8. Bố cục của khóa luận
2.3.3. Miêu tả ngoại hình
Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, mọi người dân lao động đều phải chịu cảnh áp bức, bóc lột. Phụ nữ bao giờ cũng là người phải chịu đựng nhiều nỗi khổ hơn cả, nỗi khổ đó hành hạ con người cả về tâm hồn lẫn thể xác. Dung trong “Hai lần chết” là một cô gái sinh ra đã phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình, không được chăm sóc “Dung càng ngày càng gầy gò đi”. Từ láy “gầy gò” do cặp nguyên âm “â” (nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi) kết hợp với bán âm “i” thanh và cách điệp phụ âm hữu thanh “g” đặc điểm cấu tạo này diễn tả vẻ bé nhỏ, ốm yếu của Dung. Không chỉ có vậy nhà văn còn ngậm ngùi khi Dung bị bán cho một gia đình khác. Ở đây Dung
đã phải sống ngư kẻ ăn, người trong gia đình, phải chịu những lời chửi mắng của bà mẹ chồng cau nghiệt.
Đó là vẻ đẹp của Nga “Dƣới bóng hoàng lan” khi nàng ngắt rau “lá rau tươi, xanh ngắt bên tay trắng hồng nhỏ nhắn” Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về…”. Từ láy “nhỏ nhắn” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm đầu “nh”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “o” (nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi). Chỉ một từ láy nhỏ nhắn đã toát lên vẻ đẹp của Nga, với đôi bàn tay trắng hồng mềm mại. Từ láy “xinh xắn” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm “x” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “i”
(nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm
“nh”.Chính đặc điểm cấu tạo này khiến từ láy “xinh xắn” tạo cho người đọc ấn tượng về sự nhẹ nhàng khi miêu tả vẻ đẹp của Nga. Bàn tay trắng hồng”nhỏ nhắn” bàn chân “xinh xắn”. Chỉ với hai từ láy “nhỏ nhắn”, “xinh xắn” cũng đã giúp Thạch Lam miêu tả vẻ đẹp của nhân vật rất thành công.
Đến với “Hai đứa trẻ” Thạch Lam viết về những người nghèo và các em bé ở xóm chợ đó với một niềm cảm thông chân thành. “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi”, từ láy “lom khom” được cấu tạo bằng phụ âm “kh” với nguyên âm “o”(nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “m”(phụ âm tắc vang mũi, phụ âm hữu thanh có rung, môi- môi). Với đặc điểm này, âm hưởng câu văn tựa như nghẹn ngào. Từ láy “lom khom” chỉ hình dáng không thẳng của mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ. Hình dáng “lom khom” thể hiện sự nghèo khổ của chúng và để lại lòng thương trong tâm hồn cô bé Liên nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng. Ngòi bút của Thạch Lam đặt xuống rồi chọn từ láy “lom khom” cũng chính là điểm dồn, nơi cảm thông của tác giả với những người dân nghèo khổ, đồng thời với cử chỉ tâm lý của
cô gái mới lớn Liên.
2.4. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong tiểu thuyết
2.4.1. Miêu tả thiên nhiên
Thiên nhiên trong tiểu thuyết Thạch Lam cũng vô cùng phong phú. Để thể hiện bức tranh thiên nhiên phong phú đó Thạch Lam đã rất khéo léo sử dụng từ láy để thể hiện.
Ngay đầu tác phẩm người đọc đã bắt gặp hình ảnh của trời mùa hạ “trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm các vì sao lấp lánh như cùng một điệu”. Từ láy hoàn toàn “thăm thẳm” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “th”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ă”(nguyên âm rộng, khi đọc miệng ở vị trí rộng nhất, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “m”
(phụ âm hữu thanh, dây thanh có rung, môi-môi, tắc vang mũi). Đặc điểm này đã khiến khoảng trời mùa hạ mở ra một không gian bao la, rộng lớn và cao hơn. Từ láy”lấp lánh” được tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) kết hợp với phụ âm “nh” và điệp phụ âm “l”. Từ láy “lấp lánh” làm cho câu văn như bừng sáng cả một bầu trời rộng lớn, cái bừng sáng ấy, cái “lấp lánh” ấy tỏa ra “thăm thẳm”. Chỉ hai từ láy miêu tả bầu trời và ánh sáng của các vì sao, cảnh vật dưới ngòi bút của Thạch Lam đã hiện lên trong tâm trí bạn đọc một khoảng trời dịu mát và tươi sáng.
