọc như được chiêm ngưỡng sự thay đổi của đất trời “gió nhẹ bắt đầu hiu hắt, cùng với cái êm dịu của ban đêm; trời trong bán nãy không còn nữa. Mây kéo che kín cả, và ánh mấy ngôi sao lờ mờ như sắp tắt”. Từ láy “hiu hắt” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “h”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và bán âm “u”. Nếu như khung cảnh đoạn đầu tác phẩm gọi sự vui vẻ,thoáng mát thì đến đây bức tranh thoáng mát ấy dần tan biến bởi làn gió “hiu hắt” để rồi đất trời cũng thay đổi dần theo, mây kéo về, ánh sáng của các 32 vì sao cũng dần nhường chỗ. Giờ chỉ còn “lờ mờ”, từ láy vần “lờ mờ” được cấu tạo bởi phụ âm “m” (phụ âm hữu thanh, môi –môi, tắc vang mũi) và nguyên âm “ơ”(nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) khiến bầu trời dần tắt ánh sáng. Lại là hình ảnh của những vì sao trong bức tranh thiên nhiên của Thạch Lam “ngẩng lên nhìn vòm tròi quang trên cao: mảnh trăng đã lặn, mấy ngôi sao phía bắc lánh sáng trên dãy mái nhà”. Lại là từ láy “lấp lánh” nó làm sáng rực hơn nữa vùng trời phía bắc, nơi mà Trường dồn hét tâm trạng để gửi gắm. Trên chuyến tàu đưa Trường về An Lâm chơi để thăm những người thân thuộc vẫn còn lại ở nơi đây, cảnh vật dưới con mắt của Trường hiện lên thơ mộng: “thỉnh thoảng, một mảnh ruộng có nước, sáng như một tấm gương phẳng lặng, phản chiếu vùng trời xanh ngắt và rộng rãi”. Từ láy “thỉnh thoảng” được cấu tạo bằng cáh điệp phụ âm “th”, phần vần được cấu tạo bởi âm đệm “u”, nguyên âm “a” và phụ âm cuối“ng” tạo nên sự ngắt quãng. Từ láy “phẳng lặng” được cấu tạo bởi phụ âm “l” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ă”(nguyên âm rộng , hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “ng”. Từ láy “phẳng lặng” toát lên vẻ nên thơ của mảnh ruộng nơi Trường đi qua. Từ láy” rộng rãi” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r” và phần vần được tạo thành bởi nguyên âm“ô” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. Đặc điểm này gây được ấn tượng mạnh mẽ, trải dài trong không gian đã làm rõ cái khung cảnh xanh ngắt của vùng trời. Bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Thạch Lam không chỉ dừng lại ở cảnh bầu trời với những gam màu của ánh sáng, của đêm tối mà nhà thơ còn lưu giữ những hình ảnh giản dị của làng quê với những khóm tre, nắng vàng “chiều đã xuống, da trời tím lại, và gió mát nổi lên rào rào trong mấy khóm 33 tre gần ngõ. Qua bờ cây, về phía xa, còn thấp thoáng mấy tia nắng vàng yếu ớt. Từ dưới sông Tiên đưa lên tiếng nước róc rách đổ vào bờ như tiếng kêu của buổi chiều rổng rãi”. Hai từ láy hoàn toàn “rào rào” từ láy âm “róc rách” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) làm đỉnh của âm tiết khiến bức tranh thiên nhiên hiện lên thơ mộng với cả hình ảnh và âm thanh. Mấy tia nắng yếu ớt đằng xa “thấp thoáng” khiến bức tranh thiên nhiên ấy gợi cảm giác gần gũi thân quen. 2.4.2. Khắc họa tâm trạng Trong số những nhân vật có một đời sống nội tâm phong phú, có lẽ tiêu biểu nhất là Trường trong truyện dài “Ngày mới”. Nhân vật này phải chăng là nhân vật mà Thạch Lam tâm đắcnhất, cuộc sống của Trường là một chuỗi dài những ngày dằn vặt. Có lúc Trường cũng mơ mộng, cũng ước mong, lãng mạn nhưng thực tế sinh hoạt tù túng giam chân Trường trong những suy nghĩ quẩn quanh không lối thoát. Tuy sau đó chàng thấy “tự kiêu” về cái nghèo của mình yên phận sống trong cảnh nghèo nàn, từ bỏ ý muỗn giàu sang phú quý. Thạch Lam bằng ngòi bút tài hoa đã khắc họa tâm trạng nhân vật đầy phức tạp bằng cách linh hoạt sử dụng từ láy. Khi nhận thấy tên mình trên bảng đỗ bằng thành chung, Trường đã cảm động và Trường không giữ được sự vui mừng: “đến bây giờ Trường vẫn còn thấy người nhẹ nhõm và khoan khoái. Chàng muốn đi mau lên để chóng về tới nhà”. Từ láy “nhẹ nhõm” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “nh”, phần vần được tạo bởi nguyên âm “e” (nguyên âm hơi rộng, hàng trước, không tròn môi) với đặc điểm này thu hút sự thoải mái trong lòng người đọc. không những vậy cảm giác “khoan khoái” trong Trường nảy nở, cái cảm giác thư thái nhẹ nhàng, sảng khoái, hai từ láy “nhẹ nhõm”, “khoan khoái” cho ta thấy được sự chờ đợi của Trường bấy lâu giờ đã mãn nguyện. 34 Trường đáng nhẽ đã lấy Hảo, con gái một gia đình giàu có. Nhà Hảo thấy Trường là một người có nhiều triển vọng, họ định kén chàng làm rể rồi cho tiếp tục học thêm lên cao đẳng, chàng đã làm trái ý mọi người. Chàng gặp lại người bạn gái hồi nhỏ, tỉnh cảm giữa hai người lại rằng buộc,chàng đã gắn bó cuộc đời mình với cô gái bạn cũ con một gia đình nghèo khó. Rồi cuộc sống gia đình luôn luôn túng thiếu, những cái thiếu thốn của cuộc sống làm Trường khó chịu và bực mình. Cuộc sống túng thiếu làm Trường thêm mệt nhọc: “Thỉnh thoảng một nỗi chán nản lùa vào tâm chàng như một cơn gió lạnh mùa đông”. Từ láy “chán nản” được cấu tạo bởi phụ âm “ch” phần vần được lặp lại, phần vần được cấu tọa bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “n” (phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh, dây thanh có rung) chính đặc điểm này tạo cho câu văn một âm hưởng nặng nề, não nùng. Từ láy “chán nản” gợi sự cảm thương nói người đọc đối với Trường, người lẽ ra đã rất thành công trên con đường sự nghiệp. Những lúc “chán nản” về cuộc sống nghèo khó chàng lại mơ màng nghĩ đến cuộc đời giàu sang. Từ láy”mơ màng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “m” (phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh môi-môi) và nguyên âm “ơ” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi). Thạch Lam đã khéo léo sử dụng từ láy mơ màng để nhận rõ cuộc sống hiện tại khó khăn túng thiếu, rồi chàng đâm ra gắt vợ, cáu con, dằn vặt mình lại ghét lây sang những người khác. Có lúc chàng cũng mơ mộng, cũng ước mong, lãng mạn đắm đuối với những hình ảnh tươi đẹp, nhưng thực tế sinh hoạt tù túng giam chân chàng trong những suy nghĩ quẩn quanh không lối thoát. Có khi mong muốn cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, mong muốn vợ không chạy vạy lo toan đã trở nên dằng xé trong tâm can chàng. Hơn hết, nỗi ám ảnh về Hảo người mà lẽ ra là vợ chàng càng khiến chàng “chán nản” hơn bao giờ hết. 35 Trinh là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó, lúc đầu Trường cảm nhận Trinh được mẹ chồng yêu mếm, nhưng dần thay đổi khi cuộc sống ngày càng khó khăn khiến mẹ chồng nghĩ Trinh là nguyên nhân khiến Trường và Hảo