Trong việc thể hiện tư tưởng quan niệm nghệ thuật của Thạch

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 58)

8. Bố cục của khóa luận

2.6.3. Trong việc thể hiện tư tưởng quan niệm nghệ thuật của Thạch

Lam về tiểu thuyết

Ông quan tâm nhấn mạnh vai trò của quan sát – một thao tác quan trọng của tiểu thuyết hiện đại: “Những cái mà người ta thường coi là nhỏ nhặt, vụn vặt hay tỉ mỉ chính lại là những cốt yếu của tiểu thuyết hay”. “Quan niệm

trong tiểu thuyết”. Trong câu văn tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ láy “nhỏ nhặt”, “vụn vặt”, “tỉ mỉ”. Từ láy “nhỏ nhặt” mang ý nghĩa sác thái hóa, nếu chỉ viết “nhỏ” ta hình dung đó là cái nhỏ bình thường, nhưng Thạch Lam viết “nhỏ nhặt” thì lại gợi lên những sự vật rất nhỏ. Đặc biệt từ láy “tỉ mỉ” kết thúc bằng nguyên âm “i” (nguyên âm hẹp – miệng ở vị trí hẹp nhất, hàng trước, không tròn môi) chính đặc điểm cấu tạo này gây ấn tượng mạnh mẽ về sự nhỏ bé của sự vật tạo ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc. Người viết văn thường bỏ qua những cái “nhỏ nhặt”, “vụn vặt” vì quan niệm những điều “vụn vặt” ấy không thể làm nên tiểu thuyết. Nhưng đâu hay chính cái “nhỏ nhặt”, “vụn vặt” ấy mà nhà văn có điều kiện miêu tả “tỉ mỉ” con người ở tất cả các phương diện cuộc sống, đặc biệt là thế giới bên trong, thế giới nội tâm và yêu cầu cần phải có “con mắt linh hồn” mới “soi thấu được cái bí mật của tâm lý”. Đó là

những cốt yếu của tiểu thuyết hay.

Quan niệm về chức năng tiểu thuyết và người đọc tiểu thuyết Thạch Lam cho rằng: “Tiểu thuyết có một lợi ích khac rất lớn, và theo ý tôi, quan trọng nhất: tiểu thuyết dạy ta cách sống, nghĩa là dạy ta biết sung sướng”. “Tiểu thuyết để làm gì”. Từ láy “sung sướng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “s”. Chỉ một từ láy “sung sướng” mà cả trang văn như tỏa sáng, cũng hả hê, cũng trở nên vui vẻ cùng con người. Như vậy tiểu thuyết vừa là một nhu cầu của người đọc vừa có tư cách như một chức năng.

Ông có ý thức đi sâu tìm hiểu đời sống thể loại tiểu thuyết và chỉ ra nguyên nhân tiểu thuyết được xuất bản nhiều, có công chúng độ giả đông đảo là do sựu nảy nở của dời sống trong tâm hồn riêng của từng người: “Khi người ta bắt đầu có một cuộc sống bên trong, hay tìm xét những trạng thái của tâm hồn mình, người ta thích đọc tiểu thuyết. Trái lại tiểu thuyết lại giúp cho đời sống bên trong được dồi dào, sâu sắc thêm”. “Vài ý kiến về tiểu

thuyết”. Từ láy “dồi dào”, “sâu sắc” đi liền cới nhau thể hiện trạng thái tâm lý phong phú. Hai từ láy được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “d” và “s”

làm câu văn thêm đa dạng, ấn tượng.

Mối quan hệ nhà văn - tác phẩm – người đọc được xác lập tạo bước mạnh mẽ cho văn học và thể loại tiểu thuyết, do vậy Thạch Lam rất quan tâm đến vấn đề độc giả. Hạng thứ nhất là những độc giả “chỉ cần xem cốt truyện: Họ vội vàng đọ để giở đến trang cuối sách xem về sau ra làm sao”. “Những

ngƣời đọc tiểu thuyết”. Từ láy “vội vàng” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “v”, phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hơi hep, hàng sau, tròn môi) gợi sự nhanh chóng. Họ “vội vàng” bỏ qua những câu văn hay, thể hiện tư tưởng của tác giả. Với từ láy “vội vàng” tác giả phê phán cách đọc tiểu thuyết nhue người ăn cơm lấy no mà thôi.