Đọc tiếp tác phẩm người đọc như được chiêm ngưỡng sự thay đổi của đất trời “gió nhẹ bắt đầu hiu hắt, cùng với cái êm dịu của ban đêm; trời trong bán nãy không còn nữa. Mây kéo che kín cả, và ánh mấy ngôi sao lờ mờ như sắp tắt”. Từ láy “hiu hắt” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “h”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và bán âm “u”. Nếu như khung cảnh đoạn đầu tác phẩm gọi sự vui vẻ,thoáng mát thì đến đây bức tranh thoáng mát ấy dần tan biến bởi làn gió “hiu hắt” để rồi đất trời cũng thay đổi dần theo, mây kéo về, ánh sáng của các
vì sao cũng dần nhường chỗ. Giờ chỉ còn “lờ mờ”, từ láy vần “lờ mờ” được cấu tạo bởi phụ âm “m” (phụ âm hữu thanh, môi –môi, tắc vang mũi) và nguyên âm “ơ”(nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi) khiến bầu trời dần tắt ánh sáng.
Lại là hình ảnh của những vì sao trong bức tranh thiên nhiên của Thạch Lam “ngẩng lên nhìn vòm tròi quang trên cao: mảnh trăng đã lặn, mấy ngôi sao phía bắc lánh sáng trên dãy mái nhà”. Lại là từ láy “lấp lánh” nó làm sáng rực hơn nữa vùng trời phía bắc, nơi mà Trường dồn hét tâm trạng để gửi gắm.
Trên chuyến tàu đưa Trường về An Lâm chơi để thăm những người thân thuộc vẫn còn lại ở nơi đây, cảnh vật dưới con mắt của Trường hiện lên thơ mộng: “thỉnh thoảng, một mảnh ruộng có nước, sáng như một tấm gương phẳng lặng, phản chiếu vùng trời xanh ngắt và rộng rãi”. Từ láy “thỉnh thoảng” được cấu tạo bằng cáh điệp phụ âm “th”, phần vần được cấu tạo bởi âm đệm “u”, nguyên âm “a” và phụ âm cuối“ng” tạo nên sự ngắt quãng. Từ láy “phẳng lặng” được cấu tạo bởi phụ âm “l” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ă”(nguyên âm rộng , hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “ng”. Từ láy “phẳng lặng” toát lên vẻ nên thơ của mảnh ruộng nơi Trường đi qua. Từ láy” rộng rãi” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r” và phần vần được tạo thành bởi nguyên âm“ô” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. Đặc điểm này gây được ấn tượng mạnh mẽ, trải dài trong không gian đã làm rõ cái khung cảnh xanh ngắt của vùng trời.
Bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Thạch Lam không chỉ dừng lại ở cảnh bầu trời với những gam màu của ánh sáng, của đêm tối mà nhà thơ còn lưu giữ những hình ảnh giản dị của làng quê với những khóm tre, nắng vàng “chiều đã xuống, da trời tím lại, và gió mát nổi lên rào rào trong mấy khóm
tre gần ngõ. Qua bờ cây, về phía xa, còn thấp thoáng mấy tia nắng vàng yếu ớt. Từ dưới sông Tiên đưa lên tiếng nước róc rách đổ vào bờ như tiếng kêu của buổi chiều rổng rãi”. Hai từ láy hoàn toàn “rào rào” từ láy âm “róc rách” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “r”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở rộng) làm đỉnh của âm tiết khiến bức tranh thiên nhiên hiện lên thơ mộng với cả hình ảnh và âm thanh. Mấy tia nắng yếu ớt đằng xa “thấp thoáng” khiến bức tranh thiên nhiên ấy gợi cảm giác gần gũi thân quen.
2.4.2. Khắc họa tâm trạng
Trong số những nhân vật có một đời sống nội tâm phong phú, có lẽ tiêu biểu nhất là Trường trong truyện dài “Ngày mới”. Nhân vật này phải chăng là nhân vật mà Thạch Lam tâm đắcnhất, cuộc sống của Trường là một chuỗi dài những ngày dằn vặt. Có lúc Trường cũng mơ mộng, cũng ước mong, lãng mạn nhưng thực tế sinh hoạt tù túng giam chân Trường trong những suy nghĩ quẩn quanh không lối thoát. Tuy sau đó chàng thấy “tự kiêu” về cái nghèo của mình yên phận sống trong cảnh nghèo nàn, từ bỏ ý muỗn giàu sang phú quý. Thạch Lam bằng ngòi bút tài hoa đã khắc họa tâm trạng nhân vật đầy phức tạp bằng cách linh hoạt sử dụng từ láy.