không đến được với nhau. Cuộc sống chạy vạy, lo toan, bề bộn, Trinh đã rất sung sướng khi vay được hai đồng bạc: “Trông nét mặt vui vẻ của Trinh khi nói đến số tiền nhỏ mọn ấy chàng buồn rầu”. Từ láy “vui vẻ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “v” (phụ âm môi-môi) phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “u”(nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và bán âm “i”. Trinh “vui vẻ” khi nhìn thấy số tiền nhỏ mọn, nhưng đằng sau sự vui mừng ấy lại là nỗi khổ tâm của người chồng trong hoàn cảnh túng đói. Nếu như Sinh trong “Đói” “sung sướng” khi nhìn thấy mấy miếng thịt ướp hồng hào, mỡ trắng và trong như thủy tinh thì Trinh lại “vui vẻ” khi nói đến hai đồng bạc mà cô phải nhờ cô Lan đi vay mới được. Từ đây Thạch Lam thể hiện sự thương cảm và phần nào bất bình trước cuộc sống khốn khổ của những số phận hẩm hiu. Thấy nét mặt “vui vẻ” của vợ chàng. Trường thấy “nao nao” trong lòng. Từ láy hoàn toàn “nao nao” được cấu tạo bởi nguyên âm “n” phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và kêt thúc bằng bán âm “u”, nguyên âm “a” nằm ở đỉnh của âm tiết, chính đặc điểm này gợi ra âm hưởng triền miên, xáo động trong lòng. Trường “nao nao” khi nghĩ đến Trinh và một tấm lòng thương mến với Trinh thấm thía vào tận tâm can chàng. Chàng tự trách lòng, tự trách bản thân không lo được cho vợ con. Chính cái “nao nao” cũng chính là nỗi dằn vặt trong Trường. Cái cảnh đói nghèo cứ ám ảnh Trường, Trường cũng khao khát cuộc sống nuột nà. Dĩ vãng không tha dằn vặt chàng, hiện tại làm chàng sống như ngạt thở. Trường thấy trong tiệm đầy ánh sáng, những cặp trai gái thực sự đang bước theo nhịp đàn. Cảnh ấm cúng và giàu sang ấy nhắc Trường nghĩ 36 đến cái nghèo khốn của mình, chàng lại nghĩ đến những người nghèo như chàng cũng đứng ngoài trời lạnh: “Trường thấy cũng lạnh lẽo và trống không như tâm hồn chàng”. Từ láy “lạnh lẽo” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “l” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “nh”. Hình vị láy phần vần tạo nên bởi nguyên âm “e” (nguyên âm hơi rộng, hàng trước, không tròn môi) và bán âm “u”, phần vần “eo” càng làm tăng thêm vẻ “lạnh lẽo” khi đứng trước cảnh giàu sang ấm cúng. 2.4.3. Miêu tả ngoại hình Người đọc không chỉ phát huy tác dụng khi miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn mà còn thấy từ láy cũng có nhiêu đóng góp khi tác giả đưa vào trong tiểu thuyết với mục đích miêu tả ngoại hình. Như đã nói ở trên, xét trong mối tương quan về mức độ sử dụng từ láy trong từng thể loại có sự chênh lệch. Miêu tả về cô Hảo, ta thấy được vẻ đẹp của cô qua những từ láy miêu tả: “cô hảo dưới ánh đèn, trông hồng hào và tươi tốt như đóa hoa mới nở. Mái tóc lòa xòa rũ xuống giữ ánh sáng trong sợi tơ, đôi má mịnh màng và niệng chúm chím đỏ. Cô đưa mắt nhìn Trường nhìn, vội vàng cúi xuống rồi lẩn mặt sau cây hương ó ý thẹn thùng”. Từ láy “hồng hào” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “h”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi). Từ láy vần “lòa xòa” lặp lại phần vần “oa”. Từ láy “mịn màng” điệp phụ âm “m” (phụ âm tắc, vang mũi, môi – môi) phàn vần cấu tạo bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “n”. chính những đực điểm này cùa các từ láy, vẻ đẹp của Hảo được nổi bật với làn da “hồng hào”, mái tóc dài, buông xõa, đen mượt, đôi má “mịn màng”, cùng với đó là vẻ “xinh xắn” với cái miệng “chúm chím” đỏ. Từ láy “chúm chím” được cấu tạo bởi nguyên âm “u” 37 (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm “m”, phụ âm đầu được lặp lại bởi phụ âm “ch”. Chính đặc điểm này mà vẻ đẹp của mọi góc độ của cô Hảo hiện lên giản dị, trong sáng. Nói về Chương một người ghanh tị với Trường về thi cử, Trường muốn nói rõ cho Chương rằng chàng không lấy sự thi đỗ làm kiêu và tự cho mình hơn Chương: “chàng thấy mặt Chương đoe hơn mọi khi, mắt nhấp nháy luôn và cả cái mũi sù sì cũng hình như cử động để hợp không khí”. Từ láy “nhấp nhay” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “nh”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a”(nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) gây được ấn tượng với người đọc về đôi mắt của Chương, thêm vào đó là cái mũi “sù sì”. Từ láy “nhấp nháy” “sù sì” đi liền nhau, Thạch Lam đã tạo ra một hiệu quẩ bất ngờ, phụ âm “s” được điệp lại có tác dụng tạo ra một đặc điểm không đẹp vừa diễn tả phần nào được tính cách của Chương, với từ láy con người Chương hiện ra giàu sức gợi hình. “Bà hai âu yếm nhìn con, nhưng cái vẻ xanh xao, mảnh khảnh của Bình không làm bà chú ý”. Từ láy “xanh xao” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “x” (phụ âm mặt lưỡi sau- mềm, phụ âm xát) phần vần tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “nh” đặc điểm này gợi lên màu xanh của da. Từ láy “xanh xao” được sử dụng với ý nghĩa sắc thái hoá, đây chính là kết quả của việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, sử dụng từ láy một cách linh hoạt. Từ láy “mảnh khảnh” được cấu tạo bằng cách điệp phần vần “anh”. Thạch Lam không chỉ diễn tả hình dáng cao của Bình mà còn toát lên vẻ “gầy gò” của nhân vật. Chúng ta vẫn thường nghe nhắc tới “béo”, “béo” có nghĩa là thân hình to. Trong văn Thạch Lam ta bắt gặp từ láy “mập mạp”: “Trưng nhìn bàn tay to lớn của Tín, cái thân hình mập mạp của anh t, và nét mặt thản nhiên, đôi con mắt không có một ý tứ gì”. Từ láy “mập mạp” được cấu tạo bằng cách 38 điệp phụ âm “m”, phần vần được tạo bởi nguyaan âm “a”(nguyên âm hàng sau, không tròn môi, rộng) và kết thúc bằng phụ âm “p”, đặc điểm này toát lên vẻ to béo của Tín. Từ láy “mập mạp” được sử dụng vơi ý nghĩa khái quát hóa, nếu chỉ sử dụng hình vị gốc “mập” thì câu văn chỉ đơn thuần hiện lên hình dáng của Tín. Còn sử dụng từ láy “mập mạp” Thạch Lam đã khiến câu văn trở nên sinh động hơn, có hồn hơn. Cái thân hình “mập mạp” của Tín cùng với nét mặt thản nhiên, đôi mắt không có ý tứ gì điều đó làm cho Trương lạ lùng và khó hiểu. Một trong những yếu tố là nên sự hấp dẫn, lôi cuốn trong văn Thạch Lam chính là việc cách tân trong nghệ thuật, việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo mà nhất là việc dùng từ láy gợ hình, gợi tả, biểu cảm trong văn. Với những từ láy được sử dụng, Thạch Lam đã mở ra một thế giới đầy hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc nhưng cũng xa xôi, vừa hữu hình lại vừa vô hình. Cả từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận đều phát huy tác dụng trong việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, diễn tả tâm trạng, miêu tả ngoại hình của con người. 