Miêu tả thiên nhiên

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 37)

8. Bố cục của khóa luận

2.4.1. Miêu tả thiên nhiên

Thiên nhiên trong tiểu thuyết Thạch Lam cũng vô cùng phong phú. Để thể hiện bức tranh thiên nhiên phong phú đó Thạch Lam đã rất khéo léo sử dụng từ láy để thể hiện.

Ngay đầu tác phẩm người đọc đã bắt gặp hình ảnh của trời mùa hạ “trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm các vì sao lấp lánh như cùng một điệu”. Từ láy hoàn toàn “thăm thẳm” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “th”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ă”(nguyên âm rộng, khi đọc miệng ở vị trí rộng nhất, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “m”

(phụ âm hữu thanh, dây thanh có rung, môi-môi, tắc vang mũi). Đặc điểm này đã khiến khoảng trời mùa hạ mở ra một không gian bao la, rộng lớn và cao hơn. Từ láy”lấp lánh” được tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) kết hợp với phụ âm “nh” và điệp phụ âm “l”. Từ láy “lấp lánh” làm cho câu văn như bừng sáng cả một bầu trời rộng lớn, cái bừng sáng ấy, cái “lấp lánh” ấy tỏa ra “thăm thẳm”. Chỉ hai từ láy miêu tả bầu trời và ánh sáng của các vì sao, cảnh vật dưới ngòi bút của Thạch Lam đã hiện lên trong tâm trí bạn đọc một khoảng trời dịu mát và tươi sáng.

Đọc tiếp tác phẩm người đọc như được chiêm ngưỡng sự thay đổi của đất trời “gió nhẹ bắt đầu hiu hắt, cùng với cái êm dịu của ban đêm; trời trong bán nãy không còn nữa. Mây kéo che kín cả, và ánh mấy ngôi sao lờ mờ như sắp tắt”. Từ láy “hiu hắt” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “h”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và bán âm “u”. Nếu như khung cảnh đoạn đầu tác phẩm gọi sự vui vẻ,thoáng mát thì đến đây bức tranh thoáng mát ấy dần tan biến bởi làn gió “hiu hắt” để rồi đất trời cũng thay đổi dần theo, mây kéo về, ánh sáng của các

vì sao cũng dần nhường chỗ. Giờ chỉ còn “lờ mờ”, từ láy vần “lờ mờ” được cấu tạo bởi phụ âm “m” (phụ âm hữu thanh, môi –môi, tắc vang mũi) và nguyên âm “ơ”(nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) khiến bầu trời dần tắt ánh sáng.

Lại là hình ảnh của những vì sao trong bức tranh thiên nhiên của Thạch Lam “ngẩng lên nhìn vòm tròi quang trên cao: mảnh trăng đã lặn, mấy ngôi sao phía bắc lánh sáng trên dãy mái nhà”. Lại là từ láy “lấp lánh” nó làm sáng rực hơn nữa vùng trời phía bắc, nơi mà Trường dồn hét tâm trạng để gửi gắm.

Trên chuyến tàu đưa Trường về An Lâm chơi để thăm những người thân thuộc vẫn còn lại ở nơi đây, cảnh vật dưới con mắt của Trường hiện lên thơ mộng: “thỉnh thoảng, một mảnh ruộng có nước, sáng như một tấm gương phẳng lặng, phản chiếu vùng trời xanh ngắt và rộng rãi”. Từ láy “thỉnh thoảng” được cấu tạo bằng cáh điệp phụ âm “th”, phần vần được cấu tạo bởi âm đệm “u”, nguyên âm “a” và phụ âm cuối“ng” tạo nên sự ngắt quãng. Từ láy “phẳng lặng” được cấu tạo bởi phụ âm “l” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ă”(nguyên âm rộng , hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “ng”. Từ láy “phẳng lặng” toát lên vẻ nên thơ của mảnh ruộng nơi Trường đi qua. Từ láy” rộng rãi” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r” và phần vần được tạo thành bởi nguyên âm“ô” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. Đặc điểm này gây được ấn tượng mạnh mẽ, trải dài trong không gian đã làm rõ cái khung cảnh xanh ngắt của vùng trời.

Bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Thạch Lam không chỉ dừng lại ở cảnh bầu trời với những gam màu của ánh sáng, của đêm tối mà nhà thơ còn lưu giữ những hình ảnh giản dị của làng quê với những khóm tre, nắng vàng “chiều đã xuống, da trời tím lại, và gió mát nổi lên rào rào trong mấy khóm

tre gần ngõ. Qua bờ cây, về phía xa, còn thấp thoáng mấy tia nắng vàng yếu ớt. Từ dưới sông Tiên đưa lên tiếng nước róc rách đổ vào bờ như tiếng kêu của buổi chiều rổng rãi”. Hai từ láy hoàn toàn “rào rào” từ láy âm “róc rách” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) làm đỉnh của âm tiết khiến bức tranh thiên nhiên hiện lên thơ mộng với cả hình ảnh và âm thanh. Mấy tia nắng yếu ớt đằng xa “thấp thoáng” khiến bức tranh thiên nhiên ấy gợi cảm giác gần gũi thân quen.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 37)