Trong việc bàn về các vấn đề cần quan tâm của văn chương

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 56)

8. Bố cục của khóa luận

2.6.2. Trong việc bàn về các vấn đề cần quan tâm của văn chương

Dường như các vấn đề lý thuyết vaưn học được phát biểu như một sự đúc kết từ kinh nghiệm bản thân ông với vai trò vừa là người sáng tác vừa là người đọc tác phẩm văn học. Xoay quanh các ý kiến của Thạch Lam có thể nhận thấy ông quan tâm đến khá toàn diện các vấn đề lý luận văn học như: tư duy nghệ thuật của nhà văn, tác phẩm văn học, chức năng của văn học, nhân vật trong tác phẩm, tiếp nhận văn học, phê bình văn học. Bằng một loạt các bài viết khác nhau Thạch Lam đã thể hiện quan niệm của mình về từng vấn đề cơ bản của văn chương.

Trước hết là về “Sự bền vững của một tác phẩm”. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm, thậm chí trở thành tâm điểm của một tranh luận: “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào tất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi”. “Sự bền vững

của một tác phẩm”. Từ lấy hoàn toàn “mãi mãi” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “m”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và bán âm “i”. Phần vần “ai” có nguyên âm “a” là nguyên âm sáng, làm đỉnh của âm tiết khiến câu văn mở ra một khoảng thời gian rộng lớn, không gian này sẽ lớn dần theo thời gian. Thời gian chính là sự sàng lọc nghiêm khắc và khách quan nhất để đánh giá sự tồn tại của một tác phẩm. Do vậy có tác phẩm sẽ trường tồn “mãi mãi” với thời gian không bao giờ bị lãng quên nhưng có tác phẩm lại cũng do chính thời gian làm lu mờ rồi chìm đắm trong sự lãng quên. Chính vì vậy tác phẩm có sống “mãi mãi”

trong lòng độc giả hay không phải ít nhiều căn cứ vào thái độ tiếp nhận của người đọc và sự sâu sắc của tác phẩm.

Thạch Lam cho rằng những nhà văn nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra được những tac phẩm có số phận mỏng manh, ông khẳng định: “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loại người, chỉ có những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi”. “sự bền vững của một

tác phẩm”. Từ láy “chắc chắn” được cấu tạo bởi nguyên âm “ă” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm “c”, đồng thời lặp lại phụ âm đầu

“ch”. Điều này tạo ra một sự bền vững, có quan điểm đúng đắn về nghệ thuật. đặc biệt hình vị láy “chắn” được lặp lại càng bộc lộ rõ quan điểm của nhà văn trong sáng tác sẽ là một bí kíp để tác phảm của họ “mãi mãi” bền vững.

Tuy nhiên cuộc sống và sinh hoạt văn chương vốn phong phú, đa diện và phức tạp. Vấn đề Thạch Lam đặt ra cách đây hơn 60 năm vẫn luôn có tính thời sự, quan trọng là từ rất lâu ông đã thấy được vấn đề nhất thời và vĩnh cửu một cách đúng đắn, sáng suốt. Từ đó, ông định hướng chính xác cho ngòi bút của mình. Trong luận điểm này ông nêu ra “những tính tình bất diệt của loài người” chính yếu tố này đã làm cho tác phẩm “mãi mãi” bền vững. Phải chăng đó là nhân tính, là tính nhân loại trong văn chương.

Một trong những quan niệm mới mẻ khác trong văn chương là vấn đề nhà văn – người nghệ sĩ. Ông đã dành một số trang cần thiết để nói về đời sống của người nghệ sĩ bao gồm cả đời sống vật chất và tinh thần: “Ai đã nói rằng sự sung túc giêt chết nghệ thuật, rằng sự nghèo nàn thiếu thốn cần cho nghệ sĩ như một kích thích tài năng sản xuất được nhiều hơn”. “Cuộc đời của

nghệ sĩ”. Từ láy “thiếu thốn” được cấu tạo bằng cách lặp phụ âm đầu “th” gợi sự quanh co, bế tắc trong cuộc sống vật chất. Từ láy “thiếu thốn” giúp bạn đọc hiểu rõ hơn ảnh hưởng của đời sống vật chất tới tác phẩm của nhà văn.

Muốn sáng tạo được thì người nghệ sĩ phải thoát khỏi sụ “thiếu thốn” về cơm áo, gạo tiền để họ chuyên chú hết tinh thần và nghị lực vào nghệ thuật. Nhưng thực tế Thạch Lam cho thấy cái “thiếu thốn” nghèo khổ như một bệnh ung thư gặm nhấm dần tài năng của người nghệ sĩ. Chính sự “thiếu thốn” ấy là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật và mai một tài năng.

Như vậy từ láy đã thực sự góp phần lớn thể hiện quan niệm luận bàn những vấn đề rất cơ bản đang là điểm nóng, nhạy ảm của phê bình, lý luận văn học, những nội dung bức thiết đối với nhà văn – người nghệ sĩ cũng như văn chương hiện thời và tương lai, nhất là những quan niệm mới mẻ về tâm hồn người nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)