2.5. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong ký sự Hà Nội băm sáu phố phƣờng 2.5.1. Thể hiện văn hóa ẩm thực Trong gia tài văn học không mấy đồ sộ của Thạch Lam, bên cạnh truyện ngắn, tiểu luận, còn có một áng văn giá trị mà nhắc đến Thạch Lam ta không thể bỏ qua. Đó là thiên tùy bút“Hà nội băm sáu phố phƣờng”. Thăng Long – Hà Nội là một vùng địa danh nổi tiếng. Đã có bao nhiêu nhà văn đã dành cảm xúc cho mảnh đất văn hiến này, nhà văn Thạch Lam dành phần lớn cảm hứng để viết về một nét văn hóa đặc sắc – văn hóa ẩm thực của người Hà Nội. Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt từ láy khiến các thức quà của Hà Nội không đơn thuần là món ăn thuần túy, mà sâu hơn, đó còn là những giá trị tinh thần, là nét đẹp văn hóa không chỉ cho hiện tại mà còn lưu giữ đến muôn 39 đời sau. Mở đầu tập bút ký “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”, Thạch Lam đã có những lời giới thiệu xem thủ đô của chúng ta là một niềm kiêu hãnh không thua kém gì Luân Đôn, Pari, Thượng Hải:… chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội thật đẹp, và cũng vì chúng ta yêu mếm Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mếm Pari. Trong “Hàng quà rong” Thạch lam miêu tả món quà “sạch sẽ” và tinh khiết với giò lụa “mịn màng”. Từ láy “sạch sẽ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “s” phần vần được tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) điều này tạo nên ấn tượng cho người đọc. Từ láy “mịn màng” được cấu tạo bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hàng trước, không tròn môi, hẹp) kết hợp với phụ âm “n” và cách điệp phụ âm hữu thanh “m”. Chính đặc điểm cấu tạo này làm người đọc hình dung ra làm giò cũng là một nghệ thuật, cũng phải đẹp, phải ngon. Để từ đó ta thấy Thạch Lam rất tinh tế và sâu sắc trong cách nhìn nhận về văn hóa ẩm thực. Đến với Còn quà Hà Nội, nhà văn đã đi sâu miêu tả nguyên liệu bột để làm nhiều thứ bánh: bánh cuốn, bún cuốn,chả ròn, thang v.v… là một thứ bột trắng “nho nhỏ”. Từ láy hoàn toàn “nho nhỏ” được cấu tạo bởi phụ âm “nh” và nguyên âm “o” (nguyên âm tròn môi, hơi rộng, hàng sau). Chính điều này ta không chỉ thấy cái đẹp, sự cẩn thận trong cách làm bánh mà còn mạng lại cảm giác chờ đợi thưởng thức món quà của Hà Nội. Thực ra, quà Hà Nội cùng cái thú ẩm thực của người thủ đô vốn đã rất nổi tiếng từ xưa, và hình như càng ngày càng thêm “thanh thế”. Những đồ ăn thức uống ấy đã được ghi chép trong tác phẩm của Hải Thượng Lãn, ông Lê Hữu Trác, trong văn Tản Đà, và sau Thạch Lam không xa, trong văn Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài. “Quà … tức là ngƣời”, không phải ai cũng thưởng thức quà với một 40 cái nhìn sâu sắc và nhân văn như thế. Với Thạch Lam, có những thứ quà không chỉ là đặc sảnvùng đất văn hiến kinh kỳ mà còn là nét đẹp của một tấm lang thơm thảo và cái tài khéo léo của những người đàn bà Việt: “trong cách nặn bánh theo một hình thể thanh thanh, người ta cảm thấy cái hoa tay mềm mại của các cô thiếu nữ, cái tìm tòi nghệ thuật ấy giúp cho bánh ngon thêm nhiều lắm”. Từ láy hoàn toàn “thanh thanh” được cấu tạo bằng phụ âm “th” với nguyên âm “a” và phụ âm cuối “nh” Thạch Lam không chỉ diễn tả cái đẹp của bánh mà còn gợi ra sự tinh tế của người Hà Nội. “còn quà Hà Nội” Có những thứ quà lại gợi nên nỗi truân chuyên, vất vả của một kiếp người, khiến cho ta ăn quà mà không khỏi thấy lòng day dứt, xót xa. Đó là những lúc đêm khuya, tưởng như chỉ có sự yên tĩnh giữa lòng Hà Nội bỗng vang lênmột tiếng rao đêm: “đêm khuya nữa… Ở các con đương vắng, một bóng người lủi thủi đi, một chấm lửa nhỏ lung lay theo từng bước. Chậm chạp và thong thả, bác hàng quà, đi nhẹ như chân ma, thỉnh thoảng cất lên một tiếng rao khe khẽ, ngắn và chóng chìm vào quãng tối: Giay giò… giày giò...” “Mìn páo và giầy giò”cái bóng người “lủithủi” kia với những bước chân “chậm chập” và “thong thả”. Từ láy “lủi thủi”, “chậm chạp” “thong thả” Thạch Lam không chỉ diễn tả nỗi vất vả của của những người đã làm ra chiêc bánh qua đó ông còn gửi tới bạn đọc một thông điệp: hãy biết cảm thông tới đồng loại và biết trân trọng những giá trị văn hóa đang có.Cùng với đó là tiếng rao “khe khẽ”. Từ láy hoàn toàn “khe khẽ” được cấu tạo bởi phụ âm “kh” và nguyên âm “e”, (nguyên âm hơi rộng, hàng trước, không tròn môi) “khe khẽ” chỉ tiếng rao nhỏ, yếu và cũng chính từ láy này đã lột tả được sự bươn trải của một đời người. Lại một thứ quà mà ta không chỉ được thưởng thức vị ngon ngọt của nó mà còn còn cảm nhận được sự kiêu hành nơi người bán hành: “Nhà hàng thản nhiên và dửng dưng như không cần bán mua hay không đều toe ý không cần” “Bánh khảo, kẹo lạc”. Từ láy hoàn toàn “dửng dưng” được cấu tạo bởi phụ 41 âm “d” (phụ âm tắc, hữu thanh, đầu lưỡi bẹt) và nguyên âm “ư”(nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở hẹp) và kết thúc bằng phụ âm cuối “ng” chính đặc điểm này tạo nên sức vang mạnh mẽ lôi cuốn, hấp dẫn. Từ láy “dửng dưng” đã diễn tả được niềm tự hào, kiêu hành về thứ kẹo lạc ngon. Các thức quà Hà Nội, dưới ngòi bút Thạch Lam, sở dĩ đạt đến sự độc đáo một cách hoàn hảo, đạt đến tầm cao của văn hóa ẩm thực là bởi sự phối hợp từ hai phía: phía người làm ra nó, và phía người thưởng thức nó. Ở phía người làm ra nó, phải đạt đến trình độ “thuần thục” từ việc chọn nguyên liệu chế biến: “bột trắng nho nhỏ” đến cái tâm cái đức của người làm ra nó: “bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thật muốn ăn. Nước thì trong và trông thật nóng bỏng, khói lên nghi ngút”. Từ láy “đầy đặn” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm “đ” phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “â” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) gợi đức tính cẩn thận cùng sự “tươm tất” của bà cụ. từ láy “tươm tất” được cấu tạo bằng nguyên âm đôi “ươ” và phụ âm “m”, đồng thời điệp phụ “t” gợi lên sự lo toan, vất vả cùng nhiệt huyết “nóng bỏng” của người làm ra quà Hà Nội. Còn phía người thưởng thức thì sao? Nhà văn viết: “các cô vừa ăn nhai nhè nhẹ và thong thả”. Ăn phải từng chút, từng tí thưởng thức phải “nhè nhẹ”, “thong thả” mới cảm nhận được vị ngọt ngào, một vị rất riêng trong từng thứ quà. Với một cảm thụ tinh tế, Thạch Lam đã dành tình