Khi nhận thấy tên mình trên bảng đỗ bằng thành chung, Trường đã cảm động và Trường không giữ được sự vui mừng: “đến bây giờ Trường vẫn còn thấy người nhẹ nhõm và khoan khoái. Chàng muốn đi mau lên để chóng về tới nhà”. Từ láy “nhẹ nhõm” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “nh”, phần vần được tạo bởi nguyên âm “e” (nguyên âm hơi rộng, hàng trước, không tròn môi) với đặc điểm này thu hút sự thoải mái trong lòng người đọc. không những vậy cảm giác “khoan khoái” trong Trường nảy nở, cái cảm giác thư thái nhẹ nhàng, sảng khoái, hai từ láy “nhẹ nhõm”, “khoan khoái” cho ta thấy được sự chờ đợi của Trường bấy lâu giờ đã mãn nguyện.
Trường đáng nhẽ đã lấy Hảo, con gái một gia đình giàu có. Nhà Hảo thấy Trường là một người có nhiều triển vọng, họ định kén chàng làm rể rồi cho tiếp tục học thêm lên cao đẳng, chàng đã làm trái ý mọi người. Chàng gặp lại người bạn gái hồi nhỏ, tỉnh cảm giữa hai người lại rằng buộc,chàng đã gắn bó cuộc đời mình với cô gái bạn cũ con một gia đình nghèo khó. Rồi cuộc sống gia đình luôn luôn túng thiếu, những cái thiếu thốn của cuộc sống làm Trường khó chịu và bực mình.
Cuộc sống túng thiếu làm Trường thêm mệt nhọc: “Thỉnh thoảng một nỗi chán nản lùa vào tâm chàng như một cơn gió lạnh mùa đông”. Từ láy “chán nản” được cấu tạo bởi phụ âm “ch” phần vần được lặp lại, phần vần được cấu tọa bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “n” (phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh, dây thanh có rung) chính đặc điểm này tạo cho câu văn một âm hưởng nặng nề, não nùng. Từ láy “chán nản” gợi sự cảm thương nói người đọc đối với Trường, người lẽ ra đã rất thành công trên con đường sự nghiệp. Những lúc “chán nản” về cuộc sống nghèo khó chàng lại mơ màng nghĩ đến cuộc đời giàu sang. Từ láy”mơ màng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “m” (phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh môi-môi) và nguyên âm “ơ” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, không tròn môi). Thạch Lam đã khéo léo sử dụng từ láy mơ màng để nhận rõ cuộc sống hiện tại khó khăn túng thiếu, rồi chàng đâm ra gắt vợ, cáu con, dằn vặt mình lại ghét lây sang những người khác. Có lúc chàng cũng mơ mộng, cũng ước mong, lãng mạn đắm đuối với những hình ảnh tươi đẹp, nhưng thực tế sinh hoạt tù túng giam chân chàng trong những suy nghĩ quẩn quanh không lối thoát. Có khi mong muốn cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, mong muốn vợ không chạy vạy lo toan đã trở nên dằng xé trong tâm can chàng. Hơn hết, nỗi ám ảnh về Hảo người mà lẽ ra là vợ chàng càng khiến chàng “chán nản” hơn bao giờ hết.
Trinh là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó, lúc đầu Trường cảm nhận Trinh được mẹ chồng yêu mếm, nhưng dần thay đổi khi cuộc sống ngày càng khó khăn khiến mẹ chồng nghĩ Trinh là nguyên nhân khiến Trường và Hảo không đến được với nhau. Cuộc sống chạy vạy, lo toan, bề bộn, Trinh đã rất sung sướng khi vay được hai đồng bạc: “Trông nét mặt vui vẻ của Trinh khi nói đến số tiền nhỏ mọn ấy chàng buồn rầu”. Từ láy “vui vẻ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “v” (phụ âm môi-môi) phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “u”(nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và bán âm “i”. Trinh “vui vẻ” khi nhìn thấy số tiền nhỏ mọn, nhưng đằng sau sự vui mừng ấy lại là nỗi khổ tâm của người chồng trong hoàn cảnh túng đói. Nếu như Sinh trong “Đói” “sung sướng” khi nhìn thấy mấy miếng thịt ướp hồng hào, mỡ trắng và trong như thủy tinh thì Trinh lại “vui vẻ” khi nói đến hai đồng bạc mà cô phải nhờ cô Lan đi vay mới được. Từ đây Thạch Lam thể hiện sự thương cảm và phần nào bất bình trước cuộc sống khốn khổ của những số phận hẩm hiu.
