Thể hiện tâm trạng

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 31)

8. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Thể hiện tâm trạng

Người đời vẫn quan niệm văn chương không chỉ là sự phản ánh cuộc sống muôn màu mà văn chương là tiếng nói tình cảm, tình yêu người tình yêu cuộc sống hay nói khác đi đó tiếng lòng của tác giả, đi theo tâm trạng của nhân vật. Tác giả buộc phải lựa chọn những phương tiện hỗ trợ sao cho nó

biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất nhưng cũng phải hình tượng nhất những suy nghĩ , tình cảm của mình. Từ láy được lựa chọn sử dụng như một phương tiện hữu hiệu trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ của nhà văn, nó đã phát huy tác dụng của mình một cách mạnh mẽ. Chính vì thế ta thấy rằng, bên cạnh việc thể hiện thiên nhiên, từ láy còn có tác dụng khắc họa tâm trạng mà tác giả gửi gắm qua từng câu chữ, từng lời văn.

Đọc “Dƣới bóng hoàng lan”, người đọc bất ngờ thấy một cô thôn nữ - Nga vẫn chờ đợi xây dựng với anh Thanh đi làm việc trên tỉnh kia.Trong bữa ăn cơm “Thanh ăn ngon miệng, lòng thư thái và sung sướng”. Từ láy “sung sướng” miêu tả tâm trạng được lặp lại hai lần trong tác phẩm. Từ láy “sung sướng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “s”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm đôi “ươ”(nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. Chính đặc điểm này, tác giả đã diễn tả rất thành công tâm trạng của Thanh. Từ láy “thư thái” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “th”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “ư” (nguyên âm hẹp. hàng sau, không tròn môi). Từ láy “thư thái” mang ý nghĩa sắc thái hóa, tạo cảm giác thoải mái, không suy nghĩ, gợi sự nhẹ nhõm, hài lòng. Hai từ láy “sung sướng” chỉ trạng thái vui vẻ của con người, hai từ láy “sung sướng” “thư thái”đứng gần nhau mở ra một sự nhẹ nhõm trong lòng Thanh.

Người đọc xúc động với tấm lòng của người phụ nữ nông thôn hy sinh cho cả hai gia đình nội ngoại, suốt đời ở trong cảnh tối tăm và cùng khổ, không biết có ngày vui. Trong “Cô hàng xén”: “Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình”. Từ láy “sung sướng” là từ láy rất đắt trong việc diễn tả tâm trạng của con người, chỉ một từ “sung sướng” mà ánh lên bao niềm vui trong Tâm, Tâm “sung sướng” khi thấy các

em được ăn no, được đi học, được mặc ấm. Đó chính là tấm lòng của người chị với các em. Ngoài từ láy “sung sướng”, từ láy “vui vẻ” cũng rất thành công khi được Thạc Lam sử dụng để khắc họa tâm trạng của nhân vật. Từ láy “vui vẻ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “v” vần được tạo nên bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và kết thúc bằng bán âm

“i”. Chính đặc điểm này khiến âm hưởng câu văn trở nên vui tươi, điều đó giúp nhà văn tái hiện được ý muốn nguyện vọng tốt đẹp của nhân vật với gia đình. Ý muốn của tâm sẽ theo suốt cuộc đời tâm, nhưng đọc “Cô hàng xén” người đọc không khỏi xúc động trong cảnh cuối đoạn cô hàng xén sau lúc cầm lòng chẳng được phải trao cho em mười đồng bạc là tiền nàng lấy họ cho chồng, rồi trở về nhà chồng. Đó là tình cảm lo toan của Tâm với gia đình nhà chồng và nhà ngoại. Lúc này người đọc mới thấu hiểu niềm “sung sướng”và “vui vẻ” của Tâm khi các em được no đủ.

Cảm giác nuối tiếc vô hạn trong “Tối ba mƣơi”“Hai chị em giờ này cảm thấy trơ trọi quá”. Từ láy “trơ trọi” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “tr” và nguyên âm “ơ” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) đặ điểm này làm âm hưởng câu văn thêm trầm xuống, lắng đọng, gợi cảm giác buồn gia diết, cái cảm giác “trơ trọi” này lan tỏa trong không gian. Cái cảm giác tiếc nuối vô hạn quá khứ vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc đối lập với hiện tại chỉ toàn là nỗi xót xa, tủi cưc, thất vọng, chán trường, sự “trơ trọi” cô đơn trước cuộc sống hiện tại.