Trong các loại tiểu thuyết đáp ứng số đông người đọc Thạch Lam phản đối loại kiếm hiệp, ủng hộ về loại trinh thám “Các loại tiểu thuyết này kích

thích rất mạnh mẽ trí tưởng tượng của người đọc và khiến họ quên trong chốc lát cuộc đời buồn nản hằng ngày”. “Những ngƣời đọc tiểu thuyết”. Từ láy “mạnh mẽ” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “m” phần vần cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) tạo ấn tượng cho người đọc. Hình vị láy “mẽ” gợi sự nhanh chóng. Tác động “mạnh mẽ” đến trí tưởng tượng nhưng rồi chốc lát tan biến tạo sự hụt hẫng.

Như vậy Thạch Lam đã nhìn nhận rất sâu, phân tích rất biện chứng tình hình văn chương và người đọc tiểu thuyết. Cách đánh giá nhận xét của ông rất có chừng mực và đúng đắn. Với sự kết hợp ngôn từ thể hiện quan niệm về tư tưởng, từ láy đã đóng một vai trò không nhỏ để thể hiện tư tưởng nghệ thuật đó chính là bản lĩnh vững chắc là nhân cách nghệ sĩ lớn của Thạch Lam.

Từ láy thực sự giúp Thạch Lam thể hiện tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của bản thân. Nó giúp ông tạo đối tượng cân bằng giữa sáng tác và lý luận phê bình, Thạch Lam đã cơ bản thực hiện thành công tâm niệm với cốt lõi là cảm xúc tâm hồn nghệ sĩ lấy giá trị nhân bản làm mục tiêu hướng tới.

KẾT LUẬN

1. Từ láy là phương tiện ngôn ngữ đắc lực góp phần tạo nên thành công trong văn Thạch Lam. Thạch Lam không chỉ kế thừa và phát huy những thành tựu nổi bật của các nhà thơ, nhà văn đi trước mà ông còn không ngừng sáng tạo những nét mới trong nghệ thuật sử dụng từ láy để làm nên phong cách riêng cho mình, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người.

2. Việc nghiên cứu từ láy trong văn xuôi Thạch Lam giúp chúng ta thấy được cái đẹp của thiên nhiên, cái bình dị trong đời sống của những con người bình thường. Hơn hết, người đọc thấy được đặc trưng phong cách nghệ thuật đặc sắc: thiên về cảm xúc, cảm giác, đi vào chiều sâu tâm lý để miêu tả đời sống bên trong của con người bằng bút pháp trữ tình. Ngoài ra, Thạch Lam còn bộc lộ một số quan niệm mới mẻ và sâu sắc về các vấn đề văn hóa nghệ thuật.

3. Trong việc sử dụng từ láy, Thạch Lam rất chú trọng đến hiệu quả của sự hòa phối ngữ âm của từ. Vì vậy trong nhiều câu văn từ láy đã phần tạo nên tính nhạc, gợi hình, gợi cảm cũng như chính kiến của bản thân về văn chương. Sử dụng từ láy văn của Thạch Lam không chỉ gơi tả về mặt nội dung và nghệ thuật mà còn tạo ra một phong vị rất riêng. Nhưng điều quan trọng hơn hết, Từ láy trong văn Thạch Lam đã bộc lộ hết khả năng gợi cảm, gợi tả và góp phần làm cho từ láy tiếng Việt ngày càng phong phú và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (2001), chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Anh (1992), Thạch Lam – Văn chương và cái đẹp, TCVH, số 6. 3. Lại Nguyên Ân (1994), “Giai pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam”,

Sách Thạch Lam – Văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Đặng Thị Thùy Dương (1983), Tâm hồn dân tộc trong sáng tác của Thạch

Lam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội2.

6. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997),

Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

8. Hoàng Văn Hành cùng các tác giả viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Hoàng Văn Hành (1979), Về hiện tượng từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Hiếu (1996), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

12. Phạm Văn Hoàn (1995), Vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt, Luận án.

13. Nguyễn Thanh Hồng (1990), Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam,

TCVH, số 3.

14. Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Tuân, Tân Chi… (1992), ThạchLam – Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Nguyễn VănTu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)