Thấy nét mặt “vui vẻ” của vợ chàng. Trường thấy “nao nao” trong lòng. Từ láy hoàn toàn “nao nao” được cấu tạo bởi nguyên âm “n” phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và kêt thúc bằng bán âm “u”, nguyên âm “a” nằm ở đỉnh của âm tiết, chính đặc điểm này gợi ra âm hưởng triền miên, xáo động trong lòng. Trường “nao nao” khi nghĩ đến Trinh và một tấm lòng thương mến với Trinh thấm thía vào tận tâm can chàng. Chàng tự trách lòng, tự trách bản thân không lo được cho vợ con. Chính cái “nao nao” cũng chính là nỗi dằn vặt trong Trường.
Cái cảnh đói nghèo cứ ám ảnh Trường, Trường cũng khao khát cuộc sống nuột nà. Dĩ vãng không tha dằn vặt chàng, hiện tại làm chàng sống như ngạt thở. Trường thấy trong tiệm đầy ánh sáng, những cặp trai gái thực sự đang bước theo nhịp đàn. Cảnh ấm cúng và giàu sang ấy nhắc Trường nghĩ
đến cái nghèo khốn của mình, chàng lại nghĩ đến những người nghèo như chàng cũng đứng ngoài trời lạnh: “Trường thấy cũng lạnh lẽo và trống không như tâm hồn chàng”. Từ láy “lạnh lẽo” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “l” phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “nh”. Hình vị láy phần vần tạo nên bởi nguyên âm “e” (nguyên âm hơi rộng, hàng trước, không tròn môi) và bán âm “u”, phần vần “eo” càng làm tăng thêm vẻ “lạnh lẽo” khi đứng trước cảnh giàu sang ấm cúng.
2.4.3. Miêu tả ngoại hình
Người đọc không chỉ phát huy tác dụng khi miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn mà còn thấy từ láy cũng có nhiêu đóng góp khi tác giả đưa vào trong tiểu thuyết với mục đích miêu tả ngoại hình. Như đã nói ở trên, xét trong mối tương quan về mức độ sử dụng từ láy trong từng thể loại có sự chênh lệch.
Miêu tả về cô Hảo, ta thấy được vẻ đẹp của cô qua những từ láy miêu tả: “cô hảo dưới ánh đèn, trông hồng hào và tươi tốt như đóa hoa mới nở. Mái tóc lòa xòa rũ xuống giữ ánh sáng trong sợi tơ, đôi má mịnh màng và niệng chúm chím đỏ. Cô đưa mắt nhìn Trường nhìn, vội vàng cúi xuống rồi lẩn mặt sau cây hương ó ý thẹn thùng”. Từ láy “hồng hào” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “h”, phần vần được tạo thành bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hơi hẹp, hàng sau, tròn môi). Từ láy vần “lòa xòa” lặp lại phần vần “oa”. Từ láy “mịn màng” điệp phụ âm “m” (phụ âm tắc, vang mũi, môi – môi) phàn vần cấu tạo bởi nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp, hàng trước, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm cuối “n”. chính những đực điểm này cùa các từ láy, vẻ đẹp của Hảo được nổi bật với làn da “hồng hào”, mái tóc dài, buông xõa, đen mượt, đôi má “mịn màng”, cùng với đó là vẻ “xinh xắn” với cái miệng “chúm chím” đỏ. Từ láy “chúm chím” được cấu tạo bởi nguyên âm “u”
(nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) và phụ âm “m”, phụ âm đầu được lặp lại bởi phụ âm “ch”. Chính đặc điểm này mà vẻ đẹp của mọi góc độ của cô Hảo hiện lên giản dị, trong sáng.
Nói về Chương một người ghanh tị với Trường về thi cử, Trường muốn nói rõ cho Chương rằng chàng không lấy sự thi đỗ làm kiêu và tự cho mình hơn Chương: “chàng thấy mặt Chương đoe hơn mọi khi, mắt nhấp nháy luôn và cả cái mũi sù sì cũng hình như cử động để hợp không khí”. Từ láy “nhấp nhay” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “nh”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a”(nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) gây được ấn tượng với người đọc về đôi mắt của Chương, thêm vào đó là cái mũi “sù sì”. Từ láy “nhấp nháy” “sù sì” đi liền nhau, Thạch Lam đã tạo ra một hiệu quẩ bất ngờ, phụ âm “s” được điệp lại có tác dụng tạo ra một đặc điểm không đẹp vừa diễn tả phần nào được tính cách của Chương, với từ láy con người