cảm cao nhất, dường như thiêng liêng, thành kính đói với món quà đặc sản của dân tộc – món cốm làng Vòng: “Hỡi các bà mua hàng chớ có chọc tay hay mâm mê thức quà thân thiện ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu và vuốt ve… Phải nên kính trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa” (Một thứ quà của lúa non: cốm). Hãy “nhẹ nhàng” mà nâng đỡ, từ láy “nhẹ nhàng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “nh” phần vần được tạo bởi nguyên âm “e”(nguyên âm hơi rộng, hàng trước, không tròn môi), nếu chỉ viết “nhẹ” ta chỉ cảm nhận cái nhẹ bình thường. Nhà văn viết 42 “nhẹ nhàng” đã thể hiện thai độ trân trọng với món quà “cốm”. Thế nên ta phải “chắt chiu” và “vuốt ve” chúng. Nếu lịch sử Hà Nội không chỉ là những sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế có tầm quan trọng đến cả nước mà còn là cuộc sinh hoạt hằng ngày của người dân với tất cả những phong tục tập quán, những cái vui, buồn của những tâm hồn nho nhỏ, tuy không lưu lại tên tuổi nhưng đã làm nên bề dày lịch sử của Hà Nội, thì cái phần lịch sử này đã được Thạch Lam ghi lại sâu sắc, chân thực trong Hà Nội băm sáu phố phường. 2.5.2.Thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống Thiên tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”,Thạch Lam không chỉ ngợi ca nét đẹp văn hóa ẩm thực mà còn dành tình cảm nâng niu, trân trọng và nuối tiếc những vẻ đẹp của đất nước văn hiến bốn nghìn năm. Ông viết về sự sống, về cái đẹp không chỉ để trông nhìn mà còn phải thưởng thưc. “Hà Nội băm sáu phố phƣờng” đã dến với Thạch Lam bằng con mắt trông nhìn và thưởng thức của một tâm thức Việt Nam. Ông đã sử dụng thành công từ láy để thể hiện khát vọng muốn giao lưu và hào nhập với văn minh nhân loại nhưng luôn luôn nâng niu và bảo tồn truyền thống. Thạch Lam đã tái hiện lại phong tục ngày tết và sự mong đợi ngày “Tôi mong tết như mong tết nghĩa là mong từ tháng một mong đi, làn tính từng ngày”. “Trƣớc tết, tết và sau tết” Sự mong đợi ngày têt tất cả đều tất bật. Ngày 29: “Không có gì vui bằng trước tết dọn dẹp để chờ tết. Nhà cửa tự nhiên có một vẻ khác hẳn, trông ngăn nắp, sạch sẽ, sáng sủa”. từ láy “sạch sẽ”, “sáng sủa” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “s”, phần vần tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi), kết thúc bằng phụ âm “ch”, “ng”. Điều này gợi sự sáng bóng trong nhà. Hai từ láy “sạch sẽ”,“sáng sủa” cùng nằm trên một câu và đặc điểm cấu tạo của chúng như mở ra một không khí tết bận rộn, táp nập với công việc nhà. Dọn “sạch sẽ” 43 không chỉ đơn thuần không còn rác, không còn bụi mà còn don “sach sẽ” những khó khăn, vất vả của năm cũ để thanh toán hết, đón chào một năm mới “sáng sủa”, hạnh phuc ào nhà. Như vậy chỉ với hai từ láy “sạch sẽ”, “sáng sủa” đã reo biết bao niềm tin và hi vọng về những thay đổi tốt lành sau những tháng ngày vất vả làm ăn. Năm hết, tết đến là dịp để mọi người nghỉ ngơi và sum họp. Từ rất xa xưa người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Trong “Giao thừa”: “Cả nhà rộn rịp sửa soạn cỗ bàn để cúng tổ tiên, tuy chảng cógì, song cỗ bàn cũng phải đủ đồ sào, đồ nấu”. từ láy “rộn rip” được cấu tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, tròn môi) với phụ âm”n” và cách điệp phụ âm đầu “r”, đặc điểm cấu tạo này khiến từ láy “rộn rịp” thể hiện sự vui tươi của gia đình, sự nhớ ơn với ông bà tổ tiên. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa các món đồ sào, đồ nấu để thờ cúng ông bà, tổ tiên mời ông bà tổ tiên về đón tết với con cháu. Việc làm thơ cúng “rộn rịp” đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con Việt, nhắc nhỏe mọi người nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông, bà, cha, mẹ. Chỉ với từ láy “rộn rịp” đã thể hiện rõ làng hiếu thảo trong mỗi người con với ông, bà, cha, mẹ. Xông nhà là một nét đẹp trong những ngày tết. Người xông nhà tất phải là người có tiền mừng tuổi, mà phải là người có can đảm mới được, vì mấu giông cả năm thì người ta trách cứ vì vậy: “thoáng trông thấy cô Lan, tôi vội vàng đốt một bánh pháo để mừng”. Từ láy “vội vàng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “v” phần vần cấu tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, tròn môi) chính đặc điểm này khiến từ láy “vội vàng” trở nên đặc biệt hơn “vội vàng” để đón cô Lan vào xông nhà, chắc hẳn cô Lan phải là người có tâm hồn sâu sắc, làm ăn tấn tới trong năm vừa qua. “Vội vàng” thể hiện cái tâm thức chọn người xông nhà đã in sâu trong tâm trí mỗi người. Đến với “Những chốn ăn chơi” tác gỉa đề cập đến một vấn đề khá mới 44 mẻ và tiến bộ là bàn đến việc ăn chơi của người Hà Nội. “cách ăn chơi của người mình mới luộm thuộm và cẩu thả, và tục tằn, rồi ngược lại, có một ảnh hưởng xấuxa đến tất cả cuộc đời, cả xã hội”. Từ láy “luộm thuộm” được cấu tạo bởi phụ âm “th” kết hợp với nguyên âm đôi “uô” (nguyên âm hàng sau, tròn môi, độ mở hẹp) và kết thúc bằng phụ âm cuối “m”. Từ láy “tục tằn” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “t”, kết hợp với nguyên âm “u” (nguyên âm tròn môi, hàng sau, độ mở hẹp) và phụ âm cuối “c”. Các từ láy “luộm thuộm”, “tục tằn”, “xấu xa” cùng nằm trên cùng một câu gây chú ý tới người đọc. Thạch lam quan niệm ăn - chơi là một nhu cầu của con người, nếu chúng ta biết tận hưởng, biết vận dụng nhu cầu vào mục đích, việc làm chính đáng thì còn được xem là một tiến bộ lớn đối với con người. Ông nhận ra rằng chỉ lúc ăn - chơi tâm tính, linh hồn con người mới bộc lộ rõ nhất. Nếu ăn – chơi không đúng cách 2.5.3. Thể hiện không gian công cộng Thạch Lam dương như luôn có ý thức về sự giữ gìn một cảnh quan Hà Nội trong tầng sâu của những vẻ đẹp mang giá trị văn hóa Việt Nam. Ông không chỉ thấy đáng lo ngại về những việc làm rất thô bao đối với những di tích lịch sử, kiến trúc của thủ đô Hà Nội mà còn thấy xót xa khi sự du nhập tràn lan của văn hóa phương Tây đã và đang làm hỏng đi những nét đẹp của văn hóa dân tộc.”Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậcnhư cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng”. “Ngƣời ta viết chữ Tây”. Từ láy “khuất khúc” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “kh”. Cùng với đó là từ láy “rộng rãi” được câu tạo bằng cách điệp phụ âm “r” , phần vần được tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hàng sau, hơi rộng, tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. chính đặc điểm này giúp người đọc 45 đang thấy sự đổi thay của Hà Nội. Hai từ láy “khuất khúc”, “rộng rãi” càng thấy rõ sự khác biệt giữa Hà Nội xưa và Hà Nội nay, những cửa sổ nhỏ bé và kín đáo và giờ đây là những phố gạch thẳng “rộng rãi Hà Nội càng ngày càng thay đổi rõ hơn: “Ngày xưa, cái biển hàng còn là một cái gì hơn là một cái biển hàng mà thôi. Đó là một bộ phận gắn liền với cơ nghiệp và số phận của người buôn, cái biển hiệu thực hiện những cố nông nhẫn nại và những đức tính ngay thật của chủ hàng. Dể biển phải chọn ngày tốt, phải xin chữ của những người viết giỏi có tiếng và người ta thận trọng giữ gìn nó như một thưc của gia bảo…” “Ngƣời ta viết chữ Tây”. Dĩ nhiên, Thạch Lam ủng hộ đồng tình với những mầm mống mới đang nảy nở: “Sự thay đổi bề ngoài ấy đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng hơi lạ lùng và đột ngột”. Từ láy “lạ lùng”được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và điệp phụ âm “l”. Từ láy “đột ngột” phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm tròn môi, hơi hẹp, hàng sau) và kết thúc bằng phụ âm “t”. Điều này góp phần thể hiện một vẻ riêng “lạ lùng” nơi cố đô. Hà Nội “đột ngột” thay đổi có các dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng và thừa nhận đó là một biểu hiện của văn minh. Thạch Lam lo sợ trước việc người ta toan tính dựng một nhóm tượng điêu khắc hiện đại biểu hiện cho hai con sông lớn ở nước ta (Nhị Hà và Mê Công) để thay vào vị trí cái tháp rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Thạch Lam bất bình trước những “sự thêm thắt sấu xa” nhứng “sự đập phá tai hại”. Từ láy “tai hại” được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và bán âm “i”. Những điều “tai hai” mà ai kia thiển cận mang đến cho đền Ngọc Sơn, cho cảnh quan Hà Nội, để giờ đây Hà Nội – một vùng địa danh nổi tiếng không còn y nguyên vẻ đẹp trang nhã của một vùng đất văn hiến xứng danh tầm thế giới. Đến đây, người đọc cũng không khỏi tiếc nuối khi vẻ đẹp vốn có của nó mất đi. 46 Khi dạo bộ trên đường phố tân thời, Thạch Lam vẫn nặng lòng lưu luyến một vẻ đẹp thơ mộng của Hà Nội với lối xe, xe ngựa hồn thu thảo như nữ sĩ Thanh Quan. Ông trìu mến với vết tích sót lại của Hà Nội cũ qua một vài cái ngõ con, qua mấy ngọn cỏ trên mảnh tường cổng của một cửa ô Hà Nội. Cái nhớ tiếc của Thạch Lam là sự nhớ tiếc một vẻ đẹp trong chiều sâu nhân bản: “đó là tình xóm giềng đầm ấm cưu mang và gắn kết với nhau ẩn sâu những bức tường thâm niên, ngày ấy đường đẹp, chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn”. Từ láy “đầm ấm” được cấu tạo bằng cách điệp phần vần “âm”, chính vần “âm” mang âm hưởng ấm cúng của tình xóm giềng, cái “đầm ấm” ấy giờ chỉ còn lại dấu tích của một thời xa xưa mà Thạch Lam đang nuối tiếc. Như vậy, viết về băm sáu phố phường Hà Nội, Thạch Lam đạt trung tâm chú ý vào việc ghi lại những đổi thay kín đáo hay đột ngột của Hà Nội như trong một cuộc chuyển giao thầm lặng. Tất nhiên hai bài tùy bút nhỏ: Những biển vàng và Người ta viết chữ tây, chưa thể nói hết được những đổi thay và chuyển giao giữa những lớp văn hóa, những cảm quan thẩm mỹ. Bằng việc sử dụng từ láy một cách tài tình Thạch Lam đã mang lại cho người đọc một ấn tượng về vẻ đẹp riêng của “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”, và sự nhớ tiếc đến nao lòng những vẻ đẹp xưa trong quá khứ. “Hà Nội băm sáu phố phƣờng” là một tập bút ký phong phú tư liệu và tràn đầy cảm xúc với một văn phong lịch lãm và tinh tế. Cảnh sắc Hà Nội hiện lên sinh động, gần gũi; những món ăn Hà Nội qua ngòi bút Thạch Lam trở nên đầy màu sắc, mùi vị, cảm giác. Có thể nói, ở tác phẩm này, tâm hồn và tài năng văn chương của Thạch Lam đã hòa hợp đẹp đẽ với sự thanh tao và tinh tế của văn hóa và tâm hồn Việt Nam. Một trong những yết tố làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn trong văn Thạch Lam chính là việc cách tân trong nghệ thuật, việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo mà nhất là việc dùng từ láy trong văn. Với những từ láy thiên về cảm giác đã được phát huy tận độ, bằng tấm lòng gắn bó sâu nặng với những phong vị đậm đà của quê hương đất 47 nước, và thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, Thạch Lam đã viết nên những trang văn thật tài hoa tinh tế. Với “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”, Thạch Lam đã trở thành nhà chép sử đặc biệt của Hà Nội văn vật. Nhưng đó không phải là lịch sử hưng phế của các vương triều, cũng không phải là một cuốn sách chuyên bàn về ẩm thực mà đó là lịch sử “cuộc sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị, với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật kỳ khôi, với tất cả những cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ trong xó tối không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại cho đời”. Xét về phương diện này, Thạch Lam xứng đáng là một nhà phong tục học xuất sắc đã làm rung động trái tim bao người. Bằng một thứ ngôn ngữ dung hòa giữa văn xuôi và thơ, giữa hiện thực và lãng mạn, sau hết là biệt tài sử dụng từ láy trong văn, chúng ta thấy được tình yêu vô bờ bến của Thạch Lam đối với đất Hà thành. 2.6. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong tiểu luận Theo dòng 2.6.1. Trong việc thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của Thạch Lam Thạch Lam nêu vấn đề một cách rất khiêm tốn, nhẹ nhàng bừng những tiêu đề rất dễ tiếp nhận. “Những ý nghĩ nhỏ, Một vài ý kiến, Một vài ý nghĩ”, nhưng thực chất đó là những vấn đề rất căn bản đang đặt ra trong công tác lý luận phê bình và có ý nghĩa thời sự đối với đời sống văn chương hiện thời. đó là những vấn đề như: quan hệ giữa hành động phê bình và sáng tác. Với Thạch Lam nhiệm vụ của nhà phê bình có lẽ không phải là tìm tòi những tài năng mới, nhưng trong công việc nhà phê bình phải lưu ý hơn đến những tác phẩm đầu tiên của nhà văn: “Tác phẩm có thể vụng về, có thể non nớt như tiếng chim mới biết kêu. Nhưng cốt nhất là thấy ở đấy một vẻ sắc riêng, một âm điệu đặc biệt; cái già rặn của nét bút”. “Những ý nghĩ nhỏ”. Từ láy “vụng về” được cấu tạo bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm “ng”. Phụ âm đầu “v” được lặp lại. Điều này tác đăng 48 đến tư tưởng của nhà văn, sự trăn trở của nhà văn khi đặt bút. Tác phẩm đầu tay có thể “vụng về” “non nớt” nhưng phải thể hiện sự sáng tạo, sự mới mẻ của bản thân, đông thời ngay từ tác phẩm đầu tay tuy “vụng về” song