Trong việc thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của ThạchLam

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 53)

8. Bố cục của khóa luận

2.6.1. Trong việc thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của ThạchLam

Thạch Lam nêu vấn đề một cách rất khiêm tốn, nhẹ nhàng bừng những tiêu đề rất dễ tiếp nhận. “Những ý nghĩ nhỏ, Một vài ý kiến, Một vài ý

nghĩ”, nhưng thực chất đó là những vấn đề rất căn bản đang đặt ra trong công

tác lý luận phê bình và có ý nghĩa thời sự đối với đời sống văn chương hiện thời. đó là những vấn đề như: quan hệ giữa hành động phê bình và sáng tác.

Với Thạch Lam nhiệm vụ của nhà phê bình có lẽ không phải là tìm tòi những tài năng mới, nhưng trong công việc nhà phê bình phải lưu ý hơn đến những tác phẩm đầu tiên của nhà văn: “Tác phẩm có thể vụng về, có thể non nớt như tiếng chim mới biết kêu. Nhưng cốt nhất là thấy ở đấy một vẻ sắc riêng, một âm điệu đặc biệt; cái già rặn của nét bút”. “Những ý nghĩ nhỏ”. Từ láy “vụng về” được cấu tạo bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm “ng”. Phụ âm đầu “v” được lặp lại. Điều này tác đăng

đến tư tưởng của nhà văn, sự trăn trở của nhà văn khi đặt bút. Tác phẩm đầu tay có thể “vụng về” “non nớt” nhưng phải thể hiện sự sáng tạo, sự mới mẻ của bản thân, đông thời ngay từ tác phẩm đầu tay tuy “vụng về” song lại mang phong cách riêng tất sẽ dấu ấn nơi bạn đọc.

Thạch Lam rất đúng đắn, và biện chứng khi ông nhìn nhận tình trạng phê bình hiện thời, vừa nêu yêu cầu và những phẩm chất cần có của một nhà phê bình chân chính:”không có gì cảm động hơn những bước chân hãy còn chập chững của những người mới mẻ, bắt đầu đi vào các đương lối tri thức và của tâm hồn”. “Những ý nghĩ nhỏ”. Từ láy “chập chững” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “ch” gợi những bước đầu tiên trong sự nghiệp phê bình. Ngay từ những bước “chập chững” đi vào phân tích, tìm tòi thì nhà phê bình cần phải công bình và hiểu được người khác, nghĩa là phải khách quan, khoáng đạt, vị tha. Ngay còn “chập chững” “mới mẻ” nhà phê bình phải tìm ra con đường đúng đắn trong sự nghiệp của mình, để xứng đáng với danh là nhà phê bình chân chính.

Ông chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “sự văn chương” tức bệnh hình thức đó ở nhiều cấp độ, có ngưới do nhầm tưởng, ngộ nhận trong nghệ thuật không xác định rõ hiện tượng và bản chất, giống như: “ta quen nhìn đồng hồ đến nỗi tưởng thời gian ở trong ấy. bên cạnh đó có những người cố ý lẫn lộn giữa giả và thật:

Thật rất khó khăn mà phân biệt được giả và thật, cái màu mè với sự rung động, cái nghề khéo léo với sự sống sâu xa”. “Một vài ý kiến”. Từ láy “khó khăn” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “kh”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “o” (nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi) khiến tâm lý người đọc bị cuốn vào dòng cảm nghĩ của Thạch Lam, ngay cả cái nghề “khéo léo” với sự sống sâu xa cũng thật khó phân biệt. Từ láy “khéo léo” được cáu tạo bởi nguyên âm “kh” phần vần “eo” được lặp lại, kết hợp với từ láy “đẹp đẽ

nếu Thạch Lam chỉ nói “đep” thì đó là cái “đẹp” bình thường nhưng Thạch Lam nói “đẹp đẽ” cấu tạo bằng cách lặp lại phụ âm đầu “đ”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “e” (nguyên âm hơi rộng, hàng trươc, không tròn môi) và keetd thúc bằng phụ âm “p” chính điếu này làm cho cái đẹp khiến người ta “lóa măt” để che đậy cái yếu kém hoặc cách trốn tránh “sự thật”. Bởi có nhiều nhà văn chỉ nhìn cái “đẹp đẽ” bên ngoài mà không giám nhìn thẳng vào sự thật bên trong bao giờ. Trong tác phẩm của họ toàn những cảnh “màu mè” không có thật. Các nhân vật thật “khó khăn” để phân biệt bởi họ đều có những khuôn sáo tâm lý sẵn có trong các sách trước những yêu cầu đối với văn chương và nhà văn: “Mỗi câu văn viết ra thường là một dịp cho họ ân hận, băn khoăn”. “Những ý nghĩ nhỏ”. Từ láy “ân hận” được cấu tạo bằng phụ âm “h”, phần vần “ân” được lặp lại, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “â” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) và kêt thúc bằng phụ âm “n” (phụ âm hữu thanh, tắc vang mũi). Gợi sự day dứt, khôn nguôi luôn trách mình vì sao lại viết như vậy, vì sao lại nghĩ như thế. Từ láy “ân hận”

đứng cạnh từ láy “băn khoăn” càng khiến cho cái trăn trở ấy lên đỉnh điểm khiến nhà văn luôn đặt ra cho mình câu hỏi “vì sao”. Sự “ân hận”, băn khoăn”, trăn trở, kiên trì, chịu khó, khổ công khổ luyện đó chính là phẩm chất đầu tiên của người viết văn.

Thạch Lam phân định rõ “cái bên ngoài” và “cái bên trong” và cho rằng quan trọng cốt yếu là nhà văn phải biết nắm bắt cái diễn ra bên trong sự vật, cái chìm sâu của tâm lý, của cảm xúc, của tư tưởng nhân vật. Nếu chỉ quan sát bề ngoài rồi chụp hình và ghi nhớ các sự vật thì: “sự quan sát ấy không đủ và chỉ khiến cho tác phẩm trở nên khô khan không có vị khôi hài”. “Một vài ý kiến”. Từ láy “khô khan” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “kh”, phần vần cấu tạo bởi nguyên âm “o” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi) cùng với nó là hình vị láy “khan” diễn tả ân thực một tác phẩm

thiếu tình cảm, thiếu sự suy xét. Nếu chỉ đơn thuần quan sát bằng những gì mắt thấy, tai nghe thì tác phẩm thực sự “khô khan”. Thạch Lam đề cao sự quan sát tinh tế từ bên trong, từ sự cảm nhận bằng tâm hồn để từ đó đánh bật cái “khô khan” trong tác phẩm của nhà văn.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 53)