Miêu tả hiện thưc trong truyện ngắn Thạch Lam có cách nhìn riêng. Thạch Lam không chỉ tái hiện đời sống thực của người nông dân xuất phát từ cái đói, từ những mâu thuẫn xã hội, nhất là mâu thuẫn ở nông thôn mà còn thể hiện nỗi đắng cay, oan uổng trong cảnh bị ép duyên. “Đọc Hai lần chết”Thạch Lam đã tái hiện một bức tranh mà con người không được tự do

khi bà cả lần ruột tượng, gọi nàng lại đua tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để dấu mấy giọt nước mắt”. Từ láy vần “chán nản” được cấu tạo bằng cách điệp phần vần “an” ghép bởi nguyên âm “a” (vốn là nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm “n”. Từ láy “lạnh lẽo” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “l”. Phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm cuối “nh”. Hai từ láy “chán nản” “lạnh lẽo” gợi lên bao sự lo phiền, bao suy nghĩ. Cái cảm giác bơ vơ “chán nản” đén “lạnh lẽo” của Dung khi phải quay về nhà chồng để rồi cô hiểu rằng: chết không bấu víu vào đâu được, chết không có ai cứu vớt nàng ra nữa.

Ta bắt gặp tình yêu thương của con người với con người trong “Gió

lạnh đầu mùa”. Tình thương dã làm ấm lên cái “lạnh lẽo” của mùa đông: “Vú già là người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mâm mê các đường chỉ”, hay “Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt”. Từ láy “lật đi lật lại” lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai. Từ láy gốc “lật” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “l”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “â”(nguyên âm hàng sau, không tròn môi, hơi hẹp) và phụ âm cuối “t”. Từ láy tư “lật đi lật lại” không chỉ diễn tả hành động quay ngược, quay xuôi chiếc áo của Vú già mà còn khắc họa sự suy nghĩ sự nhơ nhung đối vơi Duyên đã chết từ năm lên bốn tuổi. Từ láy hoàn toàn “rơm rớm” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “r”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ơ” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “m”, điều này đã tạo ra một tâm trạng buồn không nói nên lời. Từ láy “rơm rớm” có ý nghĩa sắc thái hóa, nếu chỉ nói “rớm” thì không thể lột hết tâm trạng nhớ thương của người mẹ. Tác giả đã sử dụng từ láy “rơm rớm” nặng trĩu trong lòng người đọc để lại ấn tượng về tình thương, nỗi nhớ vô hạn vượt thời gian của người mẹ.

“Đói” là nỗi đau cùng cực của người nông dân trong cảnh thê lương,

họ phải làm những việc xấu xa không hề mong muốn để “tạm thời” thoát khỏi cái đói. Đó là tâm trạng đau đớn của Sinh- chồng Mai: “Sinh tưởng có thể chết ngay lúc ấy, cái đau đớn chàng cảm thấy thấm thía và sâu xa quá”. Từ láy “đau đớn” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “đ”, phần vần được tạo bởi nguyên âm “a”(nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và bán âm “u”

từ láy “đau đớn” tạo âm hưởng nặng nề cho câu văn, phù hợp khi miêu tả tâm trạng buồn tủi cực độ, nỗi “đau đớn” vô cùng của Sinh. Đứng trước cái đói của chồng và cảnh cùng quẫn của gia đình, Mai đã phải làm một việc xấu xa, một sự hi sinh đến lầm lỡ, biếm mình thành gái làng chơi để lấy tiền nuôi chồng. Biết được sự hi sinh của vợ khi Mai phải làm một việc mà Mai không muốn, làm Sinh quằn quại, “đau đớn.

Đọc “Đói”, Thạch Lam đã mổ xẻ bản năng sinh tồ của con người dưới những khía cạnh ghen tuông, tham lam, thành kiến, độc ác. Qua tác phẩm, ông phê phán xã hội, phê phán con người. Thạch Lam lặng lẽ vượt lên trên bi kịch, bằng thái độ gần như lãnh đạm với tất cả mọi hình thức đấu tranh, ông đem cái “nhan phong” vào văn chương, thể hiện con người trong những hoàn cảnh sống, vừa như một thử thách để bộc lộ thú tính và nhân tính.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 31)