lại mang phong cách riêng tất sẽ dấu ấn nơi bạn đọc. Thạch Lam rất đúng đắn, và biện chứng khi ông nhìn nhận tình trạng phê bình hiện thời, vừa nêu yêu cầu và những phẩm chất cần có của một nhà phê bình chân chính:”không có gì cảm động hơn những bước chân hãy còn chập chững của những người mới mẻ, bắt đầu đi vào các đương lối tri thức và của tâm hồn”. “Những ý nghĩ nhỏ”. Từ láy “chập chững” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “ch” gợi những bước đầu tiên trong sự nghiệp phê bình. Ngay từ những bước “chập chững” đi vào phân tích, tìm tòi thì nhà phê bình cần phải công bình và hiểu được người khác, nghĩa là phải khách quan, khoáng đạt, vị tha. Ngay còn “chập chững” “mới mẻ” nhà phê bình phải tìm ra con đường đúng đắn trong sự nghiệp của mình, để xứng đáng với danh là nhà phê bình chân chính. Ông chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “sự văn chương” tức bệnh hình thức đó ở nhiều cấp độ, có ngưới do nhầm tưởng, ngộ nhận trong nghệ thuật không xác định rõ hiện tượng và bản chất, giống như: “ta quen nhìn đồng hồ đến nỗi tưởng thời gian ở trong ấy. bên cạnh đó có những người cố ý lẫn lộn giữa giả và thật: “Thật rất khó khăn mà phân biệt được giả và thật, cái màu mè với sự rung động, cái nghề khéo léo với sự sống sâu xa”. “Một vài ý kiến”. Từ láy “khó khăn” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “kh”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “o” (nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi) khiến tâm lý người đọc bị cuốn vào dòng cảm nghĩ của Thạch Lam, ngay cả cái nghề “khéo léo” với sự sống sâu xa cũng thật khó phân biệt. Từ láy “khéo léo” được cáu tạo bởi nguyên âm “kh” phần vần “eo” được lặp lại, kết hợp với từ láy “đẹp đẽ” 49 nếu Thạch Lam chỉ nói “đep” thì đó là cái “đẹp” bình thường nhưng Thạch Lam nói “đẹp đẽ” cấu tạo bằng cách lặp lại phụ âm đầu “đ”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “e” (nguyên âm hơi rộng, hàng trươc, không tròn môi) và keetd thúc bằng phụ âm “p” chính điếu này làm cho cái đẹp khiến người ta “lóa măt” để che đậy cái yếu kém hoặc cách trốn tránh “sự thật”. Bởi có nhiều nhà văn chỉ nhìn cái “đẹp đẽ” bên ngoài mà không giám nhìn thẳng vào sự thật bên trong bao giờ. Trong tác phẩm của họ toàn những cảnh “màu mè” không có thật. Các nhân vật thật “khó khăn” để phân biệt bởi họ đều có những khuôn sáo tâm lý sẵn có trong các sách trước những yêu cầu đối với văn chương và nhà văn: “Mỗi câu văn viết ra thường là một dịp cho họ ân hận, băn khoăn”. “Những ý nghĩ nhỏ”. Từ láy “ân hận” được cấu tạo bằng phụ âm “h”, phần vần “ân” được lặp lại, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “â” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) và kêt thúc bằng phụ âm “n” (phụ âm hữu thanh, tắc vang mũi). Gợi sự day dứt, khôn nguôi luôn trách mình vì sao lại viết như vậy, vì sao lại nghĩ như thế. Từ láy “ân hận” đứng cạnh từ láy “băn khoăn” càng khiến cho cái trăn trở ấy lên đỉnh điểm khiến nhà văn luôn đặt ra cho mình câu hỏi “vì sao”. Sự “ân hận”, băn khoăn”, trăn trở, kiên trì, chịu khó, khổ công khổ luyện đó chính là phẩm chất đầu tiên của người viết văn. Thạch Lam phân định rõ “cái bên ngoài” và “cái bên trong” và cho rằng quan trọng cốt yếu là nhà văn phải biết nắm bắt cái diễn ra bên trong sự vật, cái chìm sâu của tâm lý, của cảm xúc, của tư tưởng nhân vật. Nếu chỉ quan sát bề ngoài rồi chụp hình và ghi nhớ các sự vật thì: “sự quan sát ấy không đủ và chỉ khiến cho tác phẩm trở nên khô khan không có vị khôi hài”. “Một vài ý kiến”. Từ láy “khô khan” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “kh”, phần vần cấu tạo bởi nguyên âm “o” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi) cùng với nó là hình vị láy “khan” diễn tả ân thực một tác phẩm 50 thiếu tình cảm, thiếu sự suy xét. Nếu chỉ đơn thuần quan sát bằng những gì mắt thấy, tai nghe thì tác phẩm thực sự “khô khan”. Thạch Lam đề cao sự quan sát tinh tế từ bên trong, từ sự cảm nhận bằng tâm hồn để từ đó đánh bật cái “khô khan” trong tác phẩm của nhà văn. 2.6.2. Trong việc bàn về các vấn đề cần quan tâm của văn chương Dường như các vấn đề lý thuyết vaưn học được phát biểu như một sự đúc kết từ kinh nghiệm bản thân ông với vai trò vừa là người sáng tác vừa là người đọc tác phẩm văn học. Xoay quanh các ý kiến của Thạch Lam có thể nhận thấy ông quan tâm đến khá toàn diện các vấn đề lý luận văn học như: tư duy nghệ thuật của nhà văn, tác phẩm văn học, chức năng của văn học, nhân vật trong tác phẩm, tiếp nhận văn học, phê bình văn học. Bằng một loạt các bài viết khác nhau Thạch Lam đã thể hiện quan niệm của mình về từng vấn đề cơ bản của văn chương. Trước hết là về “Sự bền vững của một tác phẩm”. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm, thậm chí trở thành tâm điểm của một tranh luận: “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào tất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi”. “Sự bền vững của một tác phẩm”. Từ lấy hoàn toàn “mãi mãi” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “m”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và bán âm “i”. Phần vần “ai” có nguyên âm “a” là nguyên âm sáng, làm đỉnh của âm tiết khiến câu văn mở ra một khoảng thời gian rộng lớn, không gian này sẽ lớn dần theo thời gian. Thời gian chính là sự sàng lọc nghiêm khắc và khách quan nhất để đánh giá sự tồn tại của một tác phẩm. Do vậy có tác phẩm sẽ trường tồn “mãi mãi” với thời gian không bao giờ bị lãng quên nhưng có tác phẩm lại cũng do chính thời gian làm lu mờ rồi chìm đắm trong sự lãng quên. Chính vì vậy tác phẩm có sống “mãi mãi” 51 trong lòng độc giả hay không phải ít nhiều căn cứ vào thái độ tiếp nhận của người đọc và sự sâu sắc của tác phẩm. Thạch Lam cho rằng những nhà văn nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra được những tac phẩm có số phận mỏng manh, ông khẳng định: “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loại người, chỉ có những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi”. “sự bền vững của một tác phẩm”. Từ láy “chắc chắn” được cấu tạo bởi nguyên âm “ă” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm “c”, đồng thời lặp lại phụ âm đầu “ch”. Điều này tạo ra một sự bền vững, có quan điểm đúng đắn về nghệ thuật. đặc biệt hình vị láy “chắn” được lặp lại càng bộc lộ rõ quan điểm của nhà văn trong sáng tác sẽ là một bí kíp để tác phảm của họ “mãi mãi” bền vững. Tuy nhiên cuộc sống và sinh hoạt văn chương vốn phong phú, đa diện và phức tạp. Vấn đề Thạch Lam đặt ra cách đây hơn 60 năm vẫn luôn có tính thời sự, quan trọng là từ rất lâu ông đã thấy được vấn đề nhất thời và vĩnh cửu một cách đúng đắn, sáng suốt. Từ đó, ông định hướng chính xác cho ngòi bút của mình. Trong luận điểm này ông nêu ra “những tính tình bất diệt của loài người” chính yếu tố này đã làm cho tác phẩm “mãi mãi” bền vững. Phải chăng đó là nhân tính, là tính nhân loại trong văn chương. Một trong những quan niệm mới mẻ khác trong văn chương là vấn đề nhà văn – người nghệ sĩ. Ông đã dành một số trang cần thiết để nói về đời sống của người nghệ sĩ bao gồm cả đời sống vật chất và tinh thần: “Ai đã nói rằng sự sung túc giêt chết nghệ thuật, rằng sự nghèo nàn thiếu thốn cần cho nghệ sĩ như một kích thích tài năng sản xuất được nhiều hơn”. “Cuộc đời của nghệ sĩ”. Từ láy “thiếu thốn” được cấu tạo bằng cách lặp phụ âm đầu “th” gợi sự quanh co, bế tắc trong cuộc sống vật chất. Từ láy “thiếu thốn” giúp bạn đọc hiểu rõ hơn ảnh hưởng của đời sống vật chất tới tác phẩm của nhà văn. 52 Muốn sáng tạo được thì người nghệ sĩ phải thoát khỏi sụ “thiếu thốn” về cơm áo, gạo tiền để họ chuyên chú hết tinh thần và nghị lực vào nghệ thuật. Nhưng thực tế Thạch Lam cho thấy cái “thiếu thốn” nghèo khổ như một bệnh ung thư gặm nhấm dần tài năng của người nghệ sĩ. Chính sự “thiếu thốn” ấy là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật và mai một tài năng. Như vậy từ láy đã thực sự góp phần lớn thể hiện quan niệm luận bàn những vấn đề rất cơ bản đang là điểm nóng, nhạy ảm của phê bình, lý luận văn học, những nội dung bức thiết đối với nhà văn – người nghệ sĩ cũng như văn chương hiện thời và tương lai, nhất là những quan niệm mới mẻ về tâm hồn người nghệ sĩ. 2.6.3. Trong việc thể hiện tư tưởng quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về tiểu thuyết Ông quan tâm nhấn mạnh vai trò của quan sát – một thao tác quan trọng của tiểu thuyết hiện đại: “Những cái mà người ta thường coi là nhỏ nhặt, vụn vặt hay tỉ mỉ chính lại là những cốt yếu của tiểu thuyết hay”. “Quan niệm trong tiểu thuyết”. Trong câu văn tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ láy “nhỏ nhặt”, “vụn vặt”, “tỉ mỉ”. Từ láy “nhỏ nhặt” mang ý nghĩa sác thái hóa, nếu chỉ viết “nhỏ” ta hình dung đó là cái nhỏ bình thường, nhưng Thạch Lam viết “nhỏ nhặt” thì lại gợi lên những sự vật rất nhỏ. Đặc biệt từ láy “tỉ mỉ” kết thúc bằng nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp – miệng ở vị trí hẹp nhất, hàng trước, không tròn môi) chính đặc điểm cấu tạo này gây ấn tượng mạnh mẽ về sự nhỏ bé của sự vật tạo ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc. Người viết văn thường bỏ qua những cái “nhỏ nhặt”, “vụn vặt” vì quan niệm những điều “vụn vặt” ấy không thể làm nên tiểu thuyết. Nhưng đâu hay chính cái “nhỏ nhặt”, “vụn vặt” ấy mà nhà văn có điều kiện miêu tả “tỉ mỉ” con người ở tất cả các phương diện cuộc sống, đặc biệt là thế giới bên trong, thế giới nội tâm và yêu cầu cần phải có “con mắt linh hồn” mới “soi thấu được cái bí mật của tâm lý”. Đó là 53 những cốt yếu của tiểu thuyết hay. Quan niệm về chức năng tiểu thuyết và người đọc tiểu thuyết Thạch Lam cho rằng: “Tiểu thuyết có một lợi ích khac rất lớn, và theo ý tôi, quan trọng nhất: tiểu thuyết dạy ta cách sống, nghĩa là dạy ta biết sung sướng”. “Tiểu thuyết để làm gì”. Từ láy “sung sướng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “s”. Chỉ một từ láy “sung sướng” mà cả trang văn như tỏa sáng, cũng hả hê, cũng trở nên vui vẻ cùng con người. Như vậy tiểu thuyết vừa là một nhu cầu của người đọc vừa có tư cách như một chức năng. Ông có ý thức đi sâu tìm hiểu đời sống thể loại tiểu thuyết và chỉ ra nguyên nhân tiểu thuyết được xuất bản nhiều, có công chúng độ giả đông đảo là do sựu nảy nở của dời sống trong tâm hồn riêng của từng người: “Khi người ta bắt đầu có một cuộc sống bên trong, hay tìm xét những trạng thái của tâm hồn mình, người ta thích đọc tiểu thuyết. Trái lại tiểu thuyết lại giúp cho đời sống bên trong được dồi dào, sâu sắc thêm”. “Vài ý kiến về tiểu thuyết”. Từ láy “dồi dào”, “sâu sắc” đi liền cới nhau thể hiện trạng thái tâm lý phong phú. Hai từ láy được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “d” và “s” làm câu văn thêm đa dạng, ấn tượng. Mối quan hệ nhà văn - tác phẩm – người đọc được xác lập tạo bước mạnh mẽ cho văn học và thể loại tiểu thuyết, do vậy Thạch Lam rất quan tâm đến vấn đề độc giả. Hạng thứ nhất là những độc giả “chỉ cần xem cốt truyện: Họ vội vàng đọ để giở đến trang cuối sách xem về sau ra làm sao”. “Những ngƣời đọc tiểu thuyết”. Từ láy “vội vàng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “v”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hơi hep, hàng sau, tròn môi) gợi sự nhanh chóng. Họ “vội vàng” bỏ qua những câu văn hay, thể hiện tư tưởng của tác giả. Với từ láy “vội vàng” tác giả phê phán cách đọc tiểu thuyết nhue người ăn cơm lấy no mà thôi. Trong các loại tiểu thuyết đáp ứng số đông người đọc Thạch Lam phản đối loại kiếm hiệp, ủng hộ về loại trinh thám “Các loại tiểu thuyết này kích 54 thích rất mạnh mẽ trí tưởng tượng của người đọc và khiến họ quên trong chốc lát cuộc đời buồn nản hằng ngày”. “Những ngƣời đọc tiểu thuyết”. Từ láy “mạnh mẽ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “m” phần vần cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) tạo ấn tượng cho người đọc. Hình vị láy “mẽ” gợi sự nhanh chóng. Tác động “mạnh mẽ” đến trí tưởng tượng nhưng rồi chốc lát tan biến tạo sự hụt hẫng. Như vậy Thạch Lam đã nhìn nhận rất sâu, phân tích rất biện chứng tình hình văn chương và người đọc tiểu thuyết. Cách đánh giá nhận xét của ông rất có chừng mực và đúng đắn. Với sự kết hợp ngôn từ thể hiện quan niệm về tư tưởng, từ láy đã đóng một vai trò không nhỏ để thể hiện tư tưởng nghệ thuật đó chính là bản lĩnh vững chắc là nhân cách nghệ sĩ lớn của Thạch Lam. Từ láy thực sự giúp Thạch Lam thể hiện tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của bản thân. Nó giúp ông tạo đối tượng cân bằng giữa sáng tác và lý luận phê bình, Thạch Lam đã cơ bản thực hiện thành công tâm niệm với cốt lõi là cảm xúc tâm hồn nghệ sĩ lấy giá trị nhân bản làm mục tiêu hướng tới. 55 KẾT LUẬN 1. Từ láy là phương tiện ngôn ngữ đắc lực góp phần tạo nên thành công trong văn Thạch Lam. Thạch Lam không chỉ kế thừa và phát huy những thành tựu nổi bật của các nhà thơ, nhà văn đi trước mà ông còn không ngừng sáng tạo những nét mới trong nghệ thuật sử dụng từ láy để làm nên phong cách riêng cho mình, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người. 2. Việc nghiên cứu từ láy trong văn xuôi Thạch Lam giúp chúng ta thấy được cái đẹp của thiên nhiên, cái bình dị trong đời sống của những con người bình thường. Hơn hết, người đọc thấy được đặc trưng phong cách nghệ thuật đặc sắc: thiên về cảm xúc, cảm giác, đi vào chiều sâu tâm lý để miêu tả đời sống bên trong của con người bằng bút pháp trữ tình. Ngoài ra, Thạch Lam còn bộc lộ một số quan niệm mới mẻ và sâu sắc về các vấn đề văn hóa nghệ thuật. 3. Trong việc sử dụng từ láy, Thạch Lam rất chú trọng đến hiệu quả của sự hòa phối ngữ âm của từ. Vì vậy trong nhiều câu văn từ láy đã phần tạo nên tính nhạc, gợi hình, gợi cảm cũng như chính kiến của bản thân về văn chương. Sử dụng từ láy văn của Thạch Lam không chỉ gơi tả về mặt nội dung và nghệ thuật mà còn tạo ra một phong vị rất riêng. Nhưng điều quan trọng hơn hết, Từ láy trong văn Thạch Lam đã bộc lộ hết khả năng gợi cảm, gợi tả và góp phần làm cho từ láy tiếng Việt ngày càng phong phú và phát triển. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (2001), chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 2. Vũ Tuấn Anh (1992), Thạch Lam – Văn chương và cái đẹp, TCVH, số 6. 3. Lại Nguyên Ân (1994), “Giai pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam”, Sách Thạch Lam – Văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Đặng Thị Thùy Dương (1983), Tâm hồn dân tộc trong sáng tác của Thạch Lam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội2. 6. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 8. Hoàng Văn Hành cùng các tác giả viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Hoàng Văn Hành (1979), Về hiện tượng từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Đỗ Đức Hiếu (1996), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 12. Phạm Văn Hoàn (1995), Vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt, Luận án. 13. Nguyễn Thanh Hồng (1990), Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, TCVH, số 3. 14. Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Tuân, Tân Chi… (1992), ThạchLam – Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Nguyễn VănTu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [...]... quy lại, từ láy là một hình thức của từ ghép, song chúng ta vẫn có thể phân biệt được từ ghép và từ láy thông qua khả năng khu biệt nghĩa và đặc điểm cấu tạo 19 Chƣơng 2 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM 2.1 Tình hình khảo sát thống kê ngữ liệu Tổng số từ láy trong tác phẩm Thạch Lam được khảo sát trong cuốn “Tuyển tập Thạch Lam là 3429 từ Bảng 2.1 Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam theo... quả thống kê các từ láy trong tuyển tập Thạch Lam Qua đó chúng ta thấy trong văn Thạch Lam, tần số sử dụng các từ láy là rất lớn Những từ láy này trong văn xuôi Thạch Lam có tác dụng quan trọng trong việc góp phần biểu đạt giá trị nghệ thuật, thể hiện phong cách nghệ thuật văn xuôi Thạch Lam mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở chương sau 2.3 Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong truyện ngắn... thấy từ láy đôi xuất hiện nhiều nhất và phổ biến nhất trong văn xuôi Thạch Lam Trong tổng số 3429 phiếu thống kê từ láy thì từ láy đôi chiếm tới 3417 phiếu tương đương với 99,6% Trong từ láy đôi thì từ láy âm được sử dụng nhiều (2537 phiếu tương đương với 74%) sau đó đến từ láy vần (538 phiếu tương đương với 15,6%) láy hoàn toàn có số lượng ít nhất (342 phiếu tương đương với 10%) Với từ láy đôi, từ “sung... 107 lần trong tổng số 3417 phiếu từ láy đôi (chiếm 3,1%) Ngoài ra, từ láy “vuivẻ” chiếm số lượng 90 phiếu trong tổng số 3417 phiếu từ láy đôi (chiếm 2,6%) Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt loại từ láy này khiến lời văn của mình có tính hàm súc cao.Như đã nhận xét ở trên từ láy “sung sương”, từ láy “vui vẻ” chiếm số lượng lớn trong từ láy đôi, hơn nữa hai từ láy này... khác biệt trong thành phần cáu tạo của các thành tố trong từ láy, do cách phối hợp ngữ âm tạo nên Hai cơ sở này thường có mối quan hệ với nhau Căn cứ vào cơ sở trên, trong tiếng Việt có các kiểu láy sau: 1.3.1 Từ láy tư Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ 9 ghép Có thể phân từ láy tư thành... - Từ láy bộ phận, gồm: láy âm và láy vần 1.3.3.1 Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn) Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi là từ điệp âm, điệp thanh, điệp vần) Các từ láy trên đều được nhấn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với từ tố gốc nghĩa của từ tố thứ hai giảm đi về mức độ Từ láy hoàn toàn giữa từ. .. Lam theo kiểu láy Các kiểu Láy đôi láy Láy hoàn Số lƣợng Tỉ lệ Láy ba Láy tư 0 12 0% 0,4% Láy bộ phận toàn Âm Vần 342 2537 538 10% 74% 15,6% Bảng 2.2 Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam theo thể loại Số lƣợng Tỉ lệ Truyện ngắn 1208 35,2% Tiểu thuyết 1360 39,8% Tiểu luận 292 8,6% Ký sự 563 16,4% Thể loại 20 2.2 Nhận xét kết quả thống kê 2.2.1 Nhận xét kết quả thống kê theo từng tiểu loại từ láy Từ kết quả... từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm) Từ láy bộ phận chia thành hai loại: lặp lại phụ âm đầu (chắc chắn, chí chóe, mát mẻ), lặp lại phần vần (lênh đênh, chót vót, lè tè) Căn cứ vào số lần tác động của phương thức từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy: từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết (gọn gàng, vững vàng, vuông vắn), từ láy 3 hay từ láy 3 âm... vằng vặc… Dạng biến đổi này sảy ra trong trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là: /-p/, /-t/, /-c/ 13 1.3.3.2 Từ láy bộ phận Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ là: Từ láy âm Từ láy âm là từ láy trong đó âm đầu được lặp lại, phần... về từ láy 1.1.1 Quan niệm coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm Quan niệm của Đỗ Hữu Châu Từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hòa phối ngữ âm bằng cach lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp Các từ láy có thể phân thành từng kiều khác nhau căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy:

Ngày đăng: 28/09/2015